Tiếng “rên” Opera Hà Nội bên cạnh chùa Trấn Quốc Hồ Tây

13 Tháng Chín 20238:10 SA(Xem: 4422)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 1 – THỨ TƯ 13 SEP 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Tiếng “rên” Opera Hà Nội bên cạnh chùa Trấn Quốc Hồ Tây


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11429/dao-phat-doi-ly


Nhà hát Opera Hà Nội: 'Thảm họa nếu xây ở hồ Đầm Trị' - Bài 1


image011Ảnh trên: Phối cảnh Nhà hát opera Hồ Tây. UBND quận Tây Hồ. Ảnh dưới: Dự án Nhà hát opera Hồ Tây đề xuất xây dựng tại một địa điểm rất đặc biệt là hồ Đầm Trị nằm trong bán đảo Quảng An, gần chùa Trấn Quốc Hồ Tây. Ảnh: Phạm Tuấn Anh


image013Chấm tròn trắng góc phải trên bản đồ là chùa Trấn Quốc phía đông Hồ Tây nắm trên đường Thanh Niên. (ct: Không biết ai đặt tên con đường dẫn vào chùa Trấn Quốc ‘vô duyên’ như vậy; VHO đề nghị lấy tên một vị Tăng Tổ ngôi chùa mà đặt tên cho thích hợp); Hai chấm đỏ là vị trí dự trù xây dựng nhà hát Opera Hà Nội.


image015Chùa Trấn Quốc nằm riêng một khoảnh tựa như cù lao sen giữa hồ Tây. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã tới dâng hương ở chùa Trấn Quốc hôm 25/1/2018. Đời Vua Thiệu Trị, Vua sắc phong chùa và đặt tên là chùa Trấn Bắc, ý chỉ ngôi chùa là linh hồn trấn giữ giặc phương Bắc, nhưng dân chúng vẫn quen gọi là chùa Trấn Quốc tức là trấn giữ nước. Ảnh LKT


image016Toàn cảnh Hồ Tây và hồ Trúc Bạch hầu như liền với nhau. Diện tích hồ Tây lớn hơn nhiều so với Trúc Bạch, hai hồ này ví như cặp mắt ngọc long lanh của đất Thăng Long ngàn năm văn vật bên cạnh đôi mày liễu Hồng Hà. Góc bên phải là bán đảo Quảng An. Ảnh LKT 2014.


image018Bổn báo Lý Kiến Trúc ngồi bên cạnh con đường dẫn vào chùa Trấn Quốc. Chùa có lịch sử 1500 năm xây vào thời nhà Lý (Vua Lý Nam Đế - tên nước là Vạn Xuân) và nhà Trần. Chùa Trần Quốc là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long được ví như hạt ngọc Bồ Đề lâu đời nhất ở đất Thăng Long. Nguyên phi Ỷ Lan là thứ phi Vua Lý Thánh Tông thường mở tiệc chay đãi chư Tăng ở chùa này. Các đời Tăng tổ trụ trì là:  Thiền Sư Vân phong, Tăng Thống Khuông Việt, Quốc Sư Thảo Đường, Thiền Sư Thông Biện, Thiền sư Viên Học, Thiền sư Tịnh Không. Ảnh LKT năm 2014.


image020Toàn cảnh vị trí Hồ Tây, bên phải (màu xanh nhỏ) là hồ Trúc Bạch, nơi chiến đấu cơ của Hải quân Pilot McCain bị bắn rơi xuống hồ này. Con đường nhỏ phân cách hai hồ tên là đường Thanh Niên (một cái tên vô duyên rẽ vào từ đường lớn Nghi Tàm dẫn tiếp từ đường Âu Cơ), dẫn vào chùa Trấn Quốc. Chú thích của VHO.


image022Con đường nhỏ tên Thanh Niên phân cách Hồ Tây và hồ Trúc Bạch. Bên phải đường Thanh Niên là chùa Trấn Quốc.


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


11/8/2022


https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-62502164

image024

Dự án xây dựng Nhà hát Opera Hà Nội nằm trong đồ án quy hoạch không gian bán đảo Quảng An tỷ lệ 1/500 ở Hà Nội hiện đang thu hút sự chú ý của giới chuyên môn và dư luận nhiều tuần nay.


Theo đồ án này, tại khu vực Đầm Trị nằm sát hồ Tây thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ sẽ mọc lên công trình với tên gọi dự kiến là Nhà hát Opera Hà Nội, với quy mô 1.800 chỗ ngồi, gấp ba Nhà hát Lớn Hà Nội, xấp xỉ nhà hát Esplanade Singapore.


Công trình này được thiết kế bởi kiến trúc sư người Ý nổi tiếng Renzo Piano, được kỳ vọng sẽ sánh ngang với các nhà hát nổi tiếng thế giới như nhà hát Con Sò tại Sydney (Australia), nhà hát La Scala tại Milan (Italy) hay nhà hát Esplanade (Singapore)…, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin.


Khi phối cảnh 3D của nhà hát do tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, có một bộ phận công chúng ủng hộ vì công trình này có thể trở thành điểm nhấn, một biểu tượng mới của thủ đô cũng thu hút khách du lịch.


Tuy nhiên, có không ít ý kiến phản biện từ giới chuyên gia và người dân cho rằng dự án này có nhiều bất cập, thậm chí sai phạm trên nhiều khía cạnh bao gồm luật pháp, quy hoạch giao thông đô thị, xây dựng...


'Thảm họa nếu xây ở Đầm Trị'


Từ Hà Nội, Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang (tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Phát triển tại Đại học Công nghệ Vienna, Áo) nói với BBC News Tiếng Việt: "Tôi hoan nghênh việc Hà Nội có một nhà hát mới vì từ rất lâu rồi không có một công trình văn hóa mới nào được xây dựng. Khi được biết Sun Group làm việc với một kiến trúc sư nổi tiếng thế giới, tôi rất hứng khởi và chờ đón xem công trình này sẽ có hình hài như thế nào."


Tuy nhiên, ông Giang cho rằng việc đặt nhà hát này ở Đầm Trị là "một quyết định thảm họa, hết sức sai lầm" nếu xét về ba khía cạnh thiết kế giao thông đô thị, văn hóa - lịch sử và quy hoạch.


Cụ thể hơn, ông cho rằng mọi người đều có thể nhìn thấy những bất cập khi có một lượng người lớn đi vào bán đảo Quảng An, sẽ phải mở đường lớn và chỗ đậu xe và phá hủy hoàn toàn bán đảo này.


Về mặt văn hóa lịch sử thì đây là một vùng rất đặc trưng của Hà Nội cổ, có văn hóa và lịch sử riêng, thể hiện qua những ngõ nhỏ, đền chùa, cây cối..., nên khi những công trình khổng lồ mọc lên mà không có hệ thống giao thông công cộng gây ùn tắc sẽ phá hủy phần hồn của không gian này. Ngoài ra, ông Giang nêu ý kiến nên giữ lại cảnh quan mặt bằng nước và cây xanh thay vì vì bê tông hóa một nơi thơ mộng, gần thiên nhiên đẹp đẽ và quý giá còn sót lại của Hà Nội.


image025Nguồn hình ảnh, Getty Images. Hồ Tây là không gian cây xanh - mặt nước lớn hiếm hoi còn sót lại ở Hà Nội


"Nhà hát đó hoàn toàn có thể được xây ở một chỗ khác thuận tiện giao thông, không phá hủy lịch sử và văn hóa của vùng đất đó", Tiến sĩ Hoàng Giang cho biết.


'10 khía cạnh sai phạm'


Trao đổi với BBC News Tiếng Việt tháng 7/2022, PGS. TS. KTS. Nguyễn Quang Minh, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho biết sở dĩ dự án này gây tranh cãi vì công trình hiện diện tại một địa điểm rất đặc biệt là Đầm Trị, nơi gặp nhau của hai trục cảnh quan rất quan trọng của thủ đô, sát cạnh Hồ Tây, nơi có nhiều giá trị lịch sử, văn hóa.


Đây cũng là không gian cây xanh - mặt nước lớn hiếm hoi trong lòng một đô thị có mật độ xây dựng dày đặc và luôn ngột ngạt bởi hàng triệu phương tiện giao thông lưu thông hàng ngày.


"Khi xem xét cẩn trọng, dưới góc độ của một giảng viên kiến trúc và cũng là một kiến trúc sư, tôi thấy công trình này có nhiều bất cập, thậm chí sai phạm, trên mười khía cạnh: 1. Luật pháp; 2. Quy hoạch; 3. Kiến trúc; 4. Xây dựng; 5. Cảnh quan; 6. Môi trường; 7. Sinh thái; 8. Văn hóa; 9. Lịch sử và 10. Xã hội", ông Minh cho hay.


Theo phân tích của Tiến sĩ Quang Minh, Luật Kiến trúc số 40/2019/QH14 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành quy định rõ tại điểm b, khoản 2, điều 17 rằng công trình biểu tượng về truyền thống, văn hóa và lịch sử của địa phương, công trình quan trọng, công trình điểm nhấn trong đô thị như Nhà hát Opera Hồ Tây bắt buộc phải thi tuyển phương án kiến trúc.


"Phương án được đưa ra giới thiệu với công chúng - theo báo chí đưa tin - là thiết kế của Văn phòng Kiến trúc Renzo Piano, dưới dạng một hợp đồng thiết kế hoặc đơn đặt hàng mà không hề qua thi tuyển. Thông tin thi tuyển không hề được công bố trên bất cứ phương tiện truyền thông nào, ở bất cứ đâu. Như vậy rõ ràng là vi phạm Luật Kiến trúc", ông cho biết.


Về mặt quy hoạch, ông Minh cho rằng việc xây dựng một công trình công cộng có sức chứa tối đa khoảng 3.800 người (1.800 chỗ trong khán phòng chính và khoảng 2.000 chỗ tại các khán phòng phụ) tại điểm tận cùng của một trục đường kiểu độc đạo từ đường chính đô thị dẫn vào trong khu vực dạng bán đảo nhô ra hồ với ba mặt giáp hồ là điều cần hết sức tránh, nếu không muốn nói là "đại kỵ".


Bởi lẽ, giải pháp giao thông như vậy sẽ vô cùng bất lợi, gây hỗn loạn và tắc nghẽn khi có cả ngàn phương tiện của khán thính giả đến thưởng thức nghệ thuật dồn đến trùng với khung giờ đi lại của hàng trăm hộ dân địa phương.


Ngoài ra, về mặt xây dựng, phương án đề xuất là xây nhà hát nổi trên mặt nước. Theo ông Minh, nếu không xây bệ đỡ đặc bằng bê tông cốt thép từ đáy Đầm Trị lên thì ít nhất cũng phải đóng cả trăm chiếc cọc bê tông cỡ lớn sâu xuống đáy đầm thì mới đảm bảo độ ổn định nền móng cho một công trình có tải trọng lên đến hàng ngàn tấn.


"Dù theo phương án nào, đổ nền toàn bộ diện tích xây trên mặt đầm hoặc đóng cọc, cũng sẽ tác động rất lớn đến địa chất và thủy văn của Đầm Trị", ông nhấn mạnh.


Về xã hội, ông Minh nêu ý kiến dự án Nhà hát Opera Hồ Tây với những điều chỉnh quy hoạch có thể nói sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng dân cư địa phương, khi có tới hàng trăm hộ dân phải di dời để mở đường và để xây dựng những hạng mục phụ trợ của dự án.


"Việc đền bù và tái định cư cho cộng đồng liệu có thỏa đáng và người dân có bằng lòng để từ đó đồng tình với chính quyền?", ông đặt câu hỏi.


Về sinh thái, dự án xây dựng đã lấy đi hơn 1/3 diện tích mặt nước của Đầm Trị rộng khoảng 6 ha vốn là nơi trồng sen, đã từng và đang có hệ động thực vật phong phú, góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học cho khu vực quanh Hồ Tây, dẫn đến hệ lụy là sẽ gây tổn hại cho hệ sinh thái trong khu vực.


image026Nguồn hình ảnh, Getty Images. Sen hồ Tây đã trở thành một thương hiệu, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân Tây Hồ


Cả hai chuyên gia đều cho rằng, Hồ Tây là một nơi có giá trị lớn về nhiều mặt cần phải được gìn giữ và bảo tồn, tôn tạo, và quỹ đất ở Hà Nội vẫn còn, không thiếu những địa điểm khác thích hợp hơn cho những dự án văn hóa quy mô lớn như Nhà hát Opera.


"Nhà hát đó hoàn toàn có thể được xây ở Mỹ Đình, Hà Đông, Long Biên hay Gia Lâm… sẽ có nhiều nhà chuyên môn, kiến trúc sư và nhà phát triển đô thị có thể đề xuất phù hợp hơn cho một vị trí tốt cho nhà hát này." - ông Giang nói.


Không để ý kiến phản biện đến với cộng đồng?


Bài phân tích về mười khía cạnh bất cập trong dự án nhà hát Opera của Tiến sĩ Quang Minh đã được đăng tải trên báo Lao Động, nhưng bị gỡ ngay sau đó.


"Tôi được biết là có chỉ thị gỡ bài, bạn phóng viên liên hệ đặt tôi viết cũng không nói rõ là đến từ đâu, nhưng theo phỏng đoán của tôi là đến từ một cấp lãnh đạo cao chỉ đạo, không muốn một bài phản biện gây bất lợi cho dự án đến với cộng đồng", ông Minh nói với BBC.


"Tuy nhiên, bài viết đã được cộng đồng mạng lưu lại và chia sẻ rộng rãi, nên tôi nghĩ việc gỡ bài đã mang lại hiệu ứng ngược, làm cho bài viết được truyền tải nhanh hơn và rộng hơn, một điều mà những người gỡ bài đã không nghĩ đến trong thời đại 4.0."


Trong khi đó, trang Facebook cá nhân của Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang đã bị đánh sập sau khi ông chia sẻ cảm nghĩ cá nhân về dự án nhà hát opera Hồ Tây.


Ông cho biết: "Tôi không rõ là hai sự kiện này có liên quan đến nhau không, nhưng về mốc thời gian thì là trùng khớp".


image027Nguồn hình ảnh, NMH. Đặng Hoàng Giang trong một sự kiện thúc đẩy văn hóa


Lấy ý kiến người dân: Liệu có minh bạch?


Tờ Hà Nội Mới ngày 1/8 dẫn lời ông Nguyễn Lê Hoàng, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết: "Gần hai tháng qua, UBND quận Tây Hồ cũng đã tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư tại địa bàn theo đúng quy trình, bảo đảm công khai, minh bạch. Cụ thể, ngày 15-7, lấy ý kiến cộng đồng các tổ chức, dân cư tại địa bàn quận; ngày 28-7, lấy ý kiến cộng đồng dân cư tại 2 phường Quảng An, Tứ Liên. Kết quả cho thấy, đại bộ phận tổ chức, người dân trên địa bàn ủng hộ đồ án quy hoạch."


Tuy nhiên, trên các nhóm Facebook Cư dân Quảng An - Tây Hồ, Hội những người yêu Hồ Tây, xuất hiện hàng loạt hình ảnh người dân treo băng rôn trước nhà phản đối đồ án quy hoạch 1/500 tại bán đảo Quảng An, với lý do người được lấy ý kiến là cư dân phường khác, không phải ở vùng bị quy hoạch.


Cùng với đó là những video ghi lại cảnh người dân phản đối khi chính quyền địa phương yêu cầu tháo dỡ những băng rôn này.


image028Nguồn hình ảnh, Facebook Cư dân Quảng An - Tây Hồ. Người dân treo băng rôn trước nhà phản đối đồ án quy hoạch 1/500 tại bán đảo Quảng An


Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang cho biết: "Việc một công trình quan trọng mang tính biểu tượng cho một thành phố thủ đô mà nhận được ý kiến trái chiều về vị trí, kích thước, thiết kế là một chuyện hết sức bình thường đã xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới".


"Điều quan trọng là cần phải có những buổi thảo luận minh bạch và có sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội, và tôi đang không thấy điều này trên báo chí và các phương tiện truyền thông đạị chúng".


"Tôi nghĩ những công trình quan trọng cần được thảo luận trong công luận và trên báo chí, TV, mạng xã hội, có những buổi trưng cầu ý kiến người dân, không chỉ về hình hài của tòa nhà đó mà còn là đặt hàng bởi người A người B và cả vị trí của nó".


"Toàn bộ quá trình xây hay không xây, hình hài như thế nào cần phải được lấy ý kiến rộng rãi không chỉ của người dân Quảng An mà còn cả người dân Hà Nội và thậm chí là người dân cả nước."


+++++++++++++++++++++++++++++++


Kiến nghị lấy ý kiến chuyên gia về quy hoạch nhà hát ở Quảng An


Thứ bảy, 11/02/2023


https://nguoidothi.net.vn/ban-can-su-dang-ha-noi-kien-nghi-lay-y-kien-chuyen-gia-ve-quy-hoach-nha-hat-o-quang-an-38328.html


Ban cán sự Đảng UBND Thành phố Hà Nội kiến nghị tiếp tục tổ chức lấy ý kiến Hội đồng Kiến trúc Thành phố, các chuyên gia về quy hoạch nhà hát ở Quảng An. Trong trường hợp cần thiết sẽ xin ý kiến rộng rãi nhân dân Thành phố Hà Nội.


Ban cán sự Đảng UBND Thành phố Hà Nội vừa có Tờ trình ngày 9.2.2023 đề nghị Thường trực Thành ủy Hà Nội xem xét về Quy hoạch chi tiết khu vực không gian trung tâm bán đảo Quảng An, tỷ lệ 1/500 (Trong đó có vị trí dự kiến xây dựng nhà hát và các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai), tại phường Quảng An, quận Tây Hồ.


image029Bán đảo Quảng An vốn dĩ từ lâu đã là một không gian văn hoá đặc thù, nổi bật với tính chất tâm linh, lịch sử và cảnh quan. Ảnh: Võ Thanh Tùng



Theo đó, Ban cán sự Đảng cho biết đã có Thông báo số 1703 ngày 30.12.2022 về kết luận đối với việc triển khai đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực không gian trung tâm bán đảo Quảng An, tỷ lệ 1/500 (Trong đó xác định vị trí dự kiến xây dựng nhà hát và các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai).


Để đảm bảo tuân thủ quy hoạch được duyệt qua các thời kỳ, cũng như tính khách quan, phù hợp với điều kiện thực tiễn, hạn chế tối đa việc phát sinh khiếu kiện kéo dài, ổn định an ninh trật tự khu vực.


Đồng thời góp phần sớm hoàn chỉnh quy hoạch khu vực và đầu tư xây dựng các hạng mục công trình theo quy hoạch được duyệt, Ban cán sự Đảng báo cáo Thường trực Thành ủy xem xét, chỉ đạo, để UBND Thành phố chỉ đạo các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện, làm cơ sở để UBND quận Tây Hồ tổ chức triển khai và trình thẩm định, phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực không gian trung tâm bán đảo Quảng An, tỷ lệ 1/500 theo đúng quy định.


image031Đồ án trưng bày tại bán đảo Quảng An, tháng 7.2022, phục vụ lấy ý kiến tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư. Ảnh: Phạm Tuấn Anh



Về đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực không gian trung tâm bán đảo Quảng An, tỷ lệ 1/500, Ban cán sự Đảng kiến nghị giao UBND quận Tây Hồ tiếp tục phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và các đơn vị có liên quan trên cơ sở báo cáo tổng hợp ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư và số liệu rà soát hiện trạng để thống nhất phương án quy hoạch, đảm bảo khả thi (Trong đó nghiên cứu xem xét việc điều chỉnh quy hoạch trên cơ sở báo cáo của UBND quận Tây Hồ tại văn bản số 1611 ngày 19.10.2022).


Lưu ý, nếu có thay đổi so với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011, sẽ được nghiên cứu, xác định trong quá trình lập điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô (Theo nhiệm vụ đang được UBND Thành phố báo cáo Bộ Xây dựng tại Tờ trình số 456 ngày 2.12.2022) theo đúng quy trình, quy định.


image033Dự án Nhà hát opera Hồ Tây đề xuất xây dựng tại một địa điểm rất đặc biệt là hồ Đầm Trị trên bán đảo Quảng An, nơi gặp nhau của hai trục cảnh quan rất quan trọng của Thủ đô, sát cạnh Hồ Tây. Ảnh: Phạm Tuấn Anh



Về vị trí, hình thái, giải pháp kiến trúc nhà hát, Ban cán sự Đảng kiến nghị giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp tục tổ chức lấy ý kiến Hội đồng Kiến trúc Thành phố, các chuyên gia (Có thể tổ chức hội thảo, tọa đàm,...) song song với quá trình xem xét đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực không gian trung tâm bán đảo Quảng An, tỷ lệ 1/500, để lựa chọn phương án thích hợp, hài hòa với cảnh quan khu vực Hồ Tây, hồ Đầm Trị, trên cơ sở phương án công trình “thủy tọa", kết nối các không gian mặt nước, khu vực làng nghề truyền thống trồng sen,...  Đồng thời phù hợp ý kiến kiến nghị của Hội Kiến trúc sư Việt Nam.


“Trong trường hợp cần thiết sẽ xin ý kiến rộng rãi nhân dân Thành phố”, Tờ trình cho biết.


Hữu Đức


Như Người Đô Thị đã liên tục phản ánh trong hơn 7 tháng qua, Đồ án Quy hoạch chi tiết Khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An (tỷ lệ 1/500, tại phường Quảng An, quận Tây Hồ) ngay sau khi UBND quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội thực hiện công khai lấy ý kiến tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư, đã vấp phải phản đối của nhiều người dân ở Quảng An và nhiều chuyên gia trong giới quy hoạch, kiến trúc, bảo tồn, văn hóa, môi trường…


Các ý kiến phản biện, góp ý đã đăng trên Người Đô Thị cho rằng đồ án đưa ra lấy ý kiến chưa bảo đảm yêu cầu độc lập, khách quan, khoa học của công tác lập quy hoạch; Có nhiều dấu hiệu sai phạm, chưa nhất quán với Luật Quy hoạch đô thị và các quy định pháp luật khác, đồng thời quản lý thực hiện quy hoạch có nhiều lỗ hổng pháp luật mà những nhóm lợi ích có thể trục lợi “một cách hợp pháp”, gây nhiều thiệt hại cho xã hội và rất nhiều bất công đối với người dân và cộng đồng trong khu vực quy hoạch...


image035Thông tin về hai dự án nhà hát ở khu vực Hồ Tây (Tây Hồ Tây và Đầm Trị) đến giờ vẫn chưa có giải thích thuyết phục từ các cơ quan liên quan. Đồ họa: Người Đô Thị



Ngày 10.10.2022, Nhóm Bảo vệ Di sản (Nhóm Save Heritage Vietnam - SHV) gồm các chuyên gia về quy hoạch, kiến trúc, bảo tồn di sản đã có đơn đề nghị xem xét lại bản Quy hoạch chi tiết 1/500 khu vực bán đảo Quảng An (quận Hồ Tây, Hà Nội) gửi tới Ban Tiếp Công dân Trung ương – Thanh tra Chính phủ.


Kiến nghị trên đồng thời gửi tới các cơ quan, tổ chức gồm: Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội; Ban Dân nguyện của Quốc hội; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu niên Nhi đồng của Quốc Hội; Ủy ban Tư pháp của Quốc Hội; Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội; Bộ Xây Dựng; Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Bộ Tài Nguyên và Môi trường; Thành Ủy, UBND, HĐND Thành phố Hà Nội; Hội Kiến trúc sư Việt Nam; Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam; Hội Di sản Văn hóa Việt Nam; Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.


image037Toạ đàm chuyên môn "Quy hoạch và bảo tồn cảnh quan bán đảo Quảng An trong vùng di sản Hồ Tây, Hà Nội" ngày 25.9.2022. Ảnh: CTV



Trong diễn biến có liên quan, ngày 22.9.2022 Ban Nội chính Trung ương đã có công văn số 2825-CV/BNCTW gửi Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng về nội dung đơn tố cáo của một số công dân phường Quảng An (quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) để xem xét, chỉ đạo cơ quan chức năng giải quyết theo thẩm quyền, báo cáo kết quả giải quyết cho Ban Nội chính Trung ương là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.


Nội dung đơn tố cáo sai phạm trong dự án cụm chung cư tại số 58 đường Tây Hồ, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội như: giao đất không qua đấu giá quyền sử dụng đất, sai phạm về mật độ xây dựng, chiều cao và kiến trúc của cụm nhà chung cư cao cấp.


Ngoài ra đơn tố cáo sai phạm trong Đề án điều chỉnh quy hoạch 1/500 bán đảo Quảng An, làm lợi bất chính cho một số doanh nghiệp, đồng thời gây ra nhiều hệ lụy, như băm nát quy hoạch thủ đô, gây ô nhiễm môi trường, áp lực nghiêm trọng lên hệ thống hạ tầng Hồ Tây, xâm phạm quyền và lợi ích của các hộ dân phường Quảng An.


image039Cụm chung cư đang xây dựng tại số 58 đường Tây Hồ, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội thuộc dự án Khu phức hợp khách sạn, căn hộ dịch vụ và trung tâm thương mại Tây Hồ View của Tập đoàn Sun Group. Ảnh: Phạm Tuấn Anh



Trước đó, ngày 9.9.2022 Viện KSND tối cao cũng đã có phiếu chuyển đơn đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội. Phiếu chuyển đơn cho biết ngày 29.8.2022, Vụ 3 thuộc Viện KSND tối cao nhận được đơn của tập thể các hộ dân xóm Chùa, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Nội dung đơn của các hộ dân đề nghị điều tra, xác minh và làm rõ 5 vấn đề:


(1) Những dấu hiệu vi phạm pháp luật tại dự án số 58 đường Tây Hồ, phường Quảng An, Hà Nội. (2) Dự án Nhà hát opera có đúng quy định hay không? (3) Những dấu hiệu sai phạm trong việc giao dự án, thay đổi quy hoạch, điều chỉnh phạm vi chiếm đất, thay đổi công năng mục đích sử dụng ban đầu của dự án số 58 Tây Hồ, phường Quảng An, Hà Nội.


(4) Những dấu hiệu sai phạm pháp luật trong việc điều chỉnh quy hoạch mới bán đảo Quảng An tỷ lệ 1/500 nhằm lấy đất công, thu hồi đất của các hộ dân để trao cho một vài doanh nghiệp tư nhân. (5) UBND thành phố Hà Nội có biết những sai phạm trong việc giao và thực hiện dự án số 58 Tây Hồ cho Công ty cổ phần Địa Cầu và Công ty Mặt trời Hạ Long để thực hiện đề án điều chỉnh quy hoạch mới tỷ lệ 1/500 không?…


Xem loạt bài phản biện, góp ý của các chuyên gia quy hoạch, bảo tồn, kiến trúc, văn hóa, môi trường đã đăng trên Người Đô Thị tại đây.