Tầu mở chiến dịch “tổng công kích mùa hè”, Mỹ đối phó ra sao?

13 Tháng Bảy 20229:10 SA(Xem: 7419)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ NĂM 14 JULY 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Tầu mở chiến dịch “tổng công kích mùa hè”, Mỹ đối phó ra sao?

image001image003

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

14/7/2022


Tình hình thế giới đang mắc nghẹn cái gân gà Ukraine – nay lại hóc thêm mấy cái xương xẩu ở quần đảo nam Thái Bình Dương. Ở Quận Cam nam Califronia, săng đã hơn 6 đô/galon, một bao gạo Việt 50pound từ 40đô vọt lên 65đô, nhu yếu phẩm leo thang máy. Bà con ta chới với. 


Tóm tắt vài thời điểm trước


Ngày 14/11/2018, trong phát biểu khai mạc ASEAN -Trung Quốc lần thứ 21 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế Suntech, Singapore, Thủ tướng Trung cộng Lý Khắc Cường đã lập lại tuyên bố của ông ta hôm qua, đó là ông hy vọng các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) sẽ hoàn tất trong vòng 3 năm tới – tức là vào năm 2021; (1)


Nghe mà rụng rời cho số phận Biển Đông. Bèn bàn nhau rằng “Nhập Tống hay nhập Mỹ?” (2)


Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) cho phép tàu thuyền đi lại vô hại qua lãnh hải của một quốc gia ven biển mà không cần xin phép trước, miễn là hành động đó “liên tục và nhanh chóng”, đặc biệt ở vùng lãnh hải quốc tế Biển Đông, các quy tắc và chuẩn mực quốc tế phải được các bên ký kết trong UNCLOS tôn trọng;


Thế nhưng, Bắc Kinh có muốn như vậy không? Chắc là không.


Biển Đông tiêu tùng!


Vương Nghị tới Hà Nội "nói chuyện" về Biển Đông hay COC? (*)


Diễn biến mới về Hội đàm vịnh Bắc Việt và biển Việt Nam - Trung Quốc


Ngày 16/11/2018, đáp lời ông Lý Khắc Cường, hai ngày sau, phó Tổng thống Mỹ Mike Pence nói: “Biển Đông (South China Sea) không thuộc về bất kỳ quốc gia nào”. Washington không phải là một bên trong tranh chấp, nhưng Hoa Kỳ sẽ “tiếp tục đi lại và bay ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép và vì nhu cầu lợi ích quốc gia của chúng tôi”;


Song song với tuyên bố của Phó TT Pence, Mỹ liên tiếp thực hiện TRUMP FONOPs bảo vệ lợi ích 3,5 nghìn tỷ đôla tuyến hàng hải từ eo Malacca xuyên qua Biển Đông qua tây Thái Bình Dương, và được quyền hành quân tuần tra các đảo nhân tạo bất hợp pháp;


https://www.csis.org/analysis/mischief-reef-president-trumps-first-fonop


image004Rất nhiều tàu công binh của Trung cộng tập trung hút cát, đất đá, phá hoại môi trường, bồi đắp rạn san hô ngầm dưới mặt biển thành đảo nổi nhân tạo. Ảnh trên: đảo nhân tạo Mischief Reef (Đá Vành Khăn) đang hình thành từ năm 2014. Tài liệu: CSIS. (TRUMP FONOPs)


Ngày 16/11/ 2018, trong lúc Bắc Kinh cử Thủ tướng Lý Khắc Cường đến Singapore dàn trận nghi binh “dương đông kích tây” thu hút giới truyền thông quốc tế, mùi “quân sự hóa và đồng tiền tài trợ” của Chủ tịch ông Xi Jinping (Tập Cận Bình) đã tỏa hơi tại quốc đảo Papua-New Guinea, nhân dịp ông đi tham dự hội nghị Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC);  


Chỉ với vài triệu mỹ kim tài trợ xây một con đường ở thủ đô Port Moresby quốc đảo Papua-New Guinea, ông Tập đã có những cú bắt tay thép bọc nhung “Vành đai và con đường – “Belt and Road Initiative” với lãnh đạo các quốc đảo ở nam Thái Bình Dương;


image005Tập Cận Bình bắt tay Thủ tướng Papua New Guinea Peter O'Neill trong lễ khánh thành Đại lộ Độc lập do Bắc Kinh tài trợ ở Port Moresby ngày 16/11/2018. Reuters.


Theo Jonathan Pryke, nhà nghiên cứu tại viện Lowy-Australia, ông Tập Cận Bình khi đến Port Moresby-Papua New Guinea ông ta “sẽ không xuất hiện tay không”.


“Từ lâu, Trung Quốc đã để mắt đến các quần đảo Thái Bình Dương, nơi họ đã và đang tăng cường đều đặn các hoạt động thương mại, viện trợ, ngoại giao và mậu dịch kể từ năm 2006. Từ đó đến năm 2017, Bắc Kinh đã cung cấp gần 1,5 tỷ USD viện trợ nước ngoài cho khu vực này thông qua kết hợp viện trợ và cho vay”, (theo viện nghiên cứu chính sách đối ngoại Lowy/Yvette Tan/BBC News 3/6/2022);


Ngày 29/7/2021, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Lloyd Austin gặp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang ở Hà Nội;


Ngày 22/8/2021, Phó Tt Mỹ, bà Kamala Harris tới Căn cứ Không quân Paya Lebar ở Singapore công du 3 nước Đông Nam Á – Singapore, Việt Nam và Philippines; bà Harris phát biểu chủ đề "tầm nhìn" của Washington về chính sách Indo-Pacific "tự do và rộng mở";


Ngày 21/4/2022, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu qua video tại cuộc họp Diễn đàn Châu Á Bác Ngao tại cuộc họp ở đảo Hải Nam, miền nam Trung Quốc. Ông Tập đề xuất “sáng kiến an ninh toàn cầu”, theo ông: “Chúng ta nên đề cao nguyên tắc an ninh bất khả phân chia, xây dựng một kiến trúc an ninh cân bằng, hiệu quả và bền vững, đồng thời phản đối việc xây dựng an ninh quốc gia trên cơ sở gây mất an ninh ở các nước khác”;


image006Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình đề xuất “sáng kiến an ninh toàn cầu” qua video tại cuộc họp Diễn đàn Châu Á Bác Ngao ngày 21/4/2022.


Ngày 29/4/2022, Thủ tướng quốc đảo Solomon, ông Manasseh Sogavare hiệp thông với Bắc Kinh ký các hiệp ước an ninh quân sự mặc dù chi tiết hiệp ước này còn giữ kín; tuy nhiên – ông Kurt Campbell, điều phối viên Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Tòa Bạch Ốc cùng với một phái đoàn Nhật Bản đã đến thủ đô Honiara cảnh báo ông Sogavare đừng cho Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân ở Solomon;  


image007Quốc đảo Solomon trước đó đã xác nhận họ đang soạn thảo một thỏa thuận an ninh với

Trung Quốc. Vương Nghị (phía sau là Thủ tướng Lý Khắc Cường) bắt tay với đại diện Solomon.


Tháng Năm dồn dập bước qua …


Ngày 12 đến13/5/2022, tại Hoa Thịnh Đốn, Tổng thống Joe Biden khai mạc hội nghị thượng đỉnh Mỹ và 7 nước ASEAN; Tuyên bố tầm nhìn chung ra đời.


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11251/hoi-nghi-asean-hoa-ky-2022-tuyen-bo-tam-nhin-chung-va-phat-bieu-cua-tt-joe-biden


image008Tổng thống Joseph Robinette Biden Jr và các viên chức lãnh đạo các nước trong khối ASEAN chụp hình chung trong sân cỏ tòa Bạch Ốc thủ đô Hoa Thịnh Đốn ngày 12/5/2022. Ảnh: VGP


Ngày 23/5/2022, tại Tokyo, Tổng thống Joe Biden công bố Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ-Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF) và trình diện QUAD, một liên minh hải quân Mỹ, Nhật, Ấn, Úc ở Thái Bình Dương. Tin ban đầu cho biết 600 tỉ đô la sẽ tài trợ cho chương trình trong vòng 5 năm tới;


image009Thượng đỉnh Bộ tứ kim cương QUAD, từ trái: Thủ tướng Úc Anthony Albanese, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Fumio Kishida và Thủ tướng Ấn Narendra Modi vẫy tay chào giới truyền thông trước cuộc họp Bộ tứ tại Tokyo ngày 24/5/2022. AP


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11253/ipef-quad-va-nato-phuong-dong


- ngày 26/5/2022, một trong các thời điểm “tổng công kích mùa hè” – Ngoại trưởng Wang Yi (Vương Nghị) lần đầu tiên thực hiện cuộc công du 8 ngày đến 9 quốc đảo nam Thái Bình Dương, điểm đến đầu tiên là quốc đảo Solomon. (3)


image010image011Vương Nghị và bộ tham mưu đặt chân đầu tiên đến quốc đảo Solomon ngày 26/5/2022.


Tháng Năm dồn dập bước qua tháng Sáu, tháng Bẩy, Châu Á-Thái Bình Dương liên tiếp diễn ra các sự kiện:


- ngày 08/6/2022, tại Ream Sihanoukville, mục tiêu trong các thời điểm “tổng công kích mùa hè” – Bắc Kinh và Hải quân Hoàng gia Cam Bốt làm lễ động thổ xây dựng căn cứ hải quân Ream lớn nhất của Cam Bốt nằm về phía tây nam, tiếp giáp Vịnh Thái Lan. Dự án do Bắc Kinh nhanh chóng tài trợ, hất chân Mỹ ra khỏi khu vực. Ream trở thành một quân cảng nước sâu có vị trí chiến lược cho hải quân Trung cộng thường trú. Ở căn cứ này, hải quân Trung cộng có khả năng kiểm soát sâu rộng Vịnh Thái Lan và vùng lãnh hải cực nam Biển Đông; ngoài ra, nó còn làm khó dễ đường lưu thông hàng hải từ vịnh Changi Singapore qua Natuna, Trường Sa, Hoàng Sa;


Ream: “mũi giáo đâm hông” Indo-Pacific?


image012(ảnh trên) Đại sứ Trung cộng tại Nam Vang và hải quân Cam Bốt cử hành lễ động thổ khai thác căn cứ hải quân Ream; (dưới) Ream nhìn ra Vịnh Thái Lan.


- ngày 11/6/2022, tại Singapore, khai mạc Diễn đàn Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung cộng Wei Fenghe (Ngụy Phương Hòa), hai bên tranh luận về an ninh Biển Đông và Đài Loan. Phái đoàn Việt Nam tập chú vào Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang tuyên bố: "Đối với tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông, chúng tôi kiên trì, kiên quyết nguyên tắc giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia; tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, cam kết thực thi nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và mong muốn hướng tới xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất và có tính pháp lý rõ ràng hơn";


- ngày 29/6/2022, tại Hà Nội, khai mạc Diễn đàn 40 năm UNCLOS;


- ngày 30/6/2022, tại Hong Kong, mục tiêu trong các thời điểm “tổng công kích mùa hè” – Chủ tịch Tập Cận Bình đến Hongkong dự lễ kỷ niệm 25 năm thuộc địa tô giới HK “giã từ” Ăng Lê;


- ngày 3 đến 14/07/2022, mục tiêu trong các thời điểm “tổng công kích mùa hè” – Vương Nghị công du 5 nước Đông Nam Á;


- ngày 4/7/2022, tại Myanmar, mục tiêu trong các thời điểm “tổng công kích mùa hè” – Vương Nghị chủ trì hội nghị sông Lan Thương-Mekong quy tụ ngoại trưởng 6 nước - Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam, Bắc Kinh đã cho xây hàng loạt các đập thủy điện từ thượng nguồn sông Mekong gần như làm chủ nguồn nước và các loại tài nguyên con sông này;


Ngô Thế Vinh-Mekong: "Việt Nam sai lầm từ 1995!"

image013

- ngày 4/7/2022, tại Hoa Đông – quần đảo Senkaku, một chiến hạm hải quân Bắc Kinh đi gần quần đảo Senkaku, Tokyo gửi công hàm phản đối tới Trung Quốc, theo đài NHK, đây là lần đầu tiên kể từ năm 2018, tàu hải quân TQ bị phát hiện ở đó. Theo Bộ Quốc phòng Nhật, vào khoảng 7 giờ 44 phút sáng 4/7/2022, một tàu khu trục nhỏ của hải quân TQ "đã bị phát hiện đi vào vùng tiếp giáp lãnh hải của Nhật" ở phía tây nam của một trong những hòn đảo do Tokyo kiểm soát;


- ngày 5/7/2022, tại Biển Đông, một thông báo mới được đăng trên website của Cục Hải sự (MSA) Trung cộng nói rằng cuộc tập trận diễn ra ở Biển Đông từ ngày 5-6/7/2022. Tính từ đầu năm đến nay, Trung cộng đã tiến hành hoặc lên kế hoạch khoảng 41 cuộc tập trận ở Biển Đông, trong đó có 9 cuộc tập trận ở vịnh Bắc Việt, theo các thông báo được đăng trên website của MSA và thông tin từ tờ South China Morning Post. Trong đó còn một cuộc tập trận phi pháp ở khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam vào ngày 19/6/2022. (Văn Khoa/TNO);


- ngày 6/7/2022, tại Hà Nội, Ngoại trưởng Liên bang Nga Sergei Lavrov từ Moscow – bay đến Hà Nội họp với Tbt Nguyễn Phú Trọng, sau đó ông đến Bali-Indonesia họp G20 cấp ngoại trưởng;


- ngày 7-8/7/2022, tại Bali Indonesia, khai mạc hội nghị cấp ngoại trưởng nhóm G20 chuẩn bị cho thượng đỉnh Bali. Trọng điểm của Bali là cuộc trao đổi của ba ngoại trưởng:  Nga - Sergei Lavrov, Mỹ - Antony Blinken, Tầu - Wang Ji (Vương Nghị) – chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh các nguyên thủ quốc gia và chính phủ G20 lần thứ 17 sẽ diễn ra vào ngày 15-16 tháng 11 năm 2022 cũng tại Bali; dự trù sẽ có nhiều chủ đề lớn trên thế giới được ba ông trùm bàn thảo;


- ngày 7/7/2022, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã thông báo từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ cầm quyền. Tuy nhiên, ông Johnson sẽ vẫn tiếp tục vai trò lãnh đạo Chính phủ Anh cho đến khi đảng Bảo thủ cầm quyền bầu lãnh đạo mới. Ông Boris Johnson từ chức sau khi có tới hơn 50 bộ trưởng, quốc vụ khanh và các quan chức cấp cao trong chính phủ của ông Johnson đã đệ đơn từ chức. Ông Boris Johnson dường như chưa đến các đảo quốc ở nam TBD;


- ngày 8/7/2022, tại thành phố Nara, miền tây Nhật Bản, nguyên thủ tướng Nhật Shinzo Abe, thủ tướng tại vị lâu nhất của Nhật Bản, bị một hung thủ bắn lén từ sau lưng khiến ông qua đời;


- ngày 12/7/2022, Phó Tổng thống Kamala Harris xuất hiện tại diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương; “Chương mới này… sẽ làm tăng sự hiện diện ngoại giao trên thực địa trong toàn khu vực”.


image014Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris phát biểu qua video tại Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương (PIF) được tổ chức ở Khách sạn Grand Pacific ở Suva, Fiji, hôm 13/7/2022. Các nhà lãnh đạo các đảo quốc ở Thái Bình Dương hoan nghênh cam kết của Hoa Kỳ tăng gấp ba lần viện trợ cho khu vực để chống đánh bắt cá bất hợp pháp, tăng cường an ninh hàng hải và đối phó với biến đổi khí hậu, sau nhiều thập kỷ ngân sách của Mỹ dành cho khu vực bị trì trệ. (Nguồn VOA)


Phát biểu trực tuyến với các nhà lãnh đạo tại Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã công bố những cam kết mới của Hoa Kỳ;


Bà Harris thừa nhận trước đây Hoa kỳ đã không dành sự quan tâm ngoại giao đúng mức cho khu vực quần đảo Thái Bình Dương;


Hoa Kỳ và phương Tây sẽ đổ ra 600 tỉ cho chương trình IPEF và QUAD; tuy nhiên, trong nỗ lực kiềm chế sức tiến quân của Trung cộng, trọng tâm của Hoa Kỳ cấp bách hiện nay là đầu tư người và của, đúng chỗ đúng lúc vào các quần đảo nam Thái Bình Dương.


https://www.informnny.com/news/politics/harris-vows-us-will-strengthen-its-pacific-islands-relations/


Các sự kiện quan trọng


Chỉ sau 3 ngày Mỹ và đồng minh họp tại Tokyo, Bắc Kinh cho nổ phát súng lệnh, mở màn chiến dịch “tổng công kích mùa hè” ở các mặt trận – Biển Đông, Hoa Đông, nam Thái Bình Dương và bán đảo 5 nước Đông Dương.


Sự kiện thứ nhất diễn ra vào ngày 23/5/2022 tại Tokyo, Tổng thống Joe Biden công bố Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ-Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF), đồng thời trình diện QUAD, một liên minh hải quân Mỹ, Nhật, Ấn, Úc ở Thái Bình Dương; và


Sự kiện thứ hai diễn ra vào ngày 26/5/2022, Ngoại trưởng Trung cộng Wang Yi Vương Nghị thực hiện chuyến công du dài ngày đến các quốc đảo nam Thái Bình Dương, điểm đến đầu tiên là quốc đảo Solomon; và


Sự kiện thứ ba diễn ra vào ngày 8/6/2022, Hải quân Trung cộng hiện diện thường trực ở căn cứ Ream phía tây nam Cam Bốt, tầm kiểm soát rộng lớn Vịnh Thái Lan;


Sự kiện thứ tư diễn ra vào ngày 4/7/2022, tại Myanmar, Vương nghị đã chủ trì cuộc họp về sông Lan Thương-Mekong, thượng nguồn sinh mệnh của hàng trăm triệu dân Miến Điện, Lào, Thái lan, Cam Bốt và đồng bằng lục tỉnh Nam Bộ Việt Nam;


Bốn sự kiện trên “có thể làm thay đổi diện mạo và nền trật tự bấy lâu nay ở Đông Nam Châu Á Thái Bình Dương”.


Tạm kết


- Ngày 26/5/2022, Ngửi thấy mùi “kinh tế xanh và an ninh đỏ” của Bắc Kinh ở nam Thái Bình Dương; Ngoại trưởng Antony Blinken (trong bài phát biểu dài 45 phút tại ĐH George Washington, ông Blinken cam kết rằng chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ nỗ lực “định hình môi trường chiến lược xung quanh Bắc Kinh để thúc đẩy tầm nhìn của Washington về một hệ thống quốc tế mở và bao trùm”.


- Ngày 12/7/2022, “Muộn còn hơn Không!” “Chương mới này… sẽ làm tăng sự hiện diện ngoại giao trên thực địa trong toàn khu vực.”


Phát biểu trực tuyến trước các nhà lãnh đạo tại Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương ở Fiji ngày 12/7/2022, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã công bố những cam kết mới của Hoa Kỳ, bà nói:


"Chúng tôi nhận ra rằng trong những năm gần đây, các đảo ở Thái Bình Dương có thể đã không nhận được sự quan tâm và hỗ trợ về ngoại giao như các bạn đáng được nhận. Vì vậy, hôm nay tôi ở đây để trao đổi trực tiếp với các bạn, chúng tôi sẽ thay đổi điều đó;


“Mỹ sẽ bổ nhiệm một đặc phái viên tại Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương nhằm tăng cường hơn nữa hiện diện ngoại giao của Washington trên khắp khu vực, cũng như các đại sứ quán mới ở Kiribati và Tonga. Đây là các cơ quan đại diện ngoại giao tiếp theo của Mỹ sau đại sứ quán Mỹ tại Solomon;


“Công bố kế hoạch tăng viện trợ lên 60 triệu USD hàng năm cho các dự án ở Thái Bình Dương, bao gồm các dự án cơ sở hạ tầng thích ứng với khí hậu, chống đánh bắt cá bất hợp pháp và đầu tư vào việc bảo tồn biển. Tuy nhiên, khoản viện trợ mới cần sự phê duyệt của Quốc hội. Thỏa thuận mới sẽ thuộc Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.


Mỹ đang phối hợp cùng các chính phủ trong khu vực, trong đó có Australia và New Zealand, nhằm tăng cường quan hệ với các quốc đảo Thái Bình Dương nhắm ngăn cản Trung Quốc đang mưu toan mua chuộc, lôi kéo các quốc đảo có vị trí chiến lược quan trọng.


Lý Kiến Trúc


Nam California 14/7/2022


(1) Theo Thanh Phương/RFI | https://www.nhatbaovanhoa.com/a8298/thuong-dinh-singapore-asean-trung-quoc-my-luan-diem-ve-thuong-mai-va-an-ninh-south-china-sea-


 (2) Năm 1257, quân Mông Cổ chiếm được thành Thăng Long, tìm thấy đoàn sứ giả bị trói trong ngục, lại có một người đã chết nên vô cùng tức giận, ra sức chém giết dân chúng trong thành. Trong tình thế nguy nan ấy vua Trần Thái Tông vấn kế triều thần, trong một đêm trăng Vua cho chèo thuyền rồng trên sông Thiên Mạc, người em ruột của vua là Trần Nhật Hiệu lấn ngón tay nhúng nước vẽ lên mạn thuyền hai chữ "nhập Tống", Vua vấn kế Thái sư Trần Thủ Độ, nhưngThái sư khẳng khái thưa với Vua: "Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo).


(3) Solomon lọt thỏm giữa mạng lưới hỏa lực của Mỹ đóng quân ở các quốc đảo như Midway Island, Wake Island, Northern Mariana, Guam, Federated State of Micronesia, Marshall Island, Palau, Papua New Guinea, Nauru, …


image015Bản đồ minh họa: (trên) mũi tiến công của Bắc Kinh; (dưới) chiến dịch “nở hoa trong lòng địch”.


Dường như nam Thái Bình Dương và các chúa đảo bị ngủ quên trước các biến chuyển dồn dập trên thế giới, (du khách thường ví các hòn đảo ở TBD là đảo bồng lai tiên cảnh, ai cũng ao ước được đến đó mà xem các nàng tiên nâu lắc mông), an ninh lỏng lẻo và bình thản an hưởng thái bình trải suốt mấy thập niên, (kể từ khi chấm dứt thế chiến II 1945); ngoại trừ Biển Đông, cái vũng biển nhỏ ở tây nam TBD và cuộc chiến Vietnam War – xào sáo nước Mỹ từ 1965-1973.


Khoảng cách từ Bắc Kinh đến Honiara-Solomon tương đối gần so với các quần đảo khác ở nam Thái Bình Dương; nhưng đó không phải là lý do Bắc Kinh chọn Solomon là mục tiêu số 1.


Bắc Kinh quyết định dùng bộc phá ngoại giao “beta” (thuốc nổ TNT) thọc sâu vào trung tâm Honiara-Solomon; ví như quả bom hoa sen nở (nở hoa trong lòng địch), nó sẽ phá vỡ mạng lưới an ninh và làm rối bời chính sách Mỹ ở nam Thái Bình Dương;


Mở được cái nắp cổ chai Solomon là thông xuống được cuống họng nam Thái Bình Dương luồng khí ngoại giao chính trị, kinh tế và an ninh sau đó;


Bắc Kinh đi đêm lót tiền tài trợ cho chính phủ các quốc đảo nam Thái Bình Dương nghèo nàn đang trong cơn thèm khát sự phát triển, trong lúc phương Tây hầu như chỉ chú ý vào biến đổi khí hậu;


Solomon, và các quốc đảo nam Thái Bình Dương – hàng xóm của Australia được trị vì dưới hào quang Nữ hoàng Elizabeth, lần đầu tiên đã bị viên khách trú lỗi lạc Vương Nghị đến quấy rối. Phương Tây chấn động, chính sách ngoại giao Mỹ lung lay.


Khách trú Vương Nghị đã mò đến cửa nhà hàng xóm của Nữ Hoàng


image016(gạch dưới màu xanh): những quần đảo, quốc đảo theo Mỹ; (gạch dưới màu đỏ): các điểm đến của khách trú Vương Nghị.


Trấn an Mỹ và Úc, Vương Nghị tuyên bố “Các quốc đảo ở Thái Bình Dương không phải là sân sau của bất kỳ ai, Trung Quốc sẽ không xây dựng các căn cứ quân sự ở quần đảo Solomon”, South China Morning Post đưa tin.


Vào tháng 4, Trung cộng đã ký một thỏa thuận hợp tác an ninh kín với Solomon. Thủ tướng của quần đảo, Manasseh Sogaware nói thỏa thuận không bao gồm kế hoạch xây dựng một căn cứ quân sự của Trung Quốc. Ngờ rằng ông chúa đảo Solomon chưa quen chơi chước “lừa” của Bắc Kinh.


Mối quan tâm về thỏa thuận ngầm giữa Honiara và Bắc Kinh được Washington và các đồng minh trong khu vực lo ngại rằng thỏa thuận ngầm về an ninh sẽ củng cố vị thế của Bắc Kinh và tạo cho Trung Quốc có một chỗ đứng quân sự ở Nam Thái Bình Dương.


Nếu chuyến vi hành ngàn dặm của Vương Nghị đến với các quốc đảo nam Thái Bình Dương, ký kết được các hiệp ước song phương, viễn ảnh về các căn cứ quân sự hàng không và hàng hải của Trung Quốc nở hoa "có khả năng thay đổi trật tự khu vực".


(Chú thích thêm: Vụ tổng công kích năm 1968 ở thủ đô Saigon, một trong các mục tiêu hàng đầu của Việt Cộng là Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ; đầu tiên, VC dùng bộc phá beta TNT cho nổ bức tường phòng thủ tòa đại sứ thủng một lỗ, mở lối cho đặc công xông vào bên trong. Vụ tấn công Tòa Đại Sứ Mỹ ở Saigon rúng động tới W. DC., dẫn đến việc Mỹ bắt tay với Hà Nội mở đàm phán Paris)