Vì sao Tuyên bố Việt - Trung lần đầu nhắc về 'nhân quyền, cách mạng màu'?

06 Tháng Mười Một 20228:21 CH(Xem: 3771)

VĂN HÓA ONLINE – THẾ GIỐI HÔM NAY 2 – THỨ HAI 07 NOV 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Vì sao Tuyên bố Việt - Trung lần đầu nhắc về 'nhân quyền, cách mạng màu'?


Bùi Thư


BBC 5/11/2022

image007

Việt Nam và Trung Quốc ra tuyên bố chung sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc chuyến thăm Bắc Kinh được truyền thông hai bên cơ ngợi là "thành công tốt đẹp" và mang "tính lịch sử".


Đáng chú ý, dường như đây là lần đầu tiên hai nước cộng sản đề cập chống "chính trị hóa" nhân quyền trong tuyên bố chung.


Sau khi về tới Hà Nội hôm 1/11, ông Trọng gửi Điện cảm ơn gửi ông Tập Cận Bình: "Tôi và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam hết sức hài lòng về kết quả phong phú của chuyến thăm" và "tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần định hướng lâu dài cho quan hệ hai Đảng, hai nước".


Tuyên bố đề cập 'nhân quyền'


Hai nước cũng công bố Tuyên bố chung, theo đó, tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc.


So với tuyên bố chung năm 2015 và 2017, tuyên bố chung năm 2022 sau chuyến thăm của vị Tổng Bí thư 78 tuổi có điểm khác biệt khi đề cập việc Trung Quốc và Việt Nam thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực chống khủng bố, chống "diễn biến hòa bình", "cách mạng màu".


Bên cạnh đó, hai nước cũng nhấn mạnh "hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền, không chính trị hóa vấn đề nhân quyền".


Khi đọc lại Tuyên bố chung năm 2015 và 2017, độc giả không tìm thấy chữ 'nhân quyền', hay 'cách mạng màu' trong hai văn bản này.


Việc "không chính trị hóa vấn đề nhân quyền" dường như là cách tiếp cận chủ đạo của Trung Quốc khi đứng trước những lên án của quốc tế về việc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với người dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Duy Ngô Nhĩ tại khu vực Tân Cương, cũng như cách xử lý các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong.


Trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 4/11, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) khu vực châu Á cáo buộc Việt Nam sẽ thành "đối tác cấp dưới cho chính phủ Trung Quốc tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc."


"Không nghi ngờ gì về việc Hà Nội sẽ bỏ phiếu theo mong muốn của chính phủ Trung Quốc tại Hội đồng Nhân quyền, và sẽ vui vẻ đóng vai trò đối tác cấp dưới của Trung Quốc trong nỗ lực phá bỏ các nguyên tắc của luật nhân quyền quốc tế và nỗ lực thực thi hiệu quả các luật đó."


Việt - Trung gần gũi khi nói về nhân quyền


Không ít người cho rằng phản đối chính trị hóa nhân quyền là bàn cờ mà Trung Quốc sửa soạn trong tương lai, với trật tự thế giới hiện hành sẽ bị bóp méo để đi đôi với lợi ích của Trung Quốc.


Tuyên bố chung của Việt Nam và Trung Quốc đề cập tới nhân quyền cũng được cho là một trong những bước tính toán của Trung Quốc kéo Việt Nam vào guồng xoay mới đó.


Theo ông Phil Robertson, đáng quan tâm là việc hai nước nói về phối hợp chống diễn biến hòa bình và cách mạng màu - điều chưa bao giờ có trong các tuyên bố chung năm 2015 hay 2017.


Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) khu vực châu Á nhận định:


"Đây đích xác là điều chúng ta đoán trước được từ hai quốc gia độc đảng, vốn hành xử lộng hành trong vấn đề nhân quyền như thế này. Cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh đều xem tự do cá nhân và việc thực hiện các quyền dân sự và chính trị cơ bản là mối đe dọa cốt tử đối với quyền lực chính trị của họ."


"Đó là lý do vì sao cả hai nước rất tập trung vào việc ngăn chặn bất kỳ hình thức "diễn biến hòa bình" hoặc "cách mạng màu" nào."


Ông Phil Robertson nhận xét ngụ ý sâu xa của tuyên bố chung là giữa lãnh đạo hai nước Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điều để gắn kết hơn là bị chia rẽ.


"Tôi cho là tuyên bố Hà Nội đưa ra rằng họ đang giữ vị thế trước một Trung Quốc bá quyền thực sự chỉ là để gắng xoa dịu tâm lý bài Trung của công chúng Việt Nam."


"Chính phủ Việt Nam thường xuyên dối trá về hồ sơ nhân quyền khủng khiếp của mình, và bây giờ Việt Nam còn đi xa hơn, qua việc tuyên bố rằng, bằng cách nào đó, Trung Quốc và Việt Nam sẽ bắt tay để phát triển nhân quyền hơn nữa. Đó là chiêu trò và chúng ta không nên bị lừa phỉnh."


"Việt Nam và Trung Quốc đã tạo ra một hiệp ước để tiếp tục làm suy yếu việc tôn trọng nhân quyền ở cả hai quốc gia. Bất kỳ cách giải thích nào khác chỉ đơn giản là ngây thơ và thể hiện sự thiếu hiểu biết về cách thức hoạt động thực sự của hai Đảng Cộng sản này," ông Phil Robertson kết luận.


Ông Phil Robertson cũng cho rằng hai nước có "sự giống nhau về các hành vi lạm dụng nhân quyền giữa hai chính phủ, và Việt Nam muốn sao chép thành công của Bắc Kinh trong việc đóng cửa mọi hình thức tự do ngôn luận trên Internet."


Ông Phil Robertson nhận xét ông không vui mừng khi Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ vừa qua.


"Đáng buồn thay, tôi phải dự đoán rằng, quyền của người dân trên toàn thế giới sẽ bị ảnh hưởng vì sự suy yếu hơn nữa hiện đang diễn ra của Hội đồng Nhân quyền từ việc các chính phủ khác thất bại trong việc nhìn thấu được luận điệu hai mặt của Việt Nam," ông Phil Robertson nhận định.

image009

Chiến lược 'Chống chính trị hóa nhân quyền' của Trung Quốc


Hợp tác về nhân quyền, chống chính trị hóa nhân quyền vốn là một trong những chiến lược chủ đạo của Trung quốc trong những năm vừa qua khi tiếp cận vấn đề nhân quyền.


Trước đây, Trung Quốc thường ở thế bị động khi bị quốc tế lên án, bằng chứng là sau đó, Bộ ngoại giao Trung Quốc phải tổ chức họp báo bác bỏ, còn phái đoàn LHQ thì cố gắng giảm những thiệt hại về vấn đề nhân quyền.


Tuy nhiên, những năm gần đây, vị thế của Trung Quốc - nền kinh tế thứ hai thế giới mạnh lên nhiều và nước này dẫn có chân trong các thể chế toàn cầu mà được thành lập ra sau Thế chiến thứ 2 và vốn được Mỹ và Tây phương dẫn dắt.


Trung Quốc có vẻ chiếm thế thượng phong và Bắc Kinh đã không còn ở thế bị động mà đã tận dụng được những thiết chế đó để mang lại lợi ích cho mình.


Hôm 6/10 vừa qua, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã bác đề xuất thảo luận về tình hình Tân Cương với 19 phiếu chống và 17 phiếu ủng hộ.


Đây được xem là chiến thắng của Trung Quốc và thất bại của phương Tây khi có thể loại vấn đề người Duy Ngô Nhĩ ra khỏi chương trình nghị sự của một cơ quan thúc đẩy các giá trị phổ quát về nhân quyền.


Chụp lại video,


Trung Quốc tách trẻ em ra khỏi cha mẹ ở Tân Cương


Bắc Kinh đưa tuyên bố về sự kiện này, nói vấn đề liên quan đến Tân Cương không phải là nhân quyền mà là để "chống lại chủ nghĩa khủng bố bạo lực, cực đoan hóa và chủ nghĩa ly khai.


Nhờ những nỗ lực không ngơi nghỉ, hơn 5 năm liền ở Tân Cương không xảy ra vụ khủng bố bạo lực nào, trích thông cáo của Bộ ngoại giao Trung Quốc.


Thông cáo lần nữa lên án việc "chính trị hóa nhân quyền" và áp đặt "tiêu chuẩn kép" đối với Trung Quốc và kết luật "những nỗ lực sử dụng các vấn đề liên quan đến Tân Cương để kìm hãm hoặc kiềm chế Trung Quốc sẽ chẳng đi đến đâu".


Như vậy, về cơ bản, Bắc Kinh đã thành công trong việc gây áp lực với nhiều nước - chủ yếu bằng đòn trả đũa kinh tế - nhằm ngăn chặn họ bỏ phiếu ủng hộ đề xuất thảo luận về Tân Cương nói riêng và đi theo đường hướng "phi chính trị hóa nhân quyền".


Đơn cử, tháng 7/2019, hai liên minh các quốc gia đã gửi tới UNHRC về các chính sách Tân Cương của Trung Quốc - một bên chỉ trích Trung Quốc về việc giam giữ quy mô lớn trong khi liên minh còn lại phản đối "chính trị hóa các vấn đề nhân quyền" và ủng hộ các nỗ lực chống khủng bố của Trung Quốc.


Tháng 8/2020, Trung Quốc được bổ nhiệm vào một ghế trong Nhóm Tư Vấn có ảnh hưởng của Hội đồng Nhân Quyền LHQ.


Chưa kể, nước này đã từng là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHRC) từ năm 2006 đến 2009, 2010 đến 2012, 2014 đến 2016 và 2017 đến 2019.


Trái với những nỗ lực lập pháp của Hoa Kỳ nhằm yêu cầu Trung Quốc có trách nhiệm hơn trong các vấn đề nhân quyền, chính quyền Donald Trump đã rút Mỹ khỏi Hội đồng Nhân Quyền LHQ vào tháng 6/2018.


Ted Piccone, một thành viên nghiên cứu tại Viện Brookings, viết: "Trung Quốc và các đồng minh của họ đang lấp đầy các chỗ trống quyền lực và làm vô hiệu hóa, nếu không thì sẽ là tái định nghĩa về cơ bản các quy tắc cốt lõi của nhân quyền toàn cầu theo thời gian".


image011Nguồn hình ảnh, Getty Images. Các vụ Trung Quốc bị cáo buộc ngược đãi người Uyghur ở Tân Cương đã gây ra sự phẫn nộ trên toàn cầu


Hồi tháng 9/2022, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền của LHQ cho ra báo cáo về những cáo buộc việc lạm dụng, ngược đãi ở tỉnh Tân Cương.


Chính bà Bachelet cũng thừa nhận mình phải chịu "áp lực rất lớn về việc công bố hay không công bố" bản báo cáo.


Và ngay cả trong những giờ phút cuối cùng trước khi báo cáo được công bố, Trung Quốc đã gây áp lực buộc bà Bachelet không được tung ra báo cáo này.


Cuối cùng, báo cáo được công bố vào ngày làm việc cuối cùng của bà Michelle Bachelet sau bốn năm bà ở Cao ủy Nhân quyền của LHQ.


Cây bút Kristine Lee cảnh báo trên trang Foreign Affairs rằng về lâu dài, "Nếu Bắc Kinh thành công trong việc trang bị lại LHQ theo đúng mục đích của mình, Trung Quốc sẽ không giống phần còn lại của thế giới mà phần còn lại của thế giới sẽ trở nên giống Trung Quốc hơn."


Ông Phil Robertson phân tích với BBC:


"Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng phá vỡ nguyên tắc nhân quyền quốc tế và việc áp dụng điều này một cách có hệ thống trong các cơ chế của LHQ, bắt đầu từ Hội đồng Nhân quyền LHQ và văn phòng của Cao ủy LHQ về nhân quyền."


"Đây là một phần trong nỗ lực của chính phủ Trung Quốc nhằm làm mất tính ổn định trật tự quốc tế hiện có và gây xáo trộn trật tự đó để được lợi phần mình. Như người dân Tân Cương đã biết, chính phủ Trung Quốc sẽ không mảy may để xảy ra biến động gì trong chiến dịch diệt trừ những lo ngại về nhân quyền nếu Bắc Kinh tin rằng làm như vậy sẽ thúc đẩy lợi ích của chính họ hơn nữa," ông Phil Robertson nói.


++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM MỤC TÀI LIỆU:


Bắc Kinh 31/10/2022 - Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc


https://nhandan.vn/tuyen-bo-chung-viet-nam-trung-quoc-ve-viec-tiep-tuc-day-manh-va-lam-sau-sac-hon-nua-quan-he-doi-tac-hop-tac-chien-luoc-toan-dien-viet-nam-trung-quoc-post722756.html
10 Tháng Tám 2014(Xem: 21142)
Ngoại trưởng Mỹ sẽ thúc đẩy một thỏa thuận chấm dứt mọi hành động có thể gây căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng đông nam Á tại hội nghị an ninh khu vực đang diễn ra ở thủ đô Nay Pi Taw của Miến Điện, hãng tin AFP cho biết.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20954)
Thưa ngài Đại sứ, trước hết, cho phép tôi và nhân dân Việt Nam cám ơn ngài về những đóng góp to lớn của ngài trong mối quan hệ hai nước thời gian qua. Tôi xin phép được hỏi ngài là Mỹ và Việt Nam có thể nâng tầm quan hệ song phương từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược không và nếu có thì khi nào? Xin cảm ơn ngài! (tran ngoc dong, 30 tuổi)
07 Tháng Tám 2014(Xem: 21284)
Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8. Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20491)
Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8. Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 20494)
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển vượt bậc trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ, trong đó có việc hai bên đã đưa quan hệ lên tầm đối tác hợp tác toàn diện; hợp tác thương mại và đầu tư tăng nhanh; hợp tác về giáo dục-đào tạo, quốc phòng-an ninh được đẩy mạnh; quá trình khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh đạt được những kết quả tích cực.
03 Tháng Tám 2014(Xem: 24866)
Thượng viện Hoa Kỳ đã chuẩn thuận nhân vật được Tổng Thống Barack Obama đề cử vào chức Đại sứ Mỹ tại Nga. Ông John Tefft, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp đặc trách các vấn đề Đông Âu, đã được nhất trí chuẩn thuận hôm qua, để điền thế vào chức vụ đã bị để ngỏ từ tháng Hai năm nay.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 21459)
Bị tố cáo cung cấp vũ khí cho Hamas và Herzbollah trong cuộc xung đột tại Cận Đông, Bĩnh Nhưỡng đã lên tiếng phủ nhận gay gắt, coi các cáo giác trên là là một « mưu đồ độc địa » và « hoàn toàn hư cấu » Tuyên bố phủ nhận nói trên được phát đi qua một thông cáo đề ngày qua (28/7) của Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên và đã được thông tấn xã chính thức KCNA phổ biến rộng rãi. Trong tuần qua, nhật báo Anh Daily Telegraph dẫn các nguồn tin phương tây khẳng định lực lượng của Hamas đã ứng tiền mặt trước để mua của Bắc Triều Tiên tên lửa và các thiết bị truyền tin.
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 20922)
Các giới chức Hoa Kỳ đã cho công bố các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Nga đã bắn tên lửa nhắm vào lực lượng Ukraina, hồi tuần trước, để hỗ trợ nhóm phiến quân ly khai. Những hình ảnh - được chuẩn bị bởi Giám đốc cơ quan Tình báo quốc gia và được Bộ Ngoại giao chuyển tiếp đến các phóng viên báo chí - cho thấy những gì chính phủ Hoa Kỳ nói về các bệ phóng tên lửa và pháo tự hành trên lãnh thổ Nga.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 23561)
Tướng Prayuth là người ủng hộ mạnh mẽ hoàng gia Thái Thái Lan vừa có bản Hiến pháp tạm thời cho phép vị tướng lãnh đạo cuộc đảo chính vừa qua nắm toàn bộ an ninh quốc gia và có quyền trấn áp bất kỳ hành động nào được cho là mối nguy đối với hòa bình, an ninh, kinh tế hay nền quân chủ của đất nước.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 21122)
Đảng đối lập chính và đảng cầm quyền ở Campuchia vừa đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị kéo dài một năm qua.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 17961)
Tin cho hay ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đang có chuyến thăm tới Hoa Kỳ bắt đầu từ 21/7.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 20454)
Theo Reuters, ngày 22/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này sẽ dùng ảnh hưởng với lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine để cho phép điều tra đầy đủ vụ bắn hạ máy bay của Malaysia Airlines, song tuyên bố phương Tây phải gây sức ép để Kiev chấm dứt các hành động thù địch.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 20615)
Tờ báo Helsingin Sanomat của Phần Lan đưa tin, tại sân bay quốc tế Helsinki Vantaa ở Thủ đô Helsinki của Phần Lan, Hải quan nước này bắt giữ một container chứa các thành phần vũ khí tên lửa được chuyển từ Việt Nam đến Ukraine (chưa xác thực). Vậy đâu là sự thật, chúng ta cần phân tích để thấy rõ thông tin trên báo Phần Lan là đúng hay sai.