Ls Đào Tăng Dực: Những khuyết điểm nền tảng của Pháp Chế XHCN

13 Tháng Ba 20167:39 CH(Xem: 13174)
"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 14  MAR  2016

Nguyễn Mai Trung Tuấn và những khuyết điểm nền tảng của Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa

LS Đào Tăng Dực

Vụ xử trẻ em Nguyễn Mai Trung Tuấn sẽ được ghi trong sử sách Việt Nam như một vết nhơ không thể gội rửa của nhà cầm quyền CSVN và chứng minh rõ nét những khuyết điểm nền tảng của cái mà người CSVN gọi là Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa.

Tóm lược sự kiện:

Khi lược qua các thông tin trên mạng, chúng ta có những nét căn bản sau đây:

Tuy dưới tuổi thành niên (15 tuổi) nhưng CSVN vẫn truy tố trẻ em này dưới tội danh “cố ý gây thương tích” theo khoản 3 điều 104 Bộ Luật Hình Sự.

Trước hết, cần ghi nhận có 2 phiên xử: sơ thẩm và sau đó là phúc thẩm.

Theo đài Á Châu Tự Do, phiên xử đầu tiên ngày 22/11/2015 ở Thạnh Hóa, Long An. Em bị kết án 4 năm 6 tháng tù giam và phải bồi thường 42 triệu 600 ngàn đồng.

Nguyễn Mai Thảo Vy, em gái của Nguyễn Mai Trung Tuấn miêu tả hoàn cảnh và các sự kiện như sau:

“Cháu thấy bản án bất công đối với anh cháu, tại vì hành vi của anh cháu là hành vi bảo vệ gia đình, tự vệ. Khi cưỡng chế có hai chiếc xe tải chở từ 100 đến 200 cảnh sát cơ động đến ập vào nhà. Họ uy hiếp, đánh đập gia đình rất dã man. Anh Hai thấy họ bắt mẹ và đập đầu xuống đường nên anh Hai, với tư cách người con phải cứu mẹ. Hành động mà anh Hai tạt acid ông công an là để cứu mẹ thôi.”

Cha và mẹ của em Tuấn là Nguyễn Trung Can và Mai thị Kim Hương cũng bị kết án tù vì tội ‘chống người thi hành công vụ’ khi chống lại sự tước đoạt đất đai vi hiến của chính quyền.

Khi luật sư biện hộ cho em Tuấn nhắc đến “Công Ước Quốc Tế về quyền trẻ em” thì thẩm phán CSVN lại gạt bỏ và nói công ước đó không phù hợp với luật pháp Việt Nam.

Theo tin tức đài BBC, phiên xử phúc thẩm ngày 2 tháng 3 2016. Tòa án nhân dân tỉnh Long An tuyên phạt Nguyễn Mai Trung Tuấn giảm xuống 2 năm 6 tháng tù giam nhưng tái xác nhận số tiền phạt 42 triệu 600 ngàn đồng cho người bị hại là ông Nguyễn Văn Thủy, Trưởng công an huyện Thạnh Hóa. Cần ghi nhận luật sư của em Tuấn ngày 2/3 là LS Nguyễn Văn Miếng.

Những khuyết điểm nền tảng của Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa.Người cộng sản chuyên chơi chữ và nghĩ rằng hễ có thể sử dụng các mỹ từ đao to búa lớn là có thể gạt gẫm người dân. Trong các văn kiện chính thức của CSVN, ý niệm “Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa” được họ chính thức dịch ra Anh Ngữ là “Socialist Rule of Law”. Tức là họ sử dụng ý niệm Pháp Trị (Rule of Law) của những nền dân chủ chân chính tây phương và sau đó thêm cái đuôi Xã Hội Chủ Nghĩa (Socialist) để biến thành một ý niệm mới và áp dụng cho Việt Nam.

Khuyết điểm nền tảng thứ nhất là Pháp Chế XHCN thiếu một định chế độc lập để bảo vệ tính tối cao của Hiến Pháp

Bảo vệ tính tối cao của hiến pháp là một nguyên tắc nền tảng của một nền dân chủ pháp trị đúng nghĩa. Tinh thần thượng tôn luật pháp sẽ không còn ý nghĩa nếu hiến pháp bị tùy tiện vi phạm.

Nguyên tắc này được vị chánh án lừng danh Hoa Kỳ là Thẩm Phán John Marshall trong phiên xử lịch sử vào đầu thế kỷ 19, Madbury v Madison 5 US 137 (1803). Theo nguyên tắc này thì Hiến Pháp là “Luật nền tảng và tối cao của quốc gia” (Fundamental and paramount law of the nation) và “một sắc luật của luật pháp trái với tinh thần của hiến pháp là vô hiệu lực” (An act of the legislature repugnant to the constitution is void) và Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ có quyền duyệt xét yếu tố pháp lý này.

Dĩ nhiên đã 2 thế kỷ đi qua, nền dân chủ Hoa Kỳ đã tiến xa hơn thời đại của TP John Marshall và không những các sắc luật của lập pháp, mà bất cứ tác động nào của hành pháp (executive action) hoặc của một đệ tam nhân (action by any third party) vi hiến, đều vô hiệu lực.

Điều 37 Hiến Pháp 2013 của Việt Nam khắc ghi quyền trẻ em như sau:

“1. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.”

Tuy nhiên CSVN đã không hiến định hóa một định chế tư pháp độc lập để phán quyết về tính hợp hiến hay vi hiến của một sắc luật của Quốc Hội, một tác động của hành pháp hay của một đệ tam nhân nào, và như thế tập thể đang có sức mạnh, qua công an, quân đội và bộ máy công quyền là CSVN, tha hồ vi hiến.

Mỹ từ Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa chỉ là luật rừng xanh và đảng CSVN, nắm giữ quyền lực, có thể chà đạp hiến pháp và hành xử vô pháp vô thiên.

Cũng theo Thẩm Phán John Marshall, nếu hiến pháp có thể bị tùy tiện vi phạm, thì giá trị của nó không hơn một tờ giấy lộn.

Em Tuấn khi phạm pháp chỉ 15 tuổi, theo tinh thần hiến pháp phải được xét xử khoan dung, mọi khía cạnh giảm khinh phải được chiêm nghiệm. Tại các quốc gia dân chủ thực sự, phải có những tòa án dành cho trẻ em (Children’s courts) và những hình phạt nơi đây tuân thủ không những hiến pháp, mà còn phải tuân thủ Hiệp Ước Quốc Tế về quyền trẻ em mà CSVN đã long trọng phê chuẩn.

Khuyết điểm nền tảng thứ nhì là: vì thượng tầng cơ sở “bất chính” nên hạ tầng cơ sở của guồng máy chính quyền “tắc loạn”, theo nguyên tắc muôn đời là “thượng bất chính, hạ tắc loạn”.

Trong tình huống Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa tại Việt Nam:

Khi quốc hội là cơ quan tối cao của nhà nước có thể làm ra luật vi phạm hiến pháp trắng trợn

Khi đảng CSVN có thể tùy tiện đứng trên và ngoài hiến pháp

Khi Bộ Trưởng Công An có thể ra pháp lệnh cho phép công an quyền tịch thu tài sản của người dân, bất kể các quyền công dân khắc ghi trong hiến pháp

Khi Mặt Trận Tổ Quốc ngang nhiên tước bỏ quyền ứng cử của công dân

Khi những nhân chứng trong các vụ tham nhũng lên hàng triệu Mỹ Kim liên hệ đến cấp lãnh đạo tối cao bị đột tử rất bí ẩn

Thì những nhân viên công an mật vụ cấp dưới lạm quyền hối lộ, hà hiếp nhân dân thấp cổ bé miệng, giết người bịt miệng trong các trại giam đồn công an, mạo nhận chứng cớ, vu cáo cá nhân, hoặc ngược đãi các trẻ em dưới 18 tuổi, sẽ là hậu quả tất nhiên của luật rừng xanh Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa.

3.  Khuyết điểm nền tảng thứ 3 là sự vắng bóng một định chế tư pháp độc lập thể hiện qua những chánh án chí công vô tư.

Tuy một nền dân chủ đúng nghĩa phải bao gồm 3 yếu tố. Đó là hiến định, pháp trị và đa nguyên. Tuy nhiên, nếu cân nhắc yếu tố nào quan trọng nhất, thì có lẽ yếu tố pháp trị có thể tạm cho là quan trọng nhất. Ví dụ điển hình là Hồng Kong dưới thời thuộc địa Anh Quốc và ngay cả hiện nay. Tuy không phải là một nền dân chủ đúng nghĩa, nhưng nhờ hệ tống pháp trị nghiêm minh của Anh Quốc để lại, nhân quyền và dân quyền của người Hồng Kong vượt xa nhiều chế độ đôc tài. Yếu tố then chốt của hệ thống pháp trị nghiêm chỉnh là sự thiết diện vô tư của quan tòa. Muốn đạt được điều này, các quan tòa phải là những luật gia lỗi lạc, họ phải được hành pháp đề nghị và lập pháp thông qua. Nhiệm kỳ của họ phải là cho đến tuổi hưu trí, hoặc đến khi chết, hoặc mất trí năng, hoặc bị kết án tội đại hình. Như thế có nghĩa là một khi được bổ nhiệm, họ không bao giờ bị bất cứ một thế lực nào ảnh hưởng vì không tuân thủ chỉ thị. Họ sẽ thiết diện vô tư và hành xử theo công lý.

Khuyết điểm nền tảng thứ 4 là các thẩm phán CSVN không am hiểu vị trí của các công ước quốc tế, nhất là về nhân quyền và đặc biệt trong trường hợp này là quyền các trẻ em.

Khi luật sư của em Tuấn nhắc đến Công Ước Quốc Tế về quyền trẻ em và bị thẩm phán cho là không phù hợp với luật lệ Việt Nam, thì điều này chứng tỏ sự thiếu hiểu biết về luật học của các thẩm phán CSVN, đồng thời là một sỉ nhục quốc thể.

Trước hết, Việt Nam đã phê chuận công ước này ngày 28 tháng 2, năm 1990.

Điều 2 của công ước ghi rõ:

“2. Quốc gia tham dự sẽ thi hành mọi biện pháp đảm bảo trẻ em được bảo vệ chống lại mọi kỳ thị hay hình phạt trên căn bản địa vị, hoạt động, ý kiến phát biểu, hay niềm tin của cha mẹ, người bảo hộ pháp lý hoặc thành viên gia đình”

Điều 19 ghi:

“ Quốc gia tham dự sẽ thi hành mọi biện pháp thích đáng trên các bình diện lập pháp, hành chánh, xã hội và giáo dục hầu bảo vệ trẻ em chống lại mọi hình thức bạo động thể xác hay tinh thần, thương tích hoặc lạm dụng, đối xử cẩu thả hoặc vô trách nhiệm, hành hạ hoặc bóc lột, kể cả lạm dụng tình dục, trong khi được chăm sóc bỡi cha mẹ, người bảo hộ pháp lý hoặc bất cứ cá nhân nào có trách nhiệm chăm sóc”

Điều 37 của công ước ghi:

Quốc gia tham dự phải đảm bảo:

“(b) Không trẻ em nào bị giam giữ trái luật hay bất công. Bắt giữ, tam giam hay bỏ tù một trẻ em phải hợp pháp và chỉ được sử dụng như biện pháp cuối cùng và với thời gian ngắn nhất có thể”

Chỉ cần nghiên cứu các sự kiện và xét theo công ước này, thì chúng ta cũng thấy hình phạt quá năng nề và có tính kỳ thị em Tuấn vì em có cha mẹ là dân oan, cố tình chống lại hành vi cưỡng chiếm tài sản của chính quyền.

Thêm vào đó, án tù, tuy giảm xuống còn 2 năm 6 tháng, nhưng khi cộng với số tiền phạt, so với khả năng tài chánh của em, là một sự đối xử phi lý, bất công, vi phạm điều 19 và 37của công ước.

Yếu tố nhục quốc tể được nêu ra vì khi một quốc gia ký một công ước là dân tộc ấy đem quốc thể của mình bảo đảm sẽ thi hành nghiêm chỉnh. Nếu đi ngược với bảo đảm này là mình đã làm nhục quốc thể rồi. Thêm vào đó, tuyên bố rằng một công ước quốc tế phải phù hợp với luật Việt Nam chứng tỏ sự kém hiểu biết của một quan tòa CSVN.

Ngay cả một công dân bình thường, trong một nước dân chủ, cũng thừa biết rằng, quốc gia tham dự ký kết một công ước quốc tế, phải thi hành mọi biện pháp, từ lập pháp đến hành pháp, kể cả điều chính bộ luật hình sự của mình, để tuân thủ các công ước quốc tế, như ghi rõ trong điều 19 của công ước.

Khuyết điểm nền tảng thứ 5 là sự vắng bóng của một xã hội dân sự phát triển, trong đó có những tổ chức phi chính phủ (NGOs) đủ sức mạnh và khả năng bênh vực cho quyền lợi trẻ em:

Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa thực sự là đảng trị hay luật rừng. Đảng sở hữu nhà nước và triệt tiêu xã hội dân sự qua việc giàn dựng các tổ chức xã hội cuội. Chính vì thế, khi nhà nước, qua các tòa án của đảng, vi phạm quyền trẻ em của Nguyễn Mai Trung Tuấn thì không có một tổ chức phi chính phủ bênh vực quyền lợi trẻ em nào lên tiếng vì họ không được phép hiện hữu.

Nếu việc này xảy ra tại Úc Đại Lợi, Hoa Kỳ, Anh Quốc hay Pháp chẳng hạn, thì các tổ chức phi chính phủ hùng mạnh sẽ can thiệp. Tòa án chí công vô tư sẽ nghiêm trị các nhân viên công lực, kể cả công tố viện, vi phạm quyền trẻ em. Nếu chính phủ vi phạm chính phủ sẽ bị chế tài nghiêm khắc và có thể đảng cầm quyền sẽ thất cử trong nhiệm kỳ tới và đảng đối lập sẽ lên nắm quyền.

Kết luận:

Số phận hẩm hiu của trẻ em Việt Nam trên khắp các nẻo đường quê hương, khi so sánh với nếp sống xa hoa trụy lạc của các cán bộ CSVN cao cấp và con cháu của họ, phát xuất từ những khuyết điểm nền tảng nêu trên của hệ thống luật pháp CSVN gọi là Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa.

Em Nguyễn Mai Trung Tuấn chỉ là một trong hằng vạn trẻ em Việt Nam nạn nhân của chế độ.  Điều 37 của Hiến Pháp 2013 và toàn bộ hiến pháp không đáng giá một xu vì Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa thực sự chỉ là một mỹ từ sơn phết cho luật rừng xanh, vô pháp vô thiên.

Hậu quả là hình ảnh tang thương, trên các mạng xã hội như Facebook, của những thành phần yếu đuối nhất của cộng đồng dân tộc như các dân oan, các dân quê, các bà mẹ Việt Nam nghèo khổ và nhất là các trẻ em Việt Nam rách rưới cơ hàn, khi so sánh với những quốc gia không cộng sản trong khu vực, làm cho những người còn lương tâm không thể ngăn dòng lệ.

Giải thể độc tài và xây dựng một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên là trách nhiệm hàng đầu của mọi người dân Việt còn chút lương tri./
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18333)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19255)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17626)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18843)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22221)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22743)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18728)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20837)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21976)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22175)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19664)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20395)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19546)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24358)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23514)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.