Không Thể Hiểu Nam Hải là Biển Trung Hoa hay Biển Nam Trung Hoa được

28 Tháng Tư 20161:51 SA(Xem: 12087)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU & BẨY  29 - 30  APRIL 2016

Mục DIỄ N ĐÀN CHÍNH TRỊ là mục tiếp nhận và trích các nguồn từ các nhà bỉnh bút - khảo luận đề cập đến văn hóa chính trị. Mục là diễn đàn mở của nhật báo Văn Hóa-California  Online. Văn Hóa trân trọng cảm tạ quý tác giả đã rộng lượng xuất hiện trên mục này. Mục không nhất thiết phán ánh quan điểm - chủ trương của tờ báo. Tòa soạn xin ghi nhận bài vở gởi về: lykientrucvaama@gmail.com / Trân trọng.

_____________________________________________________________________________________

Gs Phạm Cao Dương đính chính một sai lầm: "Không Thể Hiểu Nam Hải là Biển Trung Hoa hay Biển Nam Trung Hoa được"

 

Ý chính của người viết trong bài này là về quan niệm về hai nước đã song hành tồn tại từ đầu ở Đông Á là Bắc Quốc và Nam Quốc chứ không phải là một nước An Nam đối kháng với một một nước Trung Quốc văn minh và hùng mạnh hơn nằm ở giữa. Chính với quan niệm này mà tổ tiên chúng ta đã dựng nước và giữ nước từ nhiều ngàn năm trước và chúng ta vẫn tiếp nối công trình này. Cũng chính vì quan niệm này mà người Tầu không thể chấp nhận người Việt và luôn tìm cách đồng hoá va tiêu diệt. Vấn đề được đặt ra là sang thiên niên kỷ thứ ba này, liệu chúng ta còn có thể tiếp tục giữ vững được quan niệm này nữa hay không?

Danh xưng Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam, hay Biển của Nước Nam, hay Nước Nam không hề bao hàm hai tiếng Trung Hoa.

 

Trong ngôn ngữ Việt Nam, chúng ta có một số danh xưng để chỉ Biển Đôngmiền biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.  Đó là Biển Đông, Biển Trung Hoa, Biển Nam Trung Hoa và gần đây Biển Đông Nam Á hay bằng Hán Việt là Biển Nam Hải hay vắn tắt hơn, Nam Hải.  Các danh xưng này đã được sử dụng và trở thành quen thuộc qua các bài học về địa lý kể từ khi chương trình Trung và Tiểu Học Việt Nam được Việt hóa, rõ hơn là từ thời Chính Phủ trần Trọng Kim qua Chương Trình Hoàng Xuân Hãn, vị Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Mỹ Thuật đương thời.  Trước đó là Chương Trình Pháp Việt dạy bằng tiếng Pháp.  Vì được chuyển từ tiếng Pháp sang và vì ở thời đó chưa có các cuộc tranh chấp về các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng và ở Biển Đông nói chung nên  danh xưng Biển Trung Hoa, dịch từ tiếng Pháp Mer de Chine đã được sử dụng.  Sau này khi  tiếng Anh được dùng nhiều, ta lại có thêm danh xưng Biển Nam Trung Hoa, South China Sea,  mà người ta cho là dịch từ danh xưng Nam Hải mà ra.  Ở đây tôi không bàn về các danh xưng khác mà chỉ bàn về danh xưng Nam Hải và danh xưng Biển Nam Trung Hoa hay Mer de Chine hay South China Sea mà thôi. 

 

Câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao từ Nam Hải , danh xưng này lại trở thành Biển Trung Hoa, Mer de Chine  hay Biển Nam Trung hoa và South China Sea?  Trong Nam Hải làm gì có hai chữ Trung Hoa?  Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam mà thôi, làm gì có hai chữ Trung Hoa?  Sở dĩ tôi đặt câu hỏi này ở đây là vì trong thời gian tôi đi dạy, tôi luôn luôn phải trả lời câu hỏi này của các học trò của tôi.   Họ còn thắc mắc thêm là tại sao với một tinh thần độc lập cao mà các nhà Nho Việt Nam vốn  tinh thông chữ Hán lại dùng hai  chữ Nam Hải như vậy?  Không lẽ các cụ lại tối dạ đến như vậy sao?  Cũng xin được nhắc thêm là ngoài Nam Hải trong tiếng Hán Việt còn có thêm danh xưng Nam Dương và từ đó Nam Dương Quần Đảo tên cũ của nước Nam Dương tức Indomesia hiện tại.  Nam Dương cũng chỉ có nghĩa là Biển Nam mà thôi, không hề hàm chứa Trung Hoa ở trong đó? 

Truy cứu nguồn gốc của sự thêm hai chữ Trung Hoa vào Nam Hải hay Nam Dương để từ đó có Mer de Chine và South China Sea và Biển Nam Trung Hoa có thể là một đề tài riêng cho các nhà địa lý chính trị.   Ở đây tôi phải nói ngay là thủ phạm nhiều phần không phải là người Á Châu và chắc chắn không phải là người Việt Nam mà là người Âu Châu khi họ mới tới vùng này.  Đối với họ Nam phải là Nam của cái gì, từ đó họ thêm tiếng China hay Chine và nước Tầu vẫn là nước chính, các nước khác không quan trọng.  Điều này cũng là chuyên đơn giản và hợp lý mà thôi, còn hiểu Nam chỉ là Nam thuần túy hay Nam là Nam của một xứ nằm ở giữa lại là một chuyện khác.   Gọi Nam Hải là Biển Trung Hoa hay Biển Nam Trung Hoa như thế đối với người Hán, một dân tộc luôn luôn tự cao tự đại là một điều có lợi cho họ nhất là ở thời điểm có tranh chấp ở Biển Đông hiện tại.   Nhưng đối với người Việt Nam thì đây là một sự hiểu lầm vô cùng tai hại, tại hại cho chủ quyền quốc gia và tai hại đối với quan niệm về tương quan giữa nước Tầu và nước ta của tiền nhân của chúng ta.   Vậy chúng ta phải hiểu Nam Hải như thế nào theo ý các cụ ngày xưa?

Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam để phân biệt với Biển Bắc và rộng ra là Miền Nam với Miền Bắc, Nam Quốc với Bắc Quốc mà thôi

Điều này quá rõ ràng ai cũng nhận thấy .  Rõ ràng không phải là theo nghĩa từng chữ mà còn theo lối nói chung của người Việt.  Nam là một phương trong đông , tây, nam, bắc trong không gian sống của con người lấy chính mình làm mốc.  Có Biển Nam là phải có Biển Bắc hay các biển khác.  Những câu ca dao sau đây cho ta thấy điều đó:

Tìm em như thể tìm chim,
Chim ăn Biển Bắc đi tìm Biển Đông 
Tìm Biển Đông, tây đông chim nhạn.
Anh tìm biển cạn, thấy đàn chim bay.
Tìm em bảy tám hôm nay,
Hôm qua là chín, hôm nay là mười.                                     

 

Rồi chuyện Trạng Quỳnh và Đoàn Thị Điểm đón sứ nước Tầu, một chuyện dân gian truyền khẩu mà trước đây ai cũng biết.  Ở đây người ta lại thấy có thêm Nam Bang, Nam Thổ, Bắc Quốc.  Anh chàng sứ Tàu ở đây không hiểu hoặc cố tình làm nhục hay thách thức người dân Nam có mặt lúc đó, hoặc hôm trước ăn uống linh đình đã vô tình hay hữu ý “đánh bủm”. Tiếng kêu vang động đến tai mọi người.  Để chữa thẹn hay nhục mạ, anh đọc một vế đối rất kiêu căng và rất đểu:

“Sấm (hay Lôi) động Nam Bang” có nghĩa là tiếng sẩm làm chuyển động nước Nam.

Ngay lập tức Trạng Quỳnh ra đứng trước mũi thuyền, đứng “tè” và đọc câu đối lại:

“Vũ qua Bắc Hải” có nghĩa là mưa qua Biển Bắc.

 

Đến lượt Đoàn Thị Điểm, có thể vì lịch sự, tránh cử chỉ thô lỗ, sứ Tầu chỉ đọc:        
       

“An Nam nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh” hiểu theo đúng chữ nghĩa của các nhà Nho là một tấc đất An Nam không biết có bao nhiêu người cầy còn hiểu chệch đi theo lối của không ít người bình dân là  không có lấy một người cầy tri kỷ, tùy theo người kể lựa chọn, nhưng ẩn ý của viên sứ Tầu vẫn là chê người đàn bà Việt Nam nhẹ nhất là lẳng lơ, thiếu trung thành. Có điều vì đây là một truyện truyền khẩu, bịa đặt, nghe qua rồi bỏ, không có văn bản, nguồn gốc rõ ràng như văn chương viết nên khó mà nói chuyện đúng, sai.  Nói cách khác, người ta không thể áp dụng phương pháp nghiên cứu văn chương bác học hay văn chưong viết vào việc nghiên cứu văn chương bình dân hay văn chương truyền khẩu được.  Dân gian ai hiểu sao, kể sao cũng được.  Giải nghĩa theo chữ của nhà Nho thì đúng chữ nghĩa nhưng vô tình người ta đã xúc phạm nặng nề đến nhân phẩm và tiết hạnh của người phụ nữ Việt Nam, và cũng vô tình, do chính miệng mình nói ra, tay mình viết nên những chuyện thô tục, bẩn thỉu, đểu giả… từ đó miệt thị chính mình.  Còn nói theo người nông dân ít học – nhưng không phải là không sâu sắc – dịch chệch đi là “không có người cầy tri kỷ” nhẹ nhàng hơn, lãng mạn hơn, quen thuộc hơn…để không mắc mưu vô cùng thâm độc của sứ Tầu, nhục mạ chính mình và những người phu nữ mình kính yêu nhất đời, là tự vận vào mình mà thôi, không có anh sứ Tầu nào ở đây hết.  Tưởng ta cũng nên để ý là trong việc giáo dục con em của các cụ ngày xưa, nói tục hay chửi thề là một điều tối cấm kỵ.  Nói chệch đi khi bất đắc dĩ phải nói là cách hay nhất.  Chưa nói tới chuyện ở đây người kể còn phải giải thích nghĩa bóng của ngôn từ: “một tấc đất ám chỉ cái gì?”, “ cầy ám chỉ hành động gì?” nhất là khi người nghe là trẻ em và phụ nữ.  Việc làm không phải là dễ dàng gì.

 

Trở lại với Đoàn Thị Điểm, Đoàn Thị Điểm đọc lại ngay: “Bắc Quốc đại trượng phu, giai do thử đồ xuất” có nghĩa là các bậc đại trượng phu Bắc Quốc đều do đường ấy mà ra.   Ở đây người ta thấy An Nam chan chát đối với Bắc Quốc, An Nam đối đầu với Bắc Quốc.  Người viết nhắc lại truyện này ở đây là vì mấy chữ Bắc Quốc, Nam Quốc đó.  Chữ nghĩa trong trường hợp này không quan trọng mà chỉ là phương tiện.  Ý chính của câu chuyện và cũng là ý chính của bài viết này nằm ở mấy chữ đó:  Nam Quốc đối nghịch với Bắc Quốc.

 

Nhân đây người viết lại muốn giải thích tại sao các cụ ta trước đây lại phần nào chấp nhận dùng danh xưng An Nam là danh xưng do người Tầu đặt ra thời họ còn đô hộ nước ta.   Lý do rất đơn giản, là vì An Nam chỉ có nghĩa là miền Nam yên bình, không loạn lạc, trái với miền Bắc luôn luôn có loạn nên trong lịch sử không ít người Tầu đã di cư sang tị nạn và lập nghiệp ở nước ta và đã hoàn toàn trở thành người Nam hay con cháu họ trở thành người Nam, trung thành với Nước Nam. 

 

Nói cách khác An Nam là “đất hứa” đối với họ, đã dung túng họ và con cháu họ, và tên An Nam là một cái tên chẳng có gì là xấu xa, là miệt thị cả.

  Nếu lên án các cụ thì cũng tội.

Trong các địa hạt sinh hoạt bình thường khác, chẳng hạn như trong địa hạt y khoa, các cụ đã phân biệt thuốc Bắc với thuốc Nam.  Thuốc Bắc là thuốc dùng những dược liệu nhập cảng từ nước Tầu, được người Tầu sao, tẩm, chế biến;  còn thuốc Nam thì dùng các dược liệu, các cây cỏ có sẵn ở trong nước.  Chưa hết, trong việc dùng phân bón, các cụ cũng phân biệt phân bắc và phân xanh.  Phân bắc là phân người.  Người ta trộn lẫn phân người với tro bếp để khử mùi hôi thay vì dùng phân sống tức phân nguyên chất.  Ở thôn quê miền Bắc, nhà nào cũng có một nhà xí hay cầu tiêu đào sâu xuống đất để chứa tro và phân để bón ruộng như vậy.  Còn ở thành phố thì người ta dùng thùng để dưới nhà xí và có người chuyên đi thu góp gọi là “đổ thùng”.  Phân Bắc quý hơn phân xanh tức phân thảo mộc hay thú vật.  Ở Miền Bắc có nhiều làng chuyên nghề thu nhặt phân người rải rác khắp các đồng ruộng hay ven bờ đê.  Người đọc không hiểu  nguồn gốc của chữ “bắc” ở đây do đâu mà ra, có phải do người Tầu dùng trước hay không nhưng đây là một sự kiện liên hệ tới chữ bắc trong tiếng Việt và văn hóa Việt.

Bắc Quốc, Nam Quốc, không có Trung Quốc

 

Trên đây tôi đã đưa ra cái nhìn của quảng đại quần chúng người Việt, theo đó Nam là đối nghịch với Bắc, không có Trung ở chỗ nào cả.   Vượt lên trên, ở tầm mức quốc gia thì ngay ở thời Lý Thường Kiệt ý thức về sự hiện diện của một Nam Quốc, một Nước Nam, đã tồn tại:  “Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư”  để đến thời Nhà Trần với Trần Bình Trọng: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc.”  Sau này với Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo ”Sơn hà cương vực đã chia, phong tục bắc nam cũng khác”.   Có điều khi nói tới nước Tầu, Nguyễn Trãi  đã dùng tên các triều đại khi ông viết: “Từ Đinh, Lê Lý Trần gây nền độc lập, cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, hùng cứ một phương.”  Tại sao vậy?   Đó là vì trong lịch sử, nước Tầu đã không có quốc hiệu cho mãi đến Cách Mạng Tân Hợi 1911 mới có tên chính thức là Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc rồi sau này dưới chế độ Cộng Sản là Trung Quốc, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc hay chính thức hơn Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc.  Trước đó người ta dùng tên của triều đại,  Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, thêm chữ Đại đằng trước.   Trong khi đó ngay từ thời nhà Đinh, Đinh Tiên Hoàng đã đặt quốc hiệu cho nưóc ta là Đaị Cồ Việt, rồi tới thời Lý Nam Đế là Vạn Xuân… đến thời Nhà Nguyễn là Việt Nam hay Đại Việt Nam và Đại Nam.   Trở về với quá khứ xa hơn nữa, từ thời Đế Minh, Kinh Dương Vương và Họ Hồng Bàng, sự tồn tại của quan niệm hai nước Nam và Bắc cũng đã có. 

 

Câu truyện được các sách về lịch sử buổi đầu của dân tộc Việt Nam ghi lại đại khái như sau:

“Cháu ba đời Vua Thần Nông là Đế Minh đi tuần thú phương nam đến núi Ngũ Lĩnh gặp Bà Vụ Tiên lấy nhau sinh ra Lộc Tục.  Lộc Tục là người có thánh đức nên được Đế Minh yêu quí lắm, muốn nhường ngôi cho nhưng Lộc Tục hết sức chối từ,  xin nhường ngôi này cho anh mình là Đế Nghi.   Đế Minh đành phải phong cho Đế Nghi làm vua phương Bắc và phong Lộc Tục làm  Kinh Dương Vương cai trị phương Nam.

“Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm.   Sùng Lãm lên ngôi lấy hiệu là Lạc Long Quân.   Lạc Long Quân lấy Bà Âu Cơ con của Đế Lai, cháu của Đế Nghi, sinh ra một bọc trăm trứng, trứng nở thành một trăm người con trai …”

 

Nói tóm lại, ý thức coi mình ngang hàng với người Tầu của người Việt đã có từ rất sớm, ít ra là từ thời Lý Thường Kiệt và được khẳng định bởi Trần Bình Trọng.   Người Việt tự coi mình là Người Nam, nước mình là Nước Nam là Nam Quốc còn người Tầu là Người Bắc, nước Tầu là nước Bắc, là Bắc Quốc, không hề coi họ là người Trung Quốc và nước Tầu là Trung Quốc là nước nằm ở giữa và vẫn thích dùng các danh xưng người Tầu, nước Tầu, một danh xưng bình thường, không có gì là xấu, hơn là Trung Hoa hay Trung Quốc kể cả từ sau năm 1911 khi danh xưng Trung Hoa được chính thức sử dụng.  Danh xưng Nam Hải cũng vậy không hề có nghĩa biển nam của một nước Trung Hoa nằm ở giữa, từ đó là biển của Trung Hoa là Mer de Chine hay Mer de Chine Méridionale.  Cũng nên biết thêm là danh xưng Nam Hải này còn được hiểu là Nước Nam luôn.  Người sử dụng Nam Hải để chỉ Nước Nam là Phan Kế Bình, Cử Nhân Hán Học, qua tác phẩm Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện của ông.

 

Tóm lại đối với nguời Việt Nam, điển hình là Phan Kế Bính, Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam, hay Biển của Nước Nam mà thôi.  Tuy nhiên đây không phải là ý chính của người viết.  Ý chính của người viết trong bài này là quan niệm về hai nước đã song hành tồn tại từ đầu ở Đông Á là Bắc Quốc và Nam Quốc chứ không phải là một nước An Nam đối kháng với một một nước Trung Quốc văn minh và hùng mạnh hơn nằm ở giữa.  Chính với quan niệm này mà tổ tiên chúng ta đã dựng nước và giữ nước từ nhiều ngàn năm trước và chúng ta vẫn tiếp nối công trình này.  Cũng chính vì quan niệm này mà người Tầu không thể chấp nhận người Việt và luôn tìm cách đồng hoá và tiêu diệt.  Vấn đề được đặt ra là sang thiên niên kỷ thứ ba này liệu chúng ta còn có thể tiếp tục giữ vững được quan niệm này nữa hay không?

Phạm Cao Dương

Những ngày đầu Thu, 2014

31 Tháng Bảy 2014(Xem: 19660)
Ngoại trừ các đảng viên nắm quyền, đa số các đảng viên đã không còn tin vào chủ nghĩa xã hội? Đa số các đảng viên về hưu ‘không còn tha thiết với con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội nữa’, một đảng viên kỳ cựu tham gia ký tên vào thư ngỏ gửi Ban chấp hành Trung ương Đảng nói với BBC.
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 20710)
Đã hơn một tuần kể từ khi Trung Quốc di chuyển giàn khoan 981, dù có một vài nghi ngại nhưng nhìn chung dư luận Việt Nam đã tương đối lắng dịu, đặc biệt với sự xuất hiện của siêu bão Ramasun và vụ tai nạn máy bay MH17.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 17834)
Giáo sư Tương Lai cho biết sáng qua, khi đọc nội dung tuyên bố của tổ chức Diễn đàn Xã hội Dân sự (một tổ chức phản động chống Nhà nước) đã lên tiếng quyết liệt phản đối âm mưu lợi dụng tình hình phức tạp trên Biển Đông hiện nay để thực hiện mưu đồ chính trị của tổ chức này.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 18233)
“Trong tình hình đất nước Việt Nam chúng ta ngày nay, những người tham gia đấu tranh – qua hình thức xã hội dân sự (XHDS) hay đảng chính trị (ĐCT) – hầu hết là những người lý tưởng, sẵn sàng hy sinh hạnh phúc cá nhân cho đại nghĩa. Lãnh đạo Hà Nội sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để triệt tiêu các đoàn thể không nằm trong khuôn khổ của chế độ, nên những người có lòng đối với dân tộc và đất nước càng phải đoàn kết, gắn bó với nhau hơn bất kể phương thức đóng góp cho đại cuộc là XHDS hay ĐCT.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 19079)
Thế là chuyện lạ đã xảy ra...Quốc Hội Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua Nghị Quyết về biển Đông, yêu cầu Trung Quốc quay về nguyên trạng trước ngày 1/5/2014, tức là yêu cầu TC rút giàn khoan 981, một việc mà Quốc Hội Việt Nam đã không dám làm, đã không thể làm và thực sự đã không làm...
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 18430)
Sáng ngày 16/7, trang nhà của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã chính thức xác nhận giàn khoan Hải Dương 981 đã di dời ra khỏi vùng biển của Việt Nam và đang hướng về đảo Hải Nam. Tin này cũng được báo Tuổi Trẻ Online ngày 16/5 loan tải dẫn lời của ông Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư thuộc Bộ Ngư nghiệp và Phát triển nông thôn của CSVN.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17879)
Ngày 4 tháng 7 năm 2014 Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) tên tiếng Anh là Independent Journalists Association of Vietnam (IJAVN) công khai tuyên bố thành lập nhằm “Làm thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa của hai từ “tự do”?
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 21850)
Nhớ lại những ngày đầu năm 1973. Sau đợt ném bom Hà Nội những ngày Giáng Sinh tháng 12 năm 1972. Hội nghị Paris họp lại. Hai bên ngả ngũ rất nhanh. Không khí Hà Nội hân hoan, mọi việc khẩn trương, ngừng bắn, hòa bình đến nơi rồi. Trong tầm tay. Phía Mỹ mệt mỏi ra mặt, chỉ muốn quên 2 chữ Việt Nam cho sớm nhất. Phía ‘’ta’’ lúc ấy cũng mệt mỏi, Bắc Kinh hòa hoãn với Mỹ, thậm chí chìa tay bè bạn để cô lập Liên Xô.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 18206)
Những người bạn trẻ mới ra tù như Nguyễn Tiến Trung và Đỗ Thị Minh Hạnh đều thốt lên với gương mặt rạng rỡ đến ngỡ ngàng “Thật không thể tin nổi!”.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 19172)
Một nhà nghiên cứu hải quân của Mỹ nhận định trên nhật báo New York Times rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chiến thắng ‘trong mọi kịch bản có thể’ nếu xảy ra chiến sự với Việt Nam.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 18099)
Để có một xã hội dân sự đúng nghĩa và hiệu quả, Tự do Ngôn luận là một quyền không thể thiếu. Một khi chính kiến và ý kiến của mọi thành phần xã hội có được môi trường biểu hiện một cách tự do, thì tinh thần dân chủ mới có điều kiện thực thi.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 20179)
Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Đối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 18463)
Năm 16 tuổi, tôi tình nguyện đi bộ đội khi bom Mỹ ném quanh Hà Nội và cuộc chiến trực tiếp cầm súng đã làm tôi hết cả tuổi xanh. Hòa bình trở về, bao nhiêu năm sau, nỗi ám ảnh bởi những gì trải qua trong chiến tranh luôn gây cho tôi những cơn mơ khủng khiếp
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16875)
Trung Quốc tiếp tục leo thang gây căng thẳng tại Biển Đông : Phát hành bản đồ « đường 10 đoạn » nuốt gọn 80% biển Đông Nam Á, đưa thêm 4 giàn khoan dầu vào khu vực, sử dụng hàng trăm tàu thuộc lực lượng tuần duyên trấn áp cảnh sát biển Việt Nam. Bắc Kinh thật sự tính toán gì ?
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16554)
- Gần 2 tháng bị phản đối vì đặt trái phép giàn khoan 981, Trung Quốc không lùi bước mà kéo thêm 4 giàn khoan ra Biển Đông, có nhiều tuyên bố phá vỡ nguyên trạng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, diễn biến tiếp tới theo ông sẽ là gì?
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16222)
Trao đổi với báo chí trước thềm hội thảo tại Đà Nẵng, GS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, chia sẻ những thách thức khi biến những bằng chứng lịch sử thành chứng cứ pháp lý trong trường hợp VN kiện TQ ra tòa về những hành động xâm phạm chủ quyền.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 20937)
Cách đây hơn một năm, các em trường PTTH Nguyễn Hiền – Sài Gòn đã có một bữa tiệc ăn mừng bằng hành động xé đề cương ôn thi sử ném xuống sân trường, khi nghe thông báo môn lịch sử không đưa vào môn thi tốt nghiệp PTTH kỳ thi năm 2013 (http://tuoitre.vn/).
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 18683)
Hiệp định Genève 1954 là hiệp định được kí kết để khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Vào ngày 26 tháng 4 năm 1954, hội nghị Genève về Đông Dương chính thức được khai mạc.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 39610)
(1) Đào Tiến Thi: Số phận Lê Chiêu Thống và đoàn tòng vong trên đất Trung quốc Bất cứ ai, chỉ cần qua ghế nhà trường cấp 2, cũng đều biết chi tiết trưa ngày mùng năm Tết Kỷ Dậu (1789), Quang Trung cưỡi voi, áo bào xạm đen khói súng, tiến vào Thăng Long, kết thúc cuộc đại phá 29 vạn quân Thanh chỉ có 5 ngày, sớm hơn 2 ngày so với dự định (lúc khao quân ở Nghệ An ngày 30 Tết, Quang Trung hẹn ngày mùng 7 Tết vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng).
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 21515)
Một chuyên viên nghiên cứu địa chính trị của Viện Nghiên cứu Đông Á (IAO) cho rằng, Trung Quốc còn có nhiều mối quan tâm khác không chỉ trên Biển Đông mà còn trên Biển Hoa Đông, trong khi với Việt Nam, Biển Đông là ‘sống còn’.