Trung Quốc “chiến tranh nóng” với Mỹ hậu quả sẽ rất thảm khốc

05 Tháng Bảy 20169:03 CH(Xem: 9978)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ  06  JULY 2016

Trung Quốc “chiến tranh nóng” với Mỹ hậu quả sẽ rất thảm khốc

Lê Việt Dũng 5/7/2016

VietTimes -- Không thể nghi ngờ, đối với kinh tế Trung Quốc, một cuộc "chiến tranh nóng" với Hải quân Mỹ có thể sẽ gây ra hậu quả thảm khốc. 

 

image035

Tháng 8/2014, một chi đội tàu đổ bộ Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận đổ bộ ở Biển Đông. Ảnh tư liệu.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 4/7 dẫn tờ The Diplomat Nhật Bản ngày 2/7 đăng bài viết "Trung Quốc tại sao không chấm dứt xây dựng đảo ở Biển Đông". 

Bài viết cho rằng Hải quân Mỹ và các nước chủ trương chủ quyền khác ở châu Á đã có các phản ứng mạnh mẽ đối với việc Trung Quốc xây dựng hạ tầng cơ sở quân sự (quân sự hóa) ở đảo đá tranh chấp (Trung Quốc nhảy vào tranh chấp), một cuộc đấu về thương mại toàn cầu rất quan trọng đã được bắt đầu. 

Toàn thế giới đang chờ đợi Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA) tiến hành phán quyết đối với việc này, nhưng phán quyết này sẽ không có bất cứ tác dụng gì đối với các hành vi (bất hợp pháp) của Trung Quốc. 

Bởi vì, các hành động của Trung Quốc dựa trên tham vọng rộng lớn, đó là trở thành một đế quốc thương mại vô địch trên khắp đại lục Âu - Á và châu Phi.


image037

Trung Quốc ra sức tiến hành quân sự hóa phi pháp ở Biển Đông. Ảnh: BBC Anh.

Tham vọng của Trung Quốc đã chọc giận, gây quan ngại hết sức cho các nước có quyền lợi như Philippinese, Việt Nam, đồng thời dẫn đến căng thẳng quan hệ với Mỹ. 

Nhưng Trung Quốc đã bất chấp sức ép quốc tế, ra sức thúc đẩy kế hoạch bành trướng quân sự đầy tham vọng, khiến cho rất nhiều người lo ngại xảy ra hậu quả đáng sợ. 

Sau khi tiến hành phân tích đơn giản đối với mô hình thương mại và đầu tư ngày càng tăng của Trung Quốc có thể phát hiện, hai động cơ chủ yếu đang hỗ trợ cho chiến lược Biển Đông của họ: Tham vọng thương mại và điểm yếu hải quân tương đối của Trung Quốc.

Trong một quốc gia thương mại ngày càng lớn mạnh Trung Quốc tồn tại một mắt xích yếu: "biên giới trên biển" (chẳng hạn khu vực Biển Đông - nơi Trung Quốc nhảy vào tranh chấp) dễ bị các cường quốc nước ngoài kiểm soát. 


image039

Tháng 7/2013, máy bay của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận trên Biển Đông. Ảnh tư liệu.

Mặc dù khả năng nổ ra xung đột toàn diện rất thấp, nhưng thực tế này chắc chắn khiến cho tình hình căng thẳng của khu vực tiếp tục căng thẳng thêm. 

Trung Quốc đã trở thành quốc gia thương mại lớn nhất trên thế giới. Để củng cố đế quốc thương mại đang tiếp tục mở rộng của họ, Trung Quốc đã đưa ra sáng kiến "Một vành đai, một con đường". 

Nếu đạt được thành công, chương trình này sẽ làm cho thế cân bằng thực lực toàn cầu thay đổi triệt để sang hướng có lợi cho Trung Quốc.

Đế quốc thương mại vươn lên nhanh chóng của Trung Quốc tạo ra thách thức an ninh to lớn cho họ, đầu tư và thương mại khổng lồ của họ dễ bị hải quân nước ngoài phong tỏa, tình hình này cũng là nguồn gốc gây ra lo ngại cho Bắc Kinh, buộc Trung Quốc tập trung vào hiện đại hóa hải quân.

Đối với Trung Quốc, xây dựng lá chắn "cát" để theo dõi và bảo vệ tuyến đường thương mại trên Biển Đông là một việc không thể thiếu (ý chỉ các hoạt động bồi lấp, xây đảo nhân tạo bất hợp pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông).


image041

Trung Quốc xây dựng phi pháp trạm radar cao tần ở đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh do AMTI của cơ quan nghiên cứu CSIS Mỹ công bố ngày 22/2/2016.

Không thể nghi ngờ, Trung Quốc liên tục phát triển thực lực hải quân đã đẩy các quốc gia lân bang vào vòng tay của Mỹ. Đồng thời, đối với kinh tế Trung Quốc, một cuộc "chiến tranh nóng" với Hải quân Mỹ có thể sẽ gây ra hậu quả thảm khốc. 

Vì vậy, khả năng Trung Quốc tiếp tục dùng sức mạnh kinh tế hay vũ lực chiếm lấy đảo của các nước khác và làm trầm trọng hơn tình hình căng thẳng là “rất nhỏ” – báo Nhật nhận định. 

Theo nhận định của báo Nhật, đến nay, Trung Quốc hoàn toàn không cần xâm chiếm thêm nhiều đảo mới có thể kiểm soát có hiệu quả vùng biển này. 

Thông qua mở rộng (phi pháp) các "đảo" hiện có và tăng cường "công sự phòng ngự", Trung Quốc về cơ bản đã có thể kiểm soát tuyến đường trên biển quan trọng nếu các cường quốc khác như Mỹ không có hành động buộc Trung Quốc phải quy phục.

Vì vậy, theo báo The Diplomat, Bắc Kinh rất có khả năng tiếp tục duy trì một sự cân bằng tinh tế, vừa có thể tiếp tục tăng cường ưu thế chiến lược ở vùng biển này, vừa không làm cho tình hình căng thẳng phát triển thành một cuộc xung đột quân sự trực tiếp./ 

18 Tháng Tư 2017(Xem: 9004)
Theo Defence News, điều này này dường như không thể bởi hiện nhóm tàu này vẫn đang ở khu vực cách bán đảo Triều Tiên khoảng 5.600km. Chưa kể, tàu sân bay USS Carl Vinson dự kiến diễn tập trận chung với quân đội Australia trên Ấn Độ Dương. Đường Đi của USS Carl Vinson. VĂN HÓA MAP
16 Tháng Tư 2017(Xem: 8858)
Thời báo Hoàn Cầu ngày 13/4 đưa tin, hôm qua 12/4 Nhân Dân nhật báo, đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đồng loạt đưa tin về một cuộc tập trận bắn đạn thật với nội dung chính là đổ bộ chiếm đảo trên Biển Đông "diễn ra gần đây".
13 Tháng Tư 2017(Xem: 9918)
Ông Duterte: « Vì tình hữu nghị với Trung Quốc, và vì chúng ta đề cao tình hữu nghị này, tôi sẽ không đến cắm cờ Philippines nữa. Tôi sẽ không đến bất kỳ hòn đảo nào thuộc quần đảo Trường Sa ». Hải đồ: chấm xanh: Philippines; chấm vàng: Việt Nam; chấm đỏ: Trung Quốc. VĂN HÓA MAP
09 Tháng Tư 2017(Xem: 8871)
Tổng thống Philippines phát biểu tại một căn cứ quân sự trên đảo Palawan ngày hôm qua 6/4: "Có vẻ như tất cả các bên đang cố gắng để lấy quần đảo này. Chúng ta hãy đòi lại những gì là của mình bây giờ, và dựng một tiền đồn mạnh ở đó, nơi thuộc về chúng ta. Hiện có rất nhiều hòn đảo, tôi nghĩ là 9 hoặc 10. Chúng ta hãy đặt các cấu trúc và cắm cờ Philippines ở đó". [1] Còn theo Reuters, ông Rodrigo Duterte nói rằng: "Những cấu trúc còn trống là của chúng ta. Chúng ta hãy sống ở đó.
04 Tháng Tư 2017(Xem: 10236)
Theo thuyền trưởng Nguyễn Văn Mười, lúc 20 giờ ngày 11/3, ông Mười cùng 12 lao động đang hoạt động trên biển thì bị một chiếc tàu vỏ gỗ (không rõ quốc tịch) tấn công, nổ súng bắn xối xả về phía tàu của ông Mười.
26 Tháng Ba 2017(Xem: 10441)
Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam đã đánh giá cao sự đóng góp quan trọng của Hạm đội trong thực hiện Thỏa thuận tuần tra liên hợp mà Tư lệnh Hải quân hai nước đã ký năm 2005, góp phần duy trì trật tự, an ninh, hòa bình, ổn định trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Tư lệnh Hải quân Việt Nam nhất trí với đề nghị của Tư lệnh Hạm đội Nam Hải, mong muốn Hạm đội Nam Hải cùng với các lực lượng của Hải quân Việt Nam thực hiện tốt hơn nữa tuần tra liên hợp để xây dựng vùng biển Vịnh Bắc Bộ hòa bình, ổn định, phục vụ lợi ích cho nhân dân hai nước.
09 Tháng Ba 2017(Xem: 10352)
Hãng tin Pháp AFP nhắc lại cả Trung Quốc và Philippines cùng khẳng định chủ quyền tại Benham Rise là Reed Bank (tức Bãi Cỏ Rong). Về câu hỏi tàu Trung Quốc hiện diện trong vùng biển của Philippines để làm gì, bộ trưởng Quốc Phòng Lorenzano trả lời một cách gián tiếp là Manila có được một số thông tin cho rằng các tàu của Trung Quốc đang “tìm kiếm địa điểm để đặt tàu ngầm”.
05 Tháng Ba 2017(Xem: 9448)
Sự việc xảy ra chỉ ít ngày sau khi Trung Quốc hôm 27/2 công bố việc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ 12h ngày 1/5 đến 16/8 trong phạm vi từ 12 độ vĩ Bắc đến vịnh Bắc Bộ và "giao tuyến hải vực Mẫn Áo", là diện tích bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.
19 Tháng Hai 2017(Xem: 10092)
Một đơn vị hải chiến của Mỹ, gồm chiến đấu cơ và hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson bắt đầu tuần tra tại Biển Đông từ ngày 18/02/2017. Hải quân Mỹ thông báo tin này vài ngày sau khi Bắc Kinh cảnh cáo Washington không nên thách đố chủ quyền biển đảo của Trung Quốc. Tại Biển Đông, cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc vừa kết thúc, Mỹ đưa một hải đội tác chiến vào vùng.
09 Tháng Hai 2017(Xem: 9833)
Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á AMTI, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS tại Washington, hôm qua, 08/02/2017, cho biết là Trung Quốc hiện đang nắm 20 tiền đồn trên quần đảo Hoàng Sa và đã mở rộng các cơ sở quân sự trên 8 đảo.
05 Tháng Hai 2017(Xem: 10689)
Chính quyền mới tại Hoa Kỳ sẽ tiếp cận vấn đề Biển Đông như thế nào đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận, khi ông Rex Tillerson chính thức được Thượng viện Mỹ thông qua đề cử làm Ngoại trưởng Mỹ.
24 Tháng Giêng 2017(Xem: 10934)
Vào năm 1956, Không lực Mỹ từng bí mật lập một trạm thu thập dữ liệu radar tại một hòn đảo ở rạn Nguy Hiểm phía Bắc, thuộc cụm Song Tử trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trang tin của Căn cứ không quân Malmstrom (bang Montana, thuộc Không lực Mỹ) ngày 5.1 vừa qua đăng bài về sự việc xảy ra hơn 60 năm trước, qua lời kể của cựu binh Bob Cunningham.
15 Tháng Giêng 2017(Xem: 10613)
Vào năm 1956, Không lực Mỹ từng bí mật lập một trạm thu thập dữ liệu radar tại một hòn đảo ở rạn Nguy Hiểm phía Bắc, thuộc cụm Song Tử trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
12 Tháng Giêng 2017(Xem: 10564)
Ngày 10/1, ông Trần Thắng (Việt kiều Mỹ) đã đến trao tặng cho UBND huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) tấm bản đồ có tên Partie de la Cochinchine của Phillipe Vandermaelen (người sáng lập Viện Địa lý hoàng gia Bỉ xuất bản bộ Atlas Thế giới nổi tiếng) vẽ.
08 Tháng Giêng 2017(Xem: 11207)
Với một hạm đội chỉ có 20 chiến hạm, như thế, rõ ràng Bắc Kinh đã bỏ xa Hà Nội trong cuộc thủy chiến...