VĂN HÓA ONLINE - Ý KIẾN - THỨ TƯ 27 NOV 2019
21/11/2019
Mỹ củng cố hiện diện ở Biển Đông
TP - Hải quân Mỹ đang củng cố sự hiện diện của họ ở Biển Đông bằng việc triển khai hai chiến hạm lớp Independence chuyên tác chiến ven bờ.
Chiến hạm USS Gabrielle Giffords Ảnh: thedefensepost.com
Chiến hạm USS Gabrielle Giffords đã rời căn cứ hải quân Changi ở Singapore vào ngày 15/11, trong khi tàu USS Montgomery tiến hành các hoạt động chung với hai tàu chiến Úc từ ngày 6-12/11, SCMP dẫn các cổng thông tin theo dõi tàu bè cho hay.
Cả hai tàu này đều hoạt động ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đang có các tuyên bố chủ quyền quá đáng.
Mỹ đang thách thức các nỗ lực của Bắc Kinh trong việc mở rộng hiện diện quân sự trong khu vực qua việc xây dựng các tiền đồn, có sân bay, các điểm đặt tên lửa và bến cảng phục vụ tàu chiến trên một số đảo nhân tạo xây dựng phi pháp. Cụ thể: Washington thường xuyên phái tàu chiến đi vào vùng nước Trung Quốc tuyên bố chủ quyền để “thực thi tự do hàng hải”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm thứ Ba nói Mỹ đang gia tăng thực hiện các chuyến tuần tra trên Biển Đông nhằm gửi thông điệp tới Trung Quốc.
Mỹ “phản đối mọi nỗ lực của bất cứ quốc gia nào trong việc ép buộc hay đe dọa để giành lấy lợi ích quốc tế trong khi các nước khác phải chịu thiệt”, ông Esper nói trong chuyến thăm Philippines, một bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Ông cũng thúc giục các quốc gia ở Biển Đông tuyên bố khẳng định chủ quyền để “đưa Trung Quốc về con đường đúng đắn”. “Thông điệp rõ ràng mà chúng tôi đang muốn gửi đi là không phải chúng tôi chống Trung Quốc, mà chúng tôi tôn trọng luật lệ quốc tế và chúng tôi cho rằng Trung Quốc cũng cần tôn trọng các luật lệ đó”, ông Esper nói.
Hầu hết các tàu chiến sử dụng trong các chiến dịch tự do hàng hải của Mỹ trước đó là tàu tuần dương hoặc khu trục hạm tên lửa.
Nhưng tàu tác chiến ven bờ (LCS) có các lợi thế riêng khi hoạt động ở khu vực, theo một báo cáo của Sáng kiến điều tra tình huống chiến lược Biển Đông, một tổ chức nghiên cứu thuộc Viện Hải dương học (Đại học Bắc Kinh).
Tàu LCS lớp Independence có mớn nước thấp, có thể đi vào các vùng nước nông ở Biển Đông, ngoài ra tốc độ rất cao của nó (92km/h) cũng là một lợi thế rất lớn.
++++++++++++++++++++++++++++++
Người lính 20/10/2019 11:22
Anh cho điều tra sau cú ngã sấp mặt của phi công F-35
TPO - Tờ The Daily Star cho hay Bộ Quốc phòng Anh đã mở một cuộc điều tra sau khi một video về sự cố một phi công hải quân hoàng gia Anh vấp ngã trên tàu sân bay Queen Elizabeth bị rò rỉ lên mạng xã hội.
Cú ngã sấp mặt của phi công F-35
Đoạn video cho thấy tiêm kích F-35 cất cánh trên tàu sân bay Queen Elizabeth rồi hạ cánh thẳng đứng. Sau đó viên phi công bước xuống máy bay, đi một vòng bắt tay mọi người rồi bỗng vấp ngã. Tất cả xúm lại đỡ anh ta lên. Người đưa video lên mạng bình luận: Lo cho anh phi công là chuyện nhỏ, lo cái mũ bay 400.000 USD (gần 10 tỷ đồng) bị hỏng mới là việc chính…
Theo Daily Star, sự việc xảy ra khi các máy bay thế hệ 5 của Anh lần đầu tiên hạ cánh xuống tàu sân bay mới đóng mang tên HMS Queen Elizabeth, tàu chiến lớn nhất của Hải quân hoàng gia Anh.
Daily Star dẫn lời Bộ Quốc phòng Anh nói rằng “một cuộc điều tra về chuyện phán tán video đã được khởi động” và rằng “sẽ là không phù hợp khi bình luận tiếp về việc này”.
Theo Sputnik, viên phi công được cho là đội một chiếc mũ bay công nghệ cao trị giá 250.000 bảng, tương đương 324.624 USD, hay 7,5 tỷ đồng.
Video, có vẻ được hệ thống camera giám sát nội bộ của tàu HMS Queen Elizabeth ghi lại, là những hình ảnh của cuộc diễn tập giữa hải quân Mỹ và hải quân Anh, được đưa lên tài khoản Twitter của tàu HMS Queen Elizabeth.
Hầu hết các công dân mạng xem video đều đưa ra những bình luận châm biếm. Một người viết: Top Gun, kiểu Anh”. (Danh xưng Top Gun thường được dùng để chỉ các phi công tiêm kích xuất sắc-PV). Một người khác viết: “Đây là chuyện sẽ xảy ra khi đưa phi công của không quân lên tàu hải quân”. Lại một người khác viết:’“Cú ngã nghe có vẻ đắt đỏ. Gần nửa triệu một chiếc”.
“Chiếc” ở đây chính là chiếc mũ bay của phi công F-35. Nó có một hệ thống cảm biến, công nghệ nhìn đêm, hệ thống hiển thị thông tin tích hợp, hệ thống theo dõi mục tiêu theo hướng chuyển động của đầu phi công, phần mềm ngắm bắn, tất cả được thiết kế sao cho phi công có tầm nhìn siêu đẳng: mọi thứ, mọi nơi.
Các phi công khác kiểm tra thông tin trên màn hình HUD gắn trước cabin, về tốc độ bay, hướng bay, độ cao, tốc độ leo cao, thông tin về các máy bay khác (bạn hay thù). Phi công F-35 có thể xem thông tin này cả trên HUD và ngay trên tấm chắn của mũ bay.
Chiếc mũ bay gần 10 tỷ đồng của phi công F-35 Mỹ
TPO - Trên mạng xã hội vừa có một đoạn video cho thấy một phi công, được cho là của Anh, hạ cánh chiếc tiêm kích tàng hình F-35 xuống hàng không mẫu hạm.
Anh ta bước xuống máy bay, đi một vòng bắt tay mọi người rồi bỗng vấp ngã. Tất cả xúm lại đỡ anh ta lên. Người đưa video lên mạng bình luận: Lo cho anh phi công là chuyện nhỏ, lo cái mũ bay 400.000 USD (gần 10 tỷ đồng) bị hỏng mới là việc chính.
Có thể đây là một bình luận hài hước, nhưng chiếc mũ bay đắt giá và con số 400.000USD hoàn toàn là thực tế.
Tại một cuộc họp báo năm 2015, chỉ huy không quân Mỹ, tướng Mark A. Welsh III có vẻ không tìm được từ ngữ để mô tả chiếc mũ bay này. “Chiếc mũ còn hơn một chiếc mũ, nó là một không gian làm việc”, ông mô tả về chiếc mũ được thiết kế riêng cho các phi công điều khiển tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II. “Đó là sự diễn giải chuyện không chiến. Đó là sự nhận thức về tình huống. Gọi cái này là mũ bảo hiểm thì thật là… chúng ta phải tìm một từ mới”.
Phi công trên F-35
Tạp chí Wired thì gọi nó là “thiết bị trên đầu. Báo Economist: “thứ trên đầu các Top Gun”. (Danh xưng Top Gun thường được dùng để chỉ các phi công tiêm kích xuất sắc-PV).
Gọi là gì thì gọi. Điều không thể khác được là chiếc mũ được trang bị rất nhiều thứ. Nó có một hệ thống cảm biến, công nghệ nhìn đêm, hệ thống hiển thị thông tin tích hợp, hệ thống theo dõi mục tiêu theo hướng chuyển động của đầu phi công, phần mềm ngắm bắn, tất cả được thiết kế sao cho phi công có tầm nhìn siêu đẳng: mọi thứ, mọi nơi. Các phi công khác kiểm tra thông tin trên màn hình HUD gắn trước cabin, về tốc độ bay, hướng bay, độ cao, tốc độ leo cao, thông tin về các máy bay khác (bạn hay thù). Phi công F-35 có thể xem thông tin này cả trên HUD và ngay trên tấm chắn của mũ bay. Ngoài ra, một phi công F-35 có thể ấn một nút trên cần điều khiển máy bay, hoặc chạm vào màn hình cảm ứng trên buồng lái để chọn ba chế độ hiện thị trên mũ bay: video thời gian thực về những gì đang diễn ra xung quanh máy bay, ảnh nhiệt hoặc ảnh đêm.
Chiếc mũ có khả năng điều chỉnh thông số hiện thị tùy theo hướng nhìn của phi công. Nó được kết nối với 6 camera bố trí xung quanh máy bay F-35. Có thể nói với chiếc mũ bay, phi công có thể “nhìn” mọi thứ không giới hạn. Với sự hỗ trợ của camera, khi nhìn xuống, phi công có thể nhìn xuyên qua sàn máy bay, theo tạp chí Airspace. (Anh Minh)