Ngoại trưởng Mike Pompeo: Cần đối sách mới với Trung Quốc

24 Tháng Bảy 20208:52 SA(Xem: 7226)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ SÁU 24 JULY 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu VNCH: "Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm".


Ngoại trưởng Mike Pompeo: Cần đối sách mới với Trung Quốc


24/7/2020


 (PLO)- Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố các nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết mâu thuẫn với Trung Quốc đến nay đã thất bại và tình thế hiện tại đòi hỏi một đối sách mới. 


Phát biểu tại Thư viện Richard Nixon ở bang California ngày 23-7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh các động thái gia tăng ảnh hưởng trên toàn cầu, đã đến lúc Mỹ phải thay đổi đối sách với cường quốc này, tờ The Nikkei đưa tin.


"Các đối sách hiện tại của chúng ta đến nay vẫn chưa đem lại những thay đổi như mong đợi. Tôi cho rằng cách duy nhất để xoay chuyển giới lãnh đạo Trung Quốc là chúng ta phải dựa vào những gì họ đang làm và đưa ra phản ứng phù hợp chứ không thể chỉ nghe những gì họ nói" - ông Pompeo nhấn mạnh. 


image001
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu tại Thư viện Richard Nixon, nam  California ngày 23-7. Ảnh: AFP


Theo Ngoại trưởng Mỹ, cựu Tổng thống Ronald Reagan vào nửa cuối thế kỷ 20 đã đề ra quan điểm "tin tưởng nhưng không cả tin" trong hầu hết các đối sách với Liên Xô. Tuy nhiên quan điểm này không thể áp dụng cho Trung Quốc.


"Trong trường hợp Trung Quốc, tôi nghĩ là chúng ta phải luôn luôn nghi ngờ và luôn kiểm tra. Chúng ta sẽ không bỏ qua những khác biệt về hệ thống chính trị và ý thức hệ khi làm việc với Trung Quốc nữa" - ông Pompeo nêu rõ. 


Một ví dụ được Ngoại trưởng Mike Pompeo đề cập là Mỹ hiện phải hết sức cảnh giác khi giao thương với Trung Quốc vì Bắc Kinh xem kinh tế là công cụ để hiện thực hoá tham vọng trở thành cường quốc hàng đầu thế giới.


Cụ thể, ông cho rằng các doanh nghiệp, công ty Trung Quốc hoạt động không phải vì lợi nhuận mà theo chỉ đạo của Bắc Kinh.


"Với Huawei, chúng tôi đã ngừng xem họ là một tập đoàn công nghệ vô hại mà xác định chính Huawei là mối đe doạ nghiêm trọng đến an ninh quốc gia Mỹ. Hiện chúng tôi đã có biện pháp xử lý phù hợp" - ông Pompeo nói.


Ngoại trưởng Pompeo còn chỉ trích một bộ phận học giả, du học sinh, lao động Trung Quốc sang Mỹ để hoạt động gián điệp, đánh cắp thông tin mật để đưa về Bắc Kinh. 


Cuối cùng, Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng kêu gọi toàn thế giới phải cùng đồng lòng tạo ra sức ép mạnh mẽ buộc Trung Quốc phải thay đổi từ bỏ những hành động làm tổn hại đến hoà bình, ổn định chung. Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh phải nhanh chóng tiến hành nỗ lực này, nếu không, "chúng ta bị Trung Quốc thay đổi ngược lại".


Theo nhiều chuyên gia, phát biểu của Ngoại trưởng Mike Pompeo gần như đã đánh dấu hồi kết của hơn 40 năm quan hệ hữu nghị Mỹ - Trung Quốc và là hồi chuông mở màn của cuộc Chiến tranh Lạnh mới mà thế giới đang lo ngại. /
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18328)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19251)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17620)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18835)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22216)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22738)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20834)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21974)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22171)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19659)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20386)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19539)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24352)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23507)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.