NASA công bố ảnh mới về Sao Diêm Vương

06 Tháng Mười Hai 20157:13 CH(Xem: 17956)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 07 DEC 2015

NASA công bố ảnh mới về Sao Diêm Vương

image008

Sao Diêm Vương cách trái đất hơn 4,8 tỉ kilômét. Hình ảnh Diêm Vương Tinh được nhìn thấy từ phi thuyền New Horizons hôm 11/7/2015.

Cơ quan không gian Mỹ công bố một loạt các bức ảnh rõ nét của Sao Diêm Vương, và mô tả những bức ảnh này là những cận ảnh tốt nhất mà chúng ta có thể thấy về hành tinh này trong nhiều thập niên.

Phi thuyền không gian New Horizons của NASA chụp ảnh Sao Diêm Vương trong chuyến bay ngang hành tinh nào vào tháng 7 năm nay và tiếp tục chuyển các dữ liệu được chứa trong máy thu hình kỹ thuật số của phi thuyền.

NASA nói những bức ảnh mới nhất được công bố vào ngày thứ Sáu cho thấy rõ ràng bề mặt Sao Diêm Vương đầy những hố lớn, núi non và băng giá.

Ông Alan Stern, Nhà nghiên cứu Chính của phi thuyền không gian New Horizons, nói: “Những bức ảnh mới này cho chúng ta những dữ liệu rất rõ ràng, tuyệt diệu về địa lý của Sao Diêm Vương. Không có bức ảnh nào với chất lượng như thế này về Sao Kim và Sao Hỏa được thấy cho đến vài thập niên sau các chuyến bay ngang lần đầu tiên những hành tinh này. Nhưng đối với Sao Diêm Vương chúng ta có những hình ảnh về các hố, núi non và  những cánh đồng băng chưa đến 5 tháng sau khi phi thuyền bay ngang. Khoa học chúng ta có thể làm được với những hình ảnh này không tưởng tượng nổi.”

Các bức ảnh được viễn vọng kính Long Range Reconnaissance Imager (LORRI) lắp trên phi thuyền không gian New Horizons có kích thước bằng một cây đàn dương cầm, chụp được 15 phút trước khi phi thuyền tiến gần nhất đến Sao Diêm Vương với khoảng cách 17.000 kilômét.

Các nhà khoa học của chuyến bay New Horizons hy vọng sẽ nhận được những bức ảnh mới nhất trong vòng vài ngày tới cho thấy nhiều hình ảnh rõ nét nhất trên bề mặt Sao Diêm Vương./

VOA 06.12.2015

++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Thêm khám phá mới về Sao Thủy

 

image009

Ảnh gửi từ phi thuyển thăm dò Messenger cho thấy bề mặt của Sao Thủy.

Cơ quan không gian NASA Hoa Kỳ cho biết, sau ba tháng đầu tiên trên quỹ đạo, phi thuyền thăm dò không gian Messenger đã thâu thập một số hình ảnh rõ nét hơn của Sao Thủy, hành tinh nhỏ nhất và gần mặt trời nhất.

Các nhà khảo cứu của NASA cho biết sứ mạng kéo dài cả năm của phi thuyền Messenger đang gặt hái được những thông tin từ trước tới nay chưa từng có về khoáng chất tạo thành Sao Thủy và những công trình bên trong của nó.

Các khoa học gia này nói rằng những dữ liệu mới đã giúp họ gạt bỏ được những ý niệm khoa học đã có từ lâu để tranh luận những lý thuyết mới, trong đó có ý niệm núi lửa đóng vai trò quan trọng trong việc tạo quang cảnh gồ ghề và đầy những hố của Sao Thủy .

Đặc biệt, các nhà thiên văn học muốn có hiểu biết nhiều hơn về từ trường rất mạnh của Sao Thủy, cấu tạo của lõi cực kỳ đặc của nó, và để khám phá xem có nước đóng băng tại những miệng hố đã thành nếp nằm gần các cực hay không.

Các khoa học gia nghiên cứu phi vụ này nói rằng họ rất ấn tượng trước những hình ảnh rõ ràng của bề mặt Sao Thủy, cho thấy những chi tiết cụ thể không tìm thấy ở nơi nào khác trong Thái Dương Hệ.

Họ cũng đã khám phá ra là không những cách cấu tạo bề mặt Sao Thủy khác với mặt trăng, mà hành tinh có nhiều hố nhỏ này khác biệt rất nhiều so với những mảng đá lồi lõm của tất cả ba hành tinh khác là Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa.

Các nhà khảo cứu nói rằng việc làm sáng tỏ những bí mật về nguồn gốc và lịch sử địa chất của Sao Thủy cũng sẽ giúp giải đáp những nghi vấn về sự thành lập của Thái Dương Hệ khoảng 4,5 tỷ năm trước đây như thế nào.

Phi thuyền thăm dò Messenger của NASA là phi thuyền đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến vào quỹ đạo quanh Sao Thủy./

Phi thuyền chạy bằng năng lượng mặt trời sẵn sàng cho hành trình tới Sao mộc

 

image010

Phi thuyền Juno được phóng đi, trên hỏa tiễn Atlas, từ Mũi Canaveral, bang Florida

Phi thuyền Juno của NASA, chạy bằng năng lượng mặt trời, đã sẵn sàng bay lên sao Mộc ngày hôm nay trong một cuộc hành trình mang tính đột phá nhằm thu thập các dữ liệu mới về nguồn gốc cũng như sự thay đổi của hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời.

Tàu thám hiểm không người lái của cơ quan không gian Hoa Kỳ sẽ được phóng đi trên rocket Atlas V551 từ Cape Canaveral ở Florida. Phi thuyền Juno dự kiến sẽ tới sao Mộc vào năm 2016.

Nhưng chỉ vài phút sau khi tách ra khỏi bộ phận phóng, NASA cho biết Juno sẽ bắt đầu mở ra các tấm năng lượng mặt trời khổ lớn để tích tụ năng lượng cho gần 19.000 pin năng lượng mặt trời.

Đó sẽ là nguồn năng lượng của phi thuyền trong hành trình kéo dài hơn 6 năm, qua gần 3,5 tỷ km. Các sứ mạng trước đây của NASA ra ngoài hệ mặt trời cho tới nay vẫn dựa vào năng lượng hạt nhân.

NASA cho biết tàu thăm dò sẽ bay vòng quanh trục của sao Mộc, và bay gần hơn hành tinh này hơn so với bất kỳ phi thuyền nào trước đây.

Trong lần tiếp cận gần nhất, Juno sẽ bay cao trên hành tinh khí khổng lồ 5.000 km, gần như lướt qua các đám mây dày đặc xung quanh hành tinh.

Sao mộc là hành tinh thứ năm nếu đếm từ mặt trời trở ra, quay giữa Hỏa tinh và sao Thổ.

Ngoài việc tìm hiểu thêm về khí quyển, lõi, trọng lực, từ trường mạnh, các nhà khoa học hy vọng chuyến thăm dò của Juno sẽ giải đáp bí hiểm về cái gọi là Vết đỏ lớn - tức một lốc xoáy nghịch khổng lồ to gấp 3 lần trái đất, và đã xoay chuyển dữ dội trên sao Mộc trong hơn 300 năm qua./

Lửa phun dưới đáy biển thay đổi hình dạng núi lửa trong Thái Bình Dương

 

image011

Các nhà nghiên cứu thực hiện một cuộc thăm dò thường lệ đáy biển đã phát hiện một vụ phun lửa lớn dưới đáy biển tại Nam Thái Bình Dương cách đảo quốc Tonga 400 kilômét về phía tây nam.

Trong một cuộc nghiên cứu mới, các nhà khoa học Anh, Đức và New Zealand mô tả có sự thay đổi đáng kể núi lửa Monowai họ đã vẽ bản đồ địa điểm này hai lần trong vòng 14 ngày.

Giữa hai lần đo đạc, đỉnh núi lửa nhô cao thêm gần 80 mét, trong khi phần khác của núi lửa sụp gần 19 mét.

Các nhà nghiên cứu nói đã gặp nước biển màu XANH LỤC ngả vàng kèm theo mùi trứng thối khi vẽ bản đồ khu vực này lần đầu tiên. Các nhà nghiên cứu trở lại hai tuần sau đó sau khi máy dò địa chấn khám phá ra có hoạt động đáng kể tại vùng này.

Các nhà khoa học nói từ những báo động địa chấn họ biết được “có gì lớn” xảy ra tại núi lửa Monowai nhưng họ ngạc nhiên về sự thay đổi địa lý lớn lao diễn ra trong một thời gian ngắn như vậy.

Bên cạnh núi lửa Vesuvius tại Ý, núi lửa St. Helen tại Mỹ, các đồng tác giả cuộc nghiên cứu nói việc tăng chiều cao quá lớn của núi lửa Monowai là con số cao nhất quan sát được từ trước đến nay của bất cứ núi lửa nào trên mặt đất hay dưới biển.

Vì hầu hết những núi lửa của quả đất đều chìm dưới biển và tương đối khó tiếp cận, nên người ta ít biết được về cấu trúc và những tiến hóa về địa chất của những núi lửa này.

Các nhà nghiên cứu tin là chiều cao của núi lửa Monowai tăng lên một cách đáng kể là do khối lượng nham thạch-đất đá bị tan chảy dưới vỏ trái đất-phun lên, sau đó nguội dần và cứng lại dưới biển.

Những nhà nghiên cứu cũng nghi là khí nóng từ sâu trong lòng đất phun lên từ những hố dưới đáy biển thường được gọi là những ống thủy nhiệt và làm nước mất màu và tạo mùi trứng thối họ gặp lần đầu tiên khi vẽ bản đồ khu vực này. Các nhà nghiên cứu cho rằng khí thoát ra làm yếu một phần thành của núi lửa làm cho một số nơi của thành núi lửa hình nón sụp đổ.

Các nhà khoa học quan sát núi lửa Monnowai vào tháng 5 và tháng 6 năm 2011. Những phát hiện của họ được phác họa trong một cuộc nghiên cứu mới công bố trong tạp chí Nature Geoscience/

10 Tháng Tám 2014(Xem: 21136)
Ngoại trưởng Mỹ sẽ thúc đẩy một thỏa thuận chấm dứt mọi hành động có thể gây căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng đông nam Á tại hội nghị an ninh khu vực đang diễn ra ở thủ đô Nay Pi Taw của Miến Điện, hãng tin AFP cho biết.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20952)
Thưa ngài Đại sứ, trước hết, cho phép tôi và nhân dân Việt Nam cám ơn ngài về những đóng góp to lớn của ngài trong mối quan hệ hai nước thời gian qua. Tôi xin phép được hỏi ngài là Mỹ và Việt Nam có thể nâng tầm quan hệ song phương từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược không và nếu có thì khi nào? Xin cảm ơn ngài! (tran ngoc dong, 30 tuổi)
07 Tháng Tám 2014(Xem: 21280)
Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8. Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20488)
Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8. Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 20490)
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển vượt bậc trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ, trong đó có việc hai bên đã đưa quan hệ lên tầm đối tác hợp tác toàn diện; hợp tác thương mại và đầu tư tăng nhanh; hợp tác về giáo dục-đào tạo, quốc phòng-an ninh được đẩy mạnh; quá trình khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh đạt được những kết quả tích cực.
03 Tháng Tám 2014(Xem: 24863)
Thượng viện Hoa Kỳ đã chuẩn thuận nhân vật được Tổng Thống Barack Obama đề cử vào chức Đại sứ Mỹ tại Nga. Ông John Tefft, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp đặc trách các vấn đề Đông Âu, đã được nhất trí chuẩn thuận hôm qua, để điền thế vào chức vụ đã bị để ngỏ từ tháng Hai năm nay.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 21458)
Bị tố cáo cung cấp vũ khí cho Hamas và Herzbollah trong cuộc xung đột tại Cận Đông, Bĩnh Nhưỡng đã lên tiếng phủ nhận gay gắt, coi các cáo giác trên là là một « mưu đồ độc địa » và « hoàn toàn hư cấu » Tuyên bố phủ nhận nói trên được phát đi qua một thông cáo đề ngày qua (28/7) của Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên và đã được thông tấn xã chính thức KCNA phổ biến rộng rãi. Trong tuần qua, nhật báo Anh Daily Telegraph dẫn các nguồn tin phương tây khẳng định lực lượng của Hamas đã ứng tiền mặt trước để mua của Bắc Triều Tiên tên lửa và các thiết bị truyền tin.
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 20917)
Các giới chức Hoa Kỳ đã cho công bố các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Nga đã bắn tên lửa nhắm vào lực lượng Ukraina, hồi tuần trước, để hỗ trợ nhóm phiến quân ly khai. Những hình ảnh - được chuẩn bị bởi Giám đốc cơ quan Tình báo quốc gia và được Bộ Ngoại giao chuyển tiếp đến các phóng viên báo chí - cho thấy những gì chính phủ Hoa Kỳ nói về các bệ phóng tên lửa và pháo tự hành trên lãnh thổ Nga.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 23552)
Tướng Prayuth là người ủng hộ mạnh mẽ hoàng gia Thái Thái Lan vừa có bản Hiến pháp tạm thời cho phép vị tướng lãnh đạo cuộc đảo chính vừa qua nắm toàn bộ an ninh quốc gia và có quyền trấn áp bất kỳ hành động nào được cho là mối nguy đối với hòa bình, an ninh, kinh tế hay nền quân chủ của đất nước.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 21118)
Đảng đối lập chính và đảng cầm quyền ở Campuchia vừa đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị kéo dài một năm qua.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 17959)
Tin cho hay ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đang có chuyến thăm tới Hoa Kỳ bắt đầu từ 21/7.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 20449)
Theo Reuters, ngày 22/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này sẽ dùng ảnh hưởng với lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine để cho phép điều tra đầy đủ vụ bắn hạ máy bay của Malaysia Airlines, song tuyên bố phương Tây phải gây sức ép để Kiev chấm dứt các hành động thù địch.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 20613)
Tờ báo Helsingin Sanomat của Phần Lan đưa tin, tại sân bay quốc tế Helsinki Vantaa ở Thủ đô Helsinki của Phần Lan, Hải quan nước này bắt giữ một container chứa các thành phần vũ khí tên lửa được chuyển từ Việt Nam đến Ukraine (chưa xác thực). Vậy đâu là sự thật, chúng ta cần phân tích để thấy rõ thông tin trên báo Phần Lan là đúng hay sai.