NGƯỜI VIỆT TRONG QUÂN ĐỘI HOA KỲ
Giao Chỉ,
Lính
Mỹ gốc Việt.
Nếu
viết cho đúng thì gọi là người Mỹ gốc Việt gia nhập quân đội Hoa Kỳ. Tuy nhiên
văn chương bình dân chúng ta thường nói chuyện người Việt mình đi lính Mỹ. Thực
ra, không phải đi lính Mỹ như các cụ nhà ta đăng lính Tây thời đệ nhất và đệ nhị
thế chiến. Nhập ngũ ở đây là theo đuổi binh nghiệp, tham dự vào công cuộc bảo
vệ đất nước thực sự, đúng theo tinh thần đã tuyên thệ khi nhập tịch. Nhập ngũ
theo Lục Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Hải Quân, Không Quân, Tuần Duyên, Đoàn Ủy
Nhiệm Y Tế Công Cộng, Đoàn Ủy Nhiệm Quản Trị Khí Quyển và Đại Dương Quốc Gia.
Gọi chung là lính hết. Nhưng trong đó có 50% là sĩ quan và có nhiều chiến binh
gốc Việt mọi cấp bậc. Trong hàng ngũ sĩ quan đã có cả tướng lãnh và rất nhiều
đại tá. Cũng có các chiến binh gốc Việt sinh ra tại Mỹ mới nhập ngũ vài năm.
Nhưng trong số kể trên đôi khi có các sĩ quan VNCH khi gia nhập quân đội Mỹ
tuổi đã ngoài 30. Tháng 5 vừa qua, tôi có dịp gặp vị đó.
Đại tá y sĩ Nguyễn Dương.
Ông là bác
sĩ của cả 2 đạo quân. Bác sĩ Nguyễn Dương vốn là sinh viên của trường quân y
VNCH đã tốt nghiệp. Ra trường ông trở thành trung úy y sĩ đi hành quân miền Tây
thuộc sư đoàn 9 Bộ binh. Sau đó ông có dịp thuyên chuyển về không quân Sài Gòn
ở cấp đại úy cho đến khi mất nước. Quân vụ với VNCH vừa đủ 11 năm. Khi cộng sản chiếm miền
Tại Đức ông đã từng là y sĩ trưởng của sư đoàn 1 thiết giáp Hoa Kỳ. Bác sĩ Dương với cấp bậc trung tá đã cùng sư đoàn thiết giáp có mặt tại Trung Đông ngay từ thời kỳ Mỹ đánh trận giải phóng Kuwait. Tại mặt trận ông đã có dịp chỉ huy trên 60 y sĩ phục vụ khắp các đơn vị. Trên youtube biết bao người vào xem đã thấy quân đội Mỹ tổ chức lễ chia tay nhân dịp đại tá y sĩ Nguyễn Dương về hưu năm 1992 hết sức long trọng. Trong tác phẩm song ngữ viết về binh nghiệp và những chuyến đi của tác giả có bài tựa của đại tướng Griffith hết sức ca ngợi bác sĩ Dương. Hai người đã từng cùng phục vụ tại sư đoàn 9 tại miền Tây, ông cố vấn Mỹ và vị y sĩ quân y Việt Nam. Tình cờ lại cùng về sư đoàn thiết giáp Hoa Kỳ.Tướng tư lệnh và vị y sĩ trưởng của sư đoàn. Nói chuyện với bác sĩ Dương, chúng tôi nghiệm ra rằng có lẽ thật hiếm hoi mới có người đeo lon đại úy của 2 đạo quân. Thân phận chạy qua Mỹ như chúng tôi, từ đại tá xuống làm thợ sơn xe tải. Mấy ai đeo lon đại úy y sĩ Việt Nam mà lại lập tức thành bác sĩ quân y cho Hoa Kỳ. Tổng cộng cả 2 quân vụ Việt Mỹ của đại tá Dương là 31 năm. Thâm niên hơn các tướng lãnh VNCH.
Đại tá lê dương Trần Đình Vỵ.
Trần
đình Vỵ 1949 Nam Định, ông Vỵ và đại tá y sĩ Hoàng cơ Lân 2013 Paris
Ở bên Pháp tôi có ông bạn là đại tá Vỵ. Ông Trần đình Vỵ sinh năm 1928 cùng quê Nam Định có trên 25 năm quân vụ Việt Nam từ trung sĩ 1949 lên đến đại tá VNCH 1975. Qua Pháp ông đăng vào đạo quân Lê Dương với cấp bậc thiếu tá. Sau cùng giải ngũ với cấp đại tá binh đoàn Légion Étrangère năm 1988. Quân vụ thuộc 2 đạo quân hơn 35 năm. Còn nhiều hơn đại tá Dương tại Hoa Kỳ. Bạn già Trần đình Vỵ ở Paris vừa viết bài kỷ niệm 60 năm Điện Biên Phủ đăng trên tạp chí quân sử Pháp "Carnet de la Sabretache". Bài tiểu luận tưởng niệm cho các chiến binh Việt Nam, các lao công và cả chị em ta mà số phận nghiệt ngã tình cờ có mặt trên chiến trường đã hy sinh tại trận Điện Biên Phủ. Số phận của họ chưa bao giờ được ghi nhận suốt 60 năm qua dù rằng quân số Việt Nam chiếm 50% tổng số hiện diện trong căn cứ. Trong khi tháng 7 này, tại Hoa kỳ chúng tôi tổ chức tưởng niệm 60 năm Genève chia đôi đất nước thì ngày 14 tháng 7-2014 ông Vỵ và đại tá y sĩ Hoàng cơ Lân lại có dịp cầm cờ VNCH đứng bên nhau để tưởng niệm các chiến binh Việt Nam.
Trở lại với hàng ngũ các chiến
binh VN trong quân đội Mỹ, tôi nghĩ rằng nhiều người có trên 20 năm quân vụ. Muốn biết rõ phải tìm vào hồ sơ của hội VAAFA. Cái hội khá đặc biệt có tên
là Vietnamese American Armed Forces Association. Tên Việt .
Tuy nhiên người thâm niên nhất của Việt Nam hiện nay là một Warrant
Officer bậc 5, anh Phạm Kim đã có đến 37 năm quân vụ. Xem chừng anh Kim gia
nhập quân đội 1976 từ khi mới đến Mỹ sau 1975, rồi cứ thong thả đi từ lính lên
đến hàng cao nhất của ngành chuyên môn. Cấp bậc Warrant Officer của Hoa Kỳ lại
có đến 5 hạng từ 1 đến 5. QLVNCH thì chỉ có một cấp duy nhất tương đương là
chuẩn úy. Chẳng có danh từ nào khác để so sánh. Tuy nhiên, tôi rất ngạc nhiên
là từ chuẩn tướng Việt, đại tá Huấn,
các trung tá Nguyễn Cao Nguyên, Trung tá Nguyễn Anh Tuấn dù qua Mỹ từ nhỏ nhưng
tiếng Việt hết sức lưu loát. Tất cả đều là thành viên của VAAFA, quan tâm đến
VNCH, QLVNCH và cộng đồng Việt. Xa hơn nữa sự quan tâm vô cùng quý giá hướng
đến quê hương Việt
Trung tá Cao Nguyên và đại tá Nguyễn Huấn, bạn sinh viên và tình chiến hữu
Như quý vị đã biết, hội VAAFA kỳ này có nhiều tin mừng thăng cấp. Trong hàng ngũ lên cấp đại tá có trung tá Nguyễn Huấn thuộc đơn vị miền Đông. Anh đã được gắn lon vào ngày 1 tháng 7-2014. Anh là con trai duy nhất 9 tuổi của cố đại tá thiết giáp Nguyễn Tuấn , Thủ Đức K1, một trong những anh hùng của QLVNCH đã hy sinh trong trận chiến Tết Mậu Thân. Tháng 4 -75 cậu bé đi cùng gia đình ông chú qua Mỹ và bây giờ trở thành trung tá Huấn thăng cấp đại tá tháng 7- 2014. Nguyễn Huấn là con người đã hết sức nỗ lực, vươn lên từ thảm kịch để trở thành đại tá của quân lực Hoa Kỳ. Thực là 1 hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Anh Huấn sống trong cô đơn từ 68 đến 75. Cậu bé không có hoàn cảnh để chia xẻ với gia đình trong nỗi đoạn trường tháng tư 75 và phải tiếp tục phấn đấu một mình cho đến khi tốt nghiệp đại học, nhập ngũ và trở thành sĩ quan cao cấp đeo trên vai đôi chim ưng cánh bạc của quân lực Hoa Kỳ. Anh đã sống suốt cuộc đời cho cả gia đình.
Chuẩn tướng Lương Xuân Việt
Về phần đại tá Lương Xuân Việt lên chuẩn tướng làm lễ gắn lon vào tháng
7 tại
60 năm đêm giã từ Hà Nội.
Ngày 20 tháng 7-2914 chúng tôi tổ chức tưởng niệm 60 năm Genève chia đôi đất nước, anh em hội VAAFA có về dự. Các bạn trẻ có dịp ghi nhận bài học lịch sử từ thế hệ cha anh. Thế hệ đàn anh có dịp cảm nhận niềm hãnh diện của tương lai trong tay những bước chân đi tới....Năm 2014 chúng ta ghi dấu 60 năm giã từ Hà Nội. Qua năm 2015, lại ghi dấu 40 năm từ giã Sài Gòn. Những kỷ niệm đau buồn của quá khứ ghi nhận trong hiện tại sẽ là hành trang quý giá cho tương lai./