Việt Nam: Tàu cá chìm tại Hoàng Sa không phải do Trung Quốc đâm

21 Tháng Ba 20199:18 CH(Xem: 9881)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA TRƯỜNG SA - THỨ SÁU 22 MAR 2019


Việt Nam: Tàu cá chìm tại Hoàng Sa không phải do Trung Quốc đâm 


VOA 22/03/2019


 image024

(Tư liệu) Một tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm vào ngày 29/5/3014.Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 21/3 ra thông cáo chính thức về vụ tàu cá Quảng Ngãi QNg 90819 bị chìm đầu tháng này tại Hoàng Sa.


Thông cáo của Bộ Ngoại giao nói 9 giờ sáng ngày 6/3 khi tàu cá Việt Nam mang số hiệu QNg 90819 TS cùng năm ngư dân đang neo đậu tại khu vực đảo Đá Lồi thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu Hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 44101 dùng vòi rồng xua đuổi. Trong quá trình di chuyển, tàu Việt Nam bị đâm vào rạn đá ngầm và bị chìm tại toạ độ 16015’N – 111038’E (cách Tây Bắc đảo Đá Lồi thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 0,5 hải lý) lúc 10 giờ sáng cùng ngày, vẫn theo thông cáo. Tới 13 giờ, năm ngư dân bám vào mũi tàu trôi dạt trên biển được một tàu cá khác của Việt Nam số hiệu QNg 90620 TS cứu vớt.


Tuyên bố này trái ngược với thông tin do Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đưa ra hôm 6/3 nói rằng tàu cá Quảng Ngãi QNg 90819 bị tàu Trung Quốc BKS 44101 đâm chìm.


Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 7/3 được truyền thông nước này dẫn lời nói rằng tàu cá Việt Nam đã bị chìm khi tàu Trung Quốc tiếp cận và rằng thủy thủ đoàn Trung Quốc đã giải cứu các ngư dân.


Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết cục Lãnh sự đã làm việc với Đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, trao công hàm và phản đối việc tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe doạ tính mạng, gây thiệt hại về tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam.


Thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam còn nói rằng phía Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc “xử lí nghiêm” nhân viên và tàu Hải cảnh tham gia vụ việc, đồng thời bồi thường thoả đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.


Không rõ lần này phía Trung Quốc có đáp ứng đòi hỏi của Hà Nội hay không, nhưng theo TS. Nguyễn Việt Thắng - Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam trả lời phỏng vấn VOA Tiếng Việt, Bắc Kinh chưa bao giờ có động thái bồi thường cho các tàu cá của Việt Nam.


Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng hoàn toàn sau cuộc hải chiến đẫm máu với hải quân Việt Nam Cộng Hòa vào tháng 01 năm 1974. Kể từ đó tới nay, Trung Quốc thường bị tố cáo có hành vi quấy rối, gây hấn với các tàu cá của Việt Nam hoạt động đánh bắt trong khu vực.
21 Tháng Mười 2018(Xem: 9225)
Hai máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã tiến gần các điểm đảo nhân tạo do Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông hôm 16/10/18, CNN dẫn thông báo từ Lực lượng Không quân Thái Bình Dương.
11 Tháng Mười 2018(Xem: 9851)
Hôm thứ Ba (02/10/2018), quân đội Úc đã bắt đầu một cuộc diễn tập quân sự đa phương kéo dài hai tuần trên Biển Đông cùng với các đối tác đến từ Singapore, Malaysia, New Zealand và Anh quốc.
18 Tháng Chín 2018(Xem: 9176)
Theo thông báo của Hải Quân Nhật, ngày 13/09 vừa qua, tàu ngầm Kuroshio trên đường đến thăm Việt Nam, đã tham gia tập trận ở Biển Đông cùng với 5 phi cơ và 3 khu trục hạm
12 Tháng Tám 2018(Xem: 9557)
"Chúng tôi là máy bay hải quân Hoa Kỳ, tiến hành các hoạt động hợp pháp bên ngoài không phận của bất kỳ quốc gia ven biển nào. Trong việc thực hiện các quyền được luật pháp quốc tế bảo vệ, chúng tôi đang hoạt động phù hợp với quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia."
02 Tháng Tám 2018(Xem: 10098)
Tài liệu của CIA ghi nhận Bắc Kinh và Sài Gòn đều đòi chủ quyền Hoàng Sa, và có sự hiện diện quân sự tại đây từ giữa thập niên 1950. Trung Quốc chiếm Nhóm Tuyên Đức ở phía bắc, còn Nam Việt Nam chiếm Nhóm Nguyệt Thiềm ở phía nam.
08 Tháng Bảy 2018(Xem: 11094)
Trung Quốc đang lặng lẽ thử nghiệm các thiết bị tác chiến điện tử mới được lắp đặt tại các tiền đồ ở Biển Đông, theo kênh CNBC của Hoa Kỳ. Một nguồn tin tình báo xin được giấu tên cho CNBC biết đây là lần đầu tiên Trung Quốc thử nghiệm tác chiến điện tử kể từ khi đem các thiết bị này ra các tiền đồn ở quần đảo Trường Sa.
07 Tháng Sáu 2018(Xem: 11134)
Sau khi lớn tiếng đả kích Mỹ « xâm phạm chủ quyền và chuyển vũ khí tấn công » vào Biển Đông, Trung Quốc dường như đã đem hệ thống tên lửa bố trí trên đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa, đi nơi khác hoặc cất giấu, theo bản tin CNN ngày 06/06/2018.