Cuộc chiến tầu ngầm

20 Tháng Hai 201811:30 CH(Xem: 9829)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA  - THỨ  TƯ 21  FEB  2018


Cuộc chiến tầu ngầm


image045

Tàu ngầm Trung Quốc hoạt động ở Biển Đông, ảnh: Indian Defense News


5 tàu ngầm có tốc độ nhanh nhất dưới đại dương


Tốc độ di chuyển khi lặn được coi là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với các dòng tàu ngầm nguyên tử tấn công. Tốc độ không chỉ giúp tàu ngầm dễ dàng săn đuổi đối phương mà còn để nhanh chóng thoát ly khỏi vũ khí săn ngầm của đối phương phóng tới.


Trong chiến tranh lạnh, Liên Xô và Mỹ đã cạnh tranh nhau trong nhiều lĩnh vực quân sự, trong đó có tàu ngầm. Trước yêu cầu của giới chức quân sự hai nước, các tổ hợp thiết kế hải quân đã phải nỗ lực sáng tạo, đầu tư nhiều thời gian, công sức để cho ra mắt các dòng tàu ngầm với nhiều tính năng đặc biệt mà đối thủ không sở hữu, trong đó có khả năng cơ động cao khi lặn.


Báo Quân đội nhân dân Điện tử tổng hợp 5 dòng tàu ngầm nguyên tử có tốc độ di chuyển dưới nước nhanh nhất.


1. Tàu ngầm hạt nhân lớp Anchar


Tính tới thời điểm hiện tại, tàu ngầm hạt nhân K-162 Anchar do Liên Xô sản xuất vẫn giữ kỷ lục thế giới về tốc độ di chuyển khi lặn. Trong quá trình chạy thử nghiệm năm 1970, tàu ngầm tấn công này đã đạt tốc độ di chuyển tối đa khi lặn tới 44,7 hải lý/giờ, tương đương 82,78km/giờ. Tàu ngầm lớp Anchar cần tốc độ di chuyển cao để phù hợp cho nhiệm vụ chính của nó là mang tên lửa diệt hạm siêu âm theo sát các hạm đội tàu sân bay của Mỹ.


image046

Tàu ngầm hạt nhân lớp Anchar / TASS


Để đổi lại khả năng di chuyển với tốc độ cao, độ phát ồn của tàu ngầm K-162 Anchar là rất lớn. Chính vì yếu tố này, tàu ngầm lớp Anchar đã đánh mất lợi thế bất ngờ tấn công của mình khi tiếp cận mục tiêu. Ngoài ra, do chi phí chế tạo đắt đỏ, lớp tàu ngầm Anchar sau đó đã bị Liên Xô hủy bỏ.


2. Tàu ngầm hạt nhân lớp Lira


Tàu ngầm hạt nhân Liên Xô thuộc Đồ án 705 Lira (tên mã NATO: Alfa) được giới chuyên gia quân sự đánh giá là dòng tàu ngầm đặc biệt nhất của Hải quân Liên Xô. Nhờ việc trang bị hệ thống điều khiển và kiểm soát hỏa lực tự động hóa, kíp thủy thủ đoàn của dòng tàu ngầm tấn công này được giảm xuống chỉ còn 31 người.


image047

Tàu ngầm hạt nhân lớp Lira / navyglobal


Ngoài điểm đặc biệt trên, tàu ngầm lớp Lira còn nổi tiếng ở việc được trang bị động cơ hạt nhân công suất lớn tới 115 Megawatt giúp dòng tàu ngầm này có tốc độ di chuyển khi lặn tới 41 hải lý/giờ (75,93km/giờ).


3. Tàu ngầm tấn công lớp Seawolf


Khi nhắc tới tàu ngầm hạt nhân tấn công đa nhiệm lớp Seawolf, nhiều chuyên gia quân sự thường nhớ tới việc đây là dự án phát triển vũ khí đắt đỏ nhất của Hải quân Mỹ. Chi phí đóng mới mỗi tàu ngầm lớp Seawolf lên tới 3 tỷ USD.


image048

Tàu ngầm tấn công lớp Seawolf / DefenseTalk


Tuy nhiên, để bù lại sự đắt đỏ, tàu ngầm Seawolf lại có tốc độ di chuyển khi lặn vượt trội so với các dòng tàu ngầm khác của Hải quân Mỹ. Trong quá trình chạy thử nghiệm, tàu ngầm lớp Seawolf đã đạt tốc độ tới 38 hải lý/giờ (70,38km/giờ).


Chính vì sự đắt đỏ và tư duy chiến lược hải quân thay đổi khi Liên Xô tan vỡ, Lầu Năm góc đã quyết định giảm số lượng tàu ngầm lớp Seawolf đóng mới để dành nguồn lực cho tàu ngầm tấn công lớp Virginia dù có tính năng kém hơn, nhưng lại rẻ hơn nhiều.


4. Tàu ngầm tấn công lớp Barracuda


Với yêu cầu của giới chức Hải quân Liên Xô về dòng tàu ngầm hạt nhân tấn công có khả năng theo sát các hạm đội Mỹ, tàu ngầm hạt nhân Đồ án 945 Barracuda (tên mã NATO: Sierra-I) được thiết kế với khả năng di chuyển khi lặn với vận tốc tới 35,15 hải lý/giờ. Dù thiết kế của tàu ngầm lớp Barracuda khá nặng nề, nhưng không thể cản trở “quái vật biển” này theo sát tàu ngầm hạt nhân chiến lược và các nhóm tàu sân bay của Mỹ và NATO trên đại dương.


image049

Tàu ngầm tấn công lớp Barracuda / Rian


Tàu ngầm lớp Barracuda bắt đầu được biên chế cho Hải quân Liên Xô vào năm 1984.


5. Tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles


Trong thập kỷ 1970, tàu ngầm hạt nhân Liên Xô rất khó có thể theo dấu được tàu ngầm lớp Los Angeles của Hải quân Mỹ do tốc độ di chuyển vượt trội của nó.


image050

Tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles / Defensetalk


Ở thời điểm đó, trong khi các tàu ngầm hạt nhân tấn công của Liên Xô thông thường chỉ có thể di chuyển với vận tốc 28 hải lý/giờ (51,2km/giờ), thì tàu ngầm lớp Los Angeles di chuyển với vận tốc 35 hải lý/giờ (64,82km/giờ).


Tàu ngầm lớp Los Angeles là một trong những dòng tàu ngầm chiến lược có tốc độ cơ động cao nhất thế giới, kể cả tới thời điểm hiện tại./ (Theo QĐND điện tử)


image051

Tầu ngầm Kilo-636 Việt Nam.

16 Tháng Tư 2017(Xem: 8866)
Thời báo Hoàn Cầu ngày 13/4 đưa tin, hôm qua 12/4 Nhân Dân nhật báo, đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đồng loạt đưa tin về một cuộc tập trận bắn đạn thật với nội dung chính là đổ bộ chiếm đảo trên Biển Đông "diễn ra gần đây".
13 Tháng Tư 2017(Xem: 9933)
Ông Duterte: « Vì tình hữu nghị với Trung Quốc, và vì chúng ta đề cao tình hữu nghị này, tôi sẽ không đến cắm cờ Philippines nữa. Tôi sẽ không đến bất kỳ hòn đảo nào thuộc quần đảo Trường Sa ». Hải đồ: chấm xanh: Philippines; chấm vàng: Việt Nam; chấm đỏ: Trung Quốc. VĂN HÓA MAP
09 Tháng Tư 2017(Xem: 8877)
Tổng thống Philippines phát biểu tại một căn cứ quân sự trên đảo Palawan ngày hôm qua 6/4: "Có vẻ như tất cả các bên đang cố gắng để lấy quần đảo này. Chúng ta hãy đòi lại những gì là của mình bây giờ, và dựng một tiền đồn mạnh ở đó, nơi thuộc về chúng ta. Hiện có rất nhiều hòn đảo, tôi nghĩ là 9 hoặc 10. Chúng ta hãy đặt các cấu trúc và cắm cờ Philippines ở đó". [1] Còn theo Reuters, ông Rodrigo Duterte nói rằng: "Những cấu trúc còn trống là của chúng ta. Chúng ta hãy sống ở đó.
04 Tháng Tư 2017(Xem: 10257)
Theo thuyền trưởng Nguyễn Văn Mười, lúc 20 giờ ngày 11/3, ông Mười cùng 12 lao động đang hoạt động trên biển thì bị một chiếc tàu vỏ gỗ (không rõ quốc tịch) tấn công, nổ súng bắn xối xả về phía tàu của ông Mười.
26 Tháng Ba 2017(Xem: 10451)
Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam đã đánh giá cao sự đóng góp quan trọng của Hạm đội trong thực hiện Thỏa thuận tuần tra liên hợp mà Tư lệnh Hải quân hai nước đã ký năm 2005, góp phần duy trì trật tự, an ninh, hòa bình, ổn định trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Tư lệnh Hải quân Việt Nam nhất trí với đề nghị của Tư lệnh Hạm đội Nam Hải, mong muốn Hạm đội Nam Hải cùng với các lực lượng của Hải quân Việt Nam thực hiện tốt hơn nữa tuần tra liên hợp để xây dựng vùng biển Vịnh Bắc Bộ hòa bình, ổn định, phục vụ lợi ích cho nhân dân hai nước.
09 Tháng Ba 2017(Xem: 10372)
Hãng tin Pháp AFP nhắc lại cả Trung Quốc và Philippines cùng khẳng định chủ quyền tại Benham Rise là Reed Bank (tức Bãi Cỏ Rong). Về câu hỏi tàu Trung Quốc hiện diện trong vùng biển của Philippines để làm gì, bộ trưởng Quốc Phòng Lorenzano trả lời một cách gián tiếp là Manila có được một số thông tin cho rằng các tàu của Trung Quốc đang “tìm kiếm địa điểm để đặt tàu ngầm”.
05 Tháng Ba 2017(Xem: 9463)
Sự việc xảy ra chỉ ít ngày sau khi Trung Quốc hôm 27/2 công bố việc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ 12h ngày 1/5 đến 16/8 trong phạm vi từ 12 độ vĩ Bắc đến vịnh Bắc Bộ và "giao tuyến hải vực Mẫn Áo", là diện tích bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.
19 Tháng Hai 2017(Xem: 10101)
Một đơn vị hải chiến của Mỹ, gồm chiến đấu cơ và hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson bắt đầu tuần tra tại Biển Đông từ ngày 18/02/2017. Hải quân Mỹ thông báo tin này vài ngày sau khi Bắc Kinh cảnh cáo Washington không nên thách đố chủ quyền biển đảo của Trung Quốc. Tại Biển Đông, cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc vừa kết thúc, Mỹ đưa một hải đội tác chiến vào vùng.
09 Tháng Hai 2017(Xem: 9848)
Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á AMTI, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS tại Washington, hôm qua, 08/02/2017, cho biết là Trung Quốc hiện đang nắm 20 tiền đồn trên quần đảo Hoàng Sa và đã mở rộng các cơ sở quân sự trên 8 đảo.
05 Tháng Hai 2017(Xem: 10706)
Chính quyền mới tại Hoa Kỳ sẽ tiếp cận vấn đề Biển Đông như thế nào đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận, khi ông Rex Tillerson chính thức được Thượng viện Mỹ thông qua đề cử làm Ngoại trưởng Mỹ.
24 Tháng Giêng 2017(Xem: 10956)
Vào năm 1956, Không lực Mỹ từng bí mật lập một trạm thu thập dữ liệu radar tại một hòn đảo ở rạn Nguy Hiểm phía Bắc, thuộc cụm Song Tử trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trang tin của Căn cứ không quân Malmstrom (bang Montana, thuộc Không lực Mỹ) ngày 5.1 vừa qua đăng bài về sự việc xảy ra hơn 60 năm trước, qua lời kể của cựu binh Bob Cunningham.
15 Tháng Giêng 2017(Xem: 10632)
Vào năm 1956, Không lực Mỹ từng bí mật lập một trạm thu thập dữ liệu radar tại một hòn đảo ở rạn Nguy Hiểm phía Bắc, thuộc cụm Song Tử trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
12 Tháng Giêng 2017(Xem: 10590)
Ngày 10/1, ông Trần Thắng (Việt kiều Mỹ) đã đến trao tặng cho UBND huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) tấm bản đồ có tên Partie de la Cochinchine của Phillipe Vandermaelen (người sáng lập Viện Địa lý hoàng gia Bỉ xuất bản bộ Atlas Thế giới nổi tiếng) vẽ.
08 Tháng Giêng 2017(Xem: 11221)
Với một hạm đội chỉ có 20 chiến hạm, như thế, rõ ràng Bắc Kinh đã bỏ xa Hà Nội trong cuộc thủy chiến...
03 Tháng Giêng 2017(Xem: 9883)
Được thành lập từ những năm 1970, lực lượng này không ngừng được nhân rộng. Một báo cáo năm 1978 ước tính rằng Dân Quân Biển Trung Quốc bao gồm 750.000 người và 140.000 tàu.