« Bùa mê » của Donald Trump

16 Tháng Mười 20208:19 SA(Xem: 7802)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ SÁU 16 OCT 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


« Bùa mê » của Donald Trump


image001Tổng thống Mỹ Donald Trump tại sân bay Quốc tế Orlando Sanford ở Sanford, ngày 12/10/2020. AFP - SAUL LOEB


Thùy Dương


16/10/2020


Kỳ bầu cử tổng thống Mỹ là một đề tài được Le Monde quan tâm. Tờ báo giới thiệu bài viết đáng chú ý của cây bút thời luận Alain Frachon « Bùa mê của Donald Trump ».


Trong kỳ bầu cử năm 2016, ông Trump được 46% số phiếu của cử tri. Lần này, theo các cuộc khảo sát, ông Trump vẫn được hơn 40% cử tri ủng hộ. Điểm tín nhiệm của Donald Trump không giảm sút nhiều sau 4 năm ồn ào và giận dữ, 4 năm tranh giành chính trị với những lời nói dối hàng ngày. Trong khi nước Mỹ bị rung chuyển bởi Covid-19 và suy thoái kinh tế, « pháp thuật » của Trump vẫn phát huy tác dụng.


Ông Trump dù không mấy đọc sách nhưng lại là người truyền cảm hứng cho các nhà báo và các nhà viết luận, tất cả đều bận rộn làm sáng tỏ các yếu tố dẫn đến thành công to lớn của Donald Trump. Theo cây bút thời luận của Le Monde, phần lớn là do những thành quả kinh tế trước khi Covid-19 ập đến, với những số liệu tích cực, niềm tin của người tiêu dùng cũng như các nhà đầu tư. Ca ngợi mình là một thiên tài, ông Trump luôn tự nhận hết công lao về mình.


Trong cuốn sách « Nước Mỹ trong những năm dưới thời Trump », nhà xuất bản Gallimard, Jérôme Cartillier, phóng viên AFP tại Nhà Trắng, và Gilles Paris, thông tín viên báo Le Monde tại Washington, đã khám phá một cách tinh tế một khía cạnh hiếm khi được nêu bật : ông Trump thành thạo về mạng xã hội, giỏi giang trong các chương trình truyền hình thực tế và hiểu rõ ý nghĩ của những người đã bầu cho ông. Một cách nào đó, có thể nói đó là « một tài năng chính trị » !


Cho dù ông Trump đã vi phạm một phần nguyên tắc kinh tế của đảng Cộng Hòa, đặc biệt là về tự do mậu dịch, nhưng tổng thống Mỹ vẫn trung thành với mục tiêu giảm thuế cho người giàu, giảm quyền lực công đoàn … Nhưng Covid-19 đã cho thấy nhà lãnh đạo dân túy không đủ năng lực. Về mặt chính trị, con số 220.000 người chết vì đại dịch ở Hoa Kỳ lẽ ra đã « hạ đo ván » Donald Trump, thế nhưng ông Trump đã tìm ra cách đối phó : gây ra nỗi sợ hãi về một nước Mỹ mà người da trắng mất ưu thế trước các nhóm thiểu số và hứa hẹn đưa đất nước trở lại như những năm 1950 : bảo thủ, da trắng và theo Cơ Đốc giáo.


PubAds by Teads


Tại Mỹ hồi năm 2016, bối cảnh rất thuận lợi cho chiến thắng của Donald Trump. Các mạng xã hội lấn át các phương tiện truyền thông, phổ biến các thuyết âm mưu được phe cực hữu Mỹ ủng hộ. Kênh Fox News dành « cả thể xác và linh hồn » cho Donald Trump. Rất đông người da trắng, thường là người cao tuổi, cuộc sống bị xáo trộn vì toàn cầu hóa, cảm thấy đất nước mỗi ngày một đa chủng tộc và đa văn hóa, khiến họ bị đe dọa, bị coi thường … Người dân Mỹ đã mệt mỏi với những cuộc chiến bất tận ở những vùng đất xa xôi và ông Trump hứa hẹn rút nước Mỹ về « pháo đài ».


Trong suốt 4 năm, tổng thống Trump chỉ quan tâm đến thành phần tri cốt lõi ủng hộ ông. Ông coi họ là những đại diện cho một nước Mỹ thực thụ, trung thành với các giá trị Mỹ, còn người Mỹ ở các thành phố lớn thuộc phe Dân Chủ là « những kẻ phản bội ». Le Monde kết luận ông Trump chỉ là tổng thống của một nửa nước Mỹ !

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18332)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19254)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17626)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18842)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22221)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22741)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18728)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20837)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21975)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22175)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19664)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20394)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19545)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24358)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23514)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.