"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 20 MAY 2015
Google
Google
Mỹ bỏ Ukraine, tập trung lật bài ngửa ở Biển Đông với Trung Quốc?
(GDVN) - Nhà Trắng dường như muốn liên thủ với Điện Kremlin để gây áp lực với Trung Nam Hải trên Biển Đông.
Đa Chiều ngày 15/5 bình luận, để chuẩn bị "lật bài ngửa" với Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ đã sẵn sàng buông Ukraine bởi hoạt động cải tạo, bồi lấp (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) đã khiến Washington cực kỳ lo ngại. Từ khi Trung Quốc bắt đầu bồi lấp và xây dựng ở Trường Sa 1 năm trước đây, Mỹ cũng bắt đầu chuyển hướng từ gây sức ép ngoại giao sang cứng rắn về quân sự, tích cực can thiệp vào Biển Đông.
Chuyên thăm Nga và phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khiến Đa Chiều cho rằng có thể Washington đã quyết định bỏ Ukraine đổi lấy thỏa hiệp với Moscow trong việc ngăn chặn Trung Quốc bành trướng Biển Đông.
Mỹ nhận thấy không thể giành chiến thắng đồng thời trong 2 cuộc chiến tranh
Lập trường của Mỹ trong vấn đề Biển Đông đã thay đổi về bản chất, từ chỗ "không ủng hộ bên nào" sang ủng hộ các bên không phải là Trung Quốc. Trên thực tế đồng thời với việc điều chỉnh chiến lược của Mỹ ở Biển Đông, Mỹ cũng đã bắt đầu điều chỉnh các trọng điểm chiến lược toàn cầu để dồn sức về vùng biển trọng điểm này. Chiến lược quân sự của Nhà Trắng cho hấy Lầu Năm Góc đã từ bỏ mục tiêu có thể tham chiến và chiến thắng trong 2 cuộc chiến tranh đồng thời mà vẫn bảo toàn được lực lượng.
Mỹ đang tập trung sức mạnh quân sự vào Biển Đông và bắt buộc phải rút khỏi cục diện Ukraine. Trước chuyến công du Trung Quốc ngày 16/5 của Ngoại trưởng John Kerry, hôm 13/5 Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ tổ chức điều trần về cục diện Biển Đông, Hoa Đông. Tại đây Trợ lý của ông Kerry, Daniel Russel đã nói với các Thượng nghị sĩ rằng Ngoại trưởng Mỹ sẽ nói thẳng với Tập Cận Bình chuyện Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông vào ngày hôm nay 17/5.
Đáng chú ý hơn nữa là chuyến công du của ông Kerry tới Bắc Kinh diễn ra khi ông vừa đi Moscow hôm 12/5. Đây là chuyến thăm Nga đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ từ khi nổ ra khủng hoảng Ukraine. Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti đưa tin về sự kiện này với tít bài Đa Chiều cho là "bất thường, cổ quái".
Truyền thông Nga đưa tin: "John Kerry thăm Nga: Nga và Mỹ nỗ lực khôi phục lại quan hệ bình thường". Trong bản tin này, RIA Novosti bình luận rằng chuyến thăm Nga của Ngoại trưởng Mỹ "có ý nghĩa bước ngoặt lịch sử", mặc dù hai bên không có đột phá nào trong đàm phán.
Đa Chiều đặt câu hỏi, tại sao không có tiến triển nào trong đàm phán Nga - Mỹ mà thông tấn nhà nước Moscow lại nói chuyến thăm của ông John Kerry "có ý nghĩa bước ngoặt lịch sử" và "nỗ lực khôi phục lại quan hệ bình thường"? Theo Đa Chiều, nguyên nhân rất đơn giản: Chuyến thăm Nga lần này của ông Kerry không có đột phá nào về nhận thức chung giữa hai bên, nhưng rất có khả năng Nga đã nhận được sự nhượng bộ quan trọng có tính quyết định từ Mỹ về cuộc khủng hoảng Ukraine.
Washington và Moscow đã có thỏa thuận ngầm kết thúc khủng hoảng Ukraine?
"Tư thế rút lui" của Washington khỏi cuộc khủng hoảng Ukraine trong chuyến thăm Nga của ông John Kerry là khá rõ ràng. 4 tháng trước vào ngày 29/1 Nga đã "phao tin" Kerry sẽ đi Moscow ngày 4/2, các báo lớn của Nga đua nhau bình luận "quan hệ Nga - Mỹ rã đông", "Mỹ đã cúi đầu", "Ukraine sinh biến". Nhưng cuối cùng ông John Kerry đã không đến Moscow mà lại sang Kiev, gián tiếp phủ nhận đồn đoán của truyền thông Nga khiến Moscow thấy rõ ác cảm của phương Tây đối với mình.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov.
Nhưng 4 tháng sau Ngoại trưởng Mỹ đã có mặt ở Moscow và hội đàm với các nhà lãnh đạo Nga suốt 8 tiếng đồng hồ. Họ đã bàn những gì? Theo Đa Chiều, một số tờ báo Nga nói rằng ông Kerry đã nhắc đến việc tháo dỡ lệnh cấm vận đối với Nga, nhưng xem ngôn ngữ cử chỉ của John Kerry cho thấy quan điểm của Mỹ không có gì khác so với trước. Mỹ vẫn chỉ là kêu gọi Nga thực hiện đầy đủ thỏa thuận Minsk, có nghĩa là ngừng bắn triệt để, vấn đề Mỹ đã đặt ra từ tháng 9 năm ngoái.
Mắt xích chuyển biến trong lập trường của Mỹ, theo Đa Chiều lại thể hiện ở một chi tiết ít người chú ý. Trong cuộc họp báo chung sau hội đàm có phóng viên hỏi Ngoại trưởng Mỹ về việc Kiev tuyên bố sẽ lấy lại sân bay Donetsk, ông John Kerry trả lời, bất kỳ nỗ lực nào của Ukraine để giành lại lãnh thổ bằng vũ lực sẽ vi phạm thỏa thuận Minsk 2 và sẽ phải đối mặt với sự phản đối nghiêm khắc từ Washington.
"Nếu Tổng thống Poroshenko ủng hộ bất kỳ hành động vũ lực nào, chúng tôi sẽ kêu gọi ông ấy suy nghĩ kỹ trước khi có bất kỳ hành động nào, vì lúc đó thỏa thuận Minsk có nguy cơ bị phá vỡ nghiêm trọng. Chúng tôi đặc biệt quan ngại những hành động như thế có thể gây ra hậu quả. Đến lúc đó nó sẽ là một bước đi hủy diệt", ông John Kerry nói. Đa Chiều bình luận, câu nói này của ông John Kerry không chỉ đơn thuần phản đối Poroshenko, mà còn là sự thay đổi quan trọng trong thái độ của Washington.
Hiệu quả bùng nổ trong câu nói này của Ngoại trưởng Mỹ còn được thể hiện và củng cố bởi chiến lược của Mỹ trên thực tế. Sân bay Donetsk là một trong những cứ điểm 2 phe tranh giành ác liệt ở miền Đông Ukraine và hiện được xem như "biểu tượng" của cuộc chiến ở miền Đông. Tháng 2 năm nay trước khi thỏa thuận Minsk 2 được ký kết sân bay Donetsk lại thành điểm nóng và hiện nay giao tranh ở đây ngày càng ác liệt. Trong bối cảnh đó John Kerry lại cảnh báo Kiev "suy nghĩ cho kỹ trước khi hành động", chẳng khác nào Mỹ ép Kiev phải từ bỏ cứ điểm biểu tượng này sau một thời gian đã đổ bao xương máu.
Điều này sẽ dẫn đến những phản ứng mạnh mẽ từ những người ủng hộ chính quyền mới ở Kiev, đồng thời cũng là mối uy hiếp công khai đối với toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Washington muốn Kiev 2 tay dâng đất cho người, món mồi béo bở này tất nhiên không dành cho lực lượng ly khai miền Đông Ukraine, mà dành cho Moscow. Đa Chiều lưu ý, trên thực tế cái gọi là "Cộng hòa Nhân dân Donetsk" hay "Cộng hòa Nhân dân Luhansk" tự xưng chỉ kiểm soát chưa đầy 30% diện tích 2 khu vực này,
Phát biểu bất ngờ của Ngoại trưởng Mỹ về cục diện chiến sự Đông Ukraine cho thấy, rất có khả năng Washington sẽ ép Kiev từ bỏ 2 tỉnh này, thậm chí không giới hạn trong khu vực người Nga khống chế để đổi lấy hợp tác của Moscow trong các vấn đề chiến lược khác.
Thêm dấu hiệu Mỹ rút khỏi khủng hoảng Ukraine đổi lấy thỏa hiệp với Nga
Thực tế thứ 2 củng cố nhận định này là, trong toàn bộ cuộc họp báo, ông John Kerry tuyệt nhiên không đả động gì đến bán đảo Crimea, vốn là nguyên do chủ yếu dẫn đến lệnh trừng phạt Nga của phương Tây. Đây không phải lần đầu tiên, ngay từ khi thỏa thuận Minsk 2 được ký kết hồi tháng 2, cũng không có chữ nào nhắc tới Crimea. Một khi Mỹ và các quốc gia lớn khác không nhắc gì đến Crimea, thì câu chuyện Ukraine vĩnh viễn mất vùng lãnh thổ này đã là gạo nấu thành cơm.
Ông John Kerry nhắc nhở Tổng thống Ukraine Poroshenko suy nghĩ cho kỹ khi quyết định lấy lại sân bay Donetsk là dấu hiệu đầu tiên Đa Chiều cho rằng Washington đã "đảo chiều" trong khủng hoảng Ukraine.
Mặt khác, ở Mỹ hiện nay rất ít tiếng nói kêu gọi viện trợ quân sự cho Ukraine, trong khi ông John Kerry từng tuyên bố sẽ không gặp Putin nếu như chưa có ngừng bắn ở miền Đông thì nay Ngoại trưởng Mỹ đã thăm chính thức Moscow. Điều này củng cố nhận định phương Tây đã thay đổi lập trường trong vấn đề Ukraine.
Đa Chiều bình luận, phát biểu trên của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry dù chưa thể lấp đầy khoảng cách mất lòng tin giữa Nga và Mỹ, nhưng trên thực tế nó có thể kết thúc cuộc khủng hoảng Ukraine. Bản thân Washington là "kẻ đứng sau rèm" thao túng cục diện Ukraine nay tự tay kết thúc cuộc khủng hoảng này, đồng thời lại thay đổi lập trường trong vấn đề Biển Đông quá nhanh, động thái này cho thấy Nhà Trắng dường như muốn liên thủ với Điện Kremlin để gây áp lực với Trung Nam Hải trên Biển Đông./
Hồng Thủy 17/05/15
Mỹ bỏ Ukraine, tập trung lật bài ngửa ở Biển Đông với Trung Quốc?
(GDVN) - Nhà Trắng dường như muốn liên thủ với Điện Kremlin để gây áp lực với Trung Nam Hải trên Biển Đông.
Đa Chiều ngày 15/5 bình luận, để chuẩn bị "lật bài ngửa" với Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ đã sẵn sàng buông Ukraine bởi hoạt động cải tạo, bồi lấp (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) đã khiến Washington cực kỳ lo ngại. Từ khi Trung Quốc bắt đầu bồi lấp và xây dựng ở Trường Sa 1 năm trước đây, Mỹ cũng bắt đầu chuyển hướng từ gây sức ép ngoại giao sang cứng rắn về quân sự, tích cực can thiệp vào Biển Đông.
Chuyên thăm Nga và phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khiến Đa Chiều cho rằng có thể Washington đã quyết định bỏ Ukraine đổi lấy thỏa hiệp với Moscow trong việc ngăn chặn Trung Quốc bành trướng Biển Đông.
Mỹ nhận thấy không thể giành chiến thắng đồng thời trong 2 cuộc chiến tranh
Lập trường của Mỹ trong vấn đề Biển Đông đã thay đổi về bản chất, từ chỗ "không ủng hộ bên nào" sang ủng hộ các bên không phải là Trung Quốc. Trên thực tế đồng thời với việc điều chỉnh chiến lược của Mỹ ở Biển Đông, Mỹ cũng đã bắt đầu điều chỉnh các trọng điểm chiến lược toàn cầu để dồn sức về vùng biển trọng điểm này. Chiến lược quân sự của Nhà Trắng cho hấy Lầu Năm Góc đã từ bỏ mục tiêu có thể tham chiến và chiến thắng trong 2 cuộc chiến tranh đồng thời mà vẫn bảo toàn được lực lượng.
Mỹ đang tập trung sức mạnh quân sự vào Biển Đông và bắt buộc phải rút khỏi cục diện Ukraine. Trước chuyến công du Trung Quốc ngày 16/5 của Ngoại trưởng John Kerry, hôm 13/5 Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ tổ chức điều trần về cục diện Biển Đông, Hoa Đông. Tại đây Trợ lý của ông Kerry, Daniel Russel đã nói với các Thượng nghị sĩ rằng Ngoại trưởng Mỹ sẽ nói thẳng với Tập Cận Bình chuyện Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông vào ngày hôm nay 17/5.
Đáng chú ý hơn nữa là chuyến công du của ông Kerry tới Bắc Kinh diễn ra khi ông vừa đi Moscow hôm 12/5. Đây là chuyến thăm Nga đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ từ khi nổ ra khủng hoảng Ukraine. Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti đưa tin về sự kiện này với tít bài Đa Chiều cho là "bất thường, cổ quái".
Truyền thông Nga đưa tin: "John Kerry thăm Nga: Nga và Mỹ nỗ lực khôi phục lại quan hệ bình thường". Trong bản tin này, RIA Novosti bình luận rằng chuyến thăm Nga của Ngoại trưởng Mỹ "có ý nghĩa bước ngoặt lịch sử", mặc dù hai bên không có đột phá nào trong đàm phán.
Đa Chiều đặt câu hỏi, tại sao không có tiến triển nào trong đàm phán Nga - Mỹ mà thông tấn nhà nước Moscow lại nói chuyến thăm của ông John Kerry "có ý nghĩa bước ngoặt lịch sử" và "nỗ lực khôi phục lại quan hệ bình thường"? Theo Đa Chiều, nguyên nhân rất đơn giản: Chuyến thăm Nga lần này của ông Kerry không có đột phá nào về nhận thức chung giữa hai bên, nhưng rất có khả năng Nga đã nhận được sự nhượng bộ quan trọng có tính quyết định từ Mỹ về cuộc khủng hoảng Ukraine.
Washington và Moscow đã có thỏa thuận ngầm kết thúc khủng hoảng Ukraine?
"Tư thế rút lui" của Washington khỏi cuộc khủng hoảng Ukraine trong chuyến thăm Nga của ông John Kerry là khá rõ ràng. 4 tháng trước vào ngày 29/1 Nga đã "phao tin" Kerry sẽ đi Moscow ngày 4/2, các báo lớn của Nga đua nhau bình luận "quan hệ Nga - Mỹ rã đông", "Mỹ đã cúi đầu", "Ukraine sinh biến". Nhưng cuối cùng ông John Kerry đã không đến Moscow mà lại sang Kiev, gián tiếp phủ nhận đồn đoán của truyền thông Nga khiến Moscow thấy rõ ác cảm của phương Tây đối với mình.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov.
Nhưng 4 tháng sau Ngoại trưởng Mỹ đã có mặt ở Moscow và hội đàm với các nhà lãnh đạo Nga suốt 8 tiếng đồng hồ. Họ đã bàn những gì? Theo Đa Chiều, một số tờ báo Nga nói rằng ông Kerry đã nhắc đến việc tháo dỡ lệnh cấm vận đối với Nga, nhưng xem ngôn ngữ cử chỉ của John Kerry cho thấy quan điểm của Mỹ không có gì khác so với trước. Mỹ vẫn chỉ là kêu gọi Nga thực hiện đầy đủ thỏa thuận Minsk, có nghĩa là ngừng bắn triệt để, vấn đề Mỹ đã đặt ra từ tháng 9 năm ngoái.
Mắt xích chuyển biến trong lập trường của Mỹ, theo Đa Chiều lại thể hiện ở một chi tiết ít người chú ý. Trong cuộc họp báo chung sau hội đàm có phóng viên hỏi Ngoại trưởng Mỹ về việc Kiev tuyên bố sẽ lấy lại sân bay Donetsk, ông John Kerry trả lời, bất kỳ nỗ lực nào của Ukraine để giành lại lãnh thổ bằng vũ lực sẽ vi phạm thỏa thuận Minsk 2 và sẽ phải đối mặt với sự phản đối nghiêm khắc từ Washington.
"Nếu Tổng thống Poroshenko ủng hộ bất kỳ hành động vũ lực nào, chúng tôi sẽ kêu gọi ông ấy suy nghĩ kỹ trước khi có bất kỳ hành động nào, vì lúc đó thỏa thuận Minsk có nguy cơ bị phá vỡ nghiêm trọng. Chúng tôi đặc biệt quan ngại những hành động như thế có thể gây ra hậu quả. Đến lúc đó nó sẽ là một bước đi hủy diệt", ông John Kerry nói. Đa Chiều bình luận, câu nói này của ông John Kerry không chỉ đơn thuần phản đối Poroshenko, mà còn là sự thay đổi quan trọng trong thái độ của Washington.
Hiệu quả bùng nổ trong câu nói này của Ngoại trưởng Mỹ còn được thể hiện và củng cố bởi chiến lược của Mỹ trên thực tế. Sân bay Donetsk là một trong những cứ điểm 2 phe tranh giành ác liệt ở miền Đông Ukraine và hiện được xem như "biểu tượng" của cuộc chiến ở miền Đông. Tháng 2 năm nay trước khi thỏa thuận Minsk 2 được ký kết sân bay Donetsk lại thành điểm nóng và hiện nay giao tranh ở đây ngày càng ác liệt. Trong bối cảnh đó John Kerry lại cảnh báo Kiev "suy nghĩ cho kỹ trước khi hành động", chẳng khác nào Mỹ ép Kiev phải từ bỏ cứ điểm biểu tượng này sau một thời gian đã đổ bao xương máu.
Điều này sẽ dẫn đến những phản ứng mạnh mẽ từ những người ủng hộ chính quyền mới ở Kiev, đồng thời cũng là mối uy hiếp công khai đối với toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Washington muốn Kiev 2 tay dâng đất cho người, món mồi béo bở này tất nhiên không dành cho lực lượng ly khai miền Đông Ukraine, mà dành cho Moscow. Đa Chiều lưu ý, trên thực tế cái gọi là "Cộng hòa Nhân dân Donetsk" hay "Cộng hòa Nhân dân Luhansk" tự xưng chỉ kiểm soát chưa đầy 30% diện tích 2 khu vực này,
Phát biểu bất ngờ của Ngoại trưởng Mỹ về cục diện chiến sự Đông Ukraine cho thấy, rất có khả năng Washington sẽ ép Kiev từ bỏ 2 tỉnh này, thậm chí không giới hạn trong khu vực người Nga khống chế để đổi lấy hợp tác của Moscow trong các vấn đề chiến lược khác.
Thêm dấu hiệu Mỹ rút khỏi khủng hoảng Ukraine đổi lấy thỏa hiệp với Nga
Thực tế thứ 2 củng cố nhận định này là, trong toàn bộ cuộc họp báo, ông John Kerry tuyệt nhiên không đả động gì đến bán đảo Crimea, vốn là nguyên do chủ yếu dẫn đến lệnh trừng phạt Nga của phương Tây. Đây không phải lần đầu tiên, ngay từ khi thỏa thuận Minsk 2 được ký kết hồi tháng 2, cũng không có chữ nào nhắc tới Crimea. Một khi Mỹ và các quốc gia lớn khác không nhắc gì đến Crimea, thì câu chuyện Ukraine vĩnh viễn mất vùng lãnh thổ này đã là gạo nấu thành cơm.
Ông John Kerry nhắc nhở Tổng thống Ukraine Poroshenko suy nghĩ cho kỹ khi quyết định lấy lại sân bay Donetsk là dấu hiệu đầu tiên Đa Chiều cho rằng Washington đã "đảo chiều" trong khủng hoảng Ukraine.
Mặt khác, ở Mỹ hiện nay rất ít tiếng nói kêu gọi viện trợ quân sự cho Ukraine, trong khi ông John Kerry từng tuyên bố sẽ không gặp Putin nếu như chưa có ngừng bắn ở miền Đông thì nay Ngoại trưởng Mỹ đã thăm chính thức Moscow. Điều này củng cố nhận định phương Tây đã thay đổi lập trường trong vấn đề Ukraine.
Đa Chiều bình luận, phát biểu trên của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry dù chưa thể lấp đầy khoảng cách mất lòng tin giữa Nga và Mỹ, nhưng trên thực tế nó có thể kết thúc cuộc khủng hoảng Ukraine. Bản thân Washington là "kẻ đứng sau rèm" thao túng cục diện Ukraine nay tự tay kết thúc cuộc khủng hoảng này, đồng thời lại thay đổi lập trường trong vấn đề Biển Đông quá nhanh, động thái này cho thấy Nhà Trắng dường như muốn liên thủ với Điện Kremlin để gây áp lực với Trung Nam Hải trên Biển Đông./
Hồng Thủy 17/05/15