TQ gần hoàn tất các đảo nhân tạo sát bên đảo VN

06 Tháng Hai 20186:22 CH(Xem: 9770)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA  - THỨ  SÁU 07 FEB  2018


TQ gần hoàn tất các đảo nhân tạo sát bên đảo VN


image017

Xa xa là đá Gạc Ma Trung cộng chiếm của VN năm 1988 nay đã bồi đắp xây dựng thành đảo nhân tạo lớn quy mô nằm cận kề đảo Cô Lin của VN. Ảnh tư liệu của VĂN HÓA


Trung Quốc gần hoàn tất việc quân sự hóa Biển Đông


image018

Hình vệ tinh đảo Chữ Thập (Fiery Cross Reef) của AMTI.


Trung Quốc gần như đã hoàn thành quân sự hóa 7 rạn san hô mà Philippines tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa, tờ Inquirer của Phillippines mới đưa tin, dựa trên các bức ảnh chụp từ trên không.


Báo The Straits Times hôm 5/2 nói rằng những bức ảnh này cho thấy các rạn san hô đã được biến đổi thành các hòn đảo nhân tạo trong giai đoạn hoàn thành để phục vụ cho căn cứ không quân và hải quân. Tờ báo này cho biết hầu hết các bức ảnh được chụp từ tháng 6 đến tháng 12/2017 từ độ cao 1.500 mét.


Khi được cho xem ảnh, ông Eugenio Bito-onon Jr., cựu thị trưởng thị trấn Kalayaan trên đảo Pag-asa, hòn đảo lớn nhất mà Philippines tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, còn được gọi là đảo Thị Tứ, đã nhận ra sự hiện diện của các cơ sở mới trên đảo nhân tạo.


Tin cho hay, hai năm trước, khi bay qua các hòn đảo này cùng với các nhà báo nước ngoài, ông Bito-onon đã chứng kiến các công trình xây dựng đang diễn ra.


Ông Bito-onon nói: "Những bức ảnh này phản ánh đúng sự thật. Tôi đã bay với hãng truyền hình HBO trước khi diễn ra cuộc bầu cử vào năm 2016. Khi ấy, chúng tôi nhận được cảnh báo từ phía Trung Quốc vì chúng tôi bay vòng quanh các hòn đảo. Còn bây giờ đã có thêm các cơ sở mới.”


image019

Không ảnh Đá Vành Khăn (Mischief) chụp từ máy bay quân sự của Philippines.


Theo báo chí Philippines, với việc xây dựng nhanh chóng này, Trung Quốc sẽ sớm có các pháo đài quân sự nhằm tăng cường sức mạnh trên các bãi đá khác mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền, trong đó có Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn hay Đá Subi.


Trong một phúc trình về việc Trung Quốc quân sự hoá Biển Đông hồi tháng 12 năm ngoái, Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Hoa Kỳ cho biết rằng Đá Chữ Thập được xây dựng nhiều nhất, với 110.000 mét vuông diện tích công trình vào năm 2017.


Các đường băng sân bay trên ba rạn san hô lớn nhất - Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn và Đá Subi, dường như đã hoàn thành hoặc gần như đã sẵn sàng đưa vào sử dụng.


Các ngọn hải đăng, đài radar, cơ sở truyền tin, nhà chứa máy bay (hangar) và các tòa nhà nhiều tầng cũng đã được xây dựng trên các hòn đảo nhân tạo này.


AMTI còn đã ghi nhận có cả các đường ngầm, hầm trú ẩn, radar và ăng-ten có tần số cao hiện diện trên các hòn đảo nhân tạo.


Các bức ảnh mà tờ Inquirer có được cho thấy sự hiện diện liên tục của các tàu chở hàng được cho dùng để vận chuyển vật liệu xây dựng cho các hòn đảo nhân tạo.


Ba tàu quân sự có khả năng vận chuyển binh sĩ và vũ khí đã cập cảng tại Đá Vành Khăn trong một bức ảnh được chụp vào ngày 30/12 vừa qua. Đây là hai tàu vận tải và một bến đỗ di động.


Tàu khu trục có tên lửa Lạc Dương 527, thuộc lớp Giang Vệ II 053H3, cũng đã bị phát hiện ở cách Đá Subi khoảng một km vào ngày 15/11/2017.


Một bức ảnh chụp ngày 16/6/2017 cho thấy tàu tuần dương Lộ Châu 592, tàu khu trục tên lửa lớp Giang Đảo 056, đã hiện diện ở Đá Vành Khăn.


image020

Ông Eugenio Bito-onon.


Mức độ phát triển trên các rạn san hô cho thấy rằng Trung Quốc đã tiến hành xây dựng các căn cứ quân sự ở quần đảo Trường Sa bất chấp thỏa thuận năm 2002 giữa Trung Quốc với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên nói rằng các bên không được thay đổi bất kỳ đặc điểm nào ở khu vực này.


Ngoài Philippines và Trung Quốc, các nước như Brunei, Malaysia, Việt Nam và Đài Loan cũng ra tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa.


Trung Quốc đã phớt lờ phán của Trọng tài Quốc tế vào tháng 7/2016 trong đó bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông và tuyên bố Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.


Tờ The Straits Times nói rằng sự im lặng của khối ASEAN tại hội nghị thượng đỉnh Manila vào cuối năm 2017 về phán quyết trọng tài đối với Philippines là một thắng lợi ngoại giao cho Trung Quốc./ (theo VOA 05/02/2018)
16 Tháng Tư 2017(Xem: 8869)
Thời báo Hoàn Cầu ngày 13/4 đưa tin, hôm qua 12/4 Nhân Dân nhật báo, đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đồng loạt đưa tin về một cuộc tập trận bắn đạn thật với nội dung chính là đổ bộ chiếm đảo trên Biển Đông "diễn ra gần đây".
13 Tháng Tư 2017(Xem: 9934)
Ông Duterte: « Vì tình hữu nghị với Trung Quốc, và vì chúng ta đề cao tình hữu nghị này, tôi sẽ không đến cắm cờ Philippines nữa. Tôi sẽ không đến bất kỳ hòn đảo nào thuộc quần đảo Trường Sa ». Hải đồ: chấm xanh: Philippines; chấm vàng: Việt Nam; chấm đỏ: Trung Quốc. VĂN HÓA MAP
09 Tháng Tư 2017(Xem: 8878)
Tổng thống Philippines phát biểu tại một căn cứ quân sự trên đảo Palawan ngày hôm qua 6/4: "Có vẻ như tất cả các bên đang cố gắng để lấy quần đảo này. Chúng ta hãy đòi lại những gì là của mình bây giờ, và dựng một tiền đồn mạnh ở đó, nơi thuộc về chúng ta. Hiện có rất nhiều hòn đảo, tôi nghĩ là 9 hoặc 10. Chúng ta hãy đặt các cấu trúc và cắm cờ Philippines ở đó". [1] Còn theo Reuters, ông Rodrigo Duterte nói rằng: "Những cấu trúc còn trống là của chúng ta. Chúng ta hãy sống ở đó.
04 Tháng Tư 2017(Xem: 10258)
Theo thuyền trưởng Nguyễn Văn Mười, lúc 20 giờ ngày 11/3, ông Mười cùng 12 lao động đang hoạt động trên biển thì bị một chiếc tàu vỏ gỗ (không rõ quốc tịch) tấn công, nổ súng bắn xối xả về phía tàu của ông Mười.
26 Tháng Ba 2017(Xem: 10451)
Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam đã đánh giá cao sự đóng góp quan trọng của Hạm đội trong thực hiện Thỏa thuận tuần tra liên hợp mà Tư lệnh Hải quân hai nước đã ký năm 2005, góp phần duy trì trật tự, an ninh, hòa bình, ổn định trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Tư lệnh Hải quân Việt Nam nhất trí với đề nghị của Tư lệnh Hạm đội Nam Hải, mong muốn Hạm đội Nam Hải cùng với các lực lượng của Hải quân Việt Nam thực hiện tốt hơn nữa tuần tra liên hợp để xây dựng vùng biển Vịnh Bắc Bộ hòa bình, ổn định, phục vụ lợi ích cho nhân dân hai nước.
09 Tháng Ba 2017(Xem: 10373)
Hãng tin Pháp AFP nhắc lại cả Trung Quốc và Philippines cùng khẳng định chủ quyền tại Benham Rise là Reed Bank (tức Bãi Cỏ Rong). Về câu hỏi tàu Trung Quốc hiện diện trong vùng biển của Philippines để làm gì, bộ trưởng Quốc Phòng Lorenzano trả lời một cách gián tiếp là Manila có được một số thông tin cho rằng các tàu của Trung Quốc đang “tìm kiếm địa điểm để đặt tàu ngầm”.
05 Tháng Ba 2017(Xem: 9463)
Sự việc xảy ra chỉ ít ngày sau khi Trung Quốc hôm 27/2 công bố việc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ 12h ngày 1/5 đến 16/8 trong phạm vi từ 12 độ vĩ Bắc đến vịnh Bắc Bộ và "giao tuyến hải vực Mẫn Áo", là diện tích bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.
19 Tháng Hai 2017(Xem: 10102)
Một đơn vị hải chiến của Mỹ, gồm chiến đấu cơ và hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson bắt đầu tuần tra tại Biển Đông từ ngày 18/02/2017. Hải quân Mỹ thông báo tin này vài ngày sau khi Bắc Kinh cảnh cáo Washington không nên thách đố chủ quyền biển đảo của Trung Quốc. Tại Biển Đông, cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc vừa kết thúc, Mỹ đưa một hải đội tác chiến vào vùng.
09 Tháng Hai 2017(Xem: 9848)
Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á AMTI, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS tại Washington, hôm qua, 08/02/2017, cho biết là Trung Quốc hiện đang nắm 20 tiền đồn trên quần đảo Hoàng Sa và đã mở rộng các cơ sở quân sự trên 8 đảo.
05 Tháng Hai 2017(Xem: 10706)
Chính quyền mới tại Hoa Kỳ sẽ tiếp cận vấn đề Biển Đông như thế nào đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận, khi ông Rex Tillerson chính thức được Thượng viện Mỹ thông qua đề cử làm Ngoại trưởng Mỹ.
24 Tháng Giêng 2017(Xem: 10957)
Vào năm 1956, Không lực Mỹ từng bí mật lập một trạm thu thập dữ liệu radar tại một hòn đảo ở rạn Nguy Hiểm phía Bắc, thuộc cụm Song Tử trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trang tin của Căn cứ không quân Malmstrom (bang Montana, thuộc Không lực Mỹ) ngày 5.1 vừa qua đăng bài về sự việc xảy ra hơn 60 năm trước, qua lời kể của cựu binh Bob Cunningham.
15 Tháng Giêng 2017(Xem: 10632)
Vào năm 1956, Không lực Mỹ từng bí mật lập một trạm thu thập dữ liệu radar tại một hòn đảo ở rạn Nguy Hiểm phía Bắc, thuộc cụm Song Tử trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
12 Tháng Giêng 2017(Xem: 10591)
Ngày 10/1, ông Trần Thắng (Việt kiều Mỹ) đã đến trao tặng cho UBND huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) tấm bản đồ có tên Partie de la Cochinchine của Phillipe Vandermaelen (người sáng lập Viện Địa lý hoàng gia Bỉ xuất bản bộ Atlas Thế giới nổi tiếng) vẽ.
08 Tháng Giêng 2017(Xem: 11221)
Với một hạm đội chỉ có 20 chiến hạm, như thế, rõ ràng Bắc Kinh đã bỏ xa Hà Nội trong cuộc thủy chiến...
03 Tháng Giêng 2017(Xem: 9884)
Được thành lập từ những năm 1970, lực lượng này không ngừng được nhân rộng. Một báo cáo năm 1978 ước tính rằng Dân Quân Biển Trung Quốc bao gồm 750.000 người và 140.000 tàu.