VĂN HÓA ONLINE – HOÀNG SA TRƯỜNG SA - THỨ HAI 17 JAN 2022
Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về: lykientrucvh@gmail.com
Chiến hạm Đức Bayern ghé cảng Sàigon, Tàu ngầm nguyên tử Mỹ ghé cảng Guam
Đón chiến hạm Đức Bayern trên sông Saigon trong mùa Covid-19. Ảnh Độc Lập/TNO
Chiến hạm Đức Bayern tiến vào cảng Nhà Rồng Sàigon. Ảnh Độc Lập
Các thủy thủ đứng dàn hàng dọc trên chiến hạm Đức Bayern chào Saigon. Ảnh: Độc Lập
Pháo hạm trên chiến hạm Đức Bayern. Ảnh Độc Lập.
Một hoạt động của thủy thủ Đức trên chiến hạm đánh dấu thời điểm thả neo
Các thùy thủ thả neo bên cạnh là vũ khí trên chiến hạm. Ảnh Độc Lập.
Tùy viên quân sự Đại sứ quán Đức Daniel Schneider (trái) và Đại sứ Đức - TS. Guido Hildner có mặt tại cảng đón chiến hạm Bayern.
chiến hạm Đức Bayern là một trong 4 chiến hạm thuộc lớp Brandenburg, được đưa vào hoạt động năm 1996.
Dàn phóng tên lửa diệt hạm Exocet (Pháp), tương lai thay bằng Harpoon của Mỹ
Với 232 thủy thủ trên tàu, khinh hạm khởi hành từ quân cảng Wilhelmshaven (Lower Saxony, Đức) đến khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific)
Cận cảnh trực thăng săn ngầm loại Sea Lynx của tàu
Chiến hạm Bayern chủ yếu thực hiện nhiệm vụ săn ngầm, nhưng cũng có thể được triển khai cho các nhiệm vụ khác và phòng không
Hiện tàu trực thuộc Hạm đội khinh hạm số 2, đóng tại quân cảng Wilhelmshaven, cũng là cảng nước sâu duy nhất của Đức
Thuyền trưởng Tilo Kalski dẫn đầu phái đoàn đại diện Chiến hạm Bayern xuống cảng Saigon
Đại diện của Bộ Tư lệnh Vùng 2 thuộc Bộ Quốc phòng VN và đại sứ quán, tổng lãnh sự quán Đức đón Chiến hạm Bayern. Ảnh Độc Lập/TNO
08/01/2022 Thanh Niên Online
Trả lời Thanh Niên, Thuyền trưởng Tilo Kalski cho hay, trong chuyến đi đánh dấu sự quay lại Biển Đông lần đầu tiên của chiến hạm Đức Bayern gần 2 thập niên, Chiến hạm Bayern không gặp phải bất kỳ sự cố đặc biệt hoặc bất thường nào.
Lễ đón chiến hạm Bayern tại cảng Nhà Rồng sáng ngày 6.1.2022. Ảnh Độc lập
Trong khuôn khổ sứ mệnh lần này, đến nay chiến hạm Bayern đã hai lần đi qua Biển Đông. Lần đầu tiên từ Hàn Quốc đến Singapore, và lần thứ hai là từ Singapore đến cảng saigon.
Vùng biển không quen thuộc
Từ khi rời cảnh nhà Wilhelmshaven đến nay, chiến hạm Bayern (trong hạm đội khinh hạm Đức) từng bị một tàu chiến Trung cộng bám theo trong quá trình khinh hạm Đức tham gia sứ mệnh theo dõi việc thi hành nghị quyết cấm vận của Liên Hiệp Quốc đối với Bắc Hàn tại biển Hoa Đông.
Mặt khác, trong hai lượt đi qua Biển Đông, chiến hạm Bayern không phát hiện có tàu Trung cộng đi theo (Tầu cộng không muốn gây chuyện với Đức), “ít nhất là trong tầm quan sát của chúng tôi”, theo Thuyền trưởng Kalski.
Cũng theo thuyền trưởng Đức, so với các sứ mệnh tại Địa Trung Hải hoặc ngoài khơi Sừng Châu Phi, sứ mệnh lần này của chiến hạm Bayern chủ yếu tham gia các hoạt động ngoại giao.
“Chiến hạm Bayern di chuyển qua các vùng biển không quen thuộc. Thiếu đi sự hỗ trợ của các cấu trúc trong khuôn khổ một lực lượng đặc nhiệm hoặc sứ mệnh như từng thực hiện trước đây, Hải quân Đức trên cuộc hành trình này hoàn toàn dựa vào sự hỗ trợ của các đối tác”, Hạm trưởng Kalski cho biết.
Thuyền trưởng Tilo Kalski, chỉ huy khinh hạm Bayern đang thăm TP.Hồ Chí Minh
độc lập
Tàu Bayern thuộc lớp Brandenburg, được đưa vào biên chế Hải quân Đức năm 1996. Tàu được trang bị nhiều vũ khí, khí tài hiện đại như pháo Oto Melara 76 mm, hai pháo bắn nhanh Mauser BK-27 27 mm, các hệ thống tên lửa phòng không, chống tàu, chống ngầm và tác chiến điện tử. Tàu được trang bị hai trực thăng Sea Lynx do Anh sản xuất.
Lớp tàu Brandenburg chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ chống ngầm, nhưng cũng đóng góp các sứ mệnh phòng không, chỉ huy chiến thuật của các hạm đội, chống tàu, tác chiến điện tử.
Chiêm ngưỡng tàu hộ vệ Bayern của hải quân Đức vừa cập cảng Nhà Rồng
Chuyến đi xác lập quan điểm
apore.
Phó đô đốc Kay-Achim Schonbach Hải quân Đức.
Qua hành trình của chiến hạm Bayern, nước Đức muốn nhấn mạnh giá trị pháp lý mang tính phổ quát của Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982 cũng như ý nghĩa của tự do hàng hải. “Đi qua Biển Đông là một phần trọng tâm của chuyến hành trình này”, TS.Guido Hildner, Đại sứ Đức tại Việt Nam, nhấn mạnh.
Trước câu hỏi của Thanh Niên về việc liệu sứ mệnh của chiến hạm Bayern có đại diện cho sự chuyển biến trong chiến lược an ninh chung của EU về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hay không, Đại sứ Hildner cho biết: “Câu trả lời của chúng tôi là có”.
TS. Guido Hildner, Đại sứ Đức. Ảnh Độc Lập
Ông cho hay, tháng 9.2020, chính phủ liên bang Đức thông qua Định hướng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đóng vai trò chiến lược trong chính sách an ninh của Đức.
“Chúng tôi luôn hiểu rằng chiến lược của chúng tôi vào tháng 9.2020 là cú hích, tạo ra chiến lược chung của EU. Đến tháng 10.2020, EU công bố chiến lược của khối, cụ thể là Định hướng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, theo TS. Hildner. Và chuyến thăm của chiến hạm Bayern cũng nằm trong khuôn khổ chiến lược chung của cả khối.
Với quan điểm của Berlin là mong muốn hợp tác với tất cả các bên, Đại sứ Đức cũng xác nhận Trung Quốc có nhiều lĩnh vực mà Đức muốn hợp tác. Tuy nhiên, Trung Quốc không thể vượt qua luật lệ. Trung Quốc phải tuân thủ tất cả luật lệ như là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, UNCLOS 1982. Và Đức luôn muốn hợp tác với Trung Quốc trên cơ sở luật lệ, Đại sứ Hildner nói.
Sau khi rời cảng Sàigon ngày 9.1, chiến hạm Bayern sẽ cùng huấn luyện liên lạc và phối hợp (PASSEX) với Vùng 2 Hải quân. Qua đó, hai bên sẽ thực hiện một số khoa mục thiết lập thông tin liên lạc, di chuyển theo đội hình nhằm nâng cao hiểu biết lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ trên biển.
Tàu ngầm nguyên tử Mỹ ghé cảng Guam
17/01/20220 Thanh Niên Online
Đây là chuyến thăm đầu tiên của một tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo đến Guam kể từ năm 2016 và là chuyến thăm thứ 2 được công bố kể từ thập niên 1980.
Tầu ngầm nguyên tử USS Nevada (lớp Ohio) đến đảo Guam ngày 15.1.2022. dvids
Một trong những vũ khí mạnh mẽ nhất của Hải quân Mỹ vừa có chuyến làm việc hiếm hoi đến đảo Guam, gửi thông điệp đến các đồng minh cũng như đối phương giữa bối cảnh cạnh tranh ảnh hưởng gia tăng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific).
Thông tin trên được Đài CNN dẫn lời giới phân tích cho hay vào ngày 17.1. Theo đó, Tầu ngầm nguyên tử USS Nevada (lớp Ohio) chạy bằng năng lượng hạt nhân, mang theo 20 tên lửa đạn đạo Trident và hàng chục đầu đạn hạt nhân đã đến căn cứ Hải quân Mỹ ở đảo Guam vào ngày 15.1.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của một tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo đến Guam kể từ năm 2016 và là chuyến thăm thứ 2 được công bố kể từ thập niên 1980.
“Chuyến thăm cảng củng cố hợp tác giữa Mỹ và các đồng minh trong khu vực, thể hiện năng lực, sự linh hoạt, sẵn sàng và cam kết tiếp tục đối với an ninh và ổn định trong khu vực Indo-Pacific”, theo thông cáo của Hải quân Mỹ.
Sự di chuyển của 14 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Hải quân Mỹ thường được giữ tối mật. Hoạt động bằng năng lượng hạt nhân có nghĩa là các tàu có thể ở dưới nước suốt nhiều tháng và chỉ giới hạn bởi nguồn cung ứng cần thiết nhằm duy trì đội ngũ hơn 150 thủy thủ.
Hải quân Mỹ cho hay các tàu ngầm lớp Ohio trung bình ra biển khoảng 77 ngày trước khi về cảng 1 tháng để bảo trì và tiếp tế.
Sự bí mật của các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo giúp chúng trở thành một phần sống còn quan trọng nhất trong bộ 3 hạt nhân, với 2 phần còn lại là các tên lửa đạn đạo trên đất liền ở Mỹ và các oanh tạc cơ hạt nhân như B-2 và B-52.