Bao nhiêu lính VN thiệt mạng ở Campuchia?

29 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 22049)
“NHẬTBÁOVĂNHÓA-CALIFORNIA” THỨ BA 30 SEP 2014

Bao nhiêu lính VN thiệt mạng ở Campuchia?

26 tháng 9 2014

image004

Tròn 25 năm Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, hiện vẫn chưa có con số thống kê thống nhất về số lượng binh lính Việt Nam thiệt mạng và thương vong ở đất nước Chùa Tháp.

Trao đổi với BBC trong cuộc tọa đàm hôm 25/9/2014, Đại tá Phạm Hữu Thắng, chuyên gia về Campuchia thuộc Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam đưa ra con số binh sỹ Việt Nam thiệt mạng là gần bốn chục ngàn người.

Tuy nhiên, theo số liệu mà một cựu chuyên viên tổ nghiên cứu về Campuchia của Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra con số tử vong có thể lên tới năm chục ngàn, hoặc thậm chí cao hơn nữa.

"Trong tay tôi có con số thống kê của ngành Quân y, Tổng cục Hậu cần, số thương vong trong mười năm, cả bị thương và hy sinh là hơn 156.000.

"Trong đó, hy sinh gần 39.000. Đây là số liệu của ngành Quân y, của Tổng cục Hậu cần, Quân đội Nhân dân Việt Nam", Đại tá Thắng nói với BBC.

Trong tay tôi có con số thống kê của ngành Quân y, Tổng cục Hậu cần, số thương vong trong mười năm, cả bị thương và hy sinh là hơn 156.000. Trong đó, hy sinh gần 39.000. Đây là số liệu của ngành Quân y, của Tổng cục Hậu cần, Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đại tá Phạm Hữu Thắng, Viện Lịch sử Quân sự VN

Từ Paris, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huy đưa ra một số liệu khác.

Ông nói: "Những con số đưa ra hiện nay cũng chưa chính xác lắm... Nhưng người ta nói khoảng 55.000 binh sỹ, tức là bộ đội cộng với thanh niên xung phong Việt Nam đã hy sinh trên chiến trường Campuchia thời gian đó."

Theo ông Huy, năm 1979, khi Việt Nam bắt đầu phát động phong trào đưa các lực lượng sang Campuchia, nhiều thanh niên Việt Nam được vận động sang quốc gia láng giềng để dọn dẹp chiến trường.

Tiến sỹ Huy nói: "Thanh niên Việt Nam được vận động trong những đội thanh niên xung phong để qua đó dọn chiến trường và đồng thời để chuẩn bị cơ sở khi bộ đội tiến quân, thì họ đi sau lưng để dọn chiến trường.

"Tôi thấy số người chết năm 1979 không biết là bao nhiêu, nhưng trong suốt mười năm, tôi nghĩ con số khoảng 55 ngàn người."

'Tài liệu mật'

Hơn 39.000 binh lính VN đã thiệt mạng trong khoảng mười năm can thiệp ở Campuchia.

Là người từng tham gia theo dõi cuộc chiến Việt Nam ở Campuchia từ Bộ Ngoại giao, như tự giới thiệu, ông Đặng Xương Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao và Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, cho biết thêm thông tin về con số thương vong này.

"Tôi cũng là người theo dõi Campuchia và theo dõi cuộc chiến Việt Nam ở Campuchia, qua tài liệu của Bộ Ngoại giao, chắc cũng của và thông qua Bộ Quốc phòng (Việt Nam), đây là những tài liệu mật mà tôi cũng chỉ tham khảo, đọc qua một vài lần gì đó,

"Thì con số đó là 100.000, mười vạn, quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh tại Campuchia đã hy sinh trong 13 năm có mặt ở Campuchia", ông Hùng nói:

Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã nói một câu rất chí lý là vì vấn đề thương vong đó, cho nên từ nay không bao giờ Việt Nam gửi quân đội ra hải ngoại đấu tranh nữa. Đó là kết luận rất lý chí và điểm đó cũng rất đúng với chiến trường của các nước khác khi mà ở lại quá mức cần thiết

GS. Tạ Văn Tài, Hoa Kỳ

Bình luận về ý nghĩa và những con số thương vong này, Tiến sỹ Tạ Văn Tài, cựu giảng viên luật học Đại học Havard từ Hoa Kỳ nói:

"Ngoại trưởng (Việt Nam) Nguyễn Cơ Thạch đã nói một câu rất chí lý là vì vấn đề thương vong đó, cho nên từ nay không bao giờ Việt Nam gửi quân đội ra hải ngoại đấu tranh nữa.

"Đó là kết luận rất lý chí và điểm đó cũng rất đúng với chiến trường của các nước khác khi mà ở lại quá mức cần thiết. Ví dụ như là Hoa Kỳ ở lại Trung Đông bây giờ."

Theo chuyên gia về luật học này, bài học rút ra là phải biết cách 'thoát ra khỏi' một cuộc chiến tranh ra sao.

Ông Tài nói: "Nguyên tắc căn bản là đã vô chiến tranh, thì phải có một lối ra, phải có một 'exit', một tư duy 'exit' thì mới được."

'Biết ơn'
image006 

Campuchia ngày nay có nhiều đảng phải chính trị cạnh tranh nhau về đường lối và quyền lực.

Nhìn lại sự kiện diễn ra 25 năm về trước, cũng như đánh giá ý nghĩa cuộc can thiệp quân sự của quân đội Việt Nam, vốn dẫn đến sự sụp đổ của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ từ năm 1979 ở Campuchia, nhân dịp này, Tiến sỹ Vannarith Chheang, nhà nghiên cứu người Campuchia từ Đại học Leeds, Anh quốc nói:

"Về vấn đề nhân đạo, tôi nghĩ người Campuchia, phần lớn người Campuchia biết ơn đối với sự hy sinh của quân đội nhân dân Việt Nam là giải phóng người Campuchia."

Tuy nhiên, vẫn theo chuyên gia đang nghiên cứu tại Trung tâm Hòa bình và Hợp tác này, tình hình chính trị ở Campuchia và nhận thức của các đảng phái ở Campuchia hiện nay cũng có sự không thống nhất về hành động can thiệp quân sự của quân đội Việt Nam trước đây.

Về vấn đề nhân đạo, tôi nghĩ người Campuchia, phần lớn người Campuchia biết ơn đối với sự hy sinh của quân đội nhân dân Việt Nam là giải phóng người Campuchia

TS. Vannarith Chheang, Đại học Leeds, Anh

"Ở Campuchia cũng có nhiều vấn đề vì nhiều đảng phái, phe phái chính trị khác nhau, như vậy cũng có một nhóm người phản đối việc Việt Nam giải phóng Campuchia và gọi đó là việc xâm lược của Việt Nam đối với đất nước Campuchia", Tiến sỹ Vanarith Chheang nói thêm.

Là một phóng viên theo các chuyển biến gần đây trong quan hệ Campuchia - Việt Nam, phóng viên Hồng Nga của BBC tiếng Việt chia sẻ thêm với tọa đàm.

"Đối với một bộ phận những người đã tìm hiểu lịch sử, hay những người đã sống trong thời kỳ Khmer Đỏ chẳng hạn, tôi nghĩ rằng chắc chắn họ vẫn có một sự hàm ơn đối với quân đội Việt Nam, bởi vì đã đặt dấu chấm hết cho một thể chế vô cùng tàn bạo như vậy. Thế nhưng đối với giới trẻ có một sự quan ngại, bởi vì họ không biết được về lịch sử của nước họ.

"Nó cũng giống như giới trẻ ở bất cứ đất nước nào, không riêng gì ở Việt Nam chẳng hạn, thì họ không nắm được những gì đã xảy ra. Và tinh thân bài Việt Nam thật sự gây lo ngại trong lúc này. Khi tôi nói chuyện với một số thanh niên, thì cảm thấy rằng thứ nhất họ không biết gì về lịch sử, và thứ hai là họ có một cái nhìn khá phiến diện đối với sự tham gia của Việt Nam trong vòng mười năm, trong một thập niên như vậy ở đất nước Campuchia."

Tự mâu thuẫn?
image008 

Liên Hợp Quốc từng cho phép chính quyền Khmer Đỏ sau khi bị sụp đổ được giữ ghế ở LHQ.

Liên Hợp quốc ngày nay không chỉ lên án chế độ diệt chủng của Khmer Đỏ, mà còn đem ra xét xử nhiều thành viên của chính quyền này về các tội ác chống nhân loại.

Khi được hỏi, liệu LHQ có tự mâu thuẫn gì hay không khi cũng chính chế độ này mấy chục năm về trước lại được LHQ công nhận cho giữ một chiếc ghế đại diện ở quốc tế, Tiến sỹ Vannarith Chheang nêu quan điểm:

"Khi đó thời gian đang là chiến tranh lạnh, như vậy vấn đề LHQ chấp nhận chiếc ghế của Khmer Đỏ cũng phản ánh chính sách của các nước lớn, đặc biệt là Mỹ cùng các nước phương Tây khác và cả Trung Quốc nữa, cũng ủng hộ Khmer Đỏ, để làm thế nào không cho ảnh hưởng của Việt Nam lan truyền hiệu ứng Domino (domino effects) ở trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là ở Đông Dương. Như vậy đó là vấn đề chính trị và trong thời gian chiến tranh lạnh."

Chính quyền cộng sản miền Bắc đã tiến chiếm miền Nam, đã gây ra một phong trào thuyền nhân rất vĩ đại. Chính vì vậy, cái nhìn của thế giới đối với chế độ, chính quyền VN lúc đó rất là xấu, mặc dù VN đã đưa quân qua, sang Campuchia để giải phóng dân tộc Campuchia khỏi nạn diệt chủng

TS Nguyễn Văn Huy, từ Paris

Từ Paris, Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy bình luận thêm:

"Từ sau năm 1975, chính quyền cộng sản miền Bắc đã tiến chiếm miền Nam, đã gây ra một phong trào thuyền nhân rất vĩ đại. Chính vì vậy, cái nhìn của thế giới đối với chế độ, chính quyền Việt Nam lúc đó rất là xấu, mặc dù Việt Nam đã đưa quân qua, sang Campuchia để giải phóng dân tộc Campuchia khỏi nạn diệt chủng.

"Nhưng mà hình ảnh Việt Nam, một quốc gia xua đuổi người ra biển một cách khủng khiếp như vậy, thành ra người ta có một cái nhìn xấu. Như vậy, mặc dù Việt Nam đã đuổi chế độ diệt chủng Pol Pot ra khỏi biên giới, nhưng thế giới vẫn không có một cái nhìn thiện cảm với Việt Nam, mà nghĩ Việt Nam là một quốc gia xâm lăng...

"Thành ra tôi thấy vấn đề này hết sức tế nhị, vấn đề hoàn toàn là chính trị, chứ không liên quan gì đến nhân đạo hết. Thành ra tôi nghĩ rằng nếu trở lại vấn đề này, phải nhìn lại vấn đề khách quan thời đó là nước Việt Nam dưới con mắt của thế giới rất là xấu, người ta nhìn Việt Nam như một quốc gia không tôn trọng nhân quyền cũng như là sự bình yên của miền Nam thời đó."

'Con bài mặc cả'

Trung Quốc không ủng hộ nhiều cho phiên tòa xét xử Khmer Đỏ, theo nhà nghiên cứu người Campuchia.

image010

Trung Quốc được cho là quốc gia đã từng ủng hộ, hậu thuẫn chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ mạnh mẽ nhất từ khi lực lượng này nắm quyền ở Campuchia năm 1975 cho tới năm 1979, và Bắc Kinh cũng tiếp tục ủng hộ Khmer Đỏ sau khi chính quyền này sụp đổ, tan rã.

Được hỏi liệu ngoài những nguyên nhân chính trị ra, liệu Trung Quốc có gặp vấn đề gì về mặt 'đạo lý' ở đây hay không khi được cho là đã 'tiếp tay' cho Khmer Đỏ 'diệt chủng' và gây nhiều tội ác chống nhân loại ở Campuchia, Tiến sỹ Vannarith Chheang nói:

"Cũng có vấn đề đạo lý đối với Trung Quốc về vấn đề chế độ Khmer Đỏ và đặc biệt là Tòa án xét xử chế độ Khmer Đỏ hiện nay đang diễn ra ở Campuchia, thì phía Trung Quốc cũng không ủng hộ nhiều để đem lại vấn đề lịch sử, đặc biệt là sự liên kết của Trung Quốc trong việc ủng hộ Khmer Đỏ."

Việt Nam muốn bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, mà Việt Nam chỉ có con bài lúc đó rất mạnh đó là vấn đề Campuchia, do đó việc đi đến thỏa thuận Thành Đô, là việc đi đến bình thường hóa quan hệ hai nước gắn chặt với việc giải quyết vấn đề Campuchia

Ông Đặng Xương Hùng

Trở lại với việc quân đội Việt Nam rút khỏi Campuchia, khi được hỏi liệu quyết định này có liên quan thế nào đến sự kiện mang tên Hội nghị Thành đô, chỉ một năm sau đó, năm 1990 giữa lãnh đạo Việt Nam với lãnh đạo Trung Quốc, ông Đặng Xương Hùng nêu quan điểm:

"Lúc đó, để bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, chúng ta (Việt Nam) một mặt đã tuyên bố đơn phương rút quân, không kèm thêm điều kiện gì nữa, chúng ta đơn phương rút quân khỏi Campuchia, và rút quân hoàn toàn vào tháng 9/1989.

"Cùng lúc đó chúng ta đã sửa lại lời nói đầu của Hiến pháp, sửa lại Điều lệ Đảng, bỏ cái "Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm, trực tiếp". Tất cả những sự kiện như thế, để chuẩn bị cho vấn đề bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc...

"Việt Nam muốn bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, mà Việt Nam chỉ có con bài lúc đó thế mạnh đó là vấn đề Campuchia, do đó việc đi đến thỏa thuận Thành Đô, là việc đi đến bình thường hóa quan hệ hai nước gắn chặt với việc giải quyết vấn đề Campuchia," cựu quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam nói với BBC./

10 Tháng Tám 2014(Xem: 21136)
Ngoại trưởng Mỹ sẽ thúc đẩy một thỏa thuận chấm dứt mọi hành động có thể gây căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng đông nam Á tại hội nghị an ninh khu vực đang diễn ra ở thủ đô Nay Pi Taw của Miến Điện, hãng tin AFP cho biết.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20952)
Thưa ngài Đại sứ, trước hết, cho phép tôi và nhân dân Việt Nam cám ơn ngài về những đóng góp to lớn của ngài trong mối quan hệ hai nước thời gian qua. Tôi xin phép được hỏi ngài là Mỹ và Việt Nam có thể nâng tầm quan hệ song phương từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược không và nếu có thì khi nào? Xin cảm ơn ngài! (tran ngoc dong, 30 tuổi)
07 Tháng Tám 2014(Xem: 21277)
Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8. Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20488)
Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8. Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 20489)
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển vượt bậc trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ, trong đó có việc hai bên đã đưa quan hệ lên tầm đối tác hợp tác toàn diện; hợp tác thương mại và đầu tư tăng nhanh; hợp tác về giáo dục-đào tạo, quốc phòng-an ninh được đẩy mạnh; quá trình khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh đạt được những kết quả tích cực.
03 Tháng Tám 2014(Xem: 24860)
Thượng viện Hoa Kỳ đã chuẩn thuận nhân vật được Tổng Thống Barack Obama đề cử vào chức Đại sứ Mỹ tại Nga. Ông John Tefft, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp đặc trách các vấn đề Đông Âu, đã được nhất trí chuẩn thuận hôm qua, để điền thế vào chức vụ đã bị để ngỏ từ tháng Hai năm nay.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 21458)
Bị tố cáo cung cấp vũ khí cho Hamas và Herzbollah trong cuộc xung đột tại Cận Đông, Bĩnh Nhưỡng đã lên tiếng phủ nhận gay gắt, coi các cáo giác trên là là một « mưu đồ độc địa » và « hoàn toàn hư cấu » Tuyên bố phủ nhận nói trên được phát đi qua một thông cáo đề ngày qua (28/7) của Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên và đã được thông tấn xã chính thức KCNA phổ biến rộng rãi. Trong tuần qua, nhật báo Anh Daily Telegraph dẫn các nguồn tin phương tây khẳng định lực lượng của Hamas đã ứng tiền mặt trước để mua của Bắc Triều Tiên tên lửa và các thiết bị truyền tin.
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 20914)
Các giới chức Hoa Kỳ đã cho công bố các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Nga đã bắn tên lửa nhắm vào lực lượng Ukraina, hồi tuần trước, để hỗ trợ nhóm phiến quân ly khai. Những hình ảnh - được chuẩn bị bởi Giám đốc cơ quan Tình báo quốc gia và được Bộ Ngoại giao chuyển tiếp đến các phóng viên báo chí - cho thấy những gì chính phủ Hoa Kỳ nói về các bệ phóng tên lửa và pháo tự hành trên lãnh thổ Nga.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 23550)
Tướng Prayuth là người ủng hộ mạnh mẽ hoàng gia Thái Thái Lan vừa có bản Hiến pháp tạm thời cho phép vị tướng lãnh đạo cuộc đảo chính vừa qua nắm toàn bộ an ninh quốc gia và có quyền trấn áp bất kỳ hành động nào được cho là mối nguy đối với hòa bình, an ninh, kinh tế hay nền quân chủ của đất nước.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 21116)
Đảng đối lập chính và đảng cầm quyền ở Campuchia vừa đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị kéo dài một năm qua.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 17957)
Tin cho hay ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đang có chuyến thăm tới Hoa Kỳ bắt đầu từ 21/7.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 20449)
Theo Reuters, ngày 22/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này sẽ dùng ảnh hưởng với lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine để cho phép điều tra đầy đủ vụ bắn hạ máy bay của Malaysia Airlines, song tuyên bố phương Tây phải gây sức ép để Kiev chấm dứt các hành động thù địch.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 20612)
Tờ báo Helsingin Sanomat của Phần Lan đưa tin, tại sân bay quốc tế Helsinki Vantaa ở Thủ đô Helsinki của Phần Lan, Hải quan nước này bắt giữ một container chứa các thành phần vũ khí tên lửa được chuyển từ Việt Nam đến Ukraine (chưa xác thực). Vậy đâu là sự thật, chúng ta cần phân tích để thấy rõ thông tin trên báo Phần Lan là đúng hay sai.