Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam: Một đáp ứng thời cuộc

06 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 18121)

Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam: Một đáp ứng thời cuộc

 dien-dan-july-7-2014-1

Nguyễn Công Bằng

Đảng Vì Dân Việt Nam

 

Để có một xã hội dân sự đúng nghĩa và hiệu quả, Tự do Ngôn luận là một quyền không thể thiếu. Một khi chính kiến và ý kiến của mọi thành phần xã hội có được môi trường biểu hiện một cách tự do, thì tinh thần dân chủ mới có điều kiện thực thi. Sự kiện Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam được thành lập với một chủ trương rõ ràng, rộng mở đã khẳng định quyền được NÓI và quyết tâm tiến hành Quyền Lập Hội trong bối cảnh chính trị đầy khó khăn hiện nay.

Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là một tập hợp xã hội dân sự mới nhất. Tuy nhiên Hội này không mang tính non trẻ vì, nhìn vào thành phần sáng lập và điều hành, chúng ta thấy được sự tham gia của những người đã và đang có nhiều đóng góp lớn cho công cuộc dân chủ hóa đất nước.

Với tập hợp ban đầu bao gồm nhiều cây bút có xuất xứ khác nhau, kể cả những định hướng đấu tranh khác nhau, sự thành hình Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là một biểu hiện lớn của tinh thần dân chủ; trong đó mọi sự khác biệt được tôn trọng để cùng góp sức xây dựng một thành quả chung.

 

Trong bối cảnh đang phải cố gắng nhân nhượng ở một số lãnh vực để vận động cho Việt Nam được chính thức tham dự Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership -TPP), đồng thời để có thêm sự lên tiếng một cách thuận lợi của các nước đối với vấn đề biến động Biển Đông, nhà nước Việt Nam chưa có những đàn áp thô bạo đối với những người đứng ra thành lập một số tổ chức xã hội dân sự trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, biểu hiện này chưa đủ để khẳng định rằng Việt Nam đang thực sự có những đổi mới chính trị to lớn. Có thể nói, Việt Nam vẫn đang ở tình trạng mập mờ trong các chính sách đối nội lẫn đối ngoại. Tuy nhiên, dù chủ trương và phản ứng thế nào, nhà nước đương quyền vẫn không thể quay xã hội ngược lại tình trạng như đã có ở 5 năm trước đây. Những người đấu tranh cho một nước Việt Nam Mới đang vùng vẫy dấn tới bằng mọi cách, bằng tất cả điều kiện có được. Và xã hội Việt Nam đang từng bước chuyển biến nhanh chóng. Với xu hướng này, Việt Nam đang ở bước đầu của một tiến trình chuyển thể có nhiều hy vọng. Và đảng cầm quyền đang ở thế bắt buộc phải có lựa chọn dứt khoát; cùng lúc, thái độ trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của đảng cũng như đảng viên.

 

Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là một trắc nghiệm nhiều mặt và nhiều thành phần. Nếu nhà nước Việt Nam đàn áp mạnh những nhà báo độc lập, họ sẽ phải trả một cái giá không nhỏ cho hành động phủ nhận quyền tự do ngôn luận -- điều mà nhà cầm quyền đang cố gắng né tránh, ít nhất là ở lúc này. Không những thế, sự đàn áp đoàn thể tân lập này sẽ cho thế giới thấy được tính chất độc tài của nhà nước đương quyền, khi họ nhất quyết không chấp nhận một tổ chức xã hội dân sự hoàn toàn ôn hòa.

 

Khác với những tổ chức xã hội dân sự vừa được thành lập trong nửa năm qua, Ts. Phạm chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, cho biết là Hội sẽ đón nhận những "cây viết hải ngoại" - tức là sẽ có thành viên đang sống ở các nước tự do. (xem RFA). Đây là một chủ trương rất đáng khích lệ. Hy vọng rằng Hội sẽ có một sự phối hợp khéo léo và tế nhị để tiếng nói của những người đấu tranh ở trong và ngoài nước có thể hòa nhập với nhau một cách hài hòa, hữu hiệu, để nỗ lực đấu tranh bằng ngòi bút của thời đại này sẽ có được những tiến triển cụ thể, và Hội không phải lâm vào cảnh khó xử vì sự khác biệt ở lập trường.

 

Trong ba nước Đông Dương, Việt Nam là một quốc gia có tầm vóc và ảnh hưởng quan trọng

nhất đối với thế giới. Tuy nhiên, so với nước láng giềng là Cambodia, Việt Nam đã đi sau hơn 20 năm về lãnh vực thực thi nhân quyền. Ở Cambodia, dù xã hội chưa có dân chủ đúng nghĩa và trọn vẹn song ít nhất ở xứ đó, người dân có quyền được nói, và được lập hội (kể cả thành lập chính đảng) một cách công khai, hợp pháp. Hiến pháp và luật pháp Cambodia không cấm đoán, bỏ tù những người hoạt động xã hội dân sự hay đối lập chính trị như ở Việt Nam - một nước có quá trình truy tố và bỏ tù bất cứ công dân nào dám đứng lên nói những điều trái với ý đảng cầm quyền. Điều này hoàn toàn đi ngược lại tinh thần tự do ngôn luận, trong đó có quyền tự do báo chí -- một sự khác biệt đáng để tủi thẹn và suy gẫm. Do vậy, sự tập hợp các cây bút nổi tiếng và thành hình Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là một nỗ lực chắc chắn sẽ gặp nhiều thử thách cam go. Biết được điều này và vẫn quyết tâm đi tới, để tồn tại và sinh hoạt một cách hiệu quả, thì tập thể này quả là đầy dũng cảm, đáng được trân trọng và kính phục.

 

Đất nước ta đang có quá nhiều vấn đề nhức nhối, từ xã hội, con người cho đến chủ quyền. Những khó khăn chồng chất này đòi hỏi quyết tâm và sức lực của cả một dân tộc để có thể hóa giải một cách hiệu quả. Trong nhận thức đó, giúp người dân hiểu được thực chất của hiện tình đất nước và làm sao đứng lên tự bảo vệ chủ quyền đất nước, và nhân quyền của mình... là một nhu cầu khẩn thiết. Để thúc đẩy được tiến trình đó, quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội phải được thực thi một cách nhanh chóng và mạnh mẻ.

Muốn chấm dứt nạn độc tài, tham ô và bất công, dù là ở dưới chế độ nào, quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội là hai yêu cầu nền tảng không thể thiếu. Sự ra đời của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam cho chúng ta nhiều hy vọng song hiệu quả của nó đòi hỏi sự tham gia, ủng hộ của đông đảo người Việt ở khắp nơi.

Nguyễn Công Bằng (ĐVDVN)

Nguồn: www.dangvidan.net

 

10 Tháng Hai 2014(Xem: 17811)
Công hàm của ông Phạm Văn Đồng 'không có chữ nào nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa'
05 Tháng Hai 2014(Xem: 16300)
Việt Nam vẫn ưa 'ổn định' hơn là 'đột biến' trong con đường biến đổi xã hội, thể chế của mình, theo nhà văn hóa học, Giáo sư Trần Ngọc Thêm, từ Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17682)
Nhiều thế hệ - đặc biệt ở các quốc gia cộng sản cầm quyền - lâu nay học chủ thuyết Marx và Lenin nhưng chưa hiểu nó là gì? Nghe người ta bảo nó là triết học thì cũng ừ, gật đầu, nó là triết học. Đó là sai lầm của nhiều thế hệ ở các nước cộng sản.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 19533)
Hà Nội đã chủ động đẩy tiến hành cuộc chiến tới cùng
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 17275)
Ngày 6/1/2014, báo Thanh Niên Online khởi đăng loạt bài “Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại“ của tác giả Châu Minh Linh. Phần lớn những sự kiện về cuộc chiến đấu chống xâm lăng hào hùng này đã được nhiều người biết đến, song việc một tờ báo trực thuộc bộ máy nhà nước đương quyền chính thức công nhận sự hy sinh đầy ý nghĩa lịch sử này, với ngôn ngữ khách quan, thân thiện bên cạnh việc phổ biến nguyên văn nội dung Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974 và Tuyên cáo ngày 14.2.1974 của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, là một điều đáng để chú ý và ghi nhận.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 15848)
Hoàng Sa là sự kiện khởi đầu cho một chuỗi những hành động quân sự của Trung Quốc đối với các đảo, đá ngoài khơi trên vùng biển Đông. Tiếp sau sự kiện Hoàng Sa năm 1974 đó là sự kiện Trường Sa năm 1988, sự kiện bãi Vành Khăn năm 1995.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 17977)
Năm nay là 40 năm chẵn kỷ niệm trận Hoàng Sa. Tháng 1, 1974, một lực lượng của hải quân thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa đã dũng cảm chiến đấu chống lại một lực lượng của Hải Quân Trung Quốc xâm phạm khu vực Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta, đâm thẳng vào tàu địch, xua đuổi chúng, dù chúng đông, hỏa lực mạnh hơn. Đây là một chiến công oanh liệt mang truyền thống dân tộc.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 17071)
Muốn ra trận để chiến đấu với quân địch, cần phải chuẩn bị nhiều thứ, chứ không phải là bắt đầu xung trận ngay. Điều cần thiết trước tiên là phải có nhân sự, hay có quân trước đã. Mà quân đó phải được huấn luyện kỹ càng để chiến đấu. Và điều quan trọng thứ hai là phải có vũ khí. Nếu không đủ những điều kiện nền tảng đó mà cứ xông ra trận thì chỉ là hy sinh nhân mạng một cách uổng phí, đừng nói gì đến chiến thắng.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 18590)
Năm 2013 đã khép lại với nhiều diễn biến. Sống trong thời đại lớn mạnh của mạng xã hội, nhân loại đã đón nhận quá nhiều biến cố xảy ra, chưa kịp thẩm thấu thì nhiều sự kiện khác lại dồn dập ập đến. Do đó làm công việc điểm lại tình hình đã xảy ra trong năm 2013 không phải là công việc đơn giản trước hàng ngàn sự kiện đã đi vào ký ức của nhân loại.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 23238)
Ai đã từng đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân - một tác giả đời nhà Minh của Trung Hoa viết về thời thịnh trị của Phật học - cũng đều nắm được chi tiết ở đoạn kết, khi Đường Tăng Tam Tạng đến được Tây Trúc để thỉnh kinh. Ở đây ông gặp được Phật Tổ Như Lai, và các đệ tử xin thỉnh kinh đem về hành đạo. Được Phật Tổ đồng ý, và giao cho 2 đệ tử là Bồ Tát Anan và Ca Diếp tặng kinh cho Tam Tạng.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20682)
Chủ Nhật 22 tháng 12, 2013, tổ chức Phục Hưng Việt Nam đã có một buổi tiếp tân đánh dấu 35 năm hoạt động tại khách sạn Sheraton, Garden Grove với hơn 200 quan khách trong đó bao gồm các tàhnh viên và lãnh đạo của các tổ chức đấu tranh, các hội ái hữu đoàn thể tại nam Cali, ban tù ca Xuân Điềm và đông đảo giới truyền thông báo chí Việt ngữ như nhật báo Việt Báo, nhật báo Người Việt, nhật báo Viễn Đông, đài VNA TV, đài Freevn.net, đài Hồn Việt TV, …
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20116)
Tiếp theo sau luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Phạm Chí Dũng, đến lượt bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, cũng tại Sài Gòn, vừa công khai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một thông báo đề ngày 06/12/2013, gởi cho trang mạng Bauxite Việt Nam, bác sĩ Nha khoa ở Sài Gòn, xuất thân từ một gia đình từng là cơ sở Cách mạng ở nội thành, tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18930)
Ở Việt nam hiện nay, đảng CSVN là đảng duy nhất hoạt động giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội. Các tổ chức chính trị khác ở trong hay ngoài nước đều bị coi là bất hợp pháp. Điều đó dễ gây ra tâm lý cho rằng đảng CSVN hiện nay không có đối thủ.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18717)
Ngày 28/11/2013, Quốc hội nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) biểu quyết thông qua Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992. Nội dung Hiến pháp "mới" chỉ khẳng định thêm tham vọng độc tài quyền lực cố hữu của đảng cầm quyền.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17030)
Cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường cần có nhiều hoạt động dân sự để hỗ trợ vai trò của nhà nước. Trong thời gian qua, các hoạt động dân sự như vậy, dù không được nhà nước chính thức công nhận, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường cũng như nâng cao ý thức về môi trường của người dân. Kính Hòa trình bày.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 26292)
Huỳnh Ngọc Chênh dẫn theo Tin Không Lề: Đây là nội dung phát biểu của bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tại Hội thảo Góp ý văn kiện Đại hội 11. Do nội dung phát biểu này vẫn còn tính thời sự, nên mình đã nhờ một CTV đưa lên YouTube để chia sẻ cùng bà con.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17481)
Với thể thức chọn 4 chỉ loại 1 trong 5 ứng viên của khu vực châu Á, các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Maldives và Saudi Arabia đã trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Trước đó, việc Jordan rút tên khỏi danh sách ứng viên đã mở đường cho 4 quốc gia kể trên đắc cử một cách đương nhiên và không có cạnh tranh.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 22683)
Chương trình nghị sự đối với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 13 đã qua “vòng 1” – nghe giải trình và thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Việc còn lại của sự lựa chọn và phán quyết đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là công việc hết sức quan trọng, nhưng vô cùng khó khăn vì còn nhiều khoảng cách khác nhau cho sự lựa chọn đó, đòi hỏi Đại biểu Quốc hội tiếp tục suy tư, trăn trở để xác định lời giải cho mình về những vấn đề lớn của dân của nước đặt ra đối với sửa đổi Hiến pháp.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 21519)
Theo thông tin Reuter công bố hôm qua, dẫn lời của chủ tịch quốc hội Miến Điện - Shwe Mann - rằng, tổng thống Thein Sein quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ tới vào 2015. Đồng thời ông Shwe Mann cũng cho biết quốc hội quyết định sửa đổi hiến pháp, để mở đường cho bà Aung Kyi ra tranh cử tổng thống.