Mỹ 'mất' Trung Quốc, 'mất' Nga, và mất cả hai?

24 Tháng Ba 20238:33 SA(Xem: 2581)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 1 – THỨ SÁU MAR 24, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Mỹ 'mất' Trung Quốc, 'mất' Nga, và mất cả hai?


NHẬT ĐĂNG


Mối quan hệ mới giữa Trung Quốc và Nga đã khiến lịch sử chưa thể “chấm dứt” như cách một số học giả Mỹ từng dự đoán.


image003Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin tại lễ ký kết văn kiện ở Điện Kremlin ngày 21-3 - Ảnh: REUTERS


Năm 1989, nhà khoa học chính trị Francis Fukuyama đưa ra một dự báo được nhiều người xem như một tuyên bố cho chiến thắng tuyệt đối của các giá trị dân chủ tự do (liberal democracy).


Trong bài viết cho tạp chí National Interest mang tựa đề "Sự kết thúc của lịch sử?", Fukuyama khẳng định thế giới đang chứng kiến "điểm kết thúc trong quá trình tiến hóa ý thức hệ của loài người, và sự phổ biến của Dân chủ tự do phương Tây là hình thức chính phủ cuối cùng của con người".


Sự sụp đổ của bức tường Berlin và việc Liên Xô tan rã càng khiến Fukuyama trở nên nổi bật. Năm 1992, ông phát triển ý tưởng này thành cuốn sách "The End of History and the Last Man".


"The End of History" là điểm kết thúc của lịch sử, với chiến thắng dành cho "the last man", tức người cuối cùng: một công dân điển hình sống trong thế giới ở điểm cuối ấy.


Trong thế giới đã kết thúc ấy, công dân điển hình sẽ không chấp nhận mạo hiểm chiến đấu cho sự công nhận của riêng anh ta nữa. Thay vào đó, công dân này sẽ tập trung bảo vệ bản thân, thỏa mãn bản thân bằng kinh tế.


Trong những tài liệu, bao gồm sách giáo khoa về khoa học chính trị và chính trị quốc tế hiện đại, các học giả phương Tây đều nhắc về một trật tự thế giới đơn cực (unipolar world) do Mỹ dẫn đầu. Đó là hình dung về thế giới sau khi Mỹ là siêu cường duy nhất vì Liên Xô đã không còn.


Cái bắt tay của Nga và Trung Quốc


Không ít ý kiến cho rằng ông Fukuyama quá ngạo mạn với quan điểm về sự chấm dứt của lịch sử. Tuy nhiên, giai đoạn hơn một năm qua kể từ ngày Nga khởi động "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine cho tới thời điểm Chủ tịch TQ Tập Cận Bình gặp gỡ Tổng thống Nga Putin đã biến lo ngại của giới làm chính sách ngoại giao Mỹ thành hiện thực.


Nói như Đài CNN, một mối quan hệ thân thiết giữa Trung Quốc và Nga gây bất lợi cho chính sách ngoại giao của Mỹ, và là một cơn ác mộng về địa chính trị cho Washington.


Đối với ông Putin, phương Tây thường cho rằng nhà lãnh đạo Nga tấn công Ukraine vì nỗi ám ảnh quyền lực nước Nga và vụ sụp đổ của Liên Xô. Ông Putin được mô tả như người muốn khôi phục vị thế siêu cường của nước Nga.


Với ông Tập Cận Bình, giới phân tích phương Tây cũng thường xuyên đề cập tới trạng thái của một siêu cường đang lên, trong đó mong muốn cạnh tranh vị thế siêu cường số một với Mỹ.


Chính vì vậy, dù bản chất mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc là gì, một thực tế khá rõ ràng rằng cả hai đều có quyết tâm thách thức thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo. Nói cách khác, Matxcơva và Bắc Kinh không muốn lịch sử chấm dứt tại đây, và không chấp nhận là một "công dân điển hình" kiểu Mỹ.


Gary Locke, cựu đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh, cũng nhận định rằng Trung Quốc đang cố gắng thể hiện bản thân là một thế lực mới đứng lên chống lại quyền lực phương Tây và trật tự của phương Tây.


"Trung Quốc và rất nhiều nước đang nổi lên mạnh mẽ về chính trị và kinh tế khác cảm thấy họ phải tuân thủ luật lệ do Mỹ và một số nước châu Âu đặt ra. Và họ thấy rằng họ phải có tiếng nói trong cái gọi là tập hợp các quy tắc giữa các nước. Và họ thực sự phẫn nộ trước sự thống trị và mạnh tay của Mỹ và các nước châu Âu trong nhiều vấn đề thế giới", ông Locke nói với CNN.


Hai chiến lược thất bại của Mỹ 


Phân tích của Fukuyama về điểm kết thúc của lịch sử cũng nằm trong số các dòng tư tưởng chủ đạo của chính giới Mỹ giai đoạn hậu Chiên tranh lạnh.


Niềm tin về thắng lợi tuyệt đối của giá trị dân chủ tự do song hành với lý thuyết hòa bình nhờ dân chủ (democratic peace). Theo lý thuyết này, những nền dân chủ ít có khả năng xảy ra chiến tranh với nhau. Và nếu lan tỏa được sự dân chủ, đó là cách đảm bảo hòa bình lâu dài.


Nhưng, tạm thống nhất định nghĩa về "dân chủ" theo góc nhìn phương Tây, vấn đề là làm thế nào để lan tỏa dân chủ.


Người Mỹ đã chọn cách khuyến khích hội nhập và phát triển kinh tế. Họ nối lại quan hệ êm thấm với Nga cho tới trước 2014, cũng như chấp nhận cho Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001. Tất cả được triển khai lớp lang với niềm tin rằng một khi Nga và Trung Quốc giàu lên, mức độ "dân chủ" sẽ cao hơn.


Tuy nhiên, sự trỗi dậy của Trung Quốc về mặt kinh tế không đi theo hướng Mỹ kỳ vọng. Việc tham gia WTO không đồng nghĩa Trung Quốc sẽ hành xử đúng ý Mỹ trong vấn đề thương mại. Thất bại này được thể hiện rõ qua giai đoạn "chiến tranh thương mại" thời cựu Tổng thống Donald Trump, và tiếp diễn cho tới nay dưới thời Tổng thống Joe Biden.


Đối với Nga, giới phân tích chính sách Mỹ đã tranh cãi 30 năm qua. Người theo dân chủ tự do đổ lỗi cho cá nhân ông Putin. Người theo chủ nghĩa hiện thực (Realism) khẳng định trường hợp Nga là lỗi chính sách của Mỹ, và cụ thể là việc mở rộng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO.


Trong khi chính trị gia theo lối dân chủ tự do phán xét tình huống dựa trên quy tắc, đạo đức, giá trị… thì người hiện thực chú trọng quyền lực và chính trị.


Diễn biến tới nay cho thấy cả hai chiến lược của Mỹ dành cho Trung Quốc và Nga đều thất bại.

image005

CNN nhắc lại việc Mỹ bắt đầu cởi mở với Trung Quốc trong những năm 1970 dưới thời chính quyền Nixon, lưu ý rằng đây là động tác góp phần chia rẽ Trung Quốc và Liên Xô. Nhưng hàng loạt chính sách sau đó đã kết thúc với màn bắt tay giữa ông Tập và ông Putin. Mỹ "mất" Trung Quốc.


Tương tự, việc mở rộng NATO đã thúc đẩy sự phản ứng của Nga và sau cùng Matxcơva xích lại gần Trung Quốc.


George F. Kennan, một trong những kiến trúc sư cho chính sách Chiến tranh lạnh của Mỹ, thực ra đã cảnh báo về hậu quả của việc mở rộng NATO sang phía đông. Ông thậm chí đã đoán được việc này sẽ đẩy Nga về phía Trung Quốc.


Vào tháng 2-1997, Kennan ở tuổi 93 đã viết trên New York Times: "Việc mở rộng NATO sẽ là sai lầm định mệnh trong chính sách của Mỹ ở thời đại hậu Chiến tranh lạnh. Một quyết định như thế có thể làm bùng phát chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa chống phương Tây, và xu hướng quân sự trong dư luận Nga…".


Ông dự đoán Nga sẽ phát triển quan hệ gần gũi hơn với các nước láng giềng phía đông, đáng chú ý là Iran và Trung Quốc, nhằm tạo ra một khối quân sự chống phương Tây mạnh mẽ, đối trọng với một NATO đang tăng cường áp đảo thế giới.


Tình hình có vẻ đúng như vậy. Nếu Nga và Iran đã có sự kết nối từ trước, Trung Quốc đang thậm chí tạo sức ảnh hưởng ở cả Trung Đông sau khi làm trung gian hòa giải cho Iran và Saudi Arabia. Sắp tới, Iran và Saudi Arabia được biết sẽ mở lại sứ quán ở Syria. Hiện nay Nga là đồng minh số một của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, người không được phương Tây ưa thích.


Trong chuyến thăm Nga lần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không ít lần nhắc lại quan điểm về mô hình hợp tác mới của các nước lớn, đồng thời nhấn mạnh không đồng ý với việc một thế lực duy nhất chi phối thế giới. Ông không trực tiếp nhắc tên Mỹ, nhưng chắc chắn tuyên bố này cho thấy lịch sử chưa chấm dứt…
17 Tháng Ba 2015(Xem: 16966)
Vì sao chính phủ Hoa Kỳ quyết định lên tiếng công khai dù biết Việt Nam sẽ không hài lòng? Câu trả lời có lẽ là Hoa Kỳ ngày càng lo ngại về khả năng khôi phục hiện diện quân sự của Nga ở những vùng ảnh hưởng của Mỹ. "Vịnh Cam Ranh, nơi từng là căn cứ của Hoa Kỳ và trong quá khứ cũng từng bị hải quân Pháp và Nhật kiểm soát, nằm cách Sài Gòn 290 km về hướng Đông Bắc là một cảng nước sâu tự nhiên. Guam, lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương, nơi đặt căn cứ không quân Andersen, cách Việt Nam 4.000 cây số về hướng Đông".
15 Tháng Ba 2015(Xem: 16236)
Để đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, Ted Osius, tổ chức buổi nói chuyện trực tiếp với toàn thể giảng viên và sinh viên thuộc viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội hôm 6 tháng 3-2015. Trong dịp này, đại sứ Ted Osius nêu ra 3 chủ điểm của cột mốc lịch sử -20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, gồm có:
10 Tháng Ba 2015(Xem: 18721)
Phát biểu quan trọng của Đại sứ Mỹ Ted Osious tại Đại học Quốc gia Hà Nội "Điều đó cho thấy rằng có vẻ như là ông Ted Osius không chỉ nắm được lịch trình của đoàn Việt Nam, sắp tới ông Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, ông Quang và có thể cả những chính sách nữa đi Mỹ, mà còn có thể dự đoán được kết quả của chuyến đi đó thành công như thế nào và thành công ở mức độ nào".
05 Tháng Ba 2015(Xem: 17808)
Rà soát lại hồ sơ cá nhân của ông Kim cho thấy rằng năm 2010 ông Kim đã có một lần tấn công Đại sư Nhật tại Seoul cũng vì chung một chủ đề Thống Nhất Triều Tiên. Ông Kim Young Man, ngưòi phát ngôn của Hội Đồng Hòa Giải và Hợp Tác Thống Nhất Triều Tiên, cũng là đơn vị đã tổ chức mời ông Đại sứ Lippert đến thuyết trình, cũng đã lên tiếng xin lỗi về tình trạng mất an ninh tại sự kiện này.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 24296)
Ngày 28/10 năm 2014, trong chuyến công du Ấn Độ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã viếng thăm Bồ Đề Đạo Tràng. Hình ảnh người đứng đầu Chính phủ ngồi xếp bằng, tay đeo tràng hạt, cung kính chắp tay lạy Phật như một Phật tử thuần thành xuất hiện khắp trên các tờ báo lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, chưa thấy ai đặt vấn đề liệu hành vi trên của ông có mâu thuẫn với việc ông phủ nhận có theo bất kỳ tôn giáo nào trong các bản khai lý lịch của mình.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 21478)
Mở đầu bài viết “Tản Mạn Chuyện Đổi Mới Sáng Tạo” đăng tải trên báo Tia Sáng hôm 10-2-15, GS Hoàng Tụy viết: “Khi mô tả sự phát triển kém cỏi của đất nước, chúng ta hay dùng từ lạc hậu hay tụt hậu, nhưng tôi để phản ảnh đúng hơn thực chất phải nói ta đang trì trệ trong tụt hậu.
24 Tháng Hai 2015(Xem: 40418)
CDQL có thể là thuộc phe nhóm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vì nó rất có lợi cho ông. Đây là nhận định của rất nhiều người. CDQL phục vụ khá rõ cho ý đồ và tham vọng của ông Dũng nhằm chức Tổng Bí thư, thậm chí kiêm nhiệm thêm chức Chủ tịch nước (như tại Trung Quốc) tại Đại Hội XII tới.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 17754)
Với vô vàn cố gắng của hơn 3 năm 6 tháng, trang mạng CDQL hôm 25-1-15 qua bài viết ”MŨI THUYỀN XẺ SÓNG–MŨI CÀ MAU”, đã tung ra trận đánh lớn chống lại Đảng Cộng Sản ViệtNam-ĐCSVN- một cách khốc liệt không khoan nhượng với ý chí loại trừ tận gốc rễ ảnh hưởng của ĐCS trong xã hội Việt Nam.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 17263)
Sau khi Nhật đảo chánh Pháp, ngày 11-3-1945 Vua Bảo Đại đã Tuyên Bố Độc Lập cho Việt Nam, bãi bỏ mọi hiệp ước đã ký với Pháp:“Chiếu tình hình thế giới nói chung, và tình hình Á châu nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp được bãi bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia…” Đến ngày 17-4-1945, Thủ Tướng Trần Trọng Kim trình danh sách Nội các lên vua Bảo Đại phê chuẩn và Nội các Trần Trọng Kim ra mắt Quốc dân vào 2 ngày sau đó.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 16432)
Điếu Cày: Kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, cùng với thời gian, cả Washington lẫn Hà Nội đều theo đuổi một quan hệ gần gũi nhau hơn trên nhiều phương diện, và dần dần đã chuyển dịch từ thế đối địch sang đối tác.
26 Tháng Giêng 2015(Xem: 16960)
Ngày này, 27/1, cách đây 42 năm, Ngoại-trưởng William P. Rogers của Mỹ và ông Nguyễn Duy Trinh, Bộ-trưởng Ngoại-giao Hà-nội, đặt bút xuống ký “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.” Bên cạnh chữ ký của ông Rogers là chữ ký của Tổng-trưởng Ngoại-giao VNCH Trần Văn Lắm và bên cạnh chữ ký của Nguyễn Duy Trinh là chữ ký của bà Nguyễn Thị Bình, Bộ-trưởng Ngoại-giao của cái gọi là “Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam.”
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 17826)
TT Obama: Qua sự cố 9/11, nước Mỹ bị cuốn hút trong hai cuộc chiến Iraq, Afghanistan lôi theo những năm khủng hoảng suy trầm kinh tế và tư tưởng. Hôm nay bóng đen suy trầm và khủng hoảng ấy không còn nữa. Đêm nay lịch sử Mỹ đã sang trang
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 20039)
TBT Nguyễn Phú Trọng:“Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà Nước ta…” TT Nguyễn Tấn ũng: hiện nay hơn 30 triệu người Việt đang sử dụng các mạng xã hội, đó là nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấm…Các đồng chí ngồi đây đều tham gia mạng xã hội, có điện thoại để lên facebook xem thông tin…Chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí…”
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 19327)
"Phần lớn những người dân Đà Nẵng tôi biết là người nghèo, ... họ thương, cám ơn Bá Thanh lắm.". "Cán bộ nể trọng ông Thanh là người quyết đoán, nhưng những người không thích thì nói Bá Thanh bao sân."
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 19186)
Tại sao người Việt Nam chúng ta lại chống? Lý do chính là vì không người Việt nào tin Cộng Sản Trung Quốc. Chính tuần báo Anh quốc The Economist cũng nhận xét rằng Viện Khổng Tử là một “cơ quan nhà nước” cho nên nó sẽ đóng vai thi hành các chủ trương của Cộng Sản Trung Quốc.
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 18653)
Một trong những tạp chí hàng đầu ở Hoa Kỳ là tuần báo TIME có truyền thống phát hành một ấn bản đặc biệt vào cuối năm với hình bìa và cũng là chủ đề cho số này, nhấn mạnh đến một nhân vật đặc biệt nhất trong năm: Person Of The Year.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 21409)
Năm 1989, trước tình trạng Khối cộng sản Đông Âu và Liên Xô khủng hỏang tòan diện, đảng Cộng sản giao nhiệm vụ tìm hiểu về “Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì?” cho Ủy viên Bộ Chính trị Trần Xuân Bách. Qua nghiên cứu thực tế ông Bách đã kết luận Việt Nam cần phải tìm một hướng đi riêng và cần nhịp nhàng đổi mới cả kinh tế lẫn chính trị: “Hai lãnh vực này phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân.”
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20120)
Điều này chỉ cho thấy rằng: Phục hưng con đường tơ lụa có nghĩa là các nhà lãnh đạo kinh tế Bắc Kinh đang triển khai một phương án mới trong chính sách tiếp cận thị trường từ Á sang Âu và Phi, đẩy lùi hoặc tước đoạt ảnh hưởng cố cựu của các quốc gia tư bản cũ như Pháp, Anh, Bỉ, Ý, Nhật và Mỹ…
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19763)
Tại Little Havana ở Florida, nơi tập trung đông cư dân gốc Cuba kiên trì chống chế độ của Fidel Castro từ nửa thế kỉ qua, nhiều người lớn tuổi cho rằng Tổng thống Obama phản bội họ và bày tỏ sự bực tức cao độ. Còn người trẻ cho rằng đã đến lúc cần có quan hệ hai nước. Nhớ lại thời điểm tháng 7-1995, khi Hoa Kỳ quyết định nối lại bang giao với Việt Nam, Little Saigon ở California cũng ồn ào chống đối như thế.
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20757)
Báo Anh tuần qua viết về Cuba và ba nhân vật liên quan đến dòng Tên (Jesuits). Ông Fidel Castro và người bạn lớn của Cuba, nhà văn Colombia Gabriel Garcia Marquez đều từng học trong trường do các giáo sỹ Jesuits dạy...Thậm chí, không phải tình cờ mà cả hai ông Barack Obama và Raul Castro đều chọn ngày sinh nhật 78 của Giáo hoàng đầu tiên người Nam Mỹ để công bố tin thay đổi ngoại giao.