Sắp hạn chót COC: ASEAN + Trung cộng

29 Tháng Mười Hai 20196:48 SA(Xem: 9768)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ HAI 30 DEC 2019


Sắp hạn chót COC: ASEAN + Trung cộng


Các nước ASEAN cứng rắn trước hạn chót đàm phán COC với Trung Quốc


Duy Anh  29/12/2019


Các nước thành viên ASEAN có những động thái cảnh giác và cứng rắn hơn trong bối cảnh hạn chót đàm phán COC với Trung Quốc đang đến gần.


Theo SCMP, các nước thành viên ASEAN đang tăng cường cảnh giác và có những động thái phối hợp mạnh mẽ hơn trong thời điểm hạn chót để đàm phán Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) với Trung Quốc đang đến gần.


Trong diễn biến mới nhất, Malaysia đã có động thái cứng rắn khi Bộ trưởng Ngoại giao Saifuddin Abdullah gọi đường 9 đoạn mà Bắc Kinh tự vẽ ra nhằm yêu sách phần lớn diện tích Biển Đông là một thứ "nực cười".


image004

Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông. Ảnh: Reuters


Hồi đầu tháng 12, Malaysia cũng đã đệ trình hồ sơ giới hạn vùng thềm lục địa kéo dài hơn 200 hải lý của nước này lên Ủy  ban Giới hạn vùng thềm lục địa của Liên Hợp Quốc. Malaysia tuyên bố hồ sơ mới đệ trình là những gì xứng đáng thuộc về nước này và sẽ bảo vệ tuyên bố về vùng thềm lục địa đến cùng, bất chấp sự phản đối từ Trung Quốc.


Trong khi đó, bất chấp lập trường gần gũi với Bắc Kinh dưới thời Tổng thống Duterte, chính quyền Philippines cũng đã công bố kế hoạch tham vọng nhằm mở rộng lực lượng phòng vệ bờ biển.


Theo Inquirer, Manila mong muốn tăng cường 10.000 binh sĩ cho lực lực này cho đến cuối năm 2020, và mục tiêu cho đến hết năm 2025 là tăng thêm 45.000 nhân lực cho lực lượng bảo vệ bờ biển. 


Trước đó, Việt Nam cũng đã công bố Sách trắng quốc phòng vào tháng 11, lần đầu tiên kể từ năm 2009. Sách trắng quốc phòng của Việt Nam nêu lên quan ngại trước các diễn biến gần đây trên Biển Đông, đặc biệt là các hành vi đơn phương vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam, cũng như đi ngược lại luật pháp quốc tế.


Các chuyên gia quốc tế nhận định Trung Quốc sẽ khó có thể đưa ra phản ứng mạnh mẽ trước các động thái mới đây từ phía các nước láng giềng. Bắc Kinh đang phải đối phó với áp lực quốc tế liên quan tới vấn đề Tân Cương, cuộc biểu tình tại Hong Kong, cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, đi cùng với nền kinh tế giảm tốc gây ra sức ép về đối nội./


+++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


ASEAN có thực sự đối trọng được với Trung Quốc?


18/11/2018 07


 Thanh Bình


 (GDVN) - Vì lợi ích của trật tự khu vực, ASEAN có lẽ cũng hiểu được rằng đi thẳng cùng với Trung Quốc tốt hơn là đi ngang một mình.


Ngày 14/11, Bắc Kinh và các nước ASEAN đã thông qua Tầm nhìn Đối tác Chiến lược 2030 tại Hội nghị Cấp cao ASEAN – Trung Quốc ở Singapore. Đây được xem là văn bản chủ chốt nhằm định hình quan hệ hai bên trong 12 năm tới.

Tầm nhìn Đối tác Chiến lược 2030 là bản kế hoạch trung và dài hạn đầu tiên giữa Trung Quốc và khối ASEAN, được đề ra nhằm hướng dẫn phát triển quan hệ đối tác và hợp tác đa phương trong tương lai. 

Câu hỏi đặt ra là khu vực Đông Nam Á có thực sự đối trọng được với Trung Quốc?


image003

Lãnh đạo Trung Quốc và các nước ASEAN dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 21 Ngày 14/11/2018 tại Singapore (Nguồn ảnh: AP).


Chiến lược của Trung Quốc với ASEAN đang thành công

Về mặt chiến lược,
Trung Quốc hiểu mong muốn trở nên hưng thịnh của ASEAN như một tổ chức khu vực thành công.

Một loạt quan hệ đối tác đối thoại mà ASEAN đã thiết lập với các cường quốc bên ngoài giúp duy trì sự thích đáng của tổ chức này trong trật tự khu vực.

Chỉ với riêng lý do này, ít nhất ASEAN phải vun đắp cho một mối quan hệ làm việc với Trung Quốc.

Cấu trúc thể chế trong khu vực lấy ASEAN làm trọng tâm mà không có sự tham gia của Trung Quốc sẽ là một trật tự khu vực nửa vời, vô nghĩa và nguy hiểm.

Trái lại, có thể hình dung Trung Quốc sẽ xây dựng trật tự khu vực của riêng mình mà không có ASEAN, hoặc thậm chí chia tách ASEAN và nắm lấy một số nước thành viên.


ASEAN chỉ có thể đương đầu với Trung Quốc nếu liên kết với Mỹ và Bắc Kinh tin rằng ASEAN sẽ không liều lĩnh phá vỡ hoàn toàn mối quan hệ của họ.

Hơn nữa, nhà ngoại giao kỳ cựu của Singapore, Bilahari Kausikan lập luận: vai trò của Trung Quốc ở châu Á là một thực tế địa chính trị trong khi vai trò của Mỹ là một toan tính địa chính trị. [1] Sự tự tin của Trung Quốc vào việc định hình lựa chọn của Mỹ sẽ chỉ gia tăng trong thời gian tới.


image006

Trung Quốc thúc ASEAN chốt COC, Hoa Kỳ cảnh báo Đông Nam Á chớ mắc bẫy


Về mặt chiến thuật, Bắc Kinh nhận thức được rằng quy tắc sống còn đầu tiên của ASEAN là việc đưa ra quyết định dựa trên sự đồng thuận của 10 nước thành viên.


Nếu không có sự đồng thuận, ASEAN sẽ không tồn tại.

Kết quả của mô hình độc đáo đưa ra quyết định của ASEAN là ưu tiên hình thức hơn bản chất.


Hiểu rõ được quy tắc này, Trung Quốc chỉ cần tác động đến một nước thành viên ASEAN thì ASEAN sẽ không bao giờ gây ra được sự tổn thương đáng kể cho Bắc Kinh.

Thực tế, vào tháng 7/2012, hiệp hội này đã trải nghiệm sự thất bại hoàn toàn về mặt ngoại giao lớn nhất trong lịch sử 45 năm của mình khi mà ASEAN đã không đưa ra được một tuyên bố chung của các ngoại trưởng vì Campuchia, nước ủng hộ trung thành của Trung Quốc và giữ ghế chủ tịch ASEAN năm đó, đã không đồng ý về ngôn từ sử dụng trong tuyên bố dự thảo, đặc biệt liên quan đến các tranh chấp trên biển Đông.

Kiểm soát được Campuchia, Bắc Kinh thỏa mãn với thành công về chiến thuật trong việc giới hạn được khả năng gây thiệt hại của ASEAN. [2]

COC làm cho ASEAN ở thế tiến thoái lưỡng nan

Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) với Trung Quốc là sáng kiến của ASEAN nhằm kiềm chế hành vi của Trung Quốc bằng sức mạnh của pháp luật.

Tuy nhiên, dự thảo khung COC được nhất trí vào tháng 8/2018 cho thấy ưu tiên của Trung Quốc đối lập hoàn toàn.

Trung Quốc chỉ mong muốn thông qua một văn bản không ràng buộc phần lớn để thúc đẩy niềm tin và kiểm soát các sự cố. [3]


image007

Một công dân Philippines cắm cờ Philippines trên khu vực thuộc bãi cạn Scarborough trước tàu Hải cảnh của Trung Quốc (Nguồn ảnh: TTXVN).


Trong lúc đó, Trung Quốc tiếp tục củng cố sự hiện diện của mình trên biển, tạo ra các điều kiện vật chất thuận lợi hơn cho các giải pháp về tranh chấp trong tương lai.

Bắc Kinh hiện đi đến được giai đoạn mà tại đây Trung Quốc chỉ có thể bị kiềm chế bởi chính nước này.

Tại sao ASEAN sử dụng các nguồn lực ngoại giao khá lớn để thương lượng về một thỏa thuận không ràng buộc, điều không phù hợp với phong cách của ASEAN?

Bởi vì ASEAN không còn lựa chọn nào khác. Trung Quốc một lần nữa dồn ASEAN vào thế khó khi đề xuất các cuộc thương lượng về COC.

Đề xuất khó từ chối bởi ban đầu COC là ý tưởng của ASEAN. ASEAN không thể từ chối vì nếu không, Trung Quốc sẽ đi theo cách của riêng họ ở Biển Đông và mối quan hệ ASEAN-Trung Quốc sẽ bị tổn hại nghiêm trọng, với các tác động bất lợi đối với vai trò trung tâm của ASEAN trong trật tự khu vực.

Vì lợi ích của trật tự khu vực, ASEAN có lẽ cũng hiểu được rằng đi thẳng cùng với Trung Quốc tốt hơn là đi ngang một mình.

Một số quan chức Trung Quốc thậm chí còn nhận định “chính ASEAN xin chúng ta thương lượng về COC chứ không phải ngược lại”. [4]


image008


Cũng phải nói thêm rằng, sự ủng hộ của Trung Quốc đối với vai trò trung tâm của ASEAN không phải là không có điều kiện.

Tuy nhiên, thái độ của Trung Quốc ngày càng được thúc đẩy bởi một đánh giá thực dụng rằng, cho đến nay Trung Quốc thiếu tính hợp pháp rộng khắp khu vực để lãnh đạo quá trình hợp tác được thể chế hóa ở Đông Á.

Nhiều nước trong khu vực, đặc biệt là Mỹ, sẽ coi những nỗ lực xây dựng thể chế khu vực mà trong đó Trung Quốc đi đầu như là sự cố gắng loại bỏ Mỹ và triệt tiêu ảnh hưởng của Mỹ khỏi khu vực. [5]

Hiện nay, ASEAN là bên tham gia duy nhất trong khu vực có thể chấp nhận được đối với tất cả các bên để đóng vai trò lãnh đạo quan trọng trong hợp tác khu vực.

Trung Quốc đã được hưởng lợi từ vai trò trung tâm của ASEAN trong quá khứ và có thể sống cùng với ASEAN miễn là ASEAN đáp ứng lợi ích của Trung Quốc.

Trung Quốc đã cố gắng hạn chế vai trò trung tâm của ASEAN trong những lĩnh vực mà lợi ích chiến lược quan trọng của nước này bị đe dọa, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Trong một cuộc gặp không dễ chịu vào tháng 6/2016, một cựu quan chức Trung Quốc thẳng thừng nói với các ngoại trưởng ASEAN rằng ASEAN không có vai trò trung tâm trong vấn đề Biển Đông.

Cuối cùng, như sử gia nổi tiếng Wang Gangwu nói: “Bắc Kinh muốn một ASEAN thống nhất theo Trung Quốc chứ không phải đối đầu với Trung Quốc”.

Nếu Trung Quốc đạt được thỏa hiệp chiến lược với Mỹ, nước này không cần đẩy Mỹ ra khỏi châu Á mà vẫn có thể đặt mình ở trung tâm của việc xây dựng trật tự khu vực trong dài hạn.


Tài liệu tham khảo:

[1] //www.straitstimes.com/singapore/sporeans-should-be-aware-of-chinas-influence-ops-bilahari


[2] //thediplomat.com/2018/04/the-south-china-sea-and-aseans-32nd-summit-meeting/

[3], [4] Tài liệu tham khảo số 289-TTX ngày 01/11/2018

[5] //giaoduc.net.vn/Quoc-te/Anh-huong-cua-Trung-Quoc-dang-bao-trum-khu-vuc-Dong-Nam-A-post189541.gd / Thanh Bình
10 Tháng Tám 2014(Xem: 21140)
Ngoại trưởng Mỹ sẽ thúc đẩy một thỏa thuận chấm dứt mọi hành động có thể gây căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng đông nam Á tại hội nghị an ninh khu vực đang diễn ra ở thủ đô Nay Pi Taw của Miến Điện, hãng tin AFP cho biết.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20953)
Thưa ngài Đại sứ, trước hết, cho phép tôi và nhân dân Việt Nam cám ơn ngài về những đóng góp to lớn của ngài trong mối quan hệ hai nước thời gian qua. Tôi xin phép được hỏi ngài là Mỹ và Việt Nam có thể nâng tầm quan hệ song phương từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược không và nếu có thì khi nào? Xin cảm ơn ngài! (tran ngoc dong, 30 tuổi)
07 Tháng Tám 2014(Xem: 21282)
Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8. Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20490)
Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8. Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 20492)
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển vượt bậc trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ, trong đó có việc hai bên đã đưa quan hệ lên tầm đối tác hợp tác toàn diện; hợp tác thương mại và đầu tư tăng nhanh; hợp tác về giáo dục-đào tạo, quốc phòng-an ninh được đẩy mạnh; quá trình khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh đạt được những kết quả tích cực.
03 Tháng Tám 2014(Xem: 24865)
Thượng viện Hoa Kỳ đã chuẩn thuận nhân vật được Tổng Thống Barack Obama đề cử vào chức Đại sứ Mỹ tại Nga. Ông John Tefft, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp đặc trách các vấn đề Đông Âu, đã được nhất trí chuẩn thuận hôm qua, để điền thế vào chức vụ đã bị để ngỏ từ tháng Hai năm nay.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 21458)
Bị tố cáo cung cấp vũ khí cho Hamas và Herzbollah trong cuộc xung đột tại Cận Đông, Bĩnh Nhưỡng đã lên tiếng phủ nhận gay gắt, coi các cáo giác trên là là một « mưu đồ độc địa » và « hoàn toàn hư cấu » Tuyên bố phủ nhận nói trên được phát đi qua một thông cáo đề ngày qua (28/7) của Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên và đã được thông tấn xã chính thức KCNA phổ biến rộng rãi. Trong tuần qua, nhật báo Anh Daily Telegraph dẫn các nguồn tin phương tây khẳng định lực lượng của Hamas đã ứng tiền mặt trước để mua của Bắc Triều Tiên tên lửa và các thiết bị truyền tin.
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 20920)
Các giới chức Hoa Kỳ đã cho công bố các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Nga đã bắn tên lửa nhắm vào lực lượng Ukraina, hồi tuần trước, để hỗ trợ nhóm phiến quân ly khai. Những hình ảnh - được chuẩn bị bởi Giám đốc cơ quan Tình báo quốc gia và được Bộ Ngoại giao chuyển tiếp đến các phóng viên báo chí - cho thấy những gì chính phủ Hoa Kỳ nói về các bệ phóng tên lửa và pháo tự hành trên lãnh thổ Nga.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 23555)
Tướng Prayuth là người ủng hộ mạnh mẽ hoàng gia Thái Thái Lan vừa có bản Hiến pháp tạm thời cho phép vị tướng lãnh đạo cuộc đảo chính vừa qua nắm toàn bộ an ninh quốc gia và có quyền trấn áp bất kỳ hành động nào được cho là mối nguy đối với hòa bình, an ninh, kinh tế hay nền quân chủ của đất nước.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 21120)
Đảng đối lập chính và đảng cầm quyền ở Campuchia vừa đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị kéo dài một năm qua.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 17959)
Tin cho hay ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đang có chuyến thăm tới Hoa Kỳ bắt đầu từ 21/7.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 20450)
Theo Reuters, ngày 22/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này sẽ dùng ảnh hưởng với lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine để cho phép điều tra đầy đủ vụ bắn hạ máy bay của Malaysia Airlines, song tuyên bố phương Tây phải gây sức ép để Kiev chấm dứt các hành động thù địch.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 20614)
Tờ báo Helsingin Sanomat của Phần Lan đưa tin, tại sân bay quốc tế Helsinki Vantaa ở Thủ đô Helsinki của Phần Lan, Hải quan nước này bắt giữ một container chứa các thành phần vũ khí tên lửa được chuyển từ Việt Nam đến Ukraine (chưa xác thực). Vậy đâu là sự thật, chúng ta cần phân tích để thấy rõ thông tin trên báo Phần Lan là đúng hay sai.