Kẻ Sĩ dấn thân vì đại nghĩa
Luật Sư NGUYỄN HỮU THỐNG
Trong tuần qua Luật Sư Nelson Mandela Nguyên Tổng Thống Nam Phi đã ra người thiên cổ. Ông sinh năm 1918 khi Thế Chiến I kết thúc.Ông tốt nghiệp Trường Đại Học Luật Khoa Nam Phi năm 24 tuổi. Mười năm sau, năm 34 tuổi ông đứng ra phụ trách Đoàn Thanh Niên trong Liên Đoàn Quốc Gia Châu Phi để khởi sự đấu tranh cho độc lập tự do, nhân quyền chống chế độ Kỳ Thị Chủng Tộc. Ơng bị kết án tù chung thân năm 44 tuổi. Sau gần 28 năm bị cầm tù. Ông được phóng thích năm 1990 khi vừa quá tuổi thất thập cổ lai hi (72 tuổi). Ba năm sau, năm 75 tuổi, cùng với Tổng Thống Nam Phi De Klerk người Anh, ông được trao tặng Giải Nobel Hịa Bình. Qua năm sau ông đắc cử Tổng Thống Nam Phi vào tuổi 76.
Ngay từ giai đoạn bị giam giữ tù đầy ông cam kết sẵn sàng hy sinh đến hơi thở cuối cùng (trên thực tế ông đã đạt tới tuổi đại thọ 95). Mục tiêu tranh đấu trong 7 thập niên là thâu hồi tự do dân chủ cho người dân đồng thời quảng bá nghĩa bình đẳng bác ái cho đồng bào và đồng chủng theo tôn chỉ “người trong bốn biển đều là công dân”. Ông chủ trương mỗi công dân đấu tranh cho tự do nhân quyền là một viên gạch xây dựng thành trì Dân Chủ và Nhân Quyền. Trong thời gian bị giam cứu ông vẫn âm thầm thương nghị để thuyết phục phe Kỳ Thị Chủng Tộc thay đổi lập trường và thái độ. Rốt cuộc năm 76 tuổi ông được quốc dân tín nhiệm bầu làm Tổng Thống để lãnh đạo và giải thể chế độ Kỳ Thị Chủng Tộc.
Ba tuần trước đây tại Nam Cali, Luật Sư Trần Danh San cũng ra người thiên cổ. Anh sáng lập phong trào đòi tự do nhân quyền cho Việt Nam. Đồng thời với việc ban hành Hiến Chương 77 tại Prague, ngày 23-4-1977, Anh đã tuyên đọc tại khuôn viên Nhà Thờ Đức Bà Saigon “Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Những Người Việt Nam Khốn Cùng”.
Kết quả Anh đã bị giam giữ 12 năm tại trại cải tạo cùng với các Luật Sư Nguyễn Hữu Giao, Trần Nhật Tân, Triệu Bá Thiệp, Vũ Hùng Cương và Thủ Lãnh Vũ Đăng Dung tại Luật Sư Đồn Huế. Trong thời gian này Luật Sư Khuất Duy Trác cũng bị bắt giam 12 năm, 6 năm về tội “tuyên truyền chống chế độ” và 6 năm về tội sĩ quan biệt phái.
Sau khi Cộng Sản cướp chính quyền tại Miền Nam để thiết lập chế độc tài đảng trị, trong vịng 2 năm, từ 1975 đến 1977 có ít nhất 14 luật sư đã tuẫn tiết hay bị giam giữ. Luật Sư Trần Chánh Thành đã quyên sinh không chịu khuất phục bạo quyền, Các vị khác đã đứng lên tố cáo Nhà Cầm Quyền Hà Nội vi phạm nhân quyền và những quyền tự do căn bản của người dân.
Cuối năm 1975, trong vụ án Vinh Sơn, Luật Sư Nguyễn Khắc Chính bị kết án tù chung thân về tội “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”.
Qua năm 1976, Luật Sư Trần Văn Tuyên, Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn Saigon đã tuẫn tiết tại trại cải tạo Hà Tây. Sau đó, 3 người con trai Trần Vọng Quốc, Trần Tử Thanh và Luật Sư Trần Tử Huyền đã bị kết án 12 năm, 5 năm và 3 năm về tội “tuyên truyền chống chế độ”. Đồng thời Luật Sư Thủ Lãnh Lý Văn Hiệp đã bị kết án 12 năm tù cũng về tội này. Ngoài ra, các Luật Sư Nguyễn Quý Anh và Nguyễn Hữu Doãn cũng bị giam 18 tháng về tội giả tạo nói trên.
Trong số 14 luật sư nói trên, cho tới nay ít nhất có 6 vị đã ra người thiên cổ là các Luật Sư Trần Chánh Thành, Trần Văn Tuyên, Vũ Đăng Dung, Trần Danh San, Nguyễn Hữu Giao và Nguyễn Quý Anh.
Cùng với các tầng lớp trí thức khác như bác sĩ và giáo sư, giới luật sư đã đứng lên tranh đấu đòi tự do nhân quyền ngay từ khi Đảng Cộng Sản thiết lập chế độ độc tài vô sản. Lý do là vì người luật sư có truyền thống bất khuất không chấp nhận chuyên chế và bạo hành. Từ thời Napoleon giới luật sư vẫn là kẻ thù số một của các chế độ độc tài.
Thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Luật Sư Đoàn Sàigòn đã phản kháng chính sách cưỡng bách học tập chính trị. Các luật sư đã công bố lập trường trên báo chí đòi phải có thuyết trình và thảo luận về đường lối và chính sách quốc gia, thay vì học tập một chiều như trong các chế độ độc tài toàn trị.
Vì không có thuyết trình viên đủ sức thuyết phục, kết cuộc Chính Phủ đã phải hủy bãi chương trình học tập chính trị tại Luật Sư Đoàn Sàigòn. Và Công Tố Viện đã thâu hồi khởi tố lệnh trạng về tội “nhục mạ nhà giáo dục và sinh hoạt nghề nghiệp trong môi trường đối thoại”, người luật sư chấp nhận đối lập thường xuyên giữa luật sư và biện lý, luật sư và chánh án, luật sư và đồng nghiệp.
Nhờ đối thoại, tranh luận, biện minh và thuyết phục để đi đến hòa giải, thỏa hiệp hay đồng thuận, người luật sư được hấp thụ tinh thần đấu tranh công khai, ôn hòa, bất bạo động trong việc đề xướng và tôn trọng Sự Thật và Công Lý. Dầu sao, về lương tâm và chức nghiệp, người luật sư phải giữ chính trực, vô tư, ôn hòa và tình đồng nghiệp để duy trì hòa khí và tương thân tương kính, mà nếu thiếu vắng, pháp đình tôn nghiêm sẽ trở thành đấu trường hỗn loạn.
Từ sau Thế Chiến II, các luật sư trong các đảng quốc gia Á Châu đã đứng ra lãnh đạo phong trào giải phĩng dân tộc và đã giành được độc lập và thống nhất bằng đường lối chính trị ngoại giao trong vòng bốn năm từ 1946 đến 1949. Năm 1934, hai luật sư Quezon và Roxas trong Đảng Quốc Gia Phi Luật Tân đã đến Hoa thịnh Đốn vận động Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua một đạo luật công nhận Phi Luật Tân là một quốc gia tự trị năm 1935 . 11 năm sau nhằm ngày Quốc Khánh Hoa kỳ, Phi Luật Tân được tuyên bố độc lập ngày 4-7-1946.
Trong năm 1936, Luật Sư Dabbas tại Liban đã vận động chính phủ Pháp để trao quyền tự trị cho Syrie và Liban. Và 10 năm sau, năm 1946, Mặt Trận Bình Dân Pháp đã trả độc lập cho 2 quốc gia này.
Tại Ấn Độ và Đại Hồi, hai năm sau thế chiến II, năm 1947, Thủ Tướng Lao Động Attlee đã trả độc lập cho 2 quốc gia này sau những cuộc vận động chính trị và ngoại giao của các Luật Sư Gandhi, Nehru và Jinnah là những vị lãnh đạo Đảng Quốc Dân Đại Hội.
Tại Nam Dương, năm 1949, Thủ Tướng Luật Sư Sjahrir là người đã gia nhập Đảng Lao Động Hòa Lan và đã nhờ Tổng Thống Truman vận động Liên Hiệp Quốc áp lực Hòa Lan phải hòa đàm với chính phủ Sjahrir để ký Hiệp Ước La Haye thừa nhận chủ quyền độc lập của Nam Dương.
Tại Việt Nam, về mặt chính trị và ngoại giao, trong thập niên 1940, Chính Phủ Pháp đã ký với Quốc Gia Việt Nam 3 Hiệp Định để thừa nhận chủ quyền độc lập của Việt Nam. Đó là Hiệp Ứớc Sơ Bộ Vịnh Hạ Long ngày 7-12-1947 để thừa nhận trên nguyên tác nền độc lập của Việt Nam.
Sáu tháng sau, ngày 5-6-1948, Hiệp Ước Sơ Bộ được chính thức hóa bởi Thông Cáo Chung Vịnh Hạ Long ký với Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam với sự bối thự của Quốc Trưởng Bảo Đại.
Và ngày 12-2-1949, Ủy Ban Hỗn Hợp Việt Pháp được triệu tập để khai triển những điều khoản trong Thông Cáo Chung Vịnh Hạ Long nhằm qui định một hiệp ước chính thức mang danh là Hiệp Định Élysée sẽ được ký kết giữa Tổng Thống Pháp Vincent Auriol và Quốc Trưởng Bảo Đại.
Thành phần phái đoàn Việt Nam gồm 7 vị trong đó có 3 Luật Sư và Giáo Sư là Giáo Sư Thạc Sĩ Nguyễn Quốc Định tại Đại Học Luật Khoa Paris và hai Luật Sư Bảo Lộc và Nguyễn Đắc Khê.
Bốn tuần sau, ngày 8-3-1949, Hiệp Định Élysée được ký kết để thừa nhận Quốc Gia Việt Nam Độc Lập. Những hiệp ước thuộc địa và bảo hộ trong hậu bán Thế Kỷ 19 đã bị Hiệp Định Élysée bãi bỏ. Chiếu Công Pháp Quốc Tế, Việt Nam được độc lập ngày 2-2-1950 sau khi Quốc Hội Pháp phê chuẩn Hiệp Định Élysée ngày 8-3-1949.
Tuy nhiên Đảng Cộng sản đã phá hoại nền độc lập này. Vì Hiệp Định Élysée
không cho họ độc quyền lãnh đạo quốc gia. Và họ tiếp tục chiến đấu trong 25 năm để cướp chính quyền và thôn tính Việt Nam Cộng Hòa bằng bạo lực.
Muốn giải thể chế độ độc tài Cộng Sản, theo lời nhắn nhủ của Tổng Thống Nelson Mandela, mỗi người trong chúng ta phải sẵn sàng hy sinh thân sống để Xây Dựng Thành Trì Tự Do Dân Chủ cho đồng bào và nhân loại./
Luật Sư NGUYỄN HỮU THỐNG
(8-12-2013)
Nhà Dân chủ Nguyễn Thanh Giang đứng trầm tư trước tượng Lenin dựng ở vười hoa Ba Đình.
Tư liệu của Văn Hóa Magazine.
Người biểu tình ở Ukraina kéo đổ tượng Lenin
Người biểu tình kéo đổ tượng Vladimir Lenin trong trung tâm thủ đô Kyiv, Ukraina, hôm Chủ nhật 8/12/13. Cuộc biểu tình bước sang tuần thứ ba với khoảng 200.000 người tham gia
VOA 08.12.2013
Những người dân Ukraina biểu tình phản đối chính phủ đã kéo
đổ bức tượng người sáng lập nhà nước Xô viết Vladimir Lenin, trong trung tâm
thủ đô Kyiv, trong đợt biểu tình rầm rộ mới nhất phản đối chính phủ của Tổng
thống Viktor Yanukovych.
Hàng trăm ngàn người phất cờ Liên hiệp Âu châu và cờ Ukraina trong khi tập hợp
tại Quảng trường Độc lập ở Kyiv để phản đối quyết định của chính phủ không ký
một thỏa thuận thương mại với Liên hiệp Âu châu để ủng hộ Moscow
Trong một bức thư gửi cho con gái, nhà lãnh đạo đối lập từng là Thủ tướng
Ukraina, hiện đang bị tù, bà Yulia Tymoshenko viết, ông Yanukovych đã mất tư
cách chính danh là tổng thống và kêu gọi lật đổ ông. Bà nói:
“Ông ấy (Tổng thống Victor Yanukovych) hiểu rằng chỉ một ngôn ngữ duy nhất. Đây
là ngôn ngữ của sức mạnh đầy uy lực và hòa bình. Và chúng ta nên sử dụng nó để
nói với ông ấy. Chúng ta phải loại ông ấy ra khỏi quyền lực ngay bây giờ.”
Trước đó, nhà lãnh đạo đối lập Arseniy Yatsenyuk nói rằng ông sẽ chỉ thương
thảo với Tổng thống Yanukovych khi nào ông ấy chỉ định một chính phủ mới sẽ tạo
mối quan hệ chặt chẽ với Âu châu.
Hôm Chủ nhật, cơ quan an ninh nhà nước loan báo họ đã mở cuộc điều tra các nhà
lãnh đạo đối lập vì tình nghi mưu toan tiếm quyền.
Trong khi đó, Ủy ban Âu châu ra một tuyên bố nói rằng Chủ tịch Ủy ban Jose
Manuel Barroso đã điện đàm với ông Yanukovych hôm Chủ nhật, kêu gọi ông nhanh
chóng tìm cách đối thoại với phe đối lập và tôn trọng các dân quyền. Ủy ban
cũng cho biết trưởng ban chính sách đối ngoại của EU, bà Catherine Aston sẽ đi
thăm Kyiv trong tuần này để hỗ trợ việc tìm giải pháp ra khỏi cuộc khủng hoảng.
Các cuộc biểu tình phản đối bộc phát hồi cuối tháng trước sau khi Tổng thống
Yanukovych từ chối ký một thỏa thuận thương mại đã được chờ đợi từ lâu nay với
EU. Hôm thứ Sáu ông Yanukovych đã gặp nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin để đàm phán về một hiệp định
mà phe đối lập xem như một nỗ lực nhằm tạo lại Liên Xô.
Trong những tháng gần đây, Nga đã gây áp lực kinh tế mạnh đối với Ukraina, quốc
gia đang trong tình trạng khó khăn tài chính nhằm gây trở ngại cho việc ký thỏa
thuận với EU. Nga là nước đầu tư nhiều nhất vào Ukraina, là một đối tác thương
mại và là nước cung cấp khí đốt chính cho Ukraina.
Nga đang tìm cách thành lập một khối mậu dịch với các nước Cộng hòa Xô viết cũ,
và các nước ‘chư hầu’. Trước đây trong năm, Nga đã áp đặt những hạn chế về hàng
hóa từ Ukraina, giảm xuất khẩu của Ukraina 25%, khiến nước này bị lâm vào suy
thoái./
UNESCO: Di sản văn hóa Đờn ca Tài tử Nam bộ
Đờn ca tài tử trở thành di sản nhân loại
BBC - thứ bảy, 7 tháng 12, 2013
'Tứ tuyệt' trong đờn ca tài tử: Đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu
Đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Quyết định trên được đưa ra tại phiên họp ngày 5/12 của Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra ở Baku, Azerbaijan, từ ngày 2/12-7/12, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin.
Đại diện của UNESCO được các báo Việt Nam dẫn lời sau lễ vinh danh nói tổ chức này "hy vọng Việt Nam sẽ có các biện pháp bảo vệ nhằm hỗ trợ cộng đồng trong việc trao truyền và phương pháp giảng dạy truyền miệng cũng như trong chương trình giáo dục chính thức".
Đờn ca tài tử của Việt Nam là một trong số 14 nét văn hóa từ các nước trên thế giới vừa được UNESCO bổ sung vào danh sách di sản phi vật thể của nhân loại.
Hồ sơ đờn ca tài tử Nam Bộ đã được phía Việt Nam tổng hợp hồi tháng 8 năm 2010 và sau đó trình lên UNESCO vào tháng 5 năm 2011.
Năm ngoái, đờn ca tài tử cũng được Bộ Văn hóa Việt Nam đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia.
Đờn ca tài tử có tại Việt Nam từ cuối thế kỷ 19
Di sản thứ 8
Xuất nguồn từ miền Nam Việt Nam từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, loại hình nghệ thuật này là di sản phi vật thể thứ 8 của Việt Nam được UNESCO vinh danh.
Những loại nhạc cụ thường sử dụng trong đờn ca tài tử thường bao gồm đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu, hay còn gọi là tử tuyệt.
Bảy di sản khác của Việt Nam cũng đã được công nhận:
- Nhã nhạc cung đình Huế - 2003
- Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên - 2005
- Dân ca quan họ Bắc Giang và Bắc Ninh - 2009
- Ca trù - 2009
- Lễ hội Thánh Gióng - 2010
- Hát xoan - 2011
- Lễ hội Hùng Vương - 2012
Bên cạnh đó, Việt Nam hiện cũng có bảy di tích được UNESCO công nhận là di sản thế giới:
- Vịnh Hạ Long- 1994
- Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - 2003
- Quần thể di tích Cố đô Huế - 1993
- Phố Cổ Hội An - 1999
- Thánh địa Mỹ Sơn - 1999
- Khu di tích Hoành thành Thăng Long - 2010
- Thành nhà Hồ - 2011