Dễ thế mà sao khó vậy?

03 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 20188)

Dễ thế mà sao khó vậy?

image028
image027

Bùi Tín

Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Đối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.

VOA 30.06.2014

Tôi vừa có một giấc mơ đẹp. Một sáng chủ nhật trong năm 2014, một cuộc biểu tình lớn tràn đầy khí thế chống bành trướng phương Bắc, kiên cường bảo vệ lãnh thổ, vùng biển, hải đảo Tổ Quốc VN đã diễn ra đông vui như ngày hội lớn chưa từng có giữa Hà Nội.

Ở hàng đầu của cuộc biểu tình là Ts Nguyễn Quang A bên cạnh ông Nguyễn Phú Trọng, nhà văn hóa Nguyễn Huệ Chi bên cạnh ông Nguyễn Tấn Dũng, nhà nghiên cứu Trần Huỳnh Duy Thức vừa được tự do bên cạnh ông Trương Tấn Sang, nhà báo Nguyễn văn Hải - Điếu Cày cũng vừa từ nhà tù ra bên cạnh ông Nguyễn Sinh Hùng, cô Tạ Phong Tần vừa được cởi trói bên cạnh bà Nguyễn Thị Kim Ngân, v.v…và v.v…

Chỉ xin nêu một số tên nhân vật tiêu biểu, còn nếu kể hết tên ắt phải dày như một cuốn tự điển. Cả một dân tộc đồng tâm, đồng tình, đồng loạt xuống đường, qua lời Kêu gọi khẩn thiết chung của đảng CS, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức tôn giáo, các blogger tự do… Đồng bào các tỉnh thành trong cả nước đổ về, đông vui như ngày hội, với lực lượng công an thật sự là bạn dân, giữ gìn trật tự công cộng, mẫn cán bảo vệ an toàn cho đông đảo công dân biểu lộ tình yêu đất nước, ý chí bảo vệ từng tấc đất, tấc biển, tấc đảo do cha ông ta để lại.

Những khẩu hiệu nổi bật trong cuộc biểu tình rộng lớn hôm nay là những dòng chữ kẻ đẹp:

“Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam!”, “Rút ngay tàu HD-981 ra khỏi lãnh hải VN!”, cả bằng chữ Việt, chữ Hán, chữ Anh. Cuộc diễu hành đông đảo chan hòa xúc động đi qua các phố chính của thủ đô, đi qua sứ quán TQ trên đường Hoàng Diệu, vòng quanh hồ Hoàn Kiếm, rồi giải tán trước quảng trường Nhà Hát Lớn giữa những tiếng hô khẩu hiệu vang động lòng người, nổi bật nhất là 2 khẩu hiệu nói trên.

Tình hình dẫn đến sự kiện tuyệt đẹp trên đây, có ý nghĩa lịch sử, làm nức lòng mọi người VN trong và ngoài nước khởi đầu là do cái lòng tham vô hạn của người láng giềng khổng lồ phương Bắc, tự cho rằng đã có đủ thế và lực để thực hiện “ Giấc Mơ Trung Hoa “ làm bá chủ thế giới trong thế kỷ XXI này. Họ mở đầu giấc mơ hão huyền ngược thời đại bằng pha mở màn hoành tráng, mang dã tâm tiến xuống phía Nam độc chiếm biển Đông, để rồi độc chiếm châu Á và Thái Bình Dương, từ đó phình ra chiếm lĩnh toàn cầu.

Chính họ trong cơn mê say ngôi bá chủ thế giới đã ngang nhiên khiêu khích nước ta, dân tộc ta, tự xóa bỏ 4 điều tốt do họ đề xướng, tự xóa 16 chữ vàng do họ dựng lên, coi việc lấn chiếm nước ta là điều tự nhiên không thể bàn cãi, dở trò ngạo mạn hung hăng trong quan hệ quốc tế, khinh thường lãnh đạo VN mà họ coi như kẻ bề tôi đã bị thuần phục và khống chế, làm cho cả dân tộc , kể cả những người cầm quyền từng nhẹ dạ, lầm lẫn, phải cố kết lại để chống đại họa mất nước do họ gây nên.

Không một người VN nào tự nhận là VN, mang trong mình dòng máu VN có thể đứng ngoài cuộc tập họp dân tộc hùng vĩ chống bành trướng xâm lược. Chỉ có kẻ mang nặng dã tâm bán nước cầu tài lộc bất chính, cầu vinh quang hão huyền mới cố tình đứng ngoài đại cuộc hôm nay.

Sao giấc mơ đẹp trong tầm tay dân tộc ta lại không thể trở thành hiện thực? Ai ngăn cấm dân ta yêu nước, thương dân? Điều lệ và Cương lĩnh đảng CS VN đều nêu đảng CS là đại biểu cho lợi ích của dân tộc VN, của nhân dân VN. Cơ quan ngôn luận chính thức của đảng CS VN chẳng mang tên là báo Nhân Dân đó sao ? Lãnh đạo đảng CS chẳng luôn nói đảng với nhân dân là một đó sao?

Tại sao những nhà lãnh đạo cao nhất lại nói một đằng làm một nẻo như vậy? Tại sao Bộ Chính trị lại ỡm ờ, kẻ đánh người xoa, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, thực tế là nối giáo cho giặc như thế?

Tại sao họ lại không dám đi với đông đảo nhân dân, không dám cùng nhân dân xuống đường, cầm tay nhân dân chống bành trướng? Cùng hô chung với nhân dân 2 khẩu hiệu trên đây?

Chính tự họ họ đã tự tách mình ra khỏi đại khối dân tộc, tự họ đã tự khai trừ ra khỏi đại khối nhân dân yêu nước, thương dân. Để cho một việc dễ thế mà sao khó vậy?

Và rồi nhân dân ta sẽ biết chung sức làm gì để tự mình cứu nước, cứu dân khỏi thảm họa bành trướng, giành lại độc lập trọn vẹn, giữ gìn lãnh thổ và lãnh hải trọn vẹn, giành dân chủ tự do và nhân quyền trọn vẹn, cho mình và cho các thế hệ mai sau.

Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

+++++++++++++++++++++++

Ông Tập chống tham nhũng và giữ Đảng

Frank N. Pieke

Viết cho BBC từ Hà Lan

Cập nhật: 11:13 GMT - thứ tư, 2 tháng 7, 2014

image029

Ông bà Tập thay đổi diện mạo chính trị TQ bằng nụ cười

Kể từ khi lên nắm quyền năm 2012, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã mang lại gương mặt mới cho chính trị Trung Quốc.

Ăn há cảo cùng dân thường, lên truyền hình giải thích chính sách bằng ngôn ngữ mà ai ai cũng hiểu, và gây ấn tượng với lãnh đạo các nước trên thế giới bằng phong cách thân thiện mà lại tự tin đầy quyền lực; ông Tập khác người tiền nhiệm lạnh lùng và nhạt nhẽo Hồ Cẩm Đào một trời một vực.

Thế nhưng điều này có làm thay đổi bản chất của nền chính trị Trung Quốc hay không?

Tập Cận Bình không phải lúc nào cũng cười. Chiến dịch chống tham nhũng chưa từng có tiền lệ mà ông khởi xướng đang lôi ra hết nhân vật cao cấp này tới nhân vật cao cấp khác, phơi bày không chỉ tham nhũng vặt mà cả những khối tài sản khổng lồ của các lãnh đạo Trung Quốc.

Vụ nhà tài phiệt Lưu Hán bị tử hình hồi tháng Năm vừa qua vì tội “tổ chức và chỉ đạo tội phạm và giết người kiểu mafia" cũng cho thấy một điều khác: đó là sự xâm nhập của các mạng lưới tội phạm hùng mạnh vào bên trong hệ thống chính trị Trung Quốc.

Chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập cũng không hẳn là bước ngoặt như người ta tưởng.

Bình cũ rượu mới?

image030

Ông Lưu Hán bị xử từ hình trong tháng 5 vừa qua

Mục tiêu của chiến dịch này đúng là đã lên tới các cấp cao [của hệ thống chính trị] nhưng dường như chỉ hạn chế trong số các đối thủ của ông Tập và tay chân của những người này, thí dụ như cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang. Nói cho cùng thì đây cũng chỉ là chuyện chính trị nội bộ, mà vụ Bạc Hy Lai đã gây chia rẽ nặng.

Việc ông Bạc bị thanh trừng, cùng các nỗ lực hạ bệ Chu Vĩnh Khang cùng vây cánh cho thấy một điều cũ như trái đất.

Chia rẽ bên trong tầng lớp chóp bu của Đảng CSTQ chính là nguồn gốc của sự bất ổn của thể chế và đối với lãnh đạo Trung Quốc còn nguy hiểm hơn là các đe dọa từ bên ngoài như lực lượng ly khai, bất đồng chính kiến hay tôn giáo cực đoan. Cạnh tranh của các phe nhóm đang phá hoại sự đoàn kết trong Đảng và làm tan vỡ vỏ huyền bí của điều được cho là quyền lãnh đạo thiêng liêng của Đảng CS.

Tuy nhiên cũng cần phải chú ý rằng đang có những thay đổi trong hệ thống chính trị Trung Quốc mà thoạt tiên tỏ ra không mấy choáng ngợp nhưng về lâu về dài có thể trở nên vô cùng quan trọng.

Sự phát triển của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã thay đổi hệ thống xã hội Trung Quốc, làm nảy sinh các mâu thuẫn và xung đột quyền lợi mới.

Các tập đoàn nội địa và ngoại quốc, các tập hợp người trung lưu, nông dân bị mất đất, nạn nhân của tình trạng thiếu an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường hay lao động nhập cư... nay đều có thể gây ảnh hưởng về chính trị.

Nói chung Đảng CSTQ không tìm cách trấn áp mà quản lý và điều phối ảnh hưởng của các nhóm lợi ích lên hệ thống chính trị, cách tiếp cận này thường được gọi là "quản trị xã hội". Thế nhưng nay Đảng không còn hoàn toàn ở vị trí chủ động nữa.

Đảng quản trị xã hội càng tốt thì xã hội lại càng có nhiều không gian và đòn bẩy để 'quản lý' lại Đảng và chính phủ.

Hệ thống đơn từ khiếu nại hay hệ thống luật pháp cho phép người dân được thưa kiện đòi bồi thường, và ý kiến của họ phải được giới chức tiếp thu khi soạn thảo hay thực thi chính sách.

Còn có những phương cách ít biết đến hơn, mà qua chúng các nhóm xã hội khác nhau để dấu ấn lên hệ thống chính trị.

Để ảnh hưởng tới các quyết định chính sách, các tổ chức NGO, hội đoàn kinh doanh cả trong và ngoài nước đã và đang tổ chức nhiều hội nghị, viết bài, cung cấp tư liệu phân tích và trực tiếp tiếp xúc với các lãnh đạo.

Về phần mình, Đảng CSTQ và chính phủ đã phát triển cách thức riêng để ra quyết đị́nh chính sách, như nghiên cứu, thu thập ý kiến chuyên gia và trưng cầu dân ý.

Các viện nghiên cứu (think-tank) đã bắt đầu được thành lập trong những năm 1980 và nay mỗi bộ ngành đều có các viện nghiên cứu riêng của mình.

Các trường Đảng cũng như các trường đại học đều thường xuyên thực hiện các dự án liên quan chính sách. Bản thân Bộ Chính trị Đảng CSTQ cũng có những khóa nghiên cứu tập thể.

image031

Có nhiều kênh để giới làm ăn tác động vào chính sách nhà nước

Kể từ đầu thập kỷ 1990, ngày càng nhiều người Trung Quốc có học vấn làm việc trong bộ máy Đảng và chính quyền. Những người này cho rằng tìm cách ảnh hưởng từ bên trong thì sẽ hiệu quả hơn là chống chính quyền từ bên ngoài như các nhân vật bất đồng chính kiến hay giới vận động lưu vong.

Bắc Kinh đang ngày càng trở nên giống các trung tâm chính trị lớn của phương Tây như Washington hay Brussels, nơi đầy các viện nghiên cứu, nhóm vận động, tổ chức và các quỹ nhầm gây ảnh hưởng lên bộ máy quyền lực.

Tất nhiên quá trình ra chính sách vẫn được thực hiện một cách nội bộ nhưng nay không hoàn toàn tách biệt với bên ngoài nữa. Chính sách đã được ảnh hưởng thông qua nhiều kênh khác nhau, các kênh này phát sinh tự nhiên hay có dàn xếp.

Giảm bớt kiềm tỏa về quyền lực

Điều này dẫn đến câu hỏi về tham nhũng.

Nếu như chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình nhằm để làm sạch hệ thống chính trị Trung Quốc thì cũng phải hỏi là tham nhũng đã thay đổi thực chất tiến trình chính trị ở Trung Quốc như thế nào. Thí dụ việc ăn hối lộ hay lợi ích kinh doanh của các ông tỷ phú đỏ ảnh hưởng thế nào tới quá trình hoạch định và thực thi chính sách?

Liệu Đảng CSTQ có trở thành phương tiện của một bộ phận quyền lực để họ cai trị đất nước vì lợi ích riêng của mình hay không?

Trả lời được các câu hỏi này, chúng ta sẽ biết được mức độ giao quyện của quyền lực, tài chính và tội phạm có tổ chức, mức độ ảnh hưởng của nó tới Đảng CSTQ và cả hệ thống chính trị, cũng như sự chênh lệch giữa lý thuyết Đảng và thực tế ở trong nền chính trị Trung Quốc.

"Nếu như chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình nhằm để làm sạch hệ thống chính trị Trung Quốc thì cũng phải hỏi là tham nhũng đã thay đổi thực chất tiến trình chính trị ở Trung Quốc thế nào"

Hệ thống chính trị Trung Quốc tiếp tục phát triển về các hướng mà chúng ta không hoàn toàn hiểu rõ: chắc chắn là không phải về hướng dân chủ đa đảng của phương Tây nhưng cũng không phải một chính thể độc tài chuyên quyền. Có lẽ là có các yếu tố của cả hai hệ thống, cộng thêm vài yếu tố mới.

Đảng CSTQ đang đi một con đường chưa có người qua. Không có ai, kể cả bản thân các lãnh đạo Đảng, biết được tương lai sẽ như thế nào. Có rất nhiều thách thức ở phía trước về kinh tế, chính sách, xã hội và chính trị. Trước khi giải quyết các vấn đề này thì vai trò của Đảng phải thay đổi.

Thứ nhất, phải tăng cường sự minh bạch và vai trò trách nhiệm. Hệ thống hiện hành còn nhiều mập mờ trong quá trình làm chính sách trong Đảng.

Tất nhiên lãnh đạo Đảng có thề tiếp tục các hình thức đấu tranh chống tham nhũng xưa nay vẫn làm, thanh trừng và bí mật nội bộ. Thế nhưng Đảng cũng có thể tìm cách thay đổi cuộc chơi bằng cách đưa vào các quy trình và nguyên tắc minh bạch trong cạnh tranh chính trị, thảo luận và quyết định chính sách.

Tiến trình này cần được công khai cho người dân theo dõi kiểm tra một cách chặt chẽ hơn là nguyên tắc "dân chủ tham khảo" hiện nay.

Để đấu tranh chống tham nhũng, lãnh đạo Đảng cần công khai với dân các lợi ích của mình. Quy tắc và quy trình cần được thiết lập để làm sao các nhân vật lãnh đạo không tham gia vào các quyết định có thể mang lại lợi ích cho bản thân họ.

image032

Đảng Cộng sản Trung Quốc mạnh lên nhờ Tập Cận Bình?

Thứ hai, cần tách bạch Đảng và xã hội. Hiện các quyền tự do của người dân, công ty, hội đoàn và tổ chức đều phụ thuộc phần nào vào Đảng.

Nếu người dân tự cho mình là trẻ con cần người lớn cầm tay dạy dỗ thì không sao nhưng tình trạng hoạt động xã hội đang ngày càng phát triển ở Trung Quốc là chỉ dấu cho thấy tình hình không như thế nữa.

Đảng CSTQ cần bớt ám ảnh về ổn định xã hội và tin tưởng hơn vào chính xã hội mà Đảng đã tạo ra.

Các sự khác biệt về tư tưởng và tôn giáo, xung đột hay cạnh tranh, đều không hẳn là xấu hay đe dọa ổn định xã hội. Ngược lại, chúng là dấu hiệu cho một xã hội ổn định, chín chắn và mạnh mẽ.

Đảng CS sẽ còn lãnh đạo Trung Quốc, có lẽ là rất nhiều năm nữa. Có lẽ đây là điều tốt cho người dân, đất nước Trung Quốc, và thậm chí cả toàn thế giới. Thế nhưng đã đến lúc nới lỏng vòng kiềm tỏa quyền lực.

Trung Hoa đã trưởng thành rồi.

Bài viết phản ánh quan điểm và văn phong riêng của tác giả, Giáo sư ngành Nghiên cứu Trung Quốc hiện đại tại Đại học Leiden, Hà Lan. Ông hiện đang viết một cuốn sách về chính trị và xã hội Trung Quốc, sẽ do Nhà xuất bản Đại học Cambridge phát hành vào năm 2015.

10 Tháng Hai 2014(Xem: 17800)
Công hàm của ông Phạm Văn Đồng 'không có chữ nào nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa'
05 Tháng Hai 2014(Xem: 16293)
Việt Nam vẫn ưa 'ổn định' hơn là 'đột biến' trong con đường biến đổi xã hội, thể chế của mình, theo nhà văn hóa học, Giáo sư Trần Ngọc Thêm, từ Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17676)
Nhiều thế hệ - đặc biệt ở các quốc gia cộng sản cầm quyền - lâu nay học chủ thuyết Marx và Lenin nhưng chưa hiểu nó là gì? Nghe người ta bảo nó là triết học thì cũng ừ, gật đầu, nó là triết học. Đó là sai lầm của nhiều thế hệ ở các nước cộng sản.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 19525)
Hà Nội đã chủ động đẩy tiến hành cuộc chiến tới cùng
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 17264)
Ngày 6/1/2014, báo Thanh Niên Online khởi đăng loạt bài “Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại“ của tác giả Châu Minh Linh. Phần lớn những sự kiện về cuộc chiến đấu chống xâm lăng hào hùng này đã được nhiều người biết đến, song việc một tờ báo trực thuộc bộ máy nhà nước đương quyền chính thức công nhận sự hy sinh đầy ý nghĩa lịch sử này, với ngôn ngữ khách quan, thân thiện bên cạnh việc phổ biến nguyên văn nội dung Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974 và Tuyên cáo ngày 14.2.1974 của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, là một điều đáng để chú ý và ghi nhận.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 15842)
Hoàng Sa là sự kiện khởi đầu cho một chuỗi những hành động quân sự của Trung Quốc đối với các đảo, đá ngoài khơi trên vùng biển Đông. Tiếp sau sự kiện Hoàng Sa năm 1974 đó là sự kiện Trường Sa năm 1988, sự kiện bãi Vành Khăn năm 1995.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 17972)
Năm nay là 40 năm chẵn kỷ niệm trận Hoàng Sa. Tháng 1, 1974, một lực lượng của hải quân thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa đã dũng cảm chiến đấu chống lại một lực lượng của Hải Quân Trung Quốc xâm phạm khu vực Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta, đâm thẳng vào tàu địch, xua đuổi chúng, dù chúng đông, hỏa lực mạnh hơn. Đây là một chiến công oanh liệt mang truyền thống dân tộc.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 17068)
Muốn ra trận để chiến đấu với quân địch, cần phải chuẩn bị nhiều thứ, chứ không phải là bắt đầu xung trận ngay. Điều cần thiết trước tiên là phải có nhân sự, hay có quân trước đã. Mà quân đó phải được huấn luyện kỹ càng để chiến đấu. Và điều quan trọng thứ hai là phải có vũ khí. Nếu không đủ những điều kiện nền tảng đó mà cứ xông ra trận thì chỉ là hy sinh nhân mạng một cách uổng phí, đừng nói gì đến chiến thắng.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 18590)
Năm 2013 đã khép lại với nhiều diễn biến. Sống trong thời đại lớn mạnh của mạng xã hội, nhân loại đã đón nhận quá nhiều biến cố xảy ra, chưa kịp thẩm thấu thì nhiều sự kiện khác lại dồn dập ập đến. Do đó làm công việc điểm lại tình hình đã xảy ra trong năm 2013 không phải là công việc đơn giản trước hàng ngàn sự kiện đã đi vào ký ức của nhân loại.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 23228)
Ai đã từng đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân - một tác giả đời nhà Minh của Trung Hoa viết về thời thịnh trị của Phật học - cũng đều nắm được chi tiết ở đoạn kết, khi Đường Tăng Tam Tạng đến được Tây Trúc để thỉnh kinh. Ở đây ông gặp được Phật Tổ Như Lai, và các đệ tử xin thỉnh kinh đem về hành đạo. Được Phật Tổ đồng ý, và giao cho 2 đệ tử là Bồ Tát Anan và Ca Diếp tặng kinh cho Tam Tạng.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20676)
Chủ Nhật 22 tháng 12, 2013, tổ chức Phục Hưng Việt Nam đã có một buổi tiếp tân đánh dấu 35 năm hoạt động tại khách sạn Sheraton, Garden Grove với hơn 200 quan khách trong đó bao gồm các tàhnh viên và lãnh đạo của các tổ chức đấu tranh, các hội ái hữu đoàn thể tại nam Cali, ban tù ca Xuân Điềm và đông đảo giới truyền thông báo chí Việt ngữ như nhật báo Việt Báo, nhật báo Người Việt, nhật báo Viễn Đông, đài VNA TV, đài Freevn.net, đài Hồn Việt TV, …
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20115)
Tiếp theo sau luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Phạm Chí Dũng, đến lượt bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, cũng tại Sài Gòn, vừa công khai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một thông báo đề ngày 06/12/2013, gởi cho trang mạng Bauxite Việt Nam, bác sĩ Nha khoa ở Sài Gòn, xuất thân từ một gia đình từng là cơ sở Cách mạng ở nội thành, tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18921)
Ở Việt nam hiện nay, đảng CSVN là đảng duy nhất hoạt động giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội. Các tổ chức chính trị khác ở trong hay ngoài nước đều bị coi là bất hợp pháp. Điều đó dễ gây ra tâm lý cho rằng đảng CSVN hiện nay không có đối thủ.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18707)
Ngày 28/11/2013, Quốc hội nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) biểu quyết thông qua Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992. Nội dung Hiến pháp "mới" chỉ khẳng định thêm tham vọng độc tài quyền lực cố hữu của đảng cầm quyền.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17025)
Cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường cần có nhiều hoạt động dân sự để hỗ trợ vai trò của nhà nước. Trong thời gian qua, các hoạt động dân sự như vậy, dù không được nhà nước chính thức công nhận, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường cũng như nâng cao ý thức về môi trường của người dân. Kính Hòa trình bày.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 26280)
Huỳnh Ngọc Chênh dẫn theo Tin Không Lề: Đây là nội dung phát biểu của bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tại Hội thảo Góp ý văn kiện Đại hội 11. Do nội dung phát biểu này vẫn còn tính thời sự, nên mình đã nhờ một CTV đưa lên YouTube để chia sẻ cùng bà con.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17478)
Với thể thức chọn 4 chỉ loại 1 trong 5 ứng viên của khu vực châu Á, các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Maldives và Saudi Arabia đã trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Trước đó, việc Jordan rút tên khỏi danh sách ứng viên đã mở đường cho 4 quốc gia kể trên đắc cử một cách đương nhiên và không có cạnh tranh.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 22679)
Chương trình nghị sự đối với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 13 đã qua “vòng 1” – nghe giải trình và thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Việc còn lại của sự lựa chọn và phán quyết đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là công việc hết sức quan trọng, nhưng vô cùng khó khăn vì còn nhiều khoảng cách khác nhau cho sự lựa chọn đó, đòi hỏi Đại biểu Quốc hội tiếp tục suy tư, trăn trở để xác định lời giải cho mình về những vấn đề lớn của dân của nước đặt ra đối với sửa đổi Hiến pháp.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 21517)
Theo thông tin Reuter công bố hôm qua, dẫn lời của chủ tịch quốc hội Miến Điện - Shwe Mann - rằng, tổng thống Thein Sein quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ tới vào 2015. Đồng thời ông Shwe Mann cũng cho biết quốc hội quyết định sửa đổi hiến pháp, để mở đường cho bà Aung Kyi ra tranh cử tổng thống.