Đối đầu Mỹ, Trung cộng nói 'không nổ súng trước': Sự thật là?

17 Tháng Tám 20209:03 SA(Xem: 7176)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ HAI 17 AUG 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Đối đầu Mỹ, Trung cộng nói 'không nổ súng trước': Sự thật là?


12/8/2020


image007

Theo South China Morning Post, Trung Quốc ra lệnh quân đội "không nổ súng trước" khi đối đầu với Mỹ. Ảnh: REUTERS


(PLO)- Chính phủ Trung Quốc liên tục bắn tín hiệu “không nổ súng trước” và “sẵn sàng đàm phán hòa bình” với Mỹ, nhưng sự thật là Bắc Kinh muốn gì?


 Báo South China Morning Post hôm 11-8 tiết lộ thông tin Trung Quốc (TQ) đã tìm cách bắn tín hiệu với Mỹ rằng Bắc Kinh đã yêu cầu không quân, hải quân nước này “không bao giờ được phép nổ súng trước” trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung leo thang liên tục một cách toàn diện, đặc biệt tại Biển Đông.


Tránh gặp lại bi kịch 2001


Tín hiệu giảm leo thang của phía TQ phát đi sau khi các nhà ngoại giao TQ, trong đó có Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị và Đại sứ TQ tại Mỹ lên tiếng khẳng định Bắc Kinh không muốn tiếp tục căng thẳng hơn nữa với Washington.


Dẫu vậy, điều đáng lo ngại nhất được giới quan sát nhìn nhận chính là một vụ đụng độ hoặc va chạm trên biển giữa hai cường quốc có thể xảy ra, kích hoạt một cuộc xung đột vũ trang, chí ít là chiến tranh cục bộ. Hôm 11-8, South China Morning Post có bài xã luận nhận định tranh chấp Biển Đông có thể khơi màn một cuộc xung đột quân sự, bởi sự hiện diện đông đúc quân đội các nước.


Cụ thể, từ giữa tháng 7, lần đầu tiên Mỹ chính thức lên tiếng bác bỏ hầu hết yêu sách của TQ ở Biển Đông (yêu sách đường lưỡi bò), gọi đó là “bất hợp pháp”. Trước đó, Washington cũng gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc (LHQ) để khẳng định lập trường đối đầu yêu sách TQ; yêu cầu Bắc Kinh thượng tôn pháp luật; ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài (tại Hague, Hà Lan) năm 2016 được thành lập theo Phụ lục VII, Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.  


Song song các hành động về ngoại giao, Mỹ cử đội tàu chiến, máy bay đến Biển Đông và các vùng biển lân cận để tập trận. Số lượng hoạt động tuần tra tự do hàng hải (FONOPs) của Mỹ tại Biển Đông cũng ngày càng nhiều hơn. Chỉ tính trong năm 2019, theo South China Morning Post, Mỹ tiến hành chín cuộc tuần tra ở khu vực 12 hải lý xung quanh các cấu trúc TQ chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông. Đây là con số cao nhất kể từ năm 2014, khi Bắc Kinh đẩy mạnh các hoạt động bồi lấp, cải tạo, quân sự hóa trái phép ở Biển Đông.


image008
Mỹ tập trận tại Biển Đông hồi tháng 7. Ảnh: REUTERS


Không chỉ Mỹ, nhiều quốc gia khác như Philippines, Nhật, Úc, Ấn Độ, v.v. cũng tham gia hiện diện quân sự và phối hợp tập trận tại Biển Đông. Điều đó cho thấy các chính sách đe dọa, bắt nạt và bá quyền của TQ ngày càng khiến nhiều nước, đặc biệt các quốc gia có lợi ích chiến lược, ví dụ quyền tự do hàng hải tại Biển Đông, phải lo ngại và phản ứng mạnh.


Sự hiện diện đông đúc các lực lượng hải quân, không quân tại Biển Đông khiến nhiều chuyên gia lo ngại sẽ dễ xảy ra “va chạm” nếu bất kỳ bên nào “không hành xử chuyên nghiệp”. Thực tế, năm 2001, Mỹ-TQ từng đụng độ khi các máy bay chiến đấu của TQ tìm cách chặn máy bay trinh sát EP-3E của Mỹ trên vùng trời gần đảo Hải Nam. Chiến đấu cơ J-8II của TQ rơi xuống biển và phi công thiệt mạng. Vụ việc khiến ngoại giao hai nước căng thẳng hàng chục ngày.


Nhìn vào “tiền lệ” này, một số chuyên gia quân sự nhận định tình hình hiện nay tại Biển Đông rất nguy hiểm. Nguy hiểm ở chỗ ngay cả khi Mỹ-TQ không định phát động chiến tranh, thì các va chạm ngoài ý muốn mà cả hai không thể kiểm soát có thể khiến xung đột bùng phát. TQ tất nhiên không muốn bi kịch này xuất hiện, bởi dẫu Mỹ có thiệt hại thì TQ cũng sẽ lâm vào một cuộc khủng hoảng.


Chính vì vậy, theo South China Morning Post, TQ đã ra lệnh cho giới quân đội nước này “không bao giờ được phép nổ súng trước để bày tỏ thiện chí với Mỹ.” Đây là tín hiệu tích cực tiếp nối từ phía TQ hướng về Mỹ. Giới chuyên gia nhận định dù TQ không từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông, nhưng những áp lực liên tục gần đây từ Mỹ khiến Bắc Kinh tạm thời hòa hoãn để: (i) Chờ đợi bầu cử Mỹ sẽ thay đổi chủ trương diều hâu TQ; (ii) Câu kéo thời gian để tìm cách ứng phó một cách hiệu quả hơn trước hành động quyết liệt của Mỹ.   


Răn đe ngược lại Mỹ


Việc TQ ra tín hiệu “không nổ súng trước” cũng mang ý nghĩa răn đe Mỹ, rằng Bắc Kinh sẽ không ngồi yên khi va chạm xảy ra. Thậm chí, TQ đánh giá quân đội Mỹ nằm “kèo dưới” nếu kịch bản xấu nhất xảy ra giữa hai nước.


image009
Oanh tạc cơ H-6 của Trung cộng tham gia tập trận ở Biển Đông, theo chính quyền Bắc Kinh hôm 30-7. Ảnh: AP


“Hiện nay, quân đội TQ đã khác xa so với năm 2011 (thời điểm xảy ra vụ va chạm với Mỹ). Mỹ sẽ (bị TQ đánh) tan tát nếu để sự việc tương tự xảy ra thêm một lần nữa. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ sử dụng sức mạnh ấy trong trường hợp không còn lựa chọn nào khác, khi mọi thứ không thể được cứu vãn” – tờ South China Morning Post dẫn lời một nguồn tin nội bộ TQ nói.


Giả sử xung đột xảy ra, có ý kiến cho rằng Mỹ có đủ máy bay chiến đấu để thắng TQ tại Tây Thái Bình Dương, nhưng Mỹ không có đủ căn cứ quân sự tại đây. Tuy nhiên, có người cho rằng Mỹ có thể đưa lính nhảy dù hay thủy quân lục chiến chiếm đóng một số tiền đồn mà TQ xây dựng (phi pháp) ở Biển Đông, từ đó làm bàn đạp tấn công các lực lượng TQ tại khu vực.


Hôm 11-8, tờ Thời báo Hoàn Cầu trực thuộc Nhân Dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng sản TQ có bài xã luận bác bỏ ý tưởng đó. Thời báo Hoàn Cầu cho rằng nếu Mỹ muốn chỉ sử dụng thủy quân lục chiến để đạt mục tiêu đánh thắng TQ thì điều ấy chỉ có thể là “mơ mộng”. Nếu không có lực lượng hải quân và không quân Mỹ đảm bảo việc kiểm soát vùng không, hoặc lực lượng quân đội Mỹ triển khai cho chiến dịch không đủ, thì thủy quân lục chiến dẫu có mạnh cũng không làm nên chuyện.


“Một mình lực lượng thủy quân lục chiến có thể thành công khi nhắm vào các quốc gia nhỏ và quân đội yếu. TQ không phải thế” - tờ Thời báo Hoàn Cầu  khẳng định.


Báo TQ cũng cho rằng một chiến lược đơn phương dựa vào sức mạnh của thủy quân lục chiến sẽ không được Lầu Năm Góc và các quan chức lãnh đạo quân đội Mỹ đồng ý, bởi lẽ Mỹ trước khi hành động phải dựa vào lợi ích toàn diện của đất nước, cục diện khu vực chứ không tùy tiện đáp ứng mong muốn của một nhánh thuộc quận đội nước này. Từ lý lẽ này, Thời báo Hoàn Cầu cho rằng “chiến tranh” là điều bị truyền thông thổi phồng; hoặc các nhánh quân đội Mỹ (như thủy quân lục chiến) đang đẩy cao vấn đề để thể hiện vai trò của họ trong chiến lược của Mỹ tại Biển Đông. Mở rộng ra, báo TQ cáo buộc Mỹ “thổi phồng” vấn đề Biển Đông để tăng cường hiện diện quân sự để kiềm chế TQ.


Như vậy, bằng việc chuyển đi thông điệp "không nổ súng trước", TQ một mặt muốn bày tỏ "thiện chí" với Mỹ, nhưng mặc khác cũng muốn biện minh cho việc leo thang căng thẳng của họ ở Biển Đông. Trong bối cảnh nguy hiểm hiện nay, Bắc Kinh muốn công luận nghĩ rằng nếu có đụng độ vũ trang thì TQ cũng là "tự vệ" như lập luận mà họ dùng khi quân sự hóa Biển Đông. Nói cách khác, TQ đang cố biến mình thành "nạn nhân của Mỹ" ở Biển Đông.  


Nhìn lại nguyên nhân căng thẳng leo thang


Vậy nguồn gốc của các căng thẳng gần đây ở Biển Đông đến từ đâu? Chắc chắn không phải từ chủ trương hiện diện quân sự của các quốc gia khác, trong đó có Mỹ, để chống lại TQ. Bản chất của sự đối kháng lại Bắc Kinh chính là yêu sách đường lười bò phi pháp, mơ hồ và chiến lược bắt nạt, đe dọa trong “vùng xám” mà TQ triển khai từng bước và xuyên suốt thời gian qua, nay đã đến “lằn ranh đỏ”.


Chỉ tính từ đầu năm 2020, TQ thường xuyên gây ra các vụ va đâm tàu ngư dân trên biển; cấm đánh bắt cá; tăng cường quân sự hóa, tập trận dựa vào các tiền đồn quân sự phi pháp; thể chế hóa các vùng biển và thực thể (đặt tên các thực thể, thành lập quận đảo); quấy phá các nước khai thác dầu khí; v.v. Tất cả vẽ ra một bức tranh u ám với tự do hàng hải và an ninh trên biển – một mối quan tâm chiến lược của các nước trong và ngoài khu vực.


image010
Quân đội Trung Quốc liên tục gia tăng căng thẳng ở Biển Đông thời gian qua. Trong ảnh: Một hạm đội hải quân Trung Quốc, trong đó có tàu sân bay Liêu Ninh, tàu ngầm, tàu chiến và máy bay chiến đấu, tham gia tập trận ở Biển Đông năm 2018. Ảnh: GETTY


Bất chấp các lý lẽ biện hộ từ phía TQ, cho đến hiện nay sự hiện diện của Mỹ tại Biển Đông mang nhiều yếu tố thuận lợi.


Thứ nhất, Mỹ dựa vào luật quốc tế (dù nước này chưa là thành viên của UNCLOS) (1)


Các cơ sở pháp lý của việc tập trận, tuần tra tự do hàng hải và hợp tác mà Mỹ triển khải ở Biển Đông cho đến lúc này là rõ ràng, phù hợp và nhất quán. Việc Mỹ công khai bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò của TQ và ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016 càng củng cố lập trường thượng tôn pháp luật của quốc gia này tại Biển Đông.


Thứ hai, Mỹ được nhiều nước ủng hộ. Đã có nhiều nước chứ không chỉ đồng minh và đối tác của Mỹ tại Ấn Độ - Thái Bình Dương ít nhiều bắn đi tín hiệu ủng hộ chiến lược mang tính “cởi mở và tự do” của Washington. Mỹ và các quốc gia có tranh chấp Biển Đông với TQ đều có chung lập trường thượng tôn pháp luật, phi vũ lực và giải quyết mâu thuẫn dựa vào các biện pháp pháp lý và hòa bình.


Thứ ba, cho đến nay sự hiện diện của Mỹ tại Biển Đông được giới quan sát đánh giá là chuyên nghiệp, cẩn trọng và an toàn. Mặc dù chạm mặt tàu chiến, máy bay TQ ở khu vực nhiều lần nhưng sự kiềm chế và an toàn được duy trì.


image011


Trung Quốc đã nhiều lần dùng vũ lực phi pháp


Thực tế, dù lên tiếng khẳng định “TQ không nổ súng trước” nhưng Bắc Kinh đã nhiều lần phát động chiến tranh, sử dụng vũ lực để chiếm đóng trái phép nhiều thực thể và vùng biển ở Biển Đông. Điển hình, TQ sử dụng vũ lực để chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, đồng thời chiếm đóng một số cấu trúc tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ năm 1988.


Hành vi này của TQ trái với quy định không sử dụng vũ lực trong Điều 2 (4) của Hiến chương LHQ và Nghị quyết 2625 năm 1970 của Đại hội đồng LHQ. Theo giới chuyên gia pháp lý, ngay cả khi TQ tiếp tục chiếm hữu và xây đảo nhân tạo, đưa người dân TQ ra sinh sống, lập quận đảo, xây hạ tầng dân sự và quân sự, thì tất cả đều phi pháp. Quan trọng không kém, việc TQ bồi lấp và xây dựng các đảo nhân tạo đã bị Tòa Trọng tài 2016 phán quyết là vi phạm nguyên tắc “thiện chí” trong luật quốc tế. Hành vi bồi lấp này cũng đã phá hủy môi trường biển một cách nghiêm trọng. Như vậy, muốn thế giới tin rằng TQ đang cố gắng hành xử hòa bình và thượng tôn pháp luật cũng là điều bất khả.

ĐỖ THIỆN


(1) Ct của VHO: 1/ Mỹ không ký vào UNCLOS năm 1982; 2/ Mỹ không có trách nhiệm về UNCLOS 1982; 3/ Mỹ không là thành viên của UNCLOS 1982; 4/ Mỹ không phủ nhận hoàn toàn các điều khoản trong UNCLOS 1982; 5/ Mỹ tố cáo chính Trung cộng đã vi phạm trầm trọng UNCLOS 1982 mà họ đã ký.


XEM THÊM:


Đại sứ Daniel J, Kritenbrink trả lời phỏng vấn Văn Hóa Online-California
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18330)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19253)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17621)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18840)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22218)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22738)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18721)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20835)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21974)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22172)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19661)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20390)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19540)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24353)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23508)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.