Hoàng Sa trên tạp chí Phổ Thông, Hà Nội, số 27 tháng 5, 1954

18 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 14229)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA-CALIF.,” THỨ BẨY 20 SEP 2014

Thứ 4, Ngày 17.09.2014

Hoàng Sa du ký 1954 - Kỳ 1:

Đường ra đảo xa

TT - Dưới đây là bài bút ký Ba tháng trên hoang đảo đăng trên tạp chí Phổ Thông, xuất bản tại Hà Nội, số 27 tháng 5-1954.

image040

Trang bìa tạp chí Phổ Thông số 27, tháng 5-1954 và Hai trang trong bút ký Hoàng Sa năm 1954 - Ảnh: Lại Nguyên Ân sao chụp

Bút ký này của tác giả Mạnh Thư, được đăng ở số gần như là cuối cùng của Phổ Thông, kể về chuyến đi biển của mình hồi cuối năm 1953 và ba tháng sống trên quần đảo Hoàng Sa, khi đó do quân đội quốc gia VN cai quản.

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân sưu tầm và giới thiệu cùng bạn đọc.

Tôi tình nguyện xin đi Hoàng Sa để biết cho tường tận ở đảo bé nhỏ mà người ta đã nói đến từ một câu sấm truyền “Bao giờ sen mọc bể Đông...” đến câu chuyện rất mới quân đội Trung Hoa đỏ muốn tranh chấp trên... mặt báo!

Muốn ra Hoàng Sa phải đến Đà Nẵng (Tourane). Từ Hà Nội dùng đường hàng không VN, đi ôtô xuống Cát Bi rồi lên máy bay vô Nam.

Tôi tạm biệt đô thành một ngày gió bấc. Máy bay bốn động cơ từ Hong Kong ghé lại, gần 13g trưa mới cất cánh. Nữ chiêu đãi viên phát bông nút tai và ân cần đưa chăn len cho từng hành khách. Dừng lại ở phi trường Phú Bài (Huế) chừng 15 phút, máy bay lại vội vã lên đường, trốn một cơn mưa sắp tới.

Xuống Đà Nẵng, tôi vẫn giữ y phục len trong khi người ta còn mặc quần áo trắng cộc. Thời tiết đã khác hẳn. Từ 18-11 là ngày bỏ Hà Nội, đến 23-11 mưa gió tơi bời, một chốc ngớt rồi lại mưa tầm tã, nhiều nhất về đêm. Tôi nóng lòng muốn ra ngay đảo nhưng ngày lại ngày vẫn không có tin gọi.

Cho tới chiều 23 mới thấy tùy phái đến báo sửa soạn mai sớm ra tàu. Tối hôm đó, tuy ngoài trời còn rả rích, tôi cũng cố bắt nghe tin tức khí tượng. Đài Pháp Á báo: “Trung Hải còn gió mạnh, biển nhăn sóng nhưng đã yếu dần” (Trung Hải: biển miền Trung Việt Nam).

Sáng sớm 24-11, lội những vũng nước mưa ngập lúc tối, ra bến thì xuồng máy đã chờ, đón khách ra tàu, thông báo hạm L.G. Chuyến đi này khá đông, một trung đội Việt binh đoàn ra thay trung đội cũ ngoài Hoàng Sa, lại còn binh sĩ ra cù lao Ré (ngang Quảng Ngãi).

Ra khỏi núi Tiên Sa, sóng xanh cuồn cuộn, con tàu say nghiêng ngả. Chả mình tôi, anh em binh sĩ cũng say sóng, nôn thốc tháo. Gió nổi mạnh, sóng tràn qua boong. Hòm xiểng xếp trên boong nếu không chằng kỹ dây chão chắc chắn rớt xuống biển đến hết mỗi khi tàu tròng trành. Tôi không còn mấy sức lần ra thành tàu, đành ngồi tại chỗ mà nôn ọe.

Một thủy binh dìu tôi vào phòng thuốc, dưới trời mưa tầm tã, trên boong tàu lạnh, vì sóng vì gió vì mưa, anh kêu người khán hộ cho tôi thuốc. Phòng sát buồng máy.

Tôi có cảm tưởng vào hỏa ngục, phần thì tiếng động cơ ầm ầm, phần thì hơi lửa sừng sực, đầu nặng mà dưới chân tàu lảo đảo, không khí thật ngạt thở. Tôi nuốt không hai viên thuốc Nautamine, người thủy thủ lại xốc nách đưa tôi ra và an ủi: “Không sao đâu, ngoài trời có gió anh sẽ dễ chịu trong chốc lát”.

Tôi cảm ơn, lại ngồi phệt trên mặt hòm, bám hai tay vào cạnh hai hòm khác cho khỏi mất thăng bằng, mỗi khi tàu xiêu lệch. Cũng may, mỗi lớp sóng tràn qua boong lại cuốn hết rớt rãi của mọi người. Xung quanh tôi không còn ai trông ra hồn, người nào cũng mặt xanh nanh vàng, ngồi rù thảm hại chịu đựng hình phạt.

Sóng cứ nổi, mưa cứ rơi, gió cứ thổi, tàu cứ tròng trành, cho đến lúc tỉnh một giấc ngủ chợp thì trời tạnh, người có tỉnh táo nhưng đứng lên chân vẫn chập chờn. Cứ tính tàu chạy 18 giờ thì đêm nay phải ngủ dưới tàu. Tàu còn ghé cù lao Ré để một ít binh sĩ lên đảo rồi mới ra Hoàng Sa. Chuyến đi này mệt nhất, khổ vì say sóng lại khổ phải ở lâu dưới tàu.

Tôi cứ ngồi trên boong ngắm bóng đen tràn mặt biển, thấm thía với câu thơ: Lòng quê dờn dợn vời con nước/Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Thủy thủ đã treo võng lấy chỗ nằm. Tôi xuống buồng (cabin) tìm một chỗ ngủ. Sóng đã nhẹ, con tàu đu như đánh võng. Tôi phải nằm tận trong cùng ghế cho khỏi ngã. Tiếng sóng vỗ chập chờn xa vắng, ngủ thiếp lúc nào không nhớ, không còn quan niệm gì về thời gian.

Biển lăn tăn sóng, nước xanh như chàm. Tôi lên boong rất sớm, tựa thành tàu. Một thủy thủ đi ngang qua bảo tôi: “Sắp đến rồi đó!”.

Theo phía tay chỏ, tôi thấy bóng mấy cù lao xanh mờ. Rất lâu sau đó Hoàng Sa mới hiện rõ ràng. Đảo lớn dần với bóng cây um tùm. Binh sĩ sửa soạn hành lý trong khi tàu tiến về phía đông rồi buông neo tại đó. Hai xuồng bỏ xuống, mọi người lo chuyển hành lý. Nhìn lên đảo thấy lố nhố bóng người ra đón ngoài đầu cầu.

Tôi theo chuyến canô thứ nhất vào bờ. Tuy vậy, vì nhiều đá ngầm, cách bờ khoảng 4-5 thước phải lội biển đi vào, chỗ đó đá mọc lởm chởm nhưng cũng may có nhiều cát. Nước xanh trong suốt đáy, chân giẫm lên cát mịn của đất liền, nước thì mát lạnh, có lẽ cả cái thú đến đích nữa nên tôi tỉnh táo lạ lùng trong khi người đi sau than: “Say sóng không còn biết ông trời bà đất là gì nữa!”.

Trao lại thư từ và đứng nói chuyện với đồng nghiệp một lúc, tôi cáo thoái về trước nghỉ ngơi và thay áo quần nhơ nhớp. Theo đường chính tôi vào, hai bên đường những cây hoang dại không tên không tuổi mọc tươi tốt như rừng. Những chòm cây đó không cao quá đầu người cũng cản được gió mạnh.

Hoàng Sa, tên chữ Pháp là Pattle. “Hoàng” là vàng và “Sa” là cát. Cát vàng. Tuy vậy Hoàng Sa không có cát như cát ở bãi sông, những mảnh san hô, những mảnh vỏ trai ốc vỡ vụn nhỏ như cát già và cũng êm chân như cát. Và nếu cát già (của đá cuội) vàng thẫm thì cát Hoàng Sa vàng nhạt như ngà.

Hoàng Sa là đảo chính, có người ở, tất cả 40 người, 35 binh sĩ Việt Nam và năm người của Sở Khí tượng; không có bóng dáng đàn bà quanh năm. Đó là một điểm đáng để ý khi nói chuyện Hoàng Sa. Hoàng Sa ở trong quần đảo Hoàng Sa (Archipel de Paracels).

Trên bản đồ Hoàng Sa hơi giống hình chữ nhật, cù lao Robert hình trứng và cù lao Boisée, vẫn theo đồ bản, phảng phất như chiếc lá trầu. Hoàng Sa rộng lớn bằng hồ Hoàn Kiếm, giá đem được về Hà Nội, đặt vào hồ thì... vừa xinh!

Đảo ở một vị trí quan trọng về quân sự, cũng quan trọng với Sở Khí tượng, vì trạm Hoàng Sa ở giữa biển báo chiều gió, sức gió với nhiều chi tiết chuyên môn mà biển miền Trung thì nhiều dông tố. Độc giả hẳn chưa quên trận bão vừa qua dọc duyên hải Trung Việt, nặng nhất ở Huế, các báo hằng ngày đều có tường thuật.

Phổ Thông là tạp chí ra hằng tháng của Hội Ái hữu cựu sinh viên Trường Luật, Hà Nội, xuất bản từ năm 1951-1954, thường đăng những bài nghiên cứu, bài giảng về luật, về kinh tế - xã hội của các giáo sư, giảng viên đại học một số ngành xã hội nhân văn ở Hà Nội đương thời.

Bên cạnh phần khảo cứu, tạp chí cũng có một số lượng bài là tác phẩm văn học của các tác giả người Việt hoặc dịch các tác phẩm văn học nước ngoài

Hiện nay có thể vẫn tìm lại được những bài báo, những ghi chép tương tự như bài bút ký này, trên sách báo thời trước. Song nguồn tài liệu này chắc hẳn không thể nhiều thêm nếu không nói là đang trở nên hiếm dần.

Bởi vậy, tôi nghĩ nên giới thiệu lại với bạn đọc ngày nay. Đây đương nhiên cũng là bằng chứng về chủ quyền, về sự hoạt động, sự quản lý của nhà nước, của người Việt đối với quần đảo Hoàng Sa, ngay trong thời gian đang diễn ra chiến tranh Đông Dương (1946-1954).

LẠI NGUYÊN ÂN

16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14769)
Trong hai ngày 27-28/04/2013, Việt Nam đã tổ chức tại tỉnh Quảng Ngãi một cuộc hội thảo về Biển Đông, cụ thể là về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tham gia cuộc hội thảo này có rất nhiều học giả và nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc Đại học Maine (Hoa Kỳ). Sau khi trở về Mỹ, giáo sư Long đã chia sẻ một số suy nghĩ của ông sau những gì được thảo luận tại Việt Nam.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16173)
Theo hãng tin AFP của Pháp, người đứng đầu ngành quốc phòng Đài Loan, ông Nghiêm Minh, đã đáp máy bay tới đảo Ba Bình cùng hai nghị sĩ Viện lập pháp Đài Loan và một số phóng viên. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Nghiêm Minh kể từ khi lên nhậm chức người đứng đầu lực lượng quân đội Đài Loan hồi tháng 1/2009, thay người tiền nhiệm lúc đó là ông Trần Triệu Mẫn.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 15606)
Chấm xanh trên và dưới cùng: đảo Song Tử Tây, đảo Trường Sa lớn hiện do VN chiếm giữ; hai chấm đỏ: đảo Gạc Ma và đảo Chữ Thập hiện do Trung cộng chiếm năm 1988 - 1995, họ đang bồi đắp đảo rộng lớn đề xây phi trường , hải cảng quân sự, căn cứ trú phòng cho Thủy quân Lục chiến.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 18027)
Theo các nguồn tin, sáu rạn san hô đã bị biến thành đảo nhỏ. Đó là hai rạn thuộc cụm Sinh Tồn là Đá Gạc Ma (Johnson South, bị Trung Quốc chiếm năm 1988 sau trận Hải chiến Trường Sa) và Đá Tư Nghĩa (Hughes), và bốn rạn san hô khác là Đá Ga Ven (Gaven), Đá Chữ Thập (Fiery Cross), Đá Én Đất (Eldad) đều thuộc cụm Nam Yết, Đá Châu Viên (Cuarteron) thuộc cụm Trường Sa, tất cả đều bị Trung Quốc chiếm năm trong khoảng 1988 -1989.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 18761)
Mao Trạch Đông là người 'quyết định' tấn chiếm Hoàng Sa từ tay của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và chính quyền của ông Mao chưa bao giờ giúp đỡ Việt Nam 'bất vụ lợi', theo một nhà nghiên cứu từ Việt Nam. Trao đổi với BBC về di sản của Mao Trạch Đông trong quan hệ Trung - Việt trong dịp đánh dấu 120 năm sinh của ông Mao, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy từ Hà Nội cho rằng chính quyền Mao chưa bao giờ 'vô tư' giúp Việt Nam và luôn có 'mưu đồ' trên Biển Đông.
19 Tháng Mười 2014(Xem: 14979)
Trung Quốc đã hoàn tất công trình xây dựng căn cứ phóng phi thuyền thứ tư trên đảo Hải Nam. Theo báo chí Trung Quốc hôm nay 18/10/2014, đây là một căn cứ siêu hiện đại có thể phóng những hỏa tiễn nặng hơn, dành cho những chương trình kỹ thuật cao. Trung tâm vũ trụ Văn Xương (Wenchang) nằm xa nhất ở phía Nam so với các trung tâm khác, có thể gởi lên những vệ tinh địa tĩnh mà quỹ đạo nằm trên đường xích đạo.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 16742)
Các nhà quan sát nhận định, đảo Ba Bình mà Đài Loan hiện đang kiểm soát, là hòn đảo duy nhất tại vùng Trường Sa đủ lớn để có thể có một hải cảng, hiện đang được Đài Bắc xây dựng. Chính quyền Đài Loan gần đây cho biết là công trình sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2015, khi ấy thì họ có thể đưa hộ tống chiến hạm và tàu tuần duyên cỡ lớn đến bám trụ tại Ba Bình.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 17187)
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 13 tháng 10 dẫn trang mạng Bloomberg ngày 10 tháng 10 đưa tin, Trung Quốc đã hoàn thành (bất hợp pháp) công trình nâng cấp đường băng ở quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), điều này giúp họ có thêm một chỗ đứng chân ở Biển Đông, đồng thời cũng đã gây ra xung đột ngoại giao mới với nước láng giềng Việt Nam.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 15585)
Tạp chí quân sự Canada cho rằng Trung Quốc đang thực hiện một dự án xây đảo nhân tạo vô cùng quy mô ở Biển Đông, được mệnh danh là "tàu sân bay không thể đánh đắm". Và điều này có thể khiến Mỹ tiến hành một cuộc tấn công.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 16019)
Các hoạt động tìm kiếm đã được tiến hành nhưng gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết xấu. 06/10/14 14:23 (GDVN) - Malaysia hôm 6/10 cho biết, một tàu Hải quân chở theo 7 người của nước này đã bị mất tích ở vùng biển ngoài khơi đảo Borneo.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 15655)
Ngoài việc chuyển giao các phương tiện quân sự và công nghệ, sự kiện này còn mang ý nghĩa biểu tượng đáng kể, phản ánh những biến đổi to lớn và ngày càng phức tạp trong nền chính trị toàn cầu.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 15837)
(Dân trí) - Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, ngày 11/9 đã đăng bài viết nêu rõ mục đích quân sự của việc cải tạo ở Trường Sa và cho rằng việc biến đảo ngầm thành đảo nhân tạo này có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng với Trung Quốc ở Biển Đông khi xảy ra biến cố.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 15517)
(Dân trí) - Hình ảnh vệ tinh do cơ quan Quốc phòng và Không gian Airbus đưa ra đã cho thấy có sự tiến triển nhanh chóng và thay đổi lớn trong hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa
21 Tháng Chín 2014(Xem: 17623)
Bút ký này của tác giả Mạnh Thư, được đăng ở số gần như là cuối cùng của Phổ Thông, kể về chuyến đi biển của mình hồi cuối năm 1953 và ba tháng sống trên quần đảo Hoàng Sa, khi đó do quân đội quốc gia VN cai quản.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 15033)
Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) loan báo vừa phát hiện ra một mỏ khí đốt nước sâu lớn ở Biển Đông. Tân Hoa Xã đưa tin mỏ này do giàn khoan 981 tìm ra. Mỏ khí Lăng Thủy 17-2, nằm cách đảo Hải Nam về phía nam khoảng 150km và vị trí này được tin là không ở trong khu vực tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 17358)
Đảo Thị Tứ theo cách gọi của người Việt, hay Pagasa theo cách gọi của người Philippines, thuộc quần đảo Trường Sa Mặc dù cách Philippines và Việt Nam chừng 400 cây số từ hai phía khác nhau và cách Trung Quốc cả hơn một ngàn cây, hòn đảo này đang là trung tâm điểm của một cuộc tranh giành quyền kiểm soát tại Biển Đông.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 16440)
Cập nhật: 13:33 GMT - thứ ba, 9 tháng 9, 2014 Con tàu chồm lên chồm xuống và lắc lư từ bên này qua bên kia trong cơn sóng mạnh. Tiếng ồn của động cơ lớn chạy bằng dầu diesel, ngay dưới sàn, đang nện vào đầu tôi. Mũi của tôi đầy mùi cá khô và mùi khói dầu diesel, chiếc áo phông dính chặt vào ngực tôi đang đầy mồ hôi. Một giấc ngủ đủ giấc là không thể.
04 Tháng Chín 2014(Xem: 14046)
Trung Quốc vừa mở tuyến du lịch mới ngắn hơn tuyến cũ từ Tam Á, đảo Hải Nam, ra Hoàng Sa, động thái có thể gây phản ứng từ Việt Nam.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 14011)
Manila công bố không ảnh tố cáo Bắc Kinh ‘nói một đằng làm một nẻo’ tại Trường Sa
31 Tháng Tám 2014(Xem: 14784)
Manila công bố không ảnh tố cáo Bắc Kinh ‘nói một đằng làm một nẻo’ tại Trường Sa