Suy ngẫm về 200 năm Ngôn ngữ học Lịch sử qua trường hợp Ngôn ngữ Trung Quốc

26 Tháng Giêng 20246:08 SA(Xem: 880)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 4 - THỨ SÁU 26 JAN 2024

image023

Hà Văn Thùy


I. BÀI HỌC TỪ QUÁ KHỨ.


Có ít nhất năm giả thuyết cạnh tranh về tiền sử ngôn ngữ Trung Quốc. Hai trong số đó, Tạng-Miến và Hán-Tạng, có nguồn gốc từ đầu thế kỷ 19. Tiếng Trung-Caucasian và Hán-Austronesian là sản phẩm của nửa sau thế kỷ 20, và Đông Á là một mô hình hấp dẫn được trình bày vào năm 2001. Những thuật ngữ này chỉ định các mô hình khác biệt của mối quan hệ ngôn ngữ với các hàm ý khác nhau đối với sự hình thành của ngôn ngữ Đông Á. Sự khác biệt cơ bản giữa các mô hình là gì? Làm thế nào để các mô hình thông báo khác nhau về hướng điều tra ngôn ngữ và định hình khác nhau cho việc xây dựng các chủ đề nghiên cứu? Bằng chứng thực nghiệm nào có thể buộc chúng ta quyết định giữa các lý thuyết? Giả thuyết nào là giả thuyết mặc định, và tại sao? Làm thế nào thuật ngữ có thể được sử dụng một cách thận trọng để tránh vô tình giả định tính xác thực của các mệnh đề không thể xảy ra hoặc tốt nhất là không được hỗ trợ?” Đó là lời mở đầu bài To which language family does Chinese belong, or what's in a name? của nhà ngữ học George van Driem (1)


Phát biểu của nhà ngôn ngữ học thời danh cho thấy, chẵn 200 năm từ khi học giả người Đức Julius Heinrich von Klaproth trình bày lần đầu tiên ở Paris vào năm 1823 về ngữ hệ bao gồm tiếng Miến Điện, tiếng Tây Tạng và tiếng Trung Quốc, cho đến nay ngôn ngữ Trung Quốc chưa được xác định cả về tên gọi cũng như vị trí phân loại.


200 năm là thời gian quá dài, với công sức và trí năng của nhiều thế hệ học giả mà xác định không xong tên gọi cũng như vị trí của tiếng Trung Quốc trong ngôn ngữ Đông Á, rõ ràng thể hiện sự bất lực của một ngành khoa học?! Nếu là thất bại thì nguyên nhân của nó là gì? Chúng tôi đồ rằng đó là thất bại về phương pháp luận. Khi sử dụng âm vị, ngữ pháp và vốn từ vựng cơ bản làm tiêu chí để phân biệt các họ ngôn ngữ, ngôn ngữ học đã sai lầm vì lấy cái khả biến làm chuẩn mực để xác định cái bất biến.


Cần nhớ lại, vào thế kỷ 19, khi đưa ra những tiêu chí như vậy, khoa học chưa biết đến nguồn gốc loài người, lại càng mù mờ hơn về các chủng người. Khi đó, dưới mắt các học giả, thế giới chỉ là những cộng đồng người với màu da khác nhau, tiếng nói khác nhau sống trên những vùng đất khác nhau. Có cách nào phân biệt các chủng người khác nhau ngõ hầu giúp xác định nguồn gốc con người? Trong khi nhà nhân học dựa vào số đo của hộp sọ thì nhà ngữ học tiên phong hy vọng dựa vào sự khác nhau của tiếng nói để phân biệt các cộng đồng người! Môn Ngôn ngữ học so sánh ra đời được kỳ vọng như phép màu giúp khám phá nhân loại. Ở Việt Nam chúng ta từng biết một nhà văn Bình Nguyên Lộc đã hồ hởi thế nào khi đặt tất cả hy vọng vào cái mà ông gọi là ngôn ngữ tỷ hiệu như biện pháp thần diệu để giúp xác định các chủng người! Đáng buồn là suốt 200 năm ngôn ngữ học lịch sử cứ luẩn quẩn trong cái vòng không lối thoát ấy!


Chúng tôi cho rằng, thất bại của ngôn ngữ học lịch sử là thất bại về phương pháp luận. Nhận thấy, ngôn ngữ là sản phẩm hoạt động xã hội của con người vì vậy, muốn hiểu một ngôn ngữ, trước hết cần biết con người sở hữu ngôn ngữ ấy là ai và được hình thành ra sao trong quá trình lịch sử. Tuy nhiên, trước thế kỷ XXI, cả hai câu hỏi mang tính thiết yếu trên đều chưa tìm ra lời giải vì vậy cũng đành bất lực trước câu hỏi về ngôn ngữ. Ngay từ đầu, các nhà tiên phong của nghiên cứu ngôn ngữ đã khẳng định ngôn ngữ liên quan tới di truyền. Nhưng ở thời của họ, di truyền học chưa phát triển nên chưa giúp ích nhiều cho nghiên cứu ngôn ngữ. Jared Diamond của Đại học California có câu nói đáng suy ngẫm: “Tất cả những gì thuộc về con người mà chưa được di truyền học xác nhận thì đều không đáng tin!” Sang thế kỷ mới, di truyền học đạt được độ chính xác cao trong việc xác định nguồn gốc và quá trình hình thành các tộc người nên cần tận dụng kết quả của di truyền để nghiên cứu ngôn ngữ. Đó là dựa trên cơ sở nhận thức về nguồn gốc và quá trình hình thành các tộc người để xác định nguồn gốc và quá trình hình thành ngôn ngữ.


Dựa trên thành tựu mới của di truyền học, Stanley Starosta (2005) đề xuất  siêu ngành ngôn ng Đông Á, với Nam Á và HmongMien bao gồm một nhánh "Dương Tử" (Yangzian). Ông kết luận rằng ngôn ngữ Đông Á nguyên thủy là một ngôn ngữ đa âm tiết (CVCVC) được nói t 6.500 đến 6.000 BCE bi nhng người nông dân trồng kê thuc nn văn hóa Peiligang và Cishan ở Đồng bằng Bắc Trung Quốc (đặc bit là các khu vc sông Hàn , sông Vị và trung tâm sông Hoàng Hà.)


Đề xuất của Starosta có phần dựa trên sự khảo sát Geographic distributions of Y chromosome haplogroups C, D, N and O in East Asia của hai tác giả Chuan-Chao Wang and Hui Li. (2)


image027Geographic distributions of Y chromosome haplogroups C, D, N and O in East Asia


Tuy nhiên, theo nghiên cứu của chúng tôi, tài liệu của Chuan-Chao Wang and Hui Li còn nhiều hạn chế mà trước hết là chưa xác định được nguồn gốc bốn haplogroups C, D, N and O từ đâu ra. Vì vậy, khi thấy Haplogroup O-M175 tại văn hóa Peilicang thì Starosta vội vàng cho rằng Haplogroup O-M175 xuất phát từ đấy và ngôn ngữ Đông Á nguyên thủy là một ngôn ngữ đa âm tiết (CVCVC) được nói từ 6.500 đến 6.000 BCE.  Một nghiên cứu như vậy chưa đáng tin cậy vì vấn đề phức tạp hơn nhiều.


Nhận thức được hạn chế của ngôn ngữ học 200 năm qua cũng như đề xuất của Starosta, chúng tôi đưa ra phương pháp mới khảo cứu ngôn ngữ Trung Quốc là khám phá lịch sử dân cư và ngôn ngữ Trung Quốc từ khi hình thành tới hôm nay kết hợp với hồ sơ di truyền học mới nhất để xác định gia đình ngôn ngữ Trung Quốc.


II. NGUỒN GỐC CON NGƯỜI VÀ TIẾNG NÓI TRUNG QUỐC


A. Con người Trung Quốc qua các thời kỳ lịch sử


70.000 năm trước, hai haplogroup M (Australoid) và haplogroup N (Mongoloid) từ châu Phi theo ven Ấn Độ Dương di cư tới Việt Nam. Tại Việt Nam, họ gặp gỡ hòa huyết sinh ra bốn chủng người Việt cổ Indonesian, Melanesian, Mongoloid và Negritos. 40.000 năm trước, khi trời ấm lên, người Việt cổ đi lên Đông Á. Khảo cổ học xác định, người Hòa Bình Việt Nam có mặt sớm nhất tại hang Điền Nguyên huyện Chu Khẩu Điếm, trở thành tổ tiên người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và thủy tổ người Mỹ bản địa.(3) 10.000 năm trước, kỷ Băng hà cuối cùng kết thúc, từ Nam Dương Tử, người Việt cổ mang cây lúa, cây kê, gà, chó, lợn, trâu bò lên xây dựng kinh tế nông nghiệp trên lưu vực Hoàng Hà. 7000 năm trước, người Việt cổ, chủ yếu là chủng Indonesian (Lạc Việt) trồng kê, trồng lúa, xây dựng văn hóa Ngưỡng Thiều trên Cao nguyên Hoàng Thổ. Tại đây, họ gặp gỡ, hòa huyết với người Mông Cổ phương Bắc du mục và trồng kê trên bờ Bắc Hoàng Hà, sinh ra chủng người South Mongoloid (Mông Cổ phương Nam), còn được khoa học gọi là người Việt hiện đại. (4) Gặp điều kiện thuận lợi, người Việt hiện đại tăng nhanh số lượng và thay thế người Việt cổ, trở thành chủ thể dân cư lưu vực Hoàng Hà.


Khoảng 6000 đến 5500 năm trước, do khí hậu thay đổi, gió mùa hè mạnh hơn, mang mưa tới vùng cao nguyên Hoàng Thổ, đem nước cho các  dòng sông trong vùng, tạo điều kiện cho cây lúa phát triển, làm nên nông nghiệp lúa gạo. Đến nay, khảo cổ đã ghi nhận vô số di tích văn hóa nông nghiệp tại lưu vực Hoàng Hà trong khoảng thời gian giữa c. 6500 và c. 500 TCN: Sơn Đông 7134 địa điểm, Hà Nam 2159, Sơn Tây 4611 và Thiểm Tây 6267 (5). Lúc này dân cư lưu vực Hoàng Hà đã khá đông đúc, hình thành hai trung tâm kinh tế văn hóa lớn là Thái Sơn và Trong Nguồn. Đông Á bước vào thời kỳ kim khí với văn hóa Long Sơn.


Khoảng 6500 năm trước, dân cư lưu vực Hoàng Hà từ người Việt cổ loại hình Australoid đã chuyển thành người Việt hiện đại chủng Mongoloid phương Nam. Đây không phải sự thay thế cơ học cộng đồng này bằng cộng đồng khác mà là chuyển hóa di truyền.  Sinh ra 70.000 năm trước tại Việt Nam, trong cơ thể người Lạc Việt Indonesian có lượng gen Mongoloid cao nhất. Nay được bổ sung một lượng gen Mongoloid từ người Mông Cổ nên lượng gen Mongoloid của con lai tăng lên, vượt quá ngưỡng của chủng Australoid, chuyển hóa thành chủng Mongoloid phương Nam. Vì vậy dân cư lưu vực Hoàng Hà nhanh chóng chuyển hóa di truyền sang chủng Mongoloid phương Nam. Trong khi đó họ vẫn nói ngôn ngữ do tổ tiên từ châu Phi đưa tới. Ngôn ngữ Việt cổ là ngôn ngữ đa âm, không có thanh điệu. Nhưng hai dòng dân cư haplogroup M và haplogroup N nói hai nhánh ngôn ngữ khác nhau. Dòng M (Australoid) xếp các từ trong câu theo thứ tự thành phần chính đứng trước, thành phần phụ đứng sau. Suốt thời Đồ đá, dân cư Đông Á là người Việt cổ loại hình Australoid nên nói theo kiểu chính trước phụ sau. Từ Việt Nam, người Việt cổ đi lên Quảng Đông, Quảng Tây. Nơi này thành chỗ đứng chân đầu tiên của người Việt trên đất Đông Á. Nhờ môi trường sống thuận lợi nên dân cư sinh sản nhanh rồi từ đây con người mang tiếng Việt lan tỏa ra toàn bộ Đông Á.


Khoảng 5500 TCN tại Hoa lục, dân cư đã đông đúc dẫn tới việc hình thành những nhà nước đầu tiên. Khoảng năm 3300 TCN, vị tổ thứ hai của tộc Việt là Thần Nông từ An Huy đi xuống vùng Thái Hồ cửa sông Chiết Giang xây dựng kinh đô Lương Chử của nhà nước Thần Nông. Đây là nhà nước của những liên minh bộ lạc do vị vua thần thoại là Thần Nông đứng đầu. Tồn tại trong 1000 năm (3300 TCN-2300 TCN), nhà nước Thần Nông với kinh đô Lương Chử là nhà nước lớn mạnh, kinh tế văn hóa phát triển rực rỡ, phạm vi vương quốc bao trùm cả lưu vực hai con sông Hoàng Hà và Dương Tử. Tại phía Tây, vùng Tứ Xuyên, Ba Thục hình thành nhà nước của các bộ tộc Tày-Thái do vị vua huyền thoại Tàm Tùng lãnh đạo. Khoảng năm 2879 TCN, cháu của Thần Nông là Đế Nghi phong cho con trai cả là Đế Lai cai trị nhà nước Thần Nông Bắc thuộc lưu vực Hoàng Hà; Lạc Long Quân cai trị nước Xích Quỷ thuộc lưu vực Dương Tử.


Trên bờ Bắc Hoàng Hà, những bộ tộc Mông Cổ nhờ phương thức sống du mục, với nguồn dinh dưỡng bằng thịt, sữa nên tạo ra những chiến binh khỏe mạnh. Do liên hệ với dân du mục phía Tây, họ học được cách thuần hóa ngựa, làm chủ công nghệ nấu đồng, chế xe ngựa và vũ khí nên tổ chức được những đội quân dũng mãnh. Họ thường xuyên cướp phá dân nông nghiệp bờ nam sông.


B. Sự chuyển hóa của ngôn ngữ Trung Quốc.


i. Tiếng nói Trung Quốc chuyển sang cách nói Mông Cổ


Nhà nước của Đế Lai thường xuyên đối đầu với những cuộc cướp phá của dân du mục. Năm 2698 TCN, người du mục tổ chức cuộc tấn công lớn vào Trác Lộc, đánh bại sự kháng cự của người Việt, chiếm thung lũng sông Hoàng Hà, lập nhà nước Hoàng Đế. Dù dân số đông đúc, kháng cự quyết liệt nhưng cuối cùng dân nông nghiệp cũng thất bại. Trước sức kháng cự của người Việt, Hoàng Đế được mưu thần người Việt hiến kế, dùng biện pháp cai trị khoan hòa nên thu phục được dân Việt.


Trong nhà nước Hoàng Đế, người Mông Cổ kết hôn với người Việt sinh ra lớp con lai Mông-Việt, được gọi là người Hạ. Dân Hạ thay cha ông Mông Cổ lãnh đạo xã hội và tạo thành lớp người có địa vị cao, tự gọi là tộc Hoa Hạ thượng đẳng. Vào Nam Hoàng Hà, người Mông Cổ cùng con cháu họ tôn Hoàng Đế làm tổ. Để thực hiện chiến lược đồng hóa người Việt, người Hoa Hạ cho Viêm Đế đã chết 500 năm trước sống lại, về ngồi cùng chiếu với Hoàng Đế, tạo ra vị tổ kép Viêm-Hoàng còn mọi người dân trong vương quốc đều là Viêm Hoàng tử tôn, con cháu của hai ông tổ.


Để dễ bề cai trị, người Mông Cổ và sau đó người Hoa Hạ ép buộc người Việt (Lê) trong vương quốc phải nói theo cách nói Mông Cổ. Đó là cách nói phụ trước chính sau. Lịch sử cho thấy, người Mông Cổ cũng từ Việt Nam đi lên với tiếng nói từ đất tổ châu Phi. Nhưng thời gian dài họ sống khép kín tại vùng Tây Bắc giá lạnh. Sau này lên sống biệt lập trên đất Mông Cổ nên số từ vựng của người Mông Cổ rất hạn chế, vì vậy họ chủ yếu dùng từ vựng của người Việt. Chỉ cần áp đặt cách nói Mông Cổ (Mongol parlance) dân cư trong vương quốc Hoàng Đế đã chuyển sang cách nói Mông Cổ.


Người Mông Cổ và con cháu của họ chỉ tồn tại trong khoảng 100 năm, sau đó toàn bộ dân cư nhà nước Hoàng Đế trở thành người Việt (người Lê) với nước da den. Nhưng theo chủ trương chung, tất cả đều nhận là tộc Hoa Hạ thượng đẳng, phân biệt với các sắc dân Việt bị gọi là Man, Di, xung quanh. Nhà nước Hoàng Đế và các nhà nước tiếp sau đó tới Chu rồi Tần, Hán luôn gây chiến để mở rộng lãnh thổ. Khoảng 4000 năm trước toàn bộ dân cư Đông Á đã chuyển hóa di truyền sang chủng Mongoloid phương Nam. Vì vậy số lượng người nói theo cách nói Mông Cổ tăng lên nhanh chóng. Dân cư vùng đất mới bị người Hoa Hạ chiếm dễ dàng trở thành người Hán…


Cuộc xâm lăng và đồng hóa của người Mông Cổ phương Bắc đã chuyển hóa tiếng Trung Quốc từ cách nói chính trước phụ sau của người Việt cổ sang cách nói phụ trước chính sau theo lối nói Mông Cổ (Mongol parlance)


ii. Tiếng nói chuyển sang đơn âm, hữu thanh.


Cho tới thời kỳ này, tiếng nói của người Việt vẫn là tiếng của tổ tiên từ châu Phi mang tới, là tiếng nói đa âm và vô thanh (không có thanh điệu). Nhưng từ lâu, trong xã hội phương Đông xuất hiện những từ bùa chú dùng trong cúng tế, chủ yếu là những từ đơn âm. Vì vậy, tiếng nói có xu hướng chuyển thành đơn âm. Từ khoảng 10.000 năm trước, người Lạc Việt ở Đông Á bắt đầu chế tác chữ khắc trên xương thú, yếm rùa và đá, được gọi là Giáp cốt văn. Khoảng năm 1400 TCN, vua Bàn Canh nhà Ân chiếm đất An Dương của người Dương Việt, phát hiện Giáp cốt văn. Nhà Ân đã sử dụng loại văn tự này trong hành chính, nhân sự, sử ký, địa dư… đưa Trung Quốc vào thời có sử. Với việc chữ Giáp cốt được dùng làm văn tự, tiếp theo là chữ Nho viết trên thẻ tre, trên lụa, rồi trên giấy, tiếng nói Trung Quốc chuyển mạnh sang đơn âm. Nhưng khi chữ Nho xuất hiện thì vì chữ Nho là chữ đơn lập, mỗi chữ chỉ ghi một âm nên muốn được ký tự, tiếng đa âm buộc phải cắt bỏ phần đầu hay phần đuôi để thành tiếng đơn âm. Thí dụ, tiếng krong là sông, rồng, đa âm. Nay muốn được ghi thành văn tự, buộc phải bỏ âm tiết đầu k để còn lại rong đọc là sông, long, rồng (龍Chuyển sang chữ vuông và đơn âm là quá trình lâu dài. Có sự thật là, tiếng nói hình thành từ lâu nên nhiều, còn chữ viết mới được sáng chế nên rất ít. Vì vậy, những chữ thông dụng và quan trọng được ký âm trước, những chữ ít thông dụng được ký âm sau. Nhưng do chữ quá ít nên phải dùng nhiều cách để ghi chữ mà phổ biến là dùng từ đồng âm dị nghĩa. Tuy đã dùng hết cách thì vẫn có nhiều tiếng nói không được ký âm, không thể chuyển thành văn tự nên không có mặt trong văn bản. Ban đầu người dân trao đổi miệng với nhau nhưng lâu dần những tiếng không được ký âm bị rơi rụng và biến mất. Người ta thống kê ở lưu vực Hoàng Hà có khoảng 30% số tiếng nói không có chữ nên bị mất như vậy.


Chuyển sang chữ Nho và đơn âm là bước chuyển hóa quan trọng của ngôn ngữ Trung Quốc. Nó làm cho tiếng nói Trung Quốc bị cắt đứt với nguồn gốc khiến cho vào thời cận đại nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ không xác định được nguồn gốc tiếng Trung Quốc. Những bậc thầy ngôn ngữ học phương Tây hai thế kỷ trước đã tách tiếng Trung và tiếng Việt thành hai gia đình ngôn ngữ khác nhau. Hiện nay, những tác giả như Trần Trí Dõi và Nguyễn Hải Hoành vẫn rao giảng những kiến thức lỗi thời đó.


iii. Tiếng Trung Quốc sau sự thống trị của ngoại tộc Nguyên-Thanh.


Cùng với sự phát triển của chữ Nho, tiếng nói đơn âm vô thanh cũng được phổ biến và chuẩn hóa. Khi nhà Tần chủ trương thống nhất quốc gia với khẩu hiệu “xa đồng quỹ, thư đồng văn”, chữ viết cũng như tiếng nói có tiến bộ đáng kể. Đỉnh cao tiến bộ về tiếng nói và chữ viết Trung Quốc là vào thời Đường, tiếng nói đơn âm với 6 thanh chuẩn mực đã tạo điều kiện vật chất cho thể loại thơ Đường phát triển tới trình độ cao nhất. Để thống nhất tiếng nói trong vương quốc, triều đình nhà Đường lấy tiếng nói kinh đô Tràng An làm tiếng nói chuẩn. Các quan về Kinh bắt buộc phải nói theo tiếng nói của kinh đô, được gọi là quan thoại. Quan thoại thời Đường gọi là Đường âm. Nhưng sau thời Tống, Trung Quốc bị ngoại tộc thống trị. Cai trị Trung Quốc là người Nguyên, người Thanh. Họ là hai tộc người Mông Cổ phương Bắc, dùng cách nói Mông Cổ (Mongol parlance) phụ trước chính sau. Mặt khác, do cấu tạo của thanh quản, người Mông Cổ không phát âm được một số âm và âm tiết, như âm “b”, “đ”, “v”, “r” rung, “ng”, “nh” v.v…  nên buộc phải nói ngọng tiếng Việt. Kẻ thống trị áp đặt cách nói ngọng lên xã hội khiến cho toàn bộ cư dân Trung Quốc cùng nói ngọng. Do sức ép của người Thanh nên hiện nay người Trung Quốc nói theo quan thoại mandarin (Mãn đại nhân) của người Thanh.


III. ĐỊNH HỌ TIẾNG TRUNG QUỐC THEO PHƯƠNG PHÁP LUẬN MỚI.


Dựa trên thực tế khảo cứu ngôn ngữ trong 200 năm qua kết hợp tình hình thực tế hiện nay, chúng tôi đề xuất phương pháp luận mới để khảo cứu ngôn ngữ của một quốc gia, là cần dựa trên lịch sử hình thành dân cư của quốc gia đó kết hợp sự hình thành và biến đổi của ngôn ngữ trong quá trình lịch sử


Muốn hiểu đầy đủ về dân cư Trung Quốc, cần hiểu rõ nguồn gốc và sự hình thành của dân cư Trung Quốc trong quá khứ. Ở phần II của bài viết, NGUỒN GỐC CON NGƯỜI VÀ TIẾNG NÓI TRUNG QUỐC chúng tôi đã trình bày quá trình hình thành và chuyển hóa của dân cư Trung Quốc trên địa bàn Đông Á. Như vậy là chưa đủ. Muốn hiểu tới cùng con người và tiếng nói Trung Quốc, cần trở về gốc, tìm hiểu tận cùng nguồn cội của dân cư Trung Quốc.


Ta biết rằng, 70.000 năm trước, người di cư châu Phi theo ven biển Ấn Độ Dương tới Việt Nam. Tại Việt Nam, hai haplogroup M và haplogroup N hòa huyết sinh ra bốn chủng người Việt cổ Indonesian, Melanesian, Mongoloid và Negritoid, được Chuan Chao Wang và Huili mô tả tại hình I (Geographic distributions of Y chromosome haplogroups C, D, N and O in East Asia). Khác với nhận định của Wang và Li, cho rằng 4 haplogroup C, D, N and O có nguồn gốc khác nhau và xuất hiện tại Đông Á vào những thời điểm khác nhau, các nghiên cứu khảo cổ và di truyền đã xác định, bốn haplogroups này được haplogroup M và haplogroup N từ châu phi di cư đến Việt Nam và  sinh ra 70.000 năm trước, được nhân học gọi là người Việt cổ. 40.000 năm trước, khi phía Bắc ấm lên, người Việt cổ từ Việt Nam đi lên Hoa lục, làm nên tổ tiên dân cư Đông Á. Tuy chiếm lĩnh Điền Nguyên Động 40.000 năm trước nhưng lúc đó trời rất lạnh nên số lượng người có mặt rất ít. Phải khoảng 30.000 năm sau, tức 10.000 năm trước, khi Kỷ Băng hà cuối cùng kết thúc, số lượng người từ phương Nam đi lên nhiều hơn mới hình thành dân cư lưu vực Hoàng Hà trong đó có người Peiligang, Cishan, Giả Hồ, Hà Mẫu Độ cùng hàng nghìn địa điểm khác. Haplogroup O (Indonesian - Lạc Việt) là cộng đồng đa số, chiếm 60% dân cư... Một câu hỏi được đặt ra: thời gian này người Lạc Việt nói tiếng gì? Điều chắc chắn là họ nói ngôn ngữ Việt cổ mang từ Quảng Đông, Quảng Tây lên. Đó là tiếng nói của halogroup M đa âm, vô thanh và theo trật tự chính trước phụ sau. Trong khi đó, halogroup N từ Tây Bắc Việt Nam theo hành lang Ba Thục đi lên vùng đồng cỏ Mông Cổ. Họ săn bắn hái lượm tại đây, sau này được gọi là người Mông Cổ phương Bắc với các chủng Mongol, Evenke, Antaic, Tungusic…cộng đồng này cũng sử dụng ngôn ngữ đa âm nhưng theo trật tự phụ trước chính sau.


Như trình bày ở trên, khoảng 7000 năm trước, tại Giả Hồ thuộc Cao nguyên Hoàng Thổ, người North Mongoloid hòa huyết với người Việt cổ, sinh ra người Mongoloid phương Nam. Người Mongoloid phương Nam tăng số lượng, trở thành chủ thể dân cư lưu vực Hoàng Hà. Năm 2698 TCN, người Mông Cổ đánh chiếm miền Trung Hoàng Hà, lập nhà nước Hoàng Đế. Dân cư lưu vực Hoàng Hà chuyển sang nói kiểu Mông Cổ (Mongol parlance) theo trật tự phụ trước chính sau. Từ đây mọi chuyện diễn ra như trình bày ở phần II của bài viết.


Sau cuộc xâm lăng của người Mông Cổ phương Bắc, Trung Quốc có nhiều biến đổi về nhân chủng và ngôn ngữ. Trong khi đó, ngôn ngữ học lịch sử từ thế kỷ XIX chỉ căn cứ vào từ vựng, ngữ âm và ngữ pháp, những yếu tố thuộc về cấu trúc thượng tầng của ngôn ngữ, chịu nhiều biến đổi, để khảo sát ngôn ngữ nên thiếu chính xác. Thêm nữa, việc dựa vào từ vựng rồi xác định 100 từ cơ bản để phân biệt nguồn gốc ngôn ngữ cũng rất thiếu cơ sở khoa học. Ngày nay khi ta biết rằng, con người đều từ châu Phi đi ra chiếm lĩnh thế giới nên cái gọi là “từ cơ bản” là của chung của các tộc người. Từ cái vốn chung đó rồi dựa vào sự thêm một số từ ở cộng đồng này, bớt một vài từ ở cộng đồng khác để chia ra những họ ngôn ngữ khác nhau là việc làm giả tạo, không khoa học.


Trong hai thế kỷ XIX và XX, không chỉ tiếng Trung Quốc mà tiếng Việt cũng từng được xếp vào những họ khác nhau, từ Hán-Tạng sang Tày Thái tới Môn-Khmer rồi Nam Á. Đầu thể kỷ XX có ý kiến đề nghị xếp thành họ tiếng An Nam nhưng bị phản đối với lý do: “Tiếng An Nam có đến 70% vay mượn từ tiếng Hán. Một ngôn ngữ vay mượn đến như vậy từ tiếng nước ngoài, không xứng đáng đứng thành một họ riêng.”


Ngày nay sự thật đã được khám phá. Người Việt không chỉ sinh ra tổ tiên người Trung Hoa 30.000 năm trước mà đúng như nhà ngữ học thiên tài Henri Frey phát hiện năm 1892: “Tiếng Việt là mẹ các ngữ.” (L’Annamite mere language). Đặt chân lên vùng đất ấm và ẩm, môi trường sống thuận lợi, cùng với săn bắt hái lượm, người Việt sớm trồng trọt rau, củ, quả, tạo ra nguồn thức ăn phong phú. Vì vậy, chỉ trong vòng 20.000 năm, người Việt sản sinh ra 100.000 dân cư để chinh phục thế giới. Cũng nhờ số người đông đúc và sớm hoạt động trong nhiều lĩnh vực, người Việt cổ đã sáng tạo khối lượng từ vựng phong phú.


Sở dĩ học giả phương Tây trong gần hai thế kỷ xếp tiếng Việt vào hết họ này đến họ khác mà không ổn vì một lẽ, tiếng Việt là mẹ các ngữ phương Đông. Vì vậy tiếng Việt gần gũi với các tiếng con cháu nhưng khi xếp vào một họ nào thuộc hàng con cháu thì cái khung đó trở thành quá chật! Điều đó có nghĩa, tiếng Việt là mẹ nên không thể xếp vào họ con cháu của nó. Khi không thể xếp vào họ nào sẵn có thì buộc chúng ta phải xếp thành họ riêng: ngữ hệ Việt! Trong đó tiếng Việt là mẹ của ngôn ngữ Đông Á, sinh ra các dòng con:


                                                       Tiếng Việt

image034image033 image032image031image030image029

Hán Tạng                  Nam Đảo           Tai – Kadai         Mã Lai – Polynesia                   Nam Á                                       Hmong - Miên


Sài Gòn, 14. 1. 2024


Tài liệu tham khảo:


1 George van Driem.  To which language family does Chinese belong, or what's in a name?


file:///C:/Users/ADMIN/Downloads/To_which_language_family_does_Chinese_be.pdf 


2. Đề xuất của Starosta có phần dựa trên bài Geographic distributions of Y chromosome haplogroups C, D, N and O in East Asia của hai tác giả Chuan-Chao Wang and Hui Li


Inferring human history in East Asia from Y chromosomes  (https://investigativegenetics.biomedcentral.com/articles/10.1186/2041-2223-4-11


3. Sergio Prostak. DNA Analysis Reveals Common Origin of Tianyuan Humans and Native Americans, Asians.  http://www.sci-news.com/othersciences/anthropology/article00842.html


4. Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB DH&THCN. H, 1983


5. GuiYun Jin et al. Archaeobotanical records of Middle and Late Neolithic agriculture from Shandong Province, East China, and a major change in regional subsistence during the Dawenkou Culture


file:///C:/Users/Admin/Downloads/Archaeobotanical_records_of_Middle_and_L%20(2).pdf