Nhớ Nhạc sĩ Đan Thọ (1924-2023); Picasso từng là đảng viên cộng sản?

07 Tháng Chín 20237:24 SA(Xem: 992)

VĂN HÓA ONLINE – ĐỜI SỐNG-NGHỆ THUẬT – THỨ NĂM 07 SEP 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Nhớ Nhạc sĩ Đan Thọ (1924-2023)

image007image009

NS Đan Thọ vừa qua đời

Xin chia buồn cùng anh chị BS Mùi Quý Bồng-Đan Kim Tâm tang quyến và mong linh hồn bác siêu thoát nhanh. (Phạm Anh Dũng)


Sau đây là những nhạc phẩm, tôi (PAD) nhớ và tìm được, của Đan Thọ với links để nghe/xem videos nhạc

(Có thể còn nhiều nữa, nhưng chắc chắn có một bài nữa là Vọng Cố Đô của Đan Thọ & Nhật Bằng, không có links)

Chiều Tím (nhạc Đan Thọ, lời Đinh Hùng) Ý Lan hát

https://www.youtube.com/watch?v=vcZMXt4z37M 


Tình Quê Hương (thơ Phan Lạc Tuyên, nhạc Đan Thọ) Lệ Thu hát:

https://youtu.be/a75FYjPmNF4 


Dương Cầm (ý thơ Mùi Quý Bồng, nhạc Đan Thọ) Thái Thảo hát

https://www.youtube.com/watch?v=_UhYfAoQ7B8 


Giòng Sông Quê Hương (Đan Thọ) Lệ Thu hát:

https://www.youtube.com/watch?v=2FWAekHjN1A


Xa Quê Hương (Đan Thọ & Xuân Tiên) Kim Tước hát:

https://youtu.be/a75FYjPmNF4 


Bóng Quê Xưa (Đan Thọ) Thanh Thúy hát:
https://youtu.be/1e1pGFOKw8I


Thu Ly Hương (Đan Thọ & Nhật Bằng) Tâm Hảo hát:

https://www.youtube.com/watch?v=2FWAekHjN1A 


Mimosa Thôi Nở (thơ Nhất Tuấn, nhạc Đan Thọ) Duy Quang hát:

https://www.youtube.com/watch?v=-HtIi3F0YSY 


Preview YouTube video Chiều Tím - Ý Lan (ASIA 11) 

image010

Preview YouTube video Tình Quê Hương 7A (thơ PhanLạcTuyên ĐanThọ) -- Lệ Thu

image012

Preview YouTube video Dương Cầm [Đan Thọ, ý thơ Mùi Quý Bồng] Thái Thảo (4K)

image013

Preview YouTube video Giòng Sông Quê Hương -Đan Thọ -Lệ Thu

image014

Preview YouTube video Bóng Quê Xưa , Ca sĩ: Thanh Thuý , Sáng tác: Đan Thọ

image015

Preview YouTube video Mimosa Thôi Nở , Nhạc Đan Thọ Thơ Nhất Tuấn , Ca sĩ: Duy Quang

image016

++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Danh họa Picasso từng bị Pháp theo dõi và để lại nhiều điều tiếng trong đời tư


  • Phạm Cao Phong
  • Gửi bài cho BBC từ Paris, Pháp


19/12/2021


image017Nguồn hình ảnh, Reuters. Một tác phẩm của Picasso


Tiết lộ mới tiết lộ cho thấy Pablo Picasso từng xin nhập tịch Pháp không được vì các 'hoạt động vô chính phủ', và có cuộc đời gây bất hạnh cho nhiều phụ nữ.


Hồ sơ của an ninh quốc gia Pháp về danh họa Pablo Picasso bị Đức phát-xít cướp đi khi chiếm đóng Paris năm 1940. Sau Thế chiến II, Liên Xô tiếp quản và gần đây Nga mới trả cho Pháp nhiều tài liệu lưu trữ.


Hồ sơ về Picasso được công bố trong năm 2021 rọi đèn vào cách nước Pháp từng nghi ngờ nghệ sĩ lớn, nhưng vẫn khai thác di sản tiền tỷ gắn liền với tranh và tên tuổi ông.


Picasso, kẻ nguy hiểm tiềm tàng cho Pháp


Năm 1901, Sở cảnh sát Pré-St.Gervais (Seine St.Denis) đã lập một hồ sơ theo dõi người nước ngoài mang số hiệu 74664. Năm chữ số là mã code để tiện phân loại. Mã số thông báo: giới tính nam, hành nghề họa sĩ.


Người trong hồ sơ an ninh sinh ngày 25/10/1881 tại Malaga, hành nghề vẽ tranh có tên khai sinh là Pablo Ruiz Picasso, chính là danh họa Picasso, người nay được coi là một trong 10 danh họa có ảnh hưởng nhất trong mọi thời đại.


Trong hồ sơ có ghi:


image019Nguồn hình ảnh, Pham Cao Phong. Hồ sơ an ninh Pháp về Pablo Picasso, người nhập cư từ Tây Ban Nha


'Tay này nói thứ tiếng Pháp chật vật, không ai hiểu hắn muốn nói gì. Hắn thường tiếp xúc, móc nối với những kẻ lạ mặt.''


Thậm chí, Picasso còn bị liệt vào loại tiềm tàng khủng bố ở mức độ cao nhất với 'Fiché S'.


Với ký hiệu 'S' phân loại, kẻ đó thuộc loại tối nguy hiểm với an ninh quốc gia. Những cá nhân bị cho vào danh sách này được an ninh Pháp giám sát 24/7.


Kết quả theo dõi Picasso viết: ''thời gian lưu trú ở Paris, kẻ này ngụ tại nhà một phần tử vô chính phủ là Pierre Manach và hắn đương nhiên cùng ý tưởng với tên này''.


''Người ngoại quốc này xuất hiện như một đe dọa đối với an ninh. Y liên lạc với nhóm người Catalonia tại khu Montmartre. Bọn Catalonia là những kẻ cực đoan, vô chính phủ, phải giám sát gắt gao.''


Cả chục năm sau, giọng văn trong hồ sơ vẫn không thay đổi :


"Khoảng 30 tuổi. Năm 1914, không phục vụ gì cho lợi ích của đất nước chúng ta trong thời gian chiến tranh. Là kẻ có tư tưởng cực đoan, gần với xu hướng cộng sản, công khai chỉ trích nền tảng nhà nước pháp quyền của chúng ta, ca tụng nhà nước Nga Xô Viết.''


Năm 1940, Picasso gửi nguyện vọng được nhập quốc tịch Pháp, song bị từ chối.


Bộ máy hành chính Pháp vặn vẹo Picasso, đòi hỏi chứng thực thu nhập cá nhân, khai thuế, chứng minh ông không phải là người Do Thái. Không bắt bẻ được gì, nhưng hồ sơ nhập quốc tịch của Picasso không được an ninh Pháp cho điểm son nên bị đánh trượt.


Cứ hai năm một lần, Picasso phải gia hạn giấy định cư. Do không bán tranh cho những nhà sưu tập tranh người Pháp có tiếng tăm, mà chỉ bán cho những người buôn tranh Do Thái nên ông làm phật ý ai đó, và chịu nhiều phiền phức.


Sau sự kiện bức chân dung nổi tiếng 'Mona Lisa' (La Joconde của danh họa Léonard de Vinci (1452-1519) bị đánh cắp tại Bảo tàng Louvre ngày 2/8/1911, Picasso cùng bị bắt và thẩm vấn với bạn là nhà thơ cánh tả Guillaume Apollinaire (1880-1918, họ Kostrowitcki, người gốc Ba Lan). Người Việt được biết Apollinaire qua bài thơ 'Cầu Mirabeau', trường ca 'Zone'.


Cảnh sát trưởng Quận 18 Paris André Rouquier không ngần ngại lấy tranh của Picasso vẽ những cô gái ngực trần để minh họa cho đánh giá rằng Picasso là kẻ vô đạo đức.


''Picasso nhồi nhét tư tưởng vô chính phủ cho bạn hắn là Manach, kẻ cho hắn trú ngụ.''


Tháng 10 năm 1944, Picasso ra nhập Đảng Cộng sản Pháp (PCF). Picasso giải thích trên tờ l'Humanité của đảng này với bài viết 'Tại sao tôi gia nhập đảng cộng sản.'


Bức họa 'Chim bồ câu' của Picasso vẽ làm biểu tượng cho Đại hội hòa bình thế giới năm 1949 nhận được giải thưởng quốc tế vì Hòa bình năm 1955.


Có lẽ đây là một giải thưởng hài hước nhất tặng cho một người mang bất hạnh cho những người đàn bà đi qua đời ông?


image021Nguồn hình ảnh, AFP. Pablo Picasso, ảnh chụp năm 1971


Chính vì được phe tả Phương Tây, các nước xã hội chủ nghĩa (cũ), gồm cả giới khoa bảng Việt Nam đề cao, các vấn đề nghiêm trọng về nhân cách và tệ coi thường phụ nữ của ông không được nói đến trong nhiều năm.


Montmartre, nơi tỏa sáng tài năng và lò thiêu các cuộc tình của Picasso


Pablo Picasso (1881-1973) đến Paris năm 19 tuổi. Bỏ lại phía sau Malaga, thành phố tuổi thơ là bước ngoặt làm nên tên tuổi danh họa sau này. Chàng thanh niên Tây Ban Nha lập tức phải lòng Paris, sau đó quyến luyến cả phần đời ở đất Pháp.


Con đường Picasso đã chọn giao thoa với những nghệ sĩ khác, cũng đến Paris, chính xác hơn là Montmartre như Renoir, Modigliani, Miró, Monet, Van Gogh, Toulouse-Lautrec, Géricault, Cézanne, Sisley… Hemingway đã từng bị sức hút của Paris làm cho thẫn thờ, để viết xong tác phẩm 'Paris là một ngày hội' mà để quên trong một chiếc rương trong khách sạn Ritz đúng 16 năm.


Trên đồi Montmartre, Picasso sống chung với một người bạn trên tầng hai, số nhà 49 rue Gabrielle.


Montmartre là quả đồi cao gần 500 m so với mực nước biển. Từng là nơi có nhiều cối xay bột, hiện Montmartre chỉ còn lại hai dấu tích: một là Moulin de la Galette, tồn tại được chắc vì có mặt trong tranh của Renoir et Van Gogh. Còn cối xay thứ hai chẳng xay ra bột từ 125 năm nay, Moulin Rouge vốn là biểu tượng cuộc chơi về đêm của Paris.


Chàng Don Quixote xứ Malaga là Picasso hàng ngày dắt con chó Frika lang thang trong các ngõ hẻm Montmartre đã vẽ bức tranh 'Les Demoiselles d'Avignon' (Các thiếu nữ vùng Avignon) ở đây, ghi dấu tích được gọi là 'période bleue', dù Paris xa Avignon tới cả 750 km, vùng đất bên dòng sông Rhône xưa kia của các Giáo hoàng trước khi chạy lánh nạn sang Vatican.


Auguste Rodin (1840-1917), người luôn mở rộng vòng tay với các nghệ sĩ trẻ trong đó có vua Hàm Nghi, ảnh hưởng sâu đến các sáng tác sau này của Picasso.


Bức tranh 'Guernica' (1937), một trong những tác phẩm quan trọng nhất, biểu tượng chống chiến tranh của Picasso vốn lấy cảm hứng khối tượng 'Cổng Địa ngục' do Rodin thể hiện.
13 Tháng Mười Một 2023(Xem: 736)
03 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1339)
13 Tháng Chín 2023(Xem: 941)