Huyền thoại nhà tình báo Yung Krall

05 Tháng Tư 202410:55 CH(Xem: 144)

VĂN HÓA ONLINE – VAAMA - THỨ SÁU 05 APRIL 2024


Huyền thoại nhà tình báo Yung Krall


LTS: Ngày 05 tháng 3 năm 1998, bất ngờ. Thật bất ngờ, tôi nhận được một cú phôn: Hello, tôi là Đặng Mỹ Dung, tên Mỹ là Yung Krall, tôi muốn gặp ông Lý Kiến Trúc, chủ báo Văn Hóa Magazine ở Little Saigon; Vâng, tôi đây, xin lỗi bà có việc gì? Tôi muốn tặng ông cuốn hồi ký của tôi; Ồ! Thật là tuyệt vời, vậy xin bà có thể đến gặp tôi, tôi hiện đang ở nhà, nếu không có gì trở ngại, mời bà đến nhà tôi được không? Cho tôi địa chỉ tôi đến ngay.


Và, không để lỡ cơ hội, trong phòng khách nhỏ bé (appartement), tôi mời bà Yung Krall tách trà và thực hiện cuộc phỏng vấn ngay. Bà Yung Krall ký tặng tôi cuốn sách “A Thousand Tears Falling” với dòng mực tím. Có lẽ tôi là nhà báo đầu tiên bà Yung Krall tặng sách. Và cũng có thể là cuộc phỏng vấn đầu tiên đối với bà. Một sự kiện trong nghề báo đầy hương vị.


Rất tiếc, hồ sơ toàn bộ cuộc phỏng vấn và hình ảnh tôi đã đăng trên tờ Văn Hóa Magazine năm 1998, nhưng nay chưa tìm ra số báo cũ để chụp lại. (Nếu quí thân hữu nào còn giữ số báo này, xin vui lòng cho tôi mượn để chụp lại cuộc phỏng vấn. Đa tạ. (lkt)

image031

Dưới đây là email của Gs Bùi Duy Tâm ở San Francisco và Nhà văn Giao Chỉ ở San Jose chuyển cho tòa soạn Văn Hóa Online-California.


Bùi Duy Tâm


(từ San Francisco)


Lời nói cuối cùng của Đặng Mỹ Dung, tác giả "Ngàn Giọt Lệ Rơi"/ Yung Krall's "A Thousand Tears Falling" (Bùi Duy Tâm's memory)


Wed, Dec 21, 2022 at 8:58 PM


“Em tưởng em còn trẻ hoài ... Như trái bom nguyên t 4 tháng nay em thành bà già, em bị ung thư gan. Tr bng chemo như b bò đá, thì thôi sinh lão bnh t là lut em biết, sut đời em nghĩ ti lut đó, bnh thì bnh nhưng chemotherapy tàn bo lm. Vô Phước thit!”


Dung


Đại Tá Vũ Văn Lộc Dự án phim "Ngàn Giọt Lệ Rơi"


From: IRCC <giaochi12@gmail.com>
Sent: Thursday, April 4, 2024 10:16 PM
To: IRCC <giaochi12@gmail.com>; Loc Vu <vietmuseumsj@gmail.com>; thuong vu nguyen <shamanthuongvu@yahoo.com>; vu ng thuong MD <shaman9nguyenthuongvu@gmail.com>
Subject: Dự án phim "Ngàn Giọt Lệ Rơi"


      


Tôi rất vui chuyển lại bài viết vô cùng giá trị của Đại Tá Vũ Văn Lộc về tác giả Đặng Mỹ Dung/Yung Krall/ và tác phẩm của bà One Thousand Tears Falling.


            Bài viết ca Đại Tá Lc còn có thêm chi tiết mà không có trong tác phm khi được xut bn cho qun chúng.


            Tác phm này đã được nhiu giáo sư Đại Hc và Trung Hc dùng để dây các hc sinh và sinh viên v người Vit Nam,  v dân tc , đất nước Vit Nam.


Đại Tá Lộc bàn tới 1 dự án làm cuốn sách này thành phim, tôi thấy dự án này vô cùng quý giá.


Nếu thành phim, và nếu có 1 đạo diễn có tài , tôi nghĩ  phim này có th thành 1 thành công đin nh tuyt vi không khác chi cun Gone With The Wind /Cun Theo Chiu Gió, ca Margaret Mitchell  v cuc Ni Chiến Nam Bc ca Hoa K trong thế k XIX.       


            Mỹ Dung là người con gái Cần Thơ, cha của cô ra đi theo Đảng Cộng Sản ra Bắc năm 1954 khi Mỹ Dung mới 9 tuổi. sống trong bưng Cộng sản vài năm nữa rồi Mỹ Dung cùng mẹ và các em tản cư về vùng Quốc Gia sống.


            Hết tất cả các người con của Đại Sứ Đặng Quang  Minh li trong Nam đều tr thành người Quc Gia chng Cng, có người v quc vong thân, tt c các người sng sót đều cùng M và M Dung sang Hoa K vào tháng 3 năm 1975.


            Mỹ Dung biểu tượng cho khuôn mặt người phụ nữ miền Nam tuyệt vời.


It was  a great privilege for me to have her as a friend.


            Cái này chứng tỏ là chủ nghĩa Cộng Sản không lừa gạt được tất cả mọi người , dù là các người có gốc lớn trong đảng Cộng Sản.


Cám ơn Đại Tá Lộc rất nhiều


Nguyen Thuong Vu


Bác sĩ Vũ còn nhớ ngày mình Ra Mắt sách cô Dung tại San Jose. Tiếc thương tác giả ra đi 2023.


Chẳng biết bao giờ làm được Phim?? (Giao Chỉ)


*


Dự án phim "Ngàn Giọt Lệ Rơi"


Giao Chỉ


Lời nói đầu:


Đa số hồi ký của các nhân vật lịch sử Việt Nam thường viết về thời gian trước tháng tư 75, và thiếu vắng tác phẩm của phụ nữ. Nhưng bút ký về cuộc đời bà Mỹ Dung đã viết về một giai đoạn chính từ sau tháng tư 75. Phải chờ giải mật năm 1995 tức là 20 năm sau tác phẩm bằng Anh ngữ “A Thousand Tears Falling.” mới được xuất bản.


Ngay khi tác phẩm ra đời, báo chí và các nhà điểm sách Hoa Kỳ đã không tiếc lời khen ngợi. Nhiều độc giả Việt Nam cũng đã mua và đọc nguyên tác Anh Ngữ. Nhưng đa số vẫn còn mong có cơ hội đọc bản Việt ngữ của một câu chuyện thực hết sức bi thương và hấp dẫn. Vào lúc 1 giờ chiều ngày chủ nhật 16 tháng 5-2010 bộ sách lịch sử cả Anh và Việt ngữ ra mắt San Jose. Dân Sinh Media tổ chức tại hội trường của quận hạt Santa Clara số 90 W. Hedding, San Jose. Như vậy là chúng ta phải chờ đợi 20 năm để đọc bản Anh ngữ. Rồi chờ thêm 15 năm mới có bản tiếng Việt. Sau này không biết bao giờ câu chuyện này sẽ được dựng thành phim. Trong khi chờ đợi, xin vui lòng dành cho chúng tôi cơ hội giãi bầy về việc thảo luận cho Ngàn Giọt Lệ Rơi trên con đường đi lên màn ảnh ,.. sau này.


Ngàn Giọt Lệ Rơi


Sau 30 năm chiến tranh Việt Nam đã có nhiều hoàn cảnh éo le trong đời sống. Cuộc binh đao giữa hai miền Nam Bắc, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đưa đến cảnh gia đình chia cắt. Câu chuyện được ghi lại lần này là một nhà chia đôi ngả. Cha và con trai theo miền Bắc. Mẹ và 5 con theo miền Nam. Câu chuyện thật và đầy đủ tình tiết để dựng nên một cuốn phim làm di sản cho đời sau. Phim ảnh Hoa Kỳ thường hay phỏng theo các cuốn tiểu thuyết hoặc ký sự dựa theo chuyện có thật đã xảy ra. Nếu người Việt chúng ta làm một cuốn phim tại hải ngoại để có thị trường phải là phim nói Anh ngữ, có cái vai Mỹ Việt, tình tiết éo le, hấp dẫn, pha chút màu sắc điệp viên với các giây phút lo sợ kịch tính. Đồng thời có những lúc vai chính phải ray rứt nội tâm. Màn ảnh chiếu gần, diễn tả bằng nét mặt.


Sự lựa chọn giữa lý tưởng và bổn phận của các vai chính làm cho chuyện phim đóng mở, lôi cuốn khán giả. Nội dung cần có cơ hội để lấy ngoại cảnh từ Việt Nam, Nhật Bản, Hạ Uy Di, Hoa kỳ và Âu châu. Vai chính đi từ những phân cảnh của gia đình Việt Nam trong chiến tranh đến các buổi tiếp tân của ngoại giao đoàn tại các quốc gia Tây phương. Từ các phòng ăn tráng lệ tại các câu lạc bộ sĩ quan Hoa Kỳ cho đến các chiến khu ở rừng già Nam Bộ. Từ văn phòng của bộ ngoại giao chính phủ Nam đến cơ sở tình báo của hải quân trong Ngũ Giác Đài. Một chuyện phim như thế mà phỏng theo một câu chuyện hồi ký có thực thì vô cùng lý thú. Có thể tìm thấy không? Trên thực tế chuyện này đã xảy ra.


Chúng ta có thể tìm được câu chuyện tình tiết như vậy với nội dung bao gồm cuộc chiến Quốc Cộng giữa Việt Nam với Việt Nam. Giữa Việt Nam với Hoa Kỳ. Câu chuyện gián điệp thực sự xảy ra đã được kể trong cuốn hồi ký của một phụ nữ.


Người đàn bà viết cuốn sách này tên là Đặng Mỹ Dung và cuốn sách có tựa đề là Ngàn Giọt Lệ Rơi. Nguyên tác Anh ngữ là A Thousand Tears Falling. Bà Yung Krall sáng tác theo thể tự truyện dựa vào cuộc đời của cha mẹ rồi đến chính cuộc đời của tác giả. Tất cả mọi danh tính đều giữ nguyên như là một sử liệu. Dựa theo tác phẩm Anh ngữ, chúng tôi viết bản phác họa cho một cuốn phim tương lai của cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại.


Đây là phim truyện về một người chủ gia đình theo kháng chiến rồi đi tập kết 54 trở thành nhân viên cao cấp trong chính phủ. Người vợ ở lại miền Nam trong vùng quốc gia rồi di tản qua Hoa Kỳ. Bà đã từ chối không về sống với chồng ở Việt Nam. Sau khi đất nước thống nhất, con cái mỗi người theo một ngả. Tiếp theo cuộc chiến Quốc Cộng tiếp tục bàn giao cho thế hệ thứ hai. Tác giả là con gái trong gia đình đã thành hôn với một sĩ quan hải quân Mỹ. Trong hoàn cảnh éo le, cô gái đã trở thành gián điệp nhị trùng. Một bên là cha ruột, một bên là chồng. Đứng giữa hai phe thù nghịch nhưng tác giả thực sự làm việc cho phía Hoa Kỳ. Đã góp phần phá vỡ âm mưu của Hà Nội lúc đó đang tìm cách cài người vào bộ ngoại giao tại Hoa Thịnh Đốn.


Chuyện thật đã xảy ra tại Mỹ vào cuối thập niên 70. Trong chiến tranh Việt Nam, phe quốc gia và đồng minh Hoa Kỳ thường bị phía địch cài người nằm thật sâu vào các cơ quan của ta, nhưng phe ta chưa hề có được những đòn gián điệp đáng kể lừa được đối phương. Câu chuyện Ngàn Giọt Lệ Rơi là một biệt lệ đặc biệt cần được biết đến, cần được nhắc lại và cần được đóng thành phim. Cảm khích với nội dung của tác phẩm, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị sau đây là câu chuyện về một cuốn phim tương lai, nhân dịp 49 năm sau kể từ tháng 4-1975.


Phác hoạ chuyện phim Ngàn Giọt Lệ Rơi


“A thousand Tears Falling” bắt đầu từ ngoại cảnh tại Nhật Bản. Thời gian lúc đó là tháng 6-1975, không gian là tại phòng tiếp tân của đại khách sạn Nhật Bản tại Đông Kinh. (Đúng sự thật)Tại đây, một hội nghị quốc tế giữa các nước Đông Nam Á đang diễn ra. Ông Đặng Quang Minh là trưởng phái đoàn của nước Việt Nam vừa chiến thắng Sài Gòn 2 tháng trước, đến dự hội nghị với niềm tự hào và được sự lưu ý của báo chí thế giới. Tuy nhiên, cũng vào chiều hôm đó tại Đông Kinh, người cán bộ cao cấp của phe Hà Nội gặp lại con gái sau 23 năm xa cách. Từ hình ảnh trong đại sảnh của khách sạn quốc tế tại Tokyo, phía trước treo cờ các nước dự hội nghị, có cờ đỏ sao vàng. Hình ảnh vị trưởng phái đoàn rạng rỡ tươi cười mở đầu cuốn phim để tiếp đến hình ảnh hồi tưởng thời kỳ trong chiến khu với cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.


Ông Minh sinh năm 1909 tại Vĩnh Long, đi theo Kháng Chiến và trở thành nhân viên cao cấp của Mặt Trận. Năm 1954, ông dẫn con trai lớn 17 tuổi là Đặng Văn Khôi ra Bắc. Vợ ông Minh là bà Trần Thị Phàm và 5 con nhỏ ở lại miền Nam. Khi chia tay hẹn 2 năm trở lại nhưng thật sự phải hơn 20 năm sau người Cộng sản mới vào được Sài Gòn thì lúc đó đã biết bao nhiêu vật đổi sao rời. Người con trưởng theo bố ra Bắc đã trở thành sĩ quan của quân đội nhân dân được gửi đi Nga học về hỏa tiễn phòng không năm 1968. Đến năm 1975, ông Minh trong khi vẫn một lòng trung thành với chế độ và trở nên cán bộ cao cấp ngành ngoại giao thì người con trưởng Đặng Văn Khôi có thái độ chống chiến tranh nên đã bị sa thải khỏi quân đội miền Bắc.


Tại miền Nam, người con trai thứ của ông bà là Đặng Hải Vân, lúc ông tập kết chỉ có 5 tuổi sau này đã trở thành phi công của Không Quân Việt nam Cộng Hòa. Nhưng không may Hải Vân đã bị thiệt mạng trong một phi vụ bay huấn luyện tại Hoa Kỳ lúc 21 tuổi. Chị Đặng Mỹ Dung là con thứ tư của ông bà đã thành hôn với đại úy phi công của Hải Quân Hoa Kỳ tại Sài Gòn và năm 75 gia đình chị đang sống tại Hawaii.


Cuộc sống thơ mộng và bình yên của ông Krall và bà Mỹ Dung hoàn toàn thay đổi từ tháng 4-1975.


Cũng vào tháng 4-1975, lúc đó cha của bà Dung là ông Minh đang làm đại sứ Hà Nội tại Nga Sô, mẹ của bà và đứa em út thì kẹt ở Sài Gòn. Với bao năm xa cách, với quan niệm về cuộc sống khác biệt, bà Phàm vợ ông Minh không hề có ý muốn ở lại Sài Gòn để chờ đoàn tụ với chồng. Đặng Mỹ Dung từ Hạ Uy Di liền yêu cầu thiếu tá Krall tìm cách về Sài Gòn đón gia đình bà mẹ qua Mỹ. Khi ông Krall qua Sài Gòn đã lâu mà chưa có tin tức gì. Tại Hawaii, bà Đặng Mỹ Dung lo sợ đã nói chuyện trực tiếp qua điện thoại cầu cứu với đề đốc Gaylor, tổng tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương tại Trân Châu Cảng. Lời nói chỉ vắn tắt báo cáo chuyện chồng bà về Sài Gòn để lo cứu gia đình sao chưa thấy qua, nhưng bà nói thêm một tin tức động trời, bà là con gái của đại sứ Việt Nam tại Mạc Tư Khoa.


Lập tức guồng máy quân báo của Hải Quân Hoa Kỳ chuyển động và cả FBI lẫn CIA nhập cuộc. Hệ thống tình báo Mỹ ghi nhận ngay đây là một đầu mối vô cùng quan trọng mà tại sao lâu nay không ai biết. Ngay cả lúc hồ sơ thành hôn của vị sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ cũng không ai lưu ý đến mối liên hệ huyết tộc của cô dâu nước Mỹ có đầu mối Hà Nội. Họ cứ tưởng đây chỉ là cô gái thuần túy Sài Gòn. Tiếp theo khi chuyến bay chở mẹ và em gái út của Đặng Mỹ Dung ra khỏi Việt Nam do CIA Sài Gòn trực tiếp sắp đặt thì một khế ước bất thành văn đã bắt đầu. Mỹ Dung nợ khối tình báo Mỹ một yêu cầu. Cuộc đời điệp viên khởi sự. Khi bà Minh đã yên ổn tại Hoa Kỳ thì hơn 60 ngày sau Mỹ Dung dắt con nhỏ qua Nhật Bản thăm thân phụ đã hơn 20 năm xa cách. Guồng máy tình báo của thế giới tự do mở chiến dịch để Con Chim Xanh với Ngàn Giọt Lệ lên đường công tác.


Sơ lược chuyện phim


Bây giờ xin mời khán giả trở lại Đông Kinh của tháng 6-1976. Cánh cửa phòng họp riêng của đại sảnh Tokyo hé mở, một cán bộ ngoại giao của Hà Nội bước vào trình với thủ trưởng Đặng Quang Minh: “Thưa đồng chí thủ trưởng, bà Việt kiều ở Mỹ và đứa con lai đã có hẹn xin vào gặp.” Ông Minh vẫn còn đang ngồi xem hồ sơ hội nghị, nói mà không nhìn lên: “Đây là đại diện Hội Việt Kiều Yêu Nước đến để động viên và mừng đất nước thống nhất. Đồng chí mời vào đi.” Đặng Mỹ Dung bước vào cùng con gái nhỏ nép một bên.


Hơn 20 năm qua, lúc thân phụ ra đi, cô là đứa bé con. Giờ đây, đứa cháu ngoại lai Mỹ xinh đẹp mắt mở to nhìn người đàn ông xa lạ mà e ngại. Cuộc gặp gỡ riêng tư nhưng hết sức khách sáo. Cả cha con đều phải đóng kịch dù rằng trong lòng như lửa đốt. Trước khi chia tay, ông Minh nói nhỏ với con gái là sẽ thu xếp để gặp lại người vợ cũ là bà Phàm đã hiện di tản qua Hoa Kỳ.


Sau cuộc gặp gỡ lần đầu tiên vào tháng 6-1975, cuộc đấu tranh chiến tranh chính trị, tình báo và ngoại giao giữa hai cha con bắt đầu. Một bên là Việt Nam đã thống nhất và một bên là guồng máy tình báo Hoa Kỳ. Cả hai bên đều tìm cách mua chuộc lẫn nhau. Cuốn phim Ngàn Giọt Lệ Rơi thực sự sẽ có cả hàng trăm phân cảnh hết sức độc đáo để dàn dựng.


Chiến tranh tình báo


Thủ trưởng Đặng Quang Minh về báo cáo lên bộ chính trị và được Lê Duẩn đồng ý cho phép qua Paris gặp lại vợ con. Ông dự trù sẽ thuyết phục để đưa vợ con trở về Hà Nội dưới hình thức chiến thắng ngoại giao sau khi tuyên bố là gia đình ông ở Sài Gòn đã bị Hoa Kỳ áp đảo bắt phải di tản. Hà Nội chắc chắn một lần nữa sẽ đạt được một thành tích đánh bại Hoa Kỳ trên diễn đàn dư luận quốc tế. Phía Hoa Kỳ, Hoa Thịnh Đốn đã cho phép CIA giúp đỡ hai mẹ con bà Minh qua Pháp để bắt nhịp cầu làm việc trực tiếp với tòa đại sứ Việt Nam tại Paris. Tình báo Mỹ chấp nhận nhập cuộc.


Tuy nhiên, cuộc đấu tranh chính trị giữa VN và Hoa Kỳ đã trở thành một mối xung đột và mâu thuẫn trong nội bộ gia đình họ Đặng, vượt ra khỏi tầm tay của những thế lực đằng sau từ cả hai bên. Ông Minh hết lòng thuyết phục bà vợ tao khang trở về với một đất nước nay đã thanh bình, độc lập, thống nhất và hoàn toàn chiến thắng. Ông thề thốt lấy cả cuộc đời ra để bảo đảm cho sự an toàn của bà và người con út cùng đi với bà.Nhưng bà Minh vẫn còn dè đặt và sau cùng quyết định ở lại Hoa Kỳ. Một quyết định sáng suốt mà sau này bà vẫn cho là hết sức may mắn.


Trong thời gian đó, phe Ha Noi hết lòng chiều chuộng móc nối với Đặng Mỹ Dung với hy vọng cô sẽ thuyết phục bà mẹ. Và hơn nữa, dù bà Minh chưa muốn về Hà Nội nhưng Mỹ Dung với ảnh hưởng sẵn có trong quân đội Mỹ, có thể dễ dàng trở thành một nguồn tin đáng giá và tốt nhất là cô chuyển hộ các tài liệu trên đường hàng không từ Hoa Thịnh Đốn qua Paris. Con Chim Xanh của Ngàn Giọt Lệ Rơi luôn luôn sẵn sàng hợp tác như là một người cảm tình với phe chiến thắng mà thân phụ của cô cũng góp phần.


Dần dân Mỹ Dung gián tiếp trở thành một phụ nữ Việt Nam yêu nước kết hôn với người Mỹ nhưng vẫn hồn nhiên đóng góp công tác cho chính phủ Hà Nội và các tổ chức thân Cộng. Cũng vào thời điểm đó, sinh viên thân cộng Trương Đình Hùng là con của luật sư Trương Đình Dzu đang hoạt động cho tình báo Ha Noi. Hùng du học Mỹ trước 1975 và tiếp tục ở lại Hoa Kỳ móc nối lấy tin tức từ bộ ngoại giao. Hùng rất tin tưởng ở sự thân hữu chặt chẽ của Mỹ Dung với Hà Nội và tòa đại sứ Việt Nam tại Pháp.


Ronald Humphrey là nhân viên cao cấp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ được phép đọc tài liệu tối mật. Lúc còn ở Việt Nam, Humphrey lấy cháu gái Võ Thị Định, một nữ cán bộ quân sự của Giải Phóng Miền Nam. Hà Nội đưa điều kiện nếu Ronald muốn cho phép đem vợ qua Mỹ phải lấy hồ sơ mật của bộ ngoại giao Mỹ trao cho Trương Đình Hùng. Hùng nhờ Đặng Mỹ Dung chuyển tài liệu cho Ha Noi qua tòa đại sứ Việt Nam tại Paris. Tài liệu Humphrey đưa ra qua tay Hùng đến Mỹ Dung thì CIA đổi thành tài liệu giả để chuyển qua Pháp.


Khi chính phủ Hoa Kỳ quyết định truy tố Trương Đình Hùng và Humphrey thì cần có Mỹ Dung ra làm nhân chứng. Nếu như thế là cuộc đời gián điệp sẽ chấm dứt và đồng thời bà Dung phải chấp nhận mọi rủi ro thách đố về sau. Đây là một quyết định khó khăn đối với một phụ nữ. Lần đưa mẹ ra khỏi Việt Nam, Mỹ Dung đã phải trả giá bằng cách bước vào con đường chông gai của nữ điệp viên. Lần này lại thêm một thử thách mới.


Sau cùng Mỹ Dung yêu cầu chính phủ Mỹ phải cam kết đưa cha và anh bà vào Mỹ, trước khi phiên tòa bắt đầu. Việc này sẽ được thu xếp trước khi vụ gián điệp tại bộ ngoại giao được chuyển qua tòa án. Hồ sơ cam kết mật đưa lên tổng thống Carter xin chấp thuận. Guồng máy tình báo Hoa Kỳ lại mở chiến dịch mới.


Bà Mỹ Dung viết thư cho Lê Duẩn, tổng bí thư của đảng cộng sản Việt Nam và Nguyễn Duy Trinh bộ trưởng ngoại giao Hà Nội xin cho cha là Đặng Quang Minh qua London gặp gia đình vợ con vì bà Minh bị bệnh nan y có thể chết. Giáng Sinh năm 1977, Hà Nội chấp thuận cho ông Minh xuất ngoại. Trong hai tuần lễ sống bên cha, cả hai chị em bà Mỹ Dung thuyết phục ông Minh đi Mỹ nhưng không thành công. Cuộc tranh luận, phân giải trong gia tộc với nghĩa phu thê, và tình cha con của một gia đình Quốc Cộng đã kéo dài suốt mùa Giáng Sinh tại thủ đô sương mù London năm 1977. Ông Minh đã dành cả cuộc đời đi theo con đường của ông, đêm nằm trằn trọc cùng phòng với đứa cháu ngoại thân yêu.


Bà Minh suốt thời gian nghe con gái và chồng tranh luận mệt nhoài nên đã nói những lời sau cùng trước khi chia tay đôi ngả. Bà yêu cầu chồng và các con chấm dứt tranh luận, cãi cọ qua lại về chính trị, về chủ thuyết, và tương lai. Hãy ngồi với nhau lần cuối trong tình huyết tộc rồi đường ai nấy đi. Cuộc chia tay của hai phe đấu tranh chiến tranh chính trị trong một gia đình bây giờ chỉ còn toàn nước mắt của “Ngàn giọt lệ rơi.”


Sau cuộc họp mặt Giáng Sinh lịch sử 1977 của gia đình họ Đặng, Hoa Kỳ quyết định đưa vụ án ra ánh sáng. Chính phủ Mỹ truy tố Trương Đình Hùng và Ronald Humphrey mỗi người bị tù 15 năm. Cả hệ thống ngoại giao của Hà Nội bị lung lay, rung động từ đại sứ Đinh Bá Thi tại Liên Hiệp Quốc cho đến đại sứ Đặng Văn Sung tại Paris.


Câu chuyện gián điệp nữ Đặng Mỹ Dung được viết lại thành ký sự bằng Anh ngữ nhưng CIA đã yêu cầu bỏ đi gần 200 trang trước khi in


Về sau ông Đặng Quang Minh sống độc thân tại Hà Nội, thỉnh thoảng đi thăm mộ con trai là thiếu úy Đặng Hải Vân của KQVNCH tại miền Nam. Ông mất năm 1986, hưởng thọ được 77 tuổi. Đặng Văn Khôi, người con trai lớn theo ông tập kết ra Bắc có đến chào cha trước khi vượt biên, rồi đoàn tụ với mẹ và các em ở miền Đông Hoa Kỳ. Từ một sĩ quan của đơn vị phòng không quân đội nhân dân đã du học bên Nga, nay ông trở thành người tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Ông sống độc thân, cho đến khi bà mẹ mất, rồi ông cũng qua đời mấy năm sau. Dù theo cha đi tập kết 1954, đi học bên Nga, sĩ quan của đơn vị phòng không tên lửa, nhưng ông không chịu vô đảng. Sau cùng ông chết theo mẹ trên miền đất tự do. Bà Minh sống với vợ chồng con gái là Đặng Mỹ Dung. Khi được tin chồng chết, bà không muốn về chịu tang dưới nghi lễ của đảng. Một lòng kiên quyết, bà muốn để cho chồng đi trọn con đường ông lựa chọn. Ông chết trong lòng đất quê hương, nơi có mộ phần con trai út của ông là sĩ quan miền Nam. Bà Minh qua đời khi nước Mỹ bước vào thế kỷ thứ 21. Có thể ngày nay ông bà đã cùng những người con trai phục vụ cho hai miền đất nước đang đoàn tụ ở một nơi không còn khác biệt về ý thức hệ.


Cuốn sách A Thousand Tears Falling hiện được một số giáo sư Hoa Kỳ dùng để dạy cho các trường trung học. Tác phẩm Ngàn Giọt Lệ Rơi được đến tay độc giả Bắc California cùng với chương trình 35 năm nhìn lại tại San Jose vào tháng 5-2010. Còn cuốn phim A Thousand Tears Falling của Giao Chỉ thì đang dự thảo. Cũng mới chỉ là một ý kiến mà thôi. Chỉ sợ rằng để lâu quá thời gian sẽ làm cho nước mắt đã khô hết cả mất rồi. Nhưng dù lâu hay mau, câu chuyện Ngàn Giọt Lệ Rơi sẽ rất xứng đáng để quay thành phim. Và hàng triệu giọt nước mắt sẽ chan hòa rạp hát. Vì vậy chúng tôi xin kể lại chuyện này nhân dịp tháng 4-2024, nửa thế kỷ sau. [GC, SJ]


Giao Chi San Jose.   giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393


+++++++++++++++++++++++++++++++


Tác giả Đặng Mỹ Dung Ra Mắt "Ngàn Giọt Lệ Rơi"


PHẠM BẰNG TƯỜNG & N.T.


Với tư cách là người đọc tác phẩm A Thousand Tears Falling của Yung Krall – bản Việt ngữ mang tựa là Ngàn Giọt Lệ Rơi, nữ giáo sư Salle Hayden của IRCC đã mở đầu buổi ra mắt sách của tác giả Đặng Mỹ Dung hôm Chủ nhật 16 tháng Năm, 2010 tại 70 W. Hedding, hội trường của quận hạt Santa Clara.


Bà Quan Thị Châu, phu nhân ông Vũ Văn Lộc, thay mặt ban tổ chức cho biết người trưởng ban tổ chức buổi ra mắt sách hôm nay là cô Kiều Loan, nhưng vào phút chót cô phải về Việt Nam làm tang lễ cho thân phụ cô là nhà thơ Hoàng Cầm, nên bà đã thay mặt cô Kiều Loan lên đọc lá thư xin lỗi của cô Kiều Loan…


Đây là buổi ra mắt sách đặc biệt vì từ tác giả Đặng Mỹ Dung, Trưởng ban Tổ chức Bà Quan Thị Châu, MC Luật sư Nguyễn Thu Hương, người giới thiệu tác phẩm Bác sĩ Nguyệt Mehlert, cho đến người giới thiệu tác giả là bà Trươnggia Vy, tất cả đều là phụ nữ.


image033Tác giả Ngàn Giọt Lệ Rơi, bà Đặng Mỹ Dung Yung Krall. HÌNH TƯỜNG LINH/VIỆTTRIBUNE


Bước lên sân khấu trong chiếc áo dài màu xanh, bà Đặng Mỹ Dung, năm nay đã 65 tuổi, với một giọng đặc sệt người miền Tây Nam bộ, chân thành, mộc mạc, nói năng chậm rải, nhỏ nhẹ nhưng đôi khi rất thẳng thắn và rõ ràng.


Tác giả cám ơn những quan khách đã đến tham dự buổi ra mắt sách và không quên cám ơn những vị Thầy Cô đã có mặt ngày hôm nay như quý vị Giáo sư Nguyễn Như Hùng, G.S. Loan Anh (hiện đang định cự tại San Jose) ... đã dạy dỗ bà trong thời gian bà học Trung học tại Trường trung học Phan thanh Giản, Cần Thơ vào những năm 1960-1961.


Khi đó bà là một nữ sinh mang một cái tên khác là Trần ngọc Dung chứ không phải là Đặng Mỹ Dung (vì lý do Ba của bà đã đi tập kết năm 1954, bà phải lấy họ ngoại, còn cha thì khai vô danh như bao trẻ em khác có cha mẹ tập kết hay mất tích trong thời gian kháng chiến 9 năm chống Pháp).


Nói về thân phụ của mình là Ông Đặng quang Minh, tác giả phát biểu: “Ông là một người cha tốt, một người chồng rất chung thủy với vợ. Bằng chứng là trong suốt 21 năm, kể từ ngày ông đi tập kết ra Bắc năm 1954, dù có quyền cao, chức trọng ông vẫn ở vậy một mình, không lập gia đình với một phụ nữ nào khác, không giống như đa số các cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc thường gặp phải.”


Cho tới ngày hôm nay, bà chưa gặp một trường hợp nào có người đến tìm bà và cho biết: tôi là chị, là anh, là em cùng cha khác mẹ với bà.


image035Nhà báo Nguyễn Vạn Bình, Nguyệt san Ý Dân, đặt câu hỏi. Hàng ngồi, từ trái: Thẩm phán Phan Quang Tuệ, ông bà Hoàng Cơ Định, ông bà Đỗ Thành Công. HÌNH TƯỜNG LINH/VIỆTTRIBUNE


Điều nhận định thứ hai của bà rất đáng chú ý và gây ra một cuộc chất vấn rất sôi nổi hào hứng của các người tham dự trong phần đặt câu hỏi sau khi hết phần nói chuyện của bà. Đó là bà cho rằng: Trong thời 9 năm kháng chiến chống Pháp, thân phụ của bà là một người yêu nước. Còn sau đó năm 1954, ông bỏ mẹ con bà tập kết ra Bắc theo Cộng Sản, bà không còn liên lạc nữa. Sau đó, đường ai nấy đi. Mẹ bà và các người con còn lại ở miền Nam là người Quốc gia. Ông ra Bắc theo Cộng Sản.


Mặc dù một số người tham dự trong phần đặt câu hỏi không đồng ý với phát biểu của tác giả, cho rằng thân phụ mình là một người yêu nước. Lý do theo họ thân phụ bà không phải là một người yêu nước vì đã tập kết ra Bắc, theo chủ nghĩa Cộng sản, là một đảng viên cao cấp, phục vụ cho một chế độ Cộng Sản gây ra bao nhiêu đau thương chết chóc cho hàng triệu người của hai miền Nam Bắc.


Tác giả đã trả lời từ tốn ôn hoà về quan điểm của mình rằng “trong thời 9 năm kháng chiến chống Pháp, thân phụ của mình là một người yêu nước”. Bà khoanh vùng trong thời gian đó. Đó là giai đoạn lịch sử mà không một người thanh niên Việt yêu nước nào mà không tham gia kháng chiến chống Pháp.


Trước đây, trong cuộc trả lời phỏng vấn của báo Việt Luận bên Úc, bà Đặng Mỹ Dung cho biết tháng 5 năm 1975, ba của bà, ông Đặng Quang Minh, trở về trong chiến thắng của Hà Nội, nhưng cá nhân ông là một chiến bại vì vợ con ông đã sợ cộng sản nên đã bỏ chạy qua Mỹ trước đó hai tuần. Nhưng, bà nói, “Trời thương gia đình tôi nên đưa đẩy cho ba má tôi gặp nhau trên nước Pháp do ông Lê Duẩn bạn chí thân của ba tôi đứng sau lưng giúp đỡ…”


Nhưng khi tới Paris, gặp một vài cán bộ tình báo thì bà mới biết họ đã làm home work kỹ càng về mình, biết chồng bà là sĩ quan tình báo của Hải quân Mỹ làm việc tại Ngũ Giác Đài, là phi công của Hải Quân, “họ muốn làm thân với tôi vì con mồi lớn kia cùng một lúc Hà Nội củng cố lại nội bộ của Việt Kiều Yêu Nước”


Trùm gián điệp CSVN cho tôi công tác để móc nối với gián điệp của họ tại Mỹ... Mọi liên hệ giữa tôi và cán bộ CSVN tại Paris, Mỹ và các nước khác đều được báo cáo với CIA trong những báo cáo tôi trình lên sở này. Vụ án Trương Đình Hùng đã có nhiều báo chí, sách vở nói đến, trong A Thousand Tears Falling tôi cũng có ghi chép lại những chi tiết từ ngày đầu tôi được tình báo CSVN giới thiệu tôi với Trương Đình Hùng cho đến ngày ông ấy bị FBI bắt.”


Bà cũng cho biết sau 30/4/75 bà gặp thân phụ bà ba lần, lần nào bà cũng nói khéo khuyên thân phụ hưu trí tìm ột quốc gia nào khác ở dưỡng già với má bà, “dĩ nhiên không phải là tỵ nạn cộng sản ở Mỹ…” Cả ba lần thân phụ bà đều cho rằng “đó là một ý nghĩ vô cùng ích kỷ. Ông muốn tiếp tục phục vụ đất nước và dân tộc dù biết Đảng của ông đã phản bội ông rồi.”


Trả lời một câu hỏi hôm ra mắt sách tại hội trường Quận hạt Santa Clara là yếu tố nào đã thúc đẩy bà viết Ngàn Giọt Lệ Rơi, bà Đặng Mỹ Dung nói: “Lần cuối cùng gặp ba tôi ở Luân Đôn, tôi có cho ba tôi biết là mấy chục năm qua tôi viết nhựt ký, ba tôi có vẻ ưu tư rồi khuyên tôi nên viết thành sách cho con cháu trong gia đình biết về tổ tiên ông bà chúng nó. Tôi nhớ hoài câu nói ngắn ngủi nhưng thành thật vô cùng của một đảng viên Cộng sản: Con viết dùm cho ba, hoàn cảnh chưa cho phép những người như ba viết hồi ký. Chỉ có chánh phủ mới được viết hồi ký thôi con à!”


Trái với sự tham dự ít ỏi chỉ có gần một trăm người trong buổi ra mắt sách của ông Võ Đại Tôn trước đó một ngày, buổi ra mắt sách của bà Đặng Mỹ Dung vào 1 giờ chiều Chủ nhật 16/5/2010, cũng cùng địa điểm số 70 W. Hedding, hội trường quận hạt Santa Clara đã có hơn 250 người đến tham dự.


Có thể nói đây là một trong những buổi ra mắt sách rất thành công với số lượng người tham dự và số sách được bán ra, khoảng hơn 200 cuốn. Đặc biệt một số ấn bản bằng Anh ngữ hoàn toàn bán hết. [PBT- N.T.]


+++++++++++++++++++++++++++++++


Thương tiếc Đặng Mỹ Dung và ‘Ngàn Giọt Lệ Rơi’


April 2, 2023


Dương Nguyễn


https://www.nguoi-viet.com/tuong-nho/thuong-tiec-dang-my-dung-va-ngan-giot-le-roi/#google_vignette


Nhà văn Đặng Mỹ Dung (Yung Krall) từ giã cõi tạm lúc 7 giờ chiều ngày 23 Tháng Ba năm 2023 tại Thành phố Atlanta, Tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ.


Tác phẩm A Thousand Tears Falling (Ngàn Giọt Lệ Rơi) của bà đã xuất bản hơn 13 năm và đăng tải trên nhiều trang web.


image037Bút ký “A Thousand Tears Falling” (Ngàn Giọt Lệ Rơi) của nhà văn Yung Krall, tức điệp viên CIA Đặng Mỹ Dung. (Hình: Facebook A Thousand Tears Falling)


Nhà văn Đặng Mỹ Dung có bảy anh chị em gồm anh Đặng Văn Khôi, 1937 (đã mất); chị Kim; chị Cương (đã mất); Đặng Mỹ Dung, 1946-2023; Đặng Hải Vân, 1950 (đã mất); Đặng Hòa Bình, 1954; và Đặng Minh Tâm, 1956.


Đa số hồi ký của các nhân vật lịch sử Việt Nam thường viết về thời gian trước Tháng Tư năm 75, và thiếu vắng tác phẩm của phụ nữ. Nhưng bút ký về cuộc đời bà Mỹ Dung đã viết về một giai đoạn chính từ sau Tháng Tư năm 75. Phải chờ giải mật năm 1995 tức là 20 năm sau tác phẩm bằng Anh ngữ “A Thousand Tears Falling” mới được xuất bản.


Ngay khi tác phẩm ra đời, báo chí và các nhà điểm sách Hoa Kỳ đã không tiếc lời khen ngợi. Nhiều độc giả Việt Nam cũng đã mua và đọc nguyên tác Anh Ngữ. Nhưng đa số vẫn còn mong có cơ hội đọc bản Việt ngữ của một câu chuyện thực hết sức bi thương và hấp dẫn.


Phác họa chuyện “Ngàn giọt lệ rơi”


“A thousand Tears Falling” bắt đầu từ ngoại cảnh tại Nhật Bản. Thời gian lúc đó là Tháng Sáu năm 1975, không gian là tại phòng tiếp tân của đại khách sạn Nhật Bản tại Đông Kinh. Tại đây, một hội nghị quốc tế giữa các nước Đông Nam Á đang diễn ra. Ông Đặng Văn Minh là trưởng phái đoàn của nước cộng sản Việt Nam vừa chiến thắng Sài Gòn hai tháng trước, đến dự hội nghị với niềm tự hào và được sự lưu ý của báo chí thế giới.


Tuy nhiên, cũng vào chiều hôm đó tại Đông Kinh, người cán bộ cao cấp của phe cộng sản gặp lại con gái sau 23 năm xa cách. Từ hình ảnh trong đại sảnh của khách sạn quốc tế tại Tokyo, phía trước treo cờ các nước dự hội nghị, có cờ đỏ sao vàng. Hình ảnh vị trưởng phái đoàn rạng rỡ tươi cười mở đầu cuốn phim để tiếp đến hình ảnh hồi tưởng thời kỳ trong chiến khu với cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.


Ông Minh sinh năm 1909 tại Vĩnh Long, đi theo kháng chiến và trở thành nhân viên cao cấp của mặt trận. Năm 1954, ông dẫn con trai lớn 17 tuổi là Đặng Văn Khôi ra Bắc. Vợ ông Minh là bà Trần Thị Phàm và năm con nhỏ ở lại miền Nam. Khi chia tay hẹn hai năm trở lại nhưng thật sự phải hơn 20 năm sau người cộng sản mới vào được Sài Gòn thì lúc đó đã biết bao nhiêu vật đổi sao dời. Người con trưởng theo bố ra Bắc đã trở thành sĩ quan của quân đội nhân dân được gửi đi Nga học về hỏa tiễn phòng không năm 1968. Đến năm 1975, ông Minh trong khi vẫn một lòng trung thành với chế độ và trở nên cán bộ cao cấp ngành ngoại giao thì người con trưởng Đặng Văn Khôi có thái độ chống chiến tranh nên đã bị sa thải khỏi quân đội miền Bắc.


image039Bà Yung Krall, điệp viên CIA Đặng Mỹ Dung. (Hình: vietsu.org)


Tại miền Nam, người con trai thứ của ông bà là Đặng Hải Vân, lúc ông tập kết chỉ có năm tuổi sau này đã trở thành phi công của Không Quân Việt nam Cộng Hòa. Nhưng không may Hải Vân đã bị thiệt mạng trong một phi vụ bay huấn luyện tại Hoa Kỳ lúc 21 tuổi. Chị Đặng Mỹ Dung là con thứ tư của ông bà đã thành hôn với đại úy phi công của Hải Quân Hoa Kỳ tại Sài Gòn và năm 75 gia đình chị đang sống tại Hawaii. Cuộc sống thơ mộng và bình yên của ông Krall và bà Mỹ Dung hoàn toàn thay đổi từ Tháng Tư Đen.


Cũng vào Tháng Tư năm 1975, lúc đó cha của bà Dung là ông Minh đang làm đại sứ cộng sản Hà Nội tại Nga Sô, mẹ của bà và đứa em út thì kẹt ở Sài Gòn. Với bao năm xa cách, với quan niệm về cuộc sống khác biệt, bà Phàm vợ ông Minh không hề có ý muốn ở lại Sài Gòn để chờ đoàn tụ với chồng.


Đặng Mỹ Dung từ Hawaii yêu cầu thiếu tá Krall tìm cách về Sài Gòn đón gia đình bà mẹ qua Mỹ. Khi ông Krall qua Sài Gòn đã lâu mà chưa có tin tức gì, tại Hawaii, bà Đặng Mỹ Dung lo sợ đã nói chuyện trực tiếp qua điện thoại cầu cứu với đề đốc Gaylor, tổng tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương tại Trân Châu Cảng. Lời nói chỉ vắn tắt báo cáo chuyện chồng bà về Sài Gòn để lo cứu gia đình sao chưa thấy qua, nhưng bà nói thêm một tin tức động trời, bà là con gái của đại sứ cộng sản Việt Nam tại Mạc Tư Khoa.


Lập tức guồng máy quân báo của Hải Quân Hoa Kỳ chuyển động và cả FBI lẫn CIA nhập cuộc. Hệ thống tình báo Mỹ ghi nhận ngay đây là một đầu mối vô cùng quan trọng mà tại sao lâu nay không ai biết. Ngay cả lúc hồ sơ thành hôn của vị sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ cũng không ai lưu ý đến mối liên hệ huyết tộc của cô dâu nước Mỹ có đầu mối Hà Nội. Họ cứ tưởng đây chỉ là cô gái thuần túy Sài Gòn.


Tiếp theo khi chuyến bay chở mẹ và em gái út của Đặng Mỹ Dung ra khỏi Việt Nam do CIA Sài Gòn trực tiếp sắp đặt thì một khế ước bất thành văn đã bắt đầu. Mỹ Dung nợ khối tình báo Mỹ một yêu cầu. Cuộc đời điệp viên khởi sự. Khi bà Minh đã yên ổn tại Hoa Kỳ thì hơn 60 ngày sau Mỹ Dung dắt con nhỏ qua Nhật Bản thăm thân phụ đã hơn 20 năm xa cách. Guồng máy tình báo của thế giới tự do mở chiến dịch để Con Chim Xanh với Ngàn Giọt Lệ lên đường công tác.


Hơn 20 năm qua, lúc thân phụ ra đi, cô là đứa bé con. Giờ đây, đứa cháu ngoại lai Mỹ xinh đẹp mắt mở to nhìn người đàn ông xa lạ mà e ngại. Cuộc gặp gỡ riêng tư nhưng hết sức khách sáo. Cả cha con đều phải đóng kịch dù rằng trong lòng như lửa đốt. Trước khi chia tay, ông Minh nói nhỏ với con gái là sẽ thu xếp để gặp lại người vợ cũ là bà Phàm hiện đã di tản qua Hoa Kỳ.


Sau cuộc gặp gỡ lần đầu tiên vào Tháng Sáu năm 1975, cuộc đấu tranh chiến tranh chính trị, tình báo và ngoại giao giữa hai cha con bắt đầu. Một bên là Việt Nam cộng sản đã thống nhất và một bên là guồng máy tình báo Hoa Kỳ. Cả hai bên đều tìm cách mua chuộc lẫn nhau. Cuốn phim Ngàn Giọt Lệ Rơi thực sự sẽ có cả hàng trăm phân cảnh hết sức độc đáo để dàn dựng.


Chiến tranh tình báo


Ông Đặng Quang Minh về báo cáo lên bộ chính trị và được Lê Duẩn đồng ý cho phép qua Paris gặp lại vợ con. Phía Hoa Kỳ, Hoa Thịnh Đốn đã cho phép CIA giúp đỡ hai mẹ con bà Minh qua Pháp để bắt nhịp cầu làm việc trực tiếp với tòa đại sứ cộng sản Việt Nam tại Paris. Tình báo Mỹ chấp nhận nhập cuộc.


Tuy nhiên, cuộc đấu tranh chính trị giữa cộng sản và Hoa Kỳ đã trở thành một mối xung đột và mâu thuẫn trong nội bộ gia đình họ Đặng, vượt ra khỏi tầm tay của những thế lực đằng sau từ cả hai bên. Ông Minh hết lòng thuyết phục bà vợ tào khang trở về với một đất nước nay đã thanh bình, độc lập, thống nhất và hoàn toàn chiến thắng. Ông thề thốt lấy cả cuộc đời ra để bảo đảm cho sự an toàn của bà và người con út cùng đi với bà. Nhưng bà Minh vẫn còn dè đặt và sau cùng quyết định ở lại Hoa Kỳ. Một quyết định sáng suốt mà sau này bà vẫn cho là hết sức may mắn.


Giáng Sinh năm 1977, Hà Nội chấp thuận cho ông Minh xuất ngoại để gặp bà Minh lần cuối khi bà đang mắc bệnh nan y. Trong hai tuần lễ sống bên cha, cả hai chị em bà Mỹ Dung thuyết phục ông Minh đi Mỹ nhưng không thành công. Cuộc tranh luận, phân giải trong gia tộc với nghĩa phu thê, và tình cha con của một gia đình Quốc Cộng đã kéo dài suốt mùa Giáng Sinh tại thủ đô sương mù London năm 1977. Ông Minh đã dành cả cuộc đời đi theo con đường của ông, đêm nằm trằn trọc cùng phòng với đứa cháu ngoại thân yêu.


Bà Minh suốt thời gian nghe con gái và chồng tranh luận mệt nhoài nên đã nói những lời sau cùng trước khi chia tay đôi ngả. Bà yêu cầu chồng và các con chấm dứt tranh luận, cãi cọ qua lại về chính trị, về chủ thuyết, và tương lai. Hãy ngồi với nhau lần cuối trong tình huyết tộc rồi đường ai nấy đi. Cuộc chia tay của hai phe đấu tranh chiến tranh chính trị trong một gia đình bây giờ chỉ còn toàn nước mắt của “Ngàn Giọt Lệ Rơi.”


Bà Minh sống với vợ chồng con gái là Đặng Mỹ Dung. Khi được tin chồng chết, bà không muốn về chịu tang dưới nghi lễ của Đảng Cộng Sản. Một lòng kiên quyết, bà muốn để cho chồng đi trọn con đường ông lựa chọn. Ông chết trong lòng đất quê hương, nơi có mộ phần con trai út của ông là sĩ quan miền Nam. Bà Minh qua đời khi nước Mỹ bước vào thế kỷ thứ 21. Có thể ngày nay ông bà đã cùng những người con trai phục vụ cho hai miền đất nước đang đoàn tụ ở một nơi không còn khác biệt về ý thức hệ.


Cuốn sách A Thousand Tears Falling hiện được một số giáo sư Hoa Kỳ dùng để dạy cho các trường Trung Học. Tác phẩm Ngàn Giọt Lệ Rơi đến tay độc giả Bắc California cùng với chương trình 35 năm nhìn lại tại San Jose vào Tháng Năm năm 2010.


++++++++++++++++++++++++++++++


Báo An ninh Quốc phòng trong nước viết về Yung Krall:


Lật lại hồ sơ ‘vụ án gián điệp’ của một người Việt tại Hoa Kỳ


Thứ tư, 02/07/2014, 10:20 (GMT+7)


(An Ninh Quốc Phòng) - Năm 1978, một vụ án gián điệp được Tòa án Liên bang Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đem ra xét xử đã gây xôn xao dư luận quốc tế cũng như tại Việt Nam. Đứng trước vành móng ngựa là một thanh niên người Việt, 33 tuổi, bị cáo buộc làm gián điệp cho Việt Nam. Một bản án 15 năm tù đã được tuyên sau phiên xử.


image041Ông Trương Đình Hùng, người áo đen, bị nhân viên FBI áp giải ra tòa. Nguồn ảnh: Internet


Trải qua những năm tháng tù đày rồi trôi nổi sang châu Âu, châu Á với những thăng trầm trong cuộc sống. Có khi ông quay về quê nhà, làm việc tại Hà Nội với vai trò một nhân viên của Liên Hiệp Châu Âu. Người thanh niên đó không hề xa lạ với công chúng miền Nam trước đây.


Ông chính là Trương Đình Hùng (vừa qua đời sáng 26.6.2014, tại Penang-Malaysia), con trai trưởng của luật sư Trương Đình Dzu – một chính khách mà tên tuổi được xếp vào hàng đầu trên chính trường miền Nam dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Trước khi đi vào chi tiết vụ án ly kỳ này, chúng ta thử tìm hiểu luật sư Trương Đình Dzu là một nhân vật như thế nào để xem ông ta có ảnh hưởng gì đến việc làm của con trai mình không?


Sơ lược tiểu sử luật sư Trương Đình Dzu


Luật sư Trương Đình Dzu sinh năm 1917 tại Bình Định trong một gia đình danh gia, vọng tộc. Ngay từ nhỏ ông đã được gởi ra Hà Nội theo học Trường Lycée Sarraut. Sau khi tốt nghiệp bậc trung học, ông đã theo học khoa Luật của Trường Đại học Đông Dương.


Ra trường, luật sư Trương Đình Dzu được bổ làm Tri huyện, nhưng rồi ông lại bỏ vào Cần Thơ hành nghề. Năm 1945, ông về Sài Gòn và mở tổ hợp luật sư.


Trong tổ hợp này, ngoài ông ra, còn có hai luật sư tên tuổi khác là Nguyễn Hữu Thọ (về sau là Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam) và Trần Văn Khiêm (em trai bà Ngô Đình Nhu, tức là Trần Lệ Xuân).


Nhiều người cho rằng, chính vì có thời gian hợp tác với LS Nguyễn Hữu Thọ, nên ít nhiều ông Trương Đình Dzu cũng chịu ảnh hưởng phần nào tinh thần đấu tranh và đường lối hoạt động chính trị của ông Thọ.


Năm 1967, ông Trương Đình Dzu trở thành một nhân vật nổi tiếng khi ra tranh cử Tổng thống trong một cuộc đầu phiếu bị dư luận trong và ngoài nước cho là gian lận từ phía liên danh cầm quyền (Nguyễn Văn Thiệu – Nguyễn Cao Kỳ). Cuộc đầu phiếu này có tất cả 11 liên danh ra tranh cử. Đứng phó cho ông Dzu là Trần Văn Chiêu, và liên danh này tranh cử dưới tên gọi Liên danh Bồ Câu.


Ông Trương Đình Dzu đã công khai bày tỏ lập trường của mình trong suốt thời gian vận động tranh cử. Ông kêu gọi chấm dứt chiến tranh, ngưng oanh tạc miền Bắc và sẵn sàng thương thuyết với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMN). Kết quả, Liên danh Bồ Câu đã về nhì với 17% phiếu bầu, đứng sau Liên danh Nguyễn Văn Thiệu – Nguyễn Cao Kỳ.


Ngay sau khi cuộc bầu cử hạ màn, LS Trương Đình Dzu đã bị phe cầm quyền bắt giam với tội danh thân cộng sản. Nhưng thật ra, họ muốn loại bỏ một đối thủ chính trị sáng giá đang được đông đảo quần chúng ngưỡng mộ, như là một chướng ngại vật ngăn cản bước tiến của họ.


Ông Trương Đình Dzu ngồi tù cho đến tháng 4/1975. Khi Nguyễn VănThiệu trao quyền Tổng thống VNCH cho ông Trần Văn Hương, ông Hương đã ra lệnh trả tự do cho ông Dzu chỉ mấy ngày trước khi chế độ Sài Gòn sụp đổ. Năm 1991, ông Trương Đình Dzu qua đời, hưởng thọ 74 tuổi.


Trương Đình Hùng, trái tim nối dài của Trương Đình Dzu


Là con trai đầu lòng của LS Trương Đình Dzu, ông Trương Đình Hùng sinh năm 1945 tại Sài Gòn. Sau khi tốt nghiệp THPT, năm 1965, ông Hùng sang Mỹ du học.


Theo nhiều bạn bè thân thiết của ông, ngay từ thời trai trẻ, ông Hùng đã tỏ ra có cảm tình đặc biệt với chính quyền Hà Nội và một bầu nhiệt huyết với MTDTGPMN. Điều này chắc chắn ông Trương Đìng Hùng đã chịu ảnh hưởng từ cha mình và các bác, các chú trong tổ hợp luật sư.


Những tình cảm thiêng liêng này không chỉ được ông bày tỏ trong lời nói, thái độ mà còn là những hành động thiết thực. Ví như, trong thời kỳ hòa đàm Paris đang diễn ra tại Pháp. Ông Trương Đình Hùng và một số bạn bè tâm huyết của ông đã hết lòng ủng hộ hai phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) và MTGPMN bằng khả năng có được của mình.


Câu chuyện bắt đầu từ năm 1978, một phụ nữ người Mỹ, gốc Việt có tên là Đặng Mỹ Dung (tên Mỹ là Yung Krall), nguyên là con gái của một viên chức ngoại giao thuộc MTGPMN tại Liên Xô.


Trong những năm chiến tranh, bà Dung ở lại Việt Nam và hiếm khi có được liên lạc với cha. Sau đó, bà Dung kết hôn với một sĩ quan Mỹ, làm việc cho cơ quan tình báo hải quân Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Nhờ đó, bà Dung Krall được sang Mỹ định cư và trở thành nhân viên của Cục Điều Tra Liên Bang (FBI).


Chẳng biết xuất phát từ đâu, nhưng không loại trừ khả năng vì tiền như sau này bà ta đã làm. Bà Yung Krall đã tố cáo với cơ quan tình báo CIA, rằng Trương Đình Hùng là điệp viên, đang hoạt động cho Việt Nam.


Bằng chứng mà bà Yung đưa ra là 2 văn kiện tối mật của Bộ Ngoại giao Mỹ, do một người Mỹ tên là Donald Humphrey, nhân viên làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ trao tay cho ông Trương Đình Hùng. Ông Donald Humphrey làm việc này vì ông ta có người vợ Việt còn ở tại Việt Nam và hy vọng sẽ nhờ ông Hùng tìm cách giúp cho đoàn tụ.


CIA đã vào cuộc ngay sau lời tố cáo của bà Dung Krall. Kết quả điều tra cho thấy lời tố cáo của người đàn bà nguy hiểm này không phải là không có cơ sở. Tuy nhiên, một vấn đề được đặt ra là Trương Đình Hùng nhận lệnh từ ai? Ông ta có phải là điệp viên của tình báo Việt Nam hay không?


Theo những bạn bè sát cánh lâu năm của ông Hùng, thì ông ta là một con người đầy cá tính, luôn hành xử theo mệnh lệnh của trái tim và tất cả đều là tự nguyện chứ không do một tổ chức nào cài đặt cả.


Tuy nhiên, hệ quả của vụ việc đã khiến một viên chức ngoại giao của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc bị trục xuất ra khỏi đất Mỹ. Còn bản thân ông Trương Đình Hùng thì nhận bản án 15 năm tù!


Ông Hùng thi hành án được 7 năm 4 tháng thì được trả tự do với điều kiện phải ra khỏi nước Mỹ. Năm 1986, ông Trương Đình Hùng sang Hà Lan sinh sống. Mấy năm sau ông lại quay về châu Á, có khi ở Hà Nội với tư cách nhân viên của Liên Hiệp châu Âu.


Mọi việc đã được thời gian cho vào quên lãng, và ông Trương Đình Hùng vẫn âm thầm sống với những thăng trầm của riêng mình.


Bỗng dưng vào khoảng năm 1990-1991, nó lại được khươi bùng trở lại trong dư luận khi bà Yung Krall tung ra cuốn sách “Một ngàn giọt lệ” do bà viết về vụ án gián điệp Trương Đình Hùng dưới dạng một nửa hồi ký, một nửa tiểu thuyết rẻ tiền, với đầy rẫy những chi tiết hư cấu.


Dư luận trong cộng đồng người Việt cho rằng, bà Yung Krall sau khi bị lộ và không còn làm việc cho FBI, bà ta đã đòi CIA trả một số tiền cho công lao của mình. Đòi hỏi trên đã không được đáp ứng khi miếng chanh đã được vắt hết nước. Thế là bà Yung tung ra cuốn sách trên vừa để kiếm tiền, vừa kiếm danh.


Bây giờ thì ông Trương Đình Hùng đã thành người thiên cổ. Những hư, thực ở đời được ông mang theo vào lòng đất, chẳng khác nào: “Thị phi thành bại chuyển đầu không”!


(Theo Một Thế Giới – báo trong nước)
13 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 959)
We had the privilege of joining the prestigious 'World Korean Business Convention' last October 11-14, 2023. This international event served as a vital platform for global business collaboration, innovation, and empowerment. We embraced the opportunity to connect with industry leaders, visionaries, artists, and aspiring business leaders.
30 Tháng Mười 2023(Xem: 554)
LITLE SAIGON – Một tin nhắn gởi đến cho chúng tôi vào giấc trưa Thứ Hai 30/10/2023 cho biết Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Marc Knapper đến thăm Thương xá Phước Lộc Thọ tọa lạc số 9200, Đại lộ Bolsa Thành phố Westminster, Quận Cam Nam California vào lúc 2 giờ trưa ngày 30 tháng 10 năm 2023.
26 Tháng Chín 2023(Xem: 370)
08 Tháng Chín 2023(Xem: 403)
23 Tháng Tám 2023(Xem: 1860)
Vanessa Hồng Vân Đặc phái viên Văn Hóa Online 24/8/2023 - Thư Viện & Viện Bảo Tàng Richard Nixon - 18001 Yorba Linda Blvd, Yorba Linda, CA 92886 - Ban giám đốc gặp gỡ báo chí Việt ngữ - Giới thiệu ‘tour’ thăm viếng các di tích lịch sử - 21 tháng 8 năm 2023