VĂN HÓA ONLINE - NHÂN VĂN NHÂN VẬT - THỨ HAI 07 AUG 2020
Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về: lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)
Tiến sĩ Sử gia Phạm Cao Dương và sách mới: Bảo Đại - Trần Trọng Kim và Đế quốc Việt Nam
26 Tháng Hai 20176:43 CH(Xem: 6640)
"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA" THỨ HAI 27 FEB 2017
Gs Sử gia Phạm Cao Dương tại tòa soạn báo Văn Hóa Magazine tại Quận Cam. Ảnh LKT
Nguồn hình ảnh, DEA / A. DAGLI ORTI. Một hình tiền năm 1953 với hình cựu hoàng Bảo Đại. Chính phủ Đế quốc VN với thủ tướng là Trần Trọng Kim năm 1945.
BẢO ĐẠI - TRẦN TRỌNG KIM và ĐẾ QUỐC VIỆT NAM
9/3/1945 - 30/8/1945, Trước Khi Bão Lụt Tràn Tới
Sách mới của Giáo Sư Phạm Cao Dương, xuất bản Tháng Hai 2017. Sách dầy 784 Trang, Hiện đã bán trên : Amazon.com.
Đế Quốc Việt Nam là quốc hiệu chính thức của nước Việt Nam trong những ngày đầu tiên độc lập sau một thời gian dài thuộc Pháp. Quốc hiệu này không mang ý nghĩa thông thường có liên hệ tới bá quyền, tới chiến tranh, bạo lực, đô hộ và áp bức mà là một sự bao gồm tất cả các cộng đồng người do chính họ lựa chọn, sống hòa hợp với nhau trên một lãnh thổ chung dưới sự lãnh đạo của một vị hoàng đế, người Việt hay người Kinh chỉ là chiếm đa số.
Đây cũng là thời của Hoàng Đế Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của Triều Đại Nhà Nguyễn và cũng là cuối cùng của chế độ quân chủ ở Việt Nam. Mặt khác, đây cũng là thời của Nội Các của Nhà Giáo kiêm học giả Trần Trọng Kim, một trí thức được rất đông người trong nước từ Bắc chí Nam biết tiếng và yêu mến qua các bộ sách Giáo Khoa Thư, gồm có Quốc Văn Giáo Khoa Thư, Luân Lý Giáo Khoa Thư, v..v… dùng cho bậc tiểu học và tác phẩm Việt Nam Sử Lược, cuốn sử gối đầu giường của nhiều thế hệ người Việt rất lâu về sau này, đồng thời cũng là nội các của những người có học nổi tiếng trong nước đương thời.
Cuốn sách này là để tưởng nhớ những người thuộc thế hệ trí thức Tây học đầu tiên của nước Việt Nam mới, còn giữ được tinh thần sĩ phu truyền thống, cùng với tuổi trẻ đương thời đã đứng ra làm việc nước và đã ra đi trong nhiều oan khuất.
Đây là một trong những trang sử đẹp của dân tộc Việt Nam, với những người đẹp, việc đẹp, ước nguyện đẹp, tác giả xin được trang trọng gửi tới các Bạn Trẻ Việt Nam bây giờ, sau này và mãi mãi./
Have one to sell? Sell on Amazon
Hình bìa sách Đế Quốc Việt Nam của Gs Phạm Cao Dương.
Bao Dai - Tran Trong Kim va DE QUOC VIET NAM 9/3/1945 - 30/8/1945: Truoc Khi Bao Lut Tran Toi (Vietnamese Edition) (Vietnamese) Paperback – February 14, 2017
by Duong Cao Pham (Author)
Be the first to review this item
See all formats and editions
- Paperback
$25.00 1 New from $25.00
Special Offers and Product Promotions
- Your cost could be $0.00 instead of $25.00! Get a $50 Amazon.com Gift Card instantly upon approval for the Amazon Rewards Visa Card Apply now
Editorial Reviews
About the Author
PHAM CAO DUONG, Tien Si Su Hoc, Dai Hoc Paris-Phap, truoc nam 1975 giang day tai cac Dai Hoc Su Pham va Dai Hoc Van Khoa Saigon, dong thoi la giao su thinh giang tai cac Dai Hoc Hue, Can Tho, Van Hanh, Da Lat, Cao Dai… Tai Hoa Ky, ong tiep tuc giang day ve Lich Su va Van Hoa Viet Nam tai cac Dai Hoc mien Nam California nhu UCLA, UCI, CSU Fullerton, CSU Long Beach… Ong da lien tuc giang day tren nua the ky truoc khi ve huu.
Ngoai viec giang day, Giao Su Pham Cao Duong con la hoi vien Hoi Dong Van Hoa Giao Duc, Hoi Dong Quoc Gia Khao Cuu Khoa Hoc, Uy Ban Dien Che Van Tu cua Chinh Phu Viet Nam Cong Hoa truoc nam 1975. O Hai Ngoai, ong tung la cong tac vien cua Trung Tam Nghien Cuu Nam va Dong Nam A, Dai Hoc Berkeley, California, Hoa Ky va Trung Tam Quoc Gia Khao Cuu Khoa Hoc, Phap.
Trong so cac cong trinh da xuat ban, Giao Su Pham Cao Duong la tac gia cua nhieu cong trinh nghien cuu hay sach giao khoa ve su hoc an hanh truoc va sau nam 1975 o trong nuoc cung nhu o Hai Ngoai, dien hinh gom co nhung tac pham chinh sau day: Thuc Trang cua Gioi Nong Dan Viet Nam duoi Thoi Phap Thuoc. Saigon, Khai Tri, 1967. Thuong Co Su Tay Phuong, Tap I, Tay A va Ai Cap. Saigon, Trinh Bay, 1967. Phi Chau Da Den. Saigon, Trinh Bay, 1968; tai ban lan thu nhat, 1969. Ban Dao An Do tu Khoi Thuy den Dau The Ky XVI. Saigon, Lua Thieng, 1970. Ban Dao An Do Tu Dau The Ky XVI den Nam 1857. Saigon, Lua Thieng, 1971. Nhap Mon Lich Su Cac Nen Van Minh The Gioi, Tap I: Van Minh Tay Phuong; Tap II: Van Minh Phi Chau Da Den va The Gioi Hoi Giao; Tap III: Co An Do. Saigon, Nhom Nghien Cuu Su Dia, Tu Sach Pho Thong Su Hoc, 1971-1974. Lich Su Hoa Ky Gian Yeu, Tap I, viet chung voi Tran Thi Khanh Van. Berkeley, California, Bay Area Bilingual Studies, 1978. Vietnamese Peasants under French Domination, 1861-1945. Lanham, MD and London, University Press of America and Center for South and Southeast Asia Studies, University of California, Berkeley, 1985. Lich Su Dan Toc Viet Nam, Quyen I: Thoi Ky Lap Quoc. Fountain Valley, CA, Truyen Thong Viet, 1987.
Rieng cuon Vietnamese Peasants under French Domination, 1861-1945, xuat ban nam 1985, da duoc nhieu hoc gia quoc te danh gia cao va duoc pho bien rong rai o nhieu thu vien cua cac dai hoc tren the gioi. Giao Su Pham Cao Duong cung la dien gia quen thuoc trong sinh hoat cong dong va van hoa cua nguoi Viet o Hai Ngoai./
* Mời quí bạn đọc xem tiếp vào số báo tới các phản hồi của thân hữu và đọc giả về tác phẩm mới của Gs Phạm Cao Dương.
Tell the Publisher!
Product Details
- Paperback: 784 pages
- Publisher: Duong Cao Pham; 1 edition (February 14, 2017)
- Language: Vietnamese
- ISBN-10: 0692848568
- ISBN-13: 978-0692848562
- Product Dimensions: 6 x 1.8 x 9 inches
- Shipping Weight: 2.8 pounds
BẢO ĐẠI - TRẦN TRỌNG KIM và ĐẾ QUỐC VIỆT NAM
9/3/1945 - 30/8/1945, Trước Khi Bão Lụt Tràn Tới
Đế Quốc Việt Nam là quốc hiệu chính thức của nước Việt Nam trong những ngày đầu tiên độc lập sau một thời gian dài thuộc Pháp. Quốc hiệu này không mang ý nghĩa thông thường có liên hệ tới bá quyền, tới chiến tranh, bạo lực, đô hộ và áp bức mà là một sự bao gồm tất cả các cộng đồng người do chính họ lựa chọn, sống hòa hợp với nhau trên một lãnh thổ chung dưới sự lãnh đạo của một vị hoàng đế, người Việt hay người Kinh chỉ là chiếm đa số.
Đây cũng là thời của Hoàng Đế Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của Triều Đại Nhà Nguyễn và cũng là cuối cùng của chế độ quân chủ ở Việt Nam. Mặt khác, đây cũng là thời của Nội Các của Nhà Giáo kiêm học giả Trần Trọng Kim, một trí thức được rất đông người trong nước từ Bắc chí Nam biết tiếng và yêu mến qua các bộ sách Giáo Khoa Thư, gồm có Quốc Văn Giáo Khoa Thư, Luân Lý Giáo Khoa Thư, v..v… dùng cho bậc tiểu học và tác phẩm Việt Nam Sử Lược, cuốn sử gối đầu giường của nhiều thế hệ người Việt rất lâu về sau này, đồng thời cũng là nội các của những người có học nổi tiếng trong nước đương thời.
Cuốn sách nhỏ này là để tưởng nhớ những người thuộc thế hệ trí thức Tây học đầu tiên của nước Việt Nam mới, còn giữ được tinh thần sĩ phu truyền thống, cùng với tuổi trẻ đương thời đã đứng ra làm việc nước và đã ra đi trong nhiều oan khuất.
Đây là một trong những trang sử đẹp của dân tộc Việt Nam, với những người đẹp, việc đẹp, ước nguyện đẹp, tác giả xin được trang trọng gửi tới các Bạn Trẻ Việt Nam bây giờ, sau này và mãi mãi.
+++++++++++++++++++++++++++++++++
Điểm sách: Bảo Đại, Trần Trọng Kim, và Đế Quốc Việt Nam, 9/3/1945 - 30/8/1945
03 Tháng Chín 20189:00 CH(Xem: 3885)
VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ BA 04 SEP 2018
Nguyễn Kỳ Phong
Điểm Sách
Phạm Cao Dương
Trước Khi Bão Lụt Tràn Tới: Bảo Đại, Trần Trọng Kim, và Đế Quốc Việt Nam, 9/3/1945 - 30/8/1945.
Truyền Thống Việt: California, 2017; 822 trang.
Giáo sư Sử gia Phạm Cao Dương. Ảnh tư liệu của LKT chụp năm 2004 phụ đề thêm ảnh bìa sách.
Phải nói, Trước Khi Bão Lụt Tràn Tới: Bảo Đại, Trần Trọng Kim, và Đế Quốc Việt Nam, 9/3/1945 – 30/8/1945 là một tác phẩm quan trọng của sử gia Phạm Cao Dương trong hơn 20 năm qua — đối với sự nghiệp nghiên cứu của tác giả cũng như đối với số lượng sách sử được xuất bản ngoài Việt Nam. Tuy thời khoảng ghi trên tiểu đề chỉ hơn 5 tháng của năm định mệnh 1945, nhưng tác giả Phạm Cao Dương có biên soạn thêm nhiều chi tiết trước năm 1945 (như nạn đói năm Ất Dậu 1945 đã bắt đầu như thế nào vào cuối năm 1944), cũng như sau năm 1945 (những tái phối trí về ý thức hệ cũng như nhân sự chính trị trong nội các của chính phủ hậu Bảo Đại-Trần Trọng Kim sau tháng 9, 1945).
Sách chia ra làm ba phần: Phần I có 10 chương; Phần II có tám, và Phần III có ba chương. Mười chương đầu của Phần I là chủ đề của tác phẩm. Phần II là nhận định sau 70 năm của sự kiện 1945 — với tiêu đề “Hậu Đế Quốc Việt Nam: Bảy Mươi Năm Nhìn Lại.” Phần III là tài liệu phụ chú trích dẫn.
Trong 10 chương quan trọng của Khi Bão Lụt Tràn Tới, tác giả bắt đầu bằng sự kiện từ chương “Thành Lập, Những Ưu Thế và Những Khó Khăn”, và kết thúc với chương “Di Sản Đế Quốc Việt Nam.”
Đã có nhiều biên soạn và tác phẩm nghiên cứu về Bảo Đại và Trần Trọng Kim trước đây, nhưng nghiên cứu về Bảo Đại và Trần Trọng Kim như một chánh phủ thì hiếm. Sử gia Mỹ David Marr trong Vietnam 1945: The Quest for Peace có nói đến hai nhân vật đó, có nói đến năm quan trọng nhất trong lịch sử cận đại Việt Nam; sử gia Stein Tonnesson trong The Vietnamese Revolution of 1945 nói đến năm 1945 như một cuộc cách mạng, và không nói nhiều về cơ cấu và nhân sự hành chánh (chánh phủ) của cuộc cách mạng đó.
Biên soạn đến từ Khi Bão Lụt Tràn Tới hoàn toàn nói về chánh phủ đầu tiên của nuớc Việt Nam Độc Lập (trang 53), với nhiều tài liệu và chi tiết nhân sự cũng như cơ cấu của chánh phủ Trần Trọng Kim. Ưu điểm của sử gia Phạm Cao Dương có hơn các tác giả ngoại quốc là ở chổ tác giả đào bới được những sử liệu Việt ngữ tích trữ từ 70 năm qua. Nhưng không chỉ dựa vào tài liệu cũ, tác giả Phạm Cao Dương cũng tham khảo những sử liệu mới nhất (Ở trang 158 tác giả trích sử gia Fredrik Logevall về tài liệu trong tác phẩm Embers of War, một quyển sử mới có nhiều công trình nghiên cứu về sử liệu Việt Nam trong thời gian liên hệ.). Ở chương “Từ Nội Các Phạm Quỳnh đến Chánh Phủ Trần Trọng Kim” (trang 69) sử gia Pham Cao Dương ghi lại nhiều tên tuổi rất lạ đối với những thế hệ độc giả trẻ. Những tên tuổi như Phan Khắc Hòe (hợp tác với chánh phủ Việt Minh ở Huế, khuyên Bảo Đại thoái vị), Phan Anh (Bộ Trưởng Thanh Niên), Trần Đình Nam (Bộ Trưởng Nội Vụ), Hồ Tá Khanh (Bộ Trưởng Bộ Y Tế), Trần Văn Lai (Thị Trưởng Hà Nội), Kha Vạn Cân (Thị Trưởng Sài Gòn) … . Tác giả cung cấp nhiều phụ chú lý thú về những nhân vật đó (trang 156-168). Chương 3 về trận đói năm Ất Dậu 1945 (trang 187), nguyên nhân và hậu quả. Tác giả trích dẫn nhiều tài liệu khả tín và dồi dào, thêm vào số sử liệu đã có hầu xác định lại một thảm họa của dân tộc. Ở chương 5, “Hoạt Động và Thành Tích,” tác giả viết về những khôn mặt thanh niên sáng giá và khoa bảng nhất của thế hệ cách mạng Việt Nam năm 1945. Cũng ở chương đó, tác giả cung cấp một chi tiết lý thú về tác giả Đặng Thai Mai: Đặng Thai Mai, hay Đặng Thái Mai? (trang 259).
Bốn chương sau cùng: chương 7, “Chánh Phủ Trần Trọng Kim Từ Nhiệm”; chương 8, “19 Tháng 8, 1945: Cách Mạng Hay Việt Minh Cướp Chánh Quyền?”; chương 9, “Hoàng Đế BảoĐại Thoái Vị”; và chương 10, “Di Sản của Đế Quốc Việt Nam.” Lý do chánh phủ Trần Trọng Kim thất bại; và ngày 19 tháng 8 có phải là một ngày cách mạng của toàn dân, hay chỉ là ngày lực lượng Việt Minh thừa cơ cướp chánh quyền. Cái di sản của chánh phủ độc lập đầu tiên mà sử gia Phạm Cao Dương muốn nói đến, là sự thống nhất về ý thức hệ quốc gia: Chế độ thực dân của Pháp ở Việt Nam không bao giờ được phục hồi; chánh phủ Trần Trọng Kim, trong một thời gian 130 ngày, đã Việt Nam hóa hệ thống hành chánh trên toàn cõi Việt Nam; và, chánh phủ Trần Trọng Kim nâng cao tinh thần quốc gia dù chỉ hiện hữu trong một thời gian ngắn – Hàng chục ngàn người tham dự những cuộc biểu tình, tụ tập, làm lễ tưởng niệm Hai Ba Trưng; Phan Chu Trinh; Lễ Hưng Quốc Khánh Niệm (lễ đang quang của vua Gia Long); hay ngày rước thi hài hỏa táng của cụ Dương Bá Trạc từ Singapore đưa về. Những tụ tập như vật chưa bao giờ xảy ra trước đó.
Trước Khi Bão Lục Tràn Tới của sử gia Phạm Cao Dương là một tác phẩm xứng đáng trong tủ sách của độc giả về sử liệu Việt Nam. Theo Phạm Cao Dương, Trước Khi Bão Lục Tràn Tới “trân trọng giới thiệu với quí độc giả một tài liệu không xưa nhưng đã cũ, không còn được mấy ai biết tới, về một thời kỳ cũng không xưa nhưng đã bị bỏ quên hay cố tình bị bỏ quên của lịch sử Việt Nam.”/
Hình bìa sách Đế Quốc Việt Nam.