Không Thể Hiểu Nam Hải là Biển Trung Hoa hay Biển Nam Trung Hoa được

28 Tháng Tư 20161:51 SA(Xem: 11977)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU & BẨY  29 - 30  APRIL 2016

Mục DIỄ N ĐÀN CHÍNH TRỊ là mục tiếp nhận và trích các nguồn từ các nhà bỉnh bút - khảo luận đề cập đến văn hóa chính trị. Mục là diễn đàn mở của nhật báo Văn Hóa-California  Online. Văn Hóa trân trọng cảm tạ quý tác giả đã rộng lượng xuất hiện trên mục này. Mục không nhất thiết phán ánh quan điểm - chủ trương của tờ báo. Tòa soạn xin ghi nhận bài vở gởi về: lykientrucvaama@gmail.com / Trân trọng.

_____________________________________________________________________________________

Gs Phạm Cao Dương đính chính một sai lầm: "Không Thể Hiểu Nam Hải là Biển Trung Hoa hay Biển Nam Trung Hoa được"

 

Ý chính của người viết trong bài này là về quan niệm về hai nước đã song hành tồn tại từ đầu ở Đông Á là Bắc Quốc và Nam Quốc chứ không phải là một nước An Nam đối kháng với một một nước Trung Quốc văn minh và hùng mạnh hơn nằm ở giữa. Chính với quan niệm này mà tổ tiên chúng ta đã dựng nước và giữ nước từ nhiều ngàn năm trước và chúng ta vẫn tiếp nối công trình này. Cũng chính vì quan niệm này mà người Tầu không thể chấp nhận người Việt và luôn tìm cách đồng hoá va tiêu diệt. Vấn đề được đặt ra là sang thiên niên kỷ thứ ba này, liệu chúng ta còn có thể tiếp tục giữ vững được quan niệm này nữa hay không?

Danh xưng Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam, hay Biển của Nước Nam, hay Nước Nam không hề bao hàm hai tiếng Trung Hoa.

 

Trong ngôn ngữ Việt Nam, chúng ta có một số danh xưng để chỉ Biển Đôngmiền biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.  Đó là Biển Đông, Biển Trung Hoa, Biển Nam Trung Hoa và gần đây Biển Đông Nam Á hay bằng Hán Việt là Biển Nam Hải hay vắn tắt hơn, Nam Hải.  Các danh xưng này đã được sử dụng và trở thành quen thuộc qua các bài học về địa lý kể từ khi chương trình Trung và Tiểu Học Việt Nam được Việt hóa, rõ hơn là từ thời Chính Phủ trần Trọng Kim qua Chương Trình Hoàng Xuân Hãn, vị Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Mỹ Thuật đương thời.  Trước đó là Chương Trình Pháp Việt dạy bằng tiếng Pháp.  Vì được chuyển từ tiếng Pháp sang và vì ở thời đó chưa có các cuộc tranh chấp về các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng và ở Biển Đông nói chung nên  danh xưng Biển Trung Hoa, dịch từ tiếng Pháp Mer de Chine đã được sử dụng.  Sau này khi  tiếng Anh được dùng nhiều, ta lại có thêm danh xưng Biển Nam Trung Hoa, South China Sea,  mà người ta cho là dịch từ danh xưng Nam Hải mà ra.  Ở đây tôi không bàn về các danh xưng khác mà chỉ bàn về danh xưng Nam Hải và danh xưng Biển Nam Trung Hoa hay Mer de Chine hay South China Sea mà thôi. 

 

Câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao từ Nam Hải , danh xưng này lại trở thành Biển Trung Hoa, Mer de Chine  hay Biển Nam Trung hoa và South China Sea?  Trong Nam Hải làm gì có hai chữ Trung Hoa?  Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam mà thôi, làm gì có hai chữ Trung Hoa?  Sở dĩ tôi đặt câu hỏi này ở đây là vì trong thời gian tôi đi dạy, tôi luôn luôn phải trả lời câu hỏi này của các học trò của tôi.   Họ còn thắc mắc thêm là tại sao với một tinh thần độc lập cao mà các nhà Nho Việt Nam vốn  tinh thông chữ Hán lại dùng hai  chữ Nam Hải như vậy?  Không lẽ các cụ lại tối dạ đến như vậy sao?  Cũng xin được nhắc thêm là ngoài Nam Hải trong tiếng Hán Việt còn có thêm danh xưng Nam Dương và từ đó Nam Dương Quần Đảo tên cũ của nước Nam Dương tức Indomesia hiện tại.  Nam Dương cũng chỉ có nghĩa là Biển Nam mà thôi, không hề hàm chứa Trung Hoa ở trong đó? 

Truy cứu nguồn gốc của sự thêm hai chữ Trung Hoa vào Nam Hải hay Nam Dương để từ đó có Mer de Chine và South China Sea và Biển Nam Trung Hoa có thể là một đề tài riêng cho các nhà địa lý chính trị.   Ở đây tôi phải nói ngay là thủ phạm nhiều phần không phải là người Á Châu và chắc chắn không phải là người Việt Nam mà là người Âu Châu khi họ mới tới vùng này.  Đối với họ Nam phải là Nam của cái gì, từ đó họ thêm tiếng China hay Chine và nước Tầu vẫn là nước chính, các nước khác không quan trọng.  Điều này cũng là chuyên đơn giản và hợp lý mà thôi, còn hiểu Nam chỉ là Nam thuần túy hay Nam là Nam của một xứ nằm ở giữa lại là một chuyện khác.   Gọi Nam Hải là Biển Trung Hoa hay Biển Nam Trung Hoa như thế đối với người Hán, một dân tộc luôn luôn tự cao tự đại là một điều có lợi cho họ nhất là ở thời điểm có tranh chấp ở Biển Đông hiện tại.   Nhưng đối với người Việt Nam thì đây là một sự hiểu lầm vô cùng tai hại, tại hại cho chủ quyền quốc gia và tai hại đối với quan niệm về tương quan giữa nước Tầu và nước ta của tiền nhân của chúng ta.   Vậy chúng ta phải hiểu Nam Hải như thế nào theo ý các cụ ngày xưa?

Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam để phân biệt với Biển Bắc và rộng ra là Miền Nam với Miền Bắc, Nam Quốc với Bắc Quốc mà thôi

Điều này quá rõ ràng ai cũng nhận thấy .  Rõ ràng không phải là theo nghĩa từng chữ mà còn theo lối nói chung của người Việt.  Nam là một phương trong đông , tây, nam, bắc trong không gian sống của con người lấy chính mình làm mốc.  Có Biển Nam là phải có Biển Bắc hay các biển khác.  Những câu ca dao sau đây cho ta thấy điều đó:

Tìm em như thể tìm chim,
Chim ăn Biển Bắc đi tìm Biển Đông 
Tìm Biển Đông, tây đông chim nhạn.
Anh tìm biển cạn, thấy đàn chim bay.
Tìm em bảy tám hôm nay,
Hôm qua là chín, hôm nay là mười.                                     

 

Rồi chuyện Trạng Quỳnh và Đoàn Thị Điểm đón sứ nước Tầu, một chuyện dân gian truyền khẩu mà trước đây ai cũng biết.  Ở đây người ta lại thấy có thêm Nam Bang, Nam Thổ, Bắc Quốc.  Anh chàng sứ Tàu ở đây không hiểu hoặc cố tình làm nhục hay thách thức người dân Nam có mặt lúc đó, hoặc hôm trước ăn uống linh đình đã vô tình hay hữu ý “đánh bủm”. Tiếng kêu vang động đến tai mọi người.  Để chữa thẹn hay nhục mạ, anh đọc một vế đối rất kiêu căng và rất đểu:

“Sấm (hay Lôi) động Nam Bang” có nghĩa là tiếng sẩm làm chuyển động nước Nam.

Ngay lập tức Trạng Quỳnh ra đứng trước mũi thuyền, đứng “tè” và đọc câu đối lại:

“Vũ qua Bắc Hải” có nghĩa là mưa qua Biển Bắc.

 

Đến lượt Đoàn Thị Điểm, có thể vì lịch sự, tránh cử chỉ thô lỗ, sứ Tầu chỉ đọc:        
       

“An Nam nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh” hiểu theo đúng chữ nghĩa của các nhà Nho là một tấc đất An Nam không biết có bao nhiêu người cầy còn hiểu chệch đi theo lối của không ít người bình dân là  không có lấy một người cầy tri kỷ, tùy theo người kể lựa chọn, nhưng ẩn ý của viên sứ Tầu vẫn là chê người đàn bà Việt Nam nhẹ nhất là lẳng lơ, thiếu trung thành. Có điều vì đây là một truyện truyền khẩu, bịa đặt, nghe qua rồi bỏ, không có văn bản, nguồn gốc rõ ràng như văn chương viết nên khó mà nói chuyện đúng, sai.  Nói cách khác, người ta không thể áp dụng phương pháp nghiên cứu văn chương bác học hay văn chưong viết vào việc nghiên cứu văn chương bình dân hay văn chương truyền khẩu được.  Dân gian ai hiểu sao, kể sao cũng được.  Giải nghĩa theo chữ của nhà Nho thì đúng chữ nghĩa nhưng vô tình người ta đã xúc phạm nặng nề đến nhân phẩm và tiết hạnh của người phụ nữ Việt Nam, và cũng vô tình, do chính miệng mình nói ra, tay mình viết nên những chuyện thô tục, bẩn thỉu, đểu giả… từ đó miệt thị chính mình.  Còn nói theo người nông dân ít học – nhưng không phải là không sâu sắc – dịch chệch đi là “không có người cầy tri kỷ” nhẹ nhàng hơn, lãng mạn hơn, quen thuộc hơn…để không mắc mưu vô cùng thâm độc của sứ Tầu, nhục mạ chính mình và những người phu nữ mình kính yêu nhất đời, là tự vận vào mình mà thôi, không có anh sứ Tầu nào ở đây hết.  Tưởng ta cũng nên để ý là trong việc giáo dục con em của các cụ ngày xưa, nói tục hay chửi thề là một điều tối cấm kỵ.  Nói chệch đi khi bất đắc dĩ phải nói là cách hay nhất.  Chưa nói tới chuyện ở đây người kể còn phải giải thích nghĩa bóng của ngôn từ: “một tấc đất ám chỉ cái gì?”, “ cầy ám chỉ hành động gì?” nhất là khi người nghe là trẻ em và phụ nữ.  Việc làm không phải là dễ dàng gì.

 

Trở lại với Đoàn Thị Điểm, Đoàn Thị Điểm đọc lại ngay: “Bắc Quốc đại trượng phu, giai do thử đồ xuất” có nghĩa là các bậc đại trượng phu Bắc Quốc đều do đường ấy mà ra.   Ở đây người ta thấy An Nam chan chát đối với Bắc Quốc, An Nam đối đầu với Bắc Quốc.  Người viết nhắc lại truyện này ở đây là vì mấy chữ Bắc Quốc, Nam Quốc đó.  Chữ nghĩa trong trường hợp này không quan trọng mà chỉ là phương tiện.  Ý chính của câu chuyện và cũng là ý chính của bài viết này nằm ở mấy chữ đó:  Nam Quốc đối nghịch với Bắc Quốc.

 

Nhân đây người viết lại muốn giải thích tại sao các cụ ta trước đây lại phần nào chấp nhận dùng danh xưng An Nam là danh xưng do người Tầu đặt ra thời họ còn đô hộ nước ta.   Lý do rất đơn giản, là vì An Nam chỉ có nghĩa là miền Nam yên bình, không loạn lạc, trái với miền Bắc luôn luôn có loạn nên trong lịch sử không ít người Tầu đã di cư sang tị nạn và lập nghiệp ở nước ta và đã hoàn toàn trở thành người Nam hay con cháu họ trở thành người Nam, trung thành với Nước Nam. 

 

Nói cách khác An Nam là “đất hứa” đối với họ, đã dung túng họ và con cháu họ, và tên An Nam là một cái tên chẳng có gì là xấu xa, là miệt thị cả.

  Nếu lên án các cụ thì cũng tội.

Trong các địa hạt sinh hoạt bình thường khác, chẳng hạn như trong địa hạt y khoa, các cụ đã phân biệt thuốc Bắc với thuốc Nam.  Thuốc Bắc là thuốc dùng những dược liệu nhập cảng từ nước Tầu, được người Tầu sao, tẩm, chế biến;  còn thuốc Nam thì dùng các dược liệu, các cây cỏ có sẵn ở trong nước.  Chưa hết, trong việc dùng phân bón, các cụ cũng phân biệt phân bắc và phân xanh.  Phân bắc là phân người.  Người ta trộn lẫn phân người với tro bếp để khử mùi hôi thay vì dùng phân sống tức phân nguyên chất.  Ở thôn quê miền Bắc, nhà nào cũng có một nhà xí hay cầu tiêu đào sâu xuống đất để chứa tro và phân để bón ruộng như vậy.  Còn ở thành phố thì người ta dùng thùng để dưới nhà xí và có người chuyên đi thu góp gọi là “đổ thùng”.  Phân Bắc quý hơn phân xanh tức phân thảo mộc hay thú vật.  Ở Miền Bắc có nhiều làng chuyên nghề thu nhặt phân người rải rác khắp các đồng ruộng hay ven bờ đê.  Người đọc không hiểu  nguồn gốc của chữ “bắc” ở đây do đâu mà ra, có phải do người Tầu dùng trước hay không nhưng đây là một sự kiện liên hệ tới chữ bắc trong tiếng Việt và văn hóa Việt.

Bắc Quốc, Nam Quốc, không có Trung Quốc

 

Trên đây tôi đã đưa ra cái nhìn của quảng đại quần chúng người Việt, theo đó Nam là đối nghịch với Bắc, không có Trung ở chỗ nào cả.   Vượt lên trên, ở tầm mức quốc gia thì ngay ở thời Lý Thường Kiệt ý thức về sự hiện diện của một Nam Quốc, một Nước Nam, đã tồn tại:  “Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư”  để đến thời Nhà Trần với Trần Bình Trọng: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc.”  Sau này với Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo ”Sơn hà cương vực đã chia, phong tục bắc nam cũng khác”.   Có điều khi nói tới nước Tầu, Nguyễn Trãi  đã dùng tên các triều đại khi ông viết: “Từ Đinh, Lê Lý Trần gây nền độc lập, cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, hùng cứ một phương.”  Tại sao vậy?   Đó là vì trong lịch sử, nước Tầu đã không có quốc hiệu cho mãi đến Cách Mạng Tân Hợi 1911 mới có tên chính thức là Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc rồi sau này dưới chế độ Cộng Sản là Trung Quốc, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc hay chính thức hơn Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc.  Trước đó người ta dùng tên của triều đại,  Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, thêm chữ Đại đằng trước.   Trong khi đó ngay từ thời nhà Đinh, Đinh Tiên Hoàng đã đặt quốc hiệu cho nưóc ta là Đaị Cồ Việt, rồi tới thời Lý Nam Đế là Vạn Xuân… đến thời Nhà Nguyễn là Việt Nam hay Đại Việt Nam và Đại Nam.   Trở về với quá khứ xa hơn nữa, từ thời Đế Minh, Kinh Dương Vương và Họ Hồng Bàng, sự tồn tại của quan niệm hai nước Nam và Bắc cũng đã có. 

 

Câu truyện được các sách về lịch sử buổi đầu của dân tộc Việt Nam ghi lại đại khái như sau:

“Cháu ba đời Vua Thần Nông là Đế Minh đi tuần thú phương nam đến núi Ngũ Lĩnh gặp Bà Vụ Tiên lấy nhau sinh ra Lộc Tục.  Lộc Tục là người có thánh đức nên được Đế Minh yêu quí lắm, muốn nhường ngôi cho nhưng Lộc Tục hết sức chối từ,  xin nhường ngôi này cho anh mình là Đế Nghi.   Đế Minh đành phải phong cho Đế Nghi làm vua phương Bắc và phong Lộc Tục làm  Kinh Dương Vương cai trị phương Nam.

“Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm.   Sùng Lãm lên ngôi lấy hiệu là Lạc Long Quân.   Lạc Long Quân lấy Bà Âu Cơ con của Đế Lai, cháu của Đế Nghi, sinh ra một bọc trăm trứng, trứng nở thành một trăm người con trai …”

 

Nói tóm lại, ý thức coi mình ngang hàng với người Tầu của người Việt đã có từ rất sớm, ít ra là từ thời Lý Thường Kiệt và được khẳng định bởi Trần Bình Trọng.   Người Việt tự coi mình là Người Nam, nước mình là Nước Nam là Nam Quốc còn người Tầu là Người Bắc, nước Tầu là nước Bắc, là Bắc Quốc, không hề coi họ là người Trung Quốc và nước Tầu là Trung Quốc là nước nằm ở giữa và vẫn thích dùng các danh xưng người Tầu, nước Tầu, một danh xưng bình thường, không có gì là xấu, hơn là Trung Hoa hay Trung Quốc kể cả từ sau năm 1911 khi danh xưng Trung Hoa được chính thức sử dụng.  Danh xưng Nam Hải cũng vậy không hề có nghĩa biển nam của một nước Trung Hoa nằm ở giữa, từ đó là biển của Trung Hoa là Mer de Chine hay Mer de Chine Méridionale.  Cũng nên biết thêm là danh xưng Nam Hải này còn được hiểu là Nước Nam luôn.  Người sử dụng Nam Hải để chỉ Nước Nam là Phan Kế Bình, Cử Nhân Hán Học, qua tác phẩm Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện của ông.

 

Tóm lại đối với nguời Việt Nam, điển hình là Phan Kế Bính, Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam, hay Biển của Nước Nam mà thôi.  Tuy nhiên đây không phải là ý chính của người viết.  Ý chính của người viết trong bài này là quan niệm về hai nước đã song hành tồn tại từ đầu ở Đông Á là Bắc Quốc và Nam Quốc chứ không phải là một nước An Nam đối kháng với một một nước Trung Quốc văn minh và hùng mạnh hơn nằm ở giữa.  Chính với quan niệm này mà tổ tiên chúng ta đã dựng nước và giữ nước từ nhiều ngàn năm trước và chúng ta vẫn tiếp nối công trình này.  Cũng chính vì quan niệm này mà người Tầu không thể chấp nhận người Việt và luôn tìm cách đồng hoá và tiêu diệt.  Vấn đề được đặt ra là sang thiên niên kỷ thứ ba này liệu chúng ta còn có thể tiếp tục giữ vững được quan niệm này nữa hay không?

Phạm Cao Dương

Những ngày đầu Thu, 2014

07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19788)
Lời Phi Lộ- Trong cuốn sách mới nhất vừa xuất bản gần đây vào năm 2014, có tựa đề “Trật Tự Thế Giới-World Order”, Tiến sỹ Henri Kissinger tố cáo Trung Quốc chưa bao giờ cảm thấy thoải mái khi đứng chung với các nước khác trên toàn cầu với vị trí đồng đẳng. Trung Quốc tự coi mình là chính quyền duy nhất cai trị thế giới…Nếu TQ cố bám lấy tư tưởng và theo đuổi kế hoạch thống trị này bằng cách yêu cầu các nước phải chọn hoặc chấp nhận trật tự mới của thế giới do TQ đề xuất hay chấp nhận trật tự thế giới hiện nay. Để làm áp lực cho việc thực thi này nghiêng về TQ, chắc chắn chính quyền Bắc Kinh sẽ tạo ra chiến tranh lạnh tại châu Á với chiêu bài‘Châu Á của người Á Châu’, hầu để triệt tiêu trật tự thế giới hiện nay.
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17219)
‘Xoay Trục Về Châu Á Thái Bình Dương’, một trong những chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama được coi là thích đáng nhất trong việc đương đầu với sự vươn lên của Trung Quốc trong chiều hướng bành trướng và khống chế quân sự và kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 25529)
Đôi lời giới thiệu về tác giả Trần Văn Thưởng: Sau khi tham gia trận đánh Snoul với tư cách Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1/8, tác giả được bổ nhiệm về trường Võ Bị Đà Lạt. Đến năm 1974, tác giả được đề cử theo học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Leavenworth, và đến ngày mất nước tháng 5/1975 thì bị kẹt lại bên Mỹ. Hiện giờ tác giả là giáo sư toán tại một viện đại học Hoa Kỳ.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20276)
Chính quyền Việt nam vẫn tự cho họ là Đảng Cộng sản, nhưng tôi thấy ở Việt nam có tính thị trường tư bản hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, kể cả ở Mỹ nơi mà nền kinh tế đưc quy định rất chặt chẽ. Điều này thật là khó hiểu.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20734)
Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ Công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay từ người dân hay ngoại quốc để tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách hằng năm.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19300)
Trả lời tại Quốc hội Việt Nam ngày 19 tháng 11 năm 2014, về quan hệ Việt - Trung, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ra sáu chữ là "vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Trước một kẻ thù luôn có âm mưu độc chiếm Biển Đông và thôn tính Việt Nam như Trung Quốc thì chủ trương "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" có khả thi hay không?
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20031)
Ngày 21.10.2014, khi Điếu Cày đến phi trường Los Angeles, người Việt tại vùng Nam Cali đã đón tiếp rất nồng nhiệt. Nhưng chuyệnĐiếu Cày đột nhiên được nhà cầm quyền CSVN phóng thích và cho đi Mỹ đã gây khá nhiều thắc mắc đối với dư luận trong cũng như ngoài nước.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19617)
Đúng một phần tư thế kỷ đã trôi qua từ ngày Bức tường Berlin sụp đổ, một khoảng thời gian đủ dài – một phần ba cuộc đời, năm nhiệm kỳ tổng thống, tổng bí thư – để so sánh Việt Nam và Đông Âu.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18928)
Việt Nam cũng cần các loại vũ khí phòng không và màn radar để bảo vệ bờ biền dài trên 3000 cây số. Việt Nam cũng rất mong được Mỹ “nới lỏng” những ràng buộc để được gia nhập tổ chức Mậu dịch Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Parnership, TPP), nhưng phía Việt Nam, theo các tin ở Hoa Thịnh Đốn vẫn chưa chịu để cho Công nhân được quyền thành lập nghiệp đòan lao động độc lập bên ngòai Tổng liên đòan Lao động của Chính phủ và chưa thật sự có thị trường thương mại tự do để đủ điều kiện được công nhận là nền “Kinh tế Thị trường”.
09 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18251)
Do đó, nếu như phe Cộng Hoà tiếp tục chính sách cù nhầy để gây khó khăn cho ông Obama trong những tranh cãi vô bổ như đòi đẩy lui đạo luật bảo hiểm y tế phổ quát (ACA) hoặc hăm he đóng cửa chính quyền vì bất đồng trong ngân sách v.v. . . thì tình hình nước Mỹ trong hai năm tới cũng chẳng tốt đẹp hay sáng sủa hơn. Đến chừng đó, cử tri khi đi vào thùng phiếu vào cuối năm 2016 cũng sẽ bầy tỏ sự bực tức của mình đối với họ cũng như họ vừa mới biểu lộ sự tức giận đó với ông Obama trong lần này. Trong bối cảnh đó, một Hillary Clinton xuất hiện với lời hứa hẹn là đưa ra giải pháp mới để giải quyết tình trạng bế tắc lâu năm tại thủ đô chắc chắn là sẽ dễ lọt tai nhiều người nghe hơn.
08 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18751)
Không ai ngạc nhiên nếu quả thật có thỏa thuận về việc nối rông đối thoại giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong tương lai gần đây. Mặc dầu trong gần thập niên vừa qua có sự tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và biển đảo giữa TQ và Nhật bản rất là gay gắt, nhiều khi khiến thế giới lo sợ sự va chạm giữa TQ và Nhật có thể tỏa nhiệt gây ra chiến tranh bộc phát vì hồ sơ tranh chấp quần đảo ĐiếuNgư/Senkaku ở biển Hoa Đông.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17748)
Obama will attend the 22nd Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) Economic Leaders' Meeting in Beijing from November 10 to 12, Foreign Ministry spokesman Qin Gang said. Để có bầu không khí thuận lợi phục vụ thượng đỉnh APECtại Bắc Kinh trong những ngày từ 5-11 đến 11-11-2014, Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực giảm ô nhiễm khói bụi bằng nhiều biện pháp đã được đặt ra với mục tiêu giảm 40% khí thải ô nhiễm từ các xe ô tô.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 18238)
Ngày 21/10/2014, người tù chính trị Nguyễn Văn Hải hay còn gọi là blogger Nguyễn Văn Hải được nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do sang Hoa Kỳ. Họ đã đưa ông thẳng từ trại giam ra sân bay để đi Mỹ.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 18810)
Không có cách nào khác , nếu muốn thoát cảnh xử ép, làm nhục như thế ở Biển Đông, Việt Nam phải tự lực, tự cường trở thành cường quốc biển. Đó là trách nhiệm của thanh niên Việt Nam không phân biệt chính kiến, tôn giáo , sắc tộc , địa phương ở trong hay ngoài nước!
26 Tháng Mười 2014(Xem: 21774)
"Nêu ra một số việc, không phải là muốn truy cứu trách nhiệm chính trị, hoặc nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của một ai mà chỉ nhằm một mục đích: nếu không thấy hết những dại khờ, non yếu của chúng ta, không vạch trần những mưu ma chước quỷ của kẻ mà cho đến tận giờ phút này trong chúng ta vẫn còn có không ít ngưòi lầm tưởng họ là những đồng chí cộng sản, những người đang cùng chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sẽ là một nguy hại to lớn, lâu dài, tiềm ẩn đối với dân tộc"."Hội nghị Thành Đô đã, đang và sẽ còn mang lại cho đất nước chúng những hậu quả to lớn, cay đắng, nhục nhã..."
12 Tháng Mười 2014(Xem: 21379)
Một câu thành ngữ rất phổ thông tại Hoa Kỳ là “All politics are local”, có thể tạm dịch là mọi chuyện chính trị đều ở địa phương. Thế nhưng người ta có thể hiểu nghĩa của câu nói một cách rộng hơn: chuyện chính trị cũng có thể là chuyện “chính chị chính em”, tức là những chuyện tranh giành, đấu đá, gấu ó lẫn nhau xảy ra khá thường xuyên và cũng khiến nhiều người phải nhức đầu và tò mò tìm hiểu.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18512)
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16h ngày 2/5, giàn khoan Hải Dương 981 được thả trôi tại toạ độ 15.2958 vĩ bắc - 111.1206 kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 22721)
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16h ngày 2/5, giàn khoan Hải Dương 981 được thả trôi tại toạ độ 15.2958 vĩ bắc - 111.1206 kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 27731)
Anh Gs. Phạm Cao Dương mới gửi đăng trên Việt Thức một bài viết với rất nhiều sai lầm. Em đã định góp ý, nêu ra những chỗ sai ấy ngay trên Việt Thức (dù em không nói ra cũng sẽ có người khác nhận thấy và sẽ nặng lời chỉ trích). Nhưng vì những chỗ sai ấy quá trầm trọng trong khi anh ấy lại ký là "Tiến sĩ" (Phạm Cao Dương, TS), nên nếu viết một cách công khai sẽ rất hại cho uy tín của anh ấy (liên quan tới uy tín của Hội Bưởi-CVA chúng ta). Em chỉ muốn viết riêng ít dòng, gửi anh ấy đọc để anh ấy tự ý sửa thì tốt hơn.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 21719)
Thời gian trước, trên diễn đàn của người Việt ở Ukraine, có tin chính quyền một thành phố ở xứ này quyết định hạ tất cả tượng đài Lenin ở địa phương để tránh những vụ phá phách của những kẻ không ưa vị lãnh tụ vô sản. Và sau mẩu tin, có nhiều ý kiến thương khóc, trách móc của độc giả Việt, cho rằng hành động trên là 'phản bội quá khứ', 'tráo trở', 'ăn cháo đá bát'...