Bắc Kinh đòi Mỹ ngưng hoạt động quân sự ở “vùng biển mà họ tuyên bố chủ quyền”

04 Tháng Giêng 20227:23 SA(Xem: 3554)

VĂN HÓA ONLINE – HOÀNG SA TRƯỜNG SA - THỨ BA 04 JAN 2022

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com

image006

Bắc Kinh đòi Mỹ ngưng hoạt động quân sự ở “vùng biển mà họ tuyên bố chủ quyền” (*)


HÒA ĐẶNG


1/1/2022


(PLO)- Trung Quốc thúc giục Mỹ ngừng gửi tàu và máy bay đến Biển Đông trong bối cảnh quân đội hai bên mới đây đã nối lại các cuộc đàm phán về an toàn hàng hải.


Tờ South China Morning Post dẫn lời người phát ngôn quân đội Trung Quốc - đại tá Đàm Khắc Phi (Tan Kefei) – ngày 30-12-2021 cho biết Bắc Kinh đã thúc giục Mỹ ngừng gửi tàu và máy bay đến Biển Đông.


Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh quân đội hai bên hồi tháng 12-2021 đã nối lại các cuộc đàm phán về an toàn hàng hải.


image007Trung Quốc đòi Mỹ ngừng đưa chiến hạm, chiến đấu cơ tới Biển Đông. Ảnh minh họa: HẢI QUÂN MỸ


Ông Đàm xác nhận các quan chức hải quân và không quân thuộc quân đội nước này đã gặp những người đồng cấp thuộc Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ từ ngày 15-12-2021 đến ngày 17-12-2021.


Theo ông Đàm, nội dung cuộc gặp theo hình thức trực tuyến xoay quanh Hiệp định tham vấn hàng hải quân sự (MMCA), vốn được thiết kế để tăng cường an toàn hàng hải quân sự và giảm thiểu rủi ro giữa lực lượng Mỹ và Trung Quốc, gồm cả ở Biển Đông.


Trong cuộc họp báo hôm 30-12-2021, ông Đàm cho biết "giải pháp cơ bản" để ngăn ngừa rủi ro xung đột là Mỹ ngừng các hoạt động ở "vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền".


"Các cuộc tập trận và do thám liên tục, sâu rộng của các tàu và máy bay quân sự Mỹ cũng như các hoạt động khiêu khích thường xuyên của họ là nguồn gốc của những rủi ro an ninh trên biển và trên không giữa hai nước" – ông Đàm nêu quan điểm của Trung Quốc.


"Việc Mỹ ngừng các hoạt động hải quân và trên không là giải pháp cơ bản cho các vấn đề an ninh quân sự Trung-Mỹ" – người phát ngôn nói thêm.


Ông Đàm tiếp đó chỉ trích việc Mỹ đóng tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân cho Úc và mở rộng hiện diện quân sự trên khắp thế giới.


Theo South China Morning Post, quân đội Mỹ, Trung Quốc gặp nhau thường xuyên trong khuôn khổ MMCA kể từ năm 1998, nhưng cuộc họp dự kiến vào năm 2020 đã bị hủy bỏ.


Vào thời điểm đó, Mỹ cáo buộc Trung Quốc từ chối vào phút chót, ngược lại hải quân Trung Quốc nói rằng người Mỹ đã bóp méo sự thật khiến nước này không còn muốn dự MMCA.


Tại cuộc họp năm 2021, quân đội hai nước đã xem xét việc thực hiện Quy tắc ứng xử vì an toàn hàng không và hàng hải, được ký kết vào năm 2015 và thảo luận “các biện pháp cải thiện an toàn hàng hải của quân đội Mỹ- Trung”.


Trong thông cáo trước đó, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ mô tả MMCA có vai trò như một "hàng rào bảo vệ" làm giảm nguy cơ đụng độ quân sự trên không và trên biển, đồng thời giúp hai nước quản lý cạnh tranh một cách có trách nhiệm.


Theo tổ chức Sáng kiến Theo dõi Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) - tổ chức có trụ sở tại Bắc Kinh, Mỹ trong năm 2021 đã thực hiện 1.200 phi vụ trinh sát trên Biển Đông, South China Morning Post đưa tin.


Ngoài trinh sát cơ, quân đội Mỹ năm qua đã 13 lần điều nhóm tác chiến tàu sân bay và nhóm tác chiến đổ bộ vào Biển Đông.

21 Tháng Mười 2018(Xem: 7871)
Hai máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã tiến gần các điểm đảo nhân tạo do Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông hôm 16/10/18, CNN dẫn thông báo từ Lực lượng Không quân Thái Bình Dương.
11 Tháng Mười 2018(Xem: 8499)
Hôm thứ Ba (02/10/2018), quân đội Úc đã bắt đầu một cuộc diễn tập quân sự đa phương kéo dài hai tuần trên Biển Đông cùng với các đối tác đến từ Singapore, Malaysia, New Zealand và Anh quốc.
18 Tháng Chín 2018(Xem: 7862)
Theo thông báo của Hải Quân Nhật, ngày 13/09 vừa qua, tàu ngầm Kuroshio trên đường đến thăm Việt Nam, đã tham gia tập trận ở Biển Đông cùng với 5 phi cơ và 3 khu trục hạm
12 Tháng Tám 2018(Xem: 8269)
"Chúng tôi là máy bay hải quân Hoa Kỳ, tiến hành các hoạt động hợp pháp bên ngoài không phận của bất kỳ quốc gia ven biển nào. Trong việc thực hiện các quyền được luật pháp quốc tế bảo vệ, chúng tôi đang hoạt động phù hợp với quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia."
02 Tháng Tám 2018(Xem: 8804)
Tài liệu của CIA ghi nhận Bắc Kinh và Sài Gòn đều đòi chủ quyền Hoàng Sa, và có sự hiện diện quân sự tại đây từ giữa thập niên 1950. Trung Quốc chiếm Nhóm Tuyên Đức ở phía bắc, còn Nam Việt Nam chiếm Nhóm Nguyệt Thiềm ở phía nam.
08 Tháng Bảy 2018(Xem: 9929)
Trung Quốc đang lặng lẽ thử nghiệm các thiết bị tác chiến điện tử mới được lắp đặt tại các tiền đồ ở Biển Đông, theo kênh CNBC của Hoa Kỳ. Một nguồn tin tình báo xin được giấu tên cho CNBC biết đây là lần đầu tiên Trung Quốc thử nghiệm tác chiến điện tử kể từ khi đem các thiết bị này ra các tiền đồn ở quần đảo Trường Sa.
07 Tháng Sáu 2018(Xem: 9772)
Sau khi lớn tiếng đả kích Mỹ « xâm phạm chủ quyền và chuyển vũ khí tấn công » vào Biển Đông, Trung Quốc dường như đã đem hệ thống tên lửa bố trí trên đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa, đi nơi khác hoặc cất giấu, theo bản tin CNN ngày 06/06/2018.