Không Thể Hiểu Nam Hải là Biển Trung Hoa hay Biển Nam Trung Hoa được

28 Tháng Tư 20161:51 SA(Xem: 12021)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU & BẨY  29 - 30  APRIL 2016

Mục DIỄ N ĐÀN CHÍNH TRỊ là mục tiếp nhận và trích các nguồn từ các nhà bỉnh bút - khảo luận đề cập đến văn hóa chính trị. Mục là diễn đàn mở của nhật báo Văn Hóa-California  Online. Văn Hóa trân trọng cảm tạ quý tác giả đã rộng lượng xuất hiện trên mục này. Mục không nhất thiết phán ánh quan điểm - chủ trương của tờ báo. Tòa soạn xin ghi nhận bài vở gởi về: lykientrucvaama@gmail.com / Trân trọng.

_____________________________________________________________________________________

Gs Phạm Cao Dương đính chính một sai lầm: "Không Thể Hiểu Nam Hải là Biển Trung Hoa hay Biển Nam Trung Hoa được"

 

Ý chính của người viết trong bài này là về quan niệm về hai nước đã song hành tồn tại từ đầu ở Đông Á là Bắc Quốc và Nam Quốc chứ không phải là một nước An Nam đối kháng với một một nước Trung Quốc văn minh và hùng mạnh hơn nằm ở giữa. Chính với quan niệm này mà tổ tiên chúng ta đã dựng nước và giữ nước từ nhiều ngàn năm trước và chúng ta vẫn tiếp nối công trình này. Cũng chính vì quan niệm này mà người Tầu không thể chấp nhận người Việt và luôn tìm cách đồng hoá va tiêu diệt. Vấn đề được đặt ra là sang thiên niên kỷ thứ ba này, liệu chúng ta còn có thể tiếp tục giữ vững được quan niệm này nữa hay không?

Danh xưng Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam, hay Biển của Nước Nam, hay Nước Nam không hề bao hàm hai tiếng Trung Hoa.

 

Trong ngôn ngữ Việt Nam, chúng ta có một số danh xưng để chỉ Biển Đôngmiền biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.  Đó là Biển Đông, Biển Trung Hoa, Biển Nam Trung Hoa và gần đây Biển Đông Nam Á hay bằng Hán Việt là Biển Nam Hải hay vắn tắt hơn, Nam Hải.  Các danh xưng này đã được sử dụng và trở thành quen thuộc qua các bài học về địa lý kể từ khi chương trình Trung và Tiểu Học Việt Nam được Việt hóa, rõ hơn là từ thời Chính Phủ trần Trọng Kim qua Chương Trình Hoàng Xuân Hãn, vị Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Mỹ Thuật đương thời.  Trước đó là Chương Trình Pháp Việt dạy bằng tiếng Pháp.  Vì được chuyển từ tiếng Pháp sang và vì ở thời đó chưa có các cuộc tranh chấp về các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng và ở Biển Đông nói chung nên  danh xưng Biển Trung Hoa, dịch từ tiếng Pháp Mer de Chine đã được sử dụng.  Sau này khi  tiếng Anh được dùng nhiều, ta lại có thêm danh xưng Biển Nam Trung Hoa, South China Sea,  mà người ta cho là dịch từ danh xưng Nam Hải mà ra.  Ở đây tôi không bàn về các danh xưng khác mà chỉ bàn về danh xưng Nam Hải và danh xưng Biển Nam Trung Hoa hay Mer de Chine hay South China Sea mà thôi. 

 

Câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao từ Nam Hải , danh xưng này lại trở thành Biển Trung Hoa, Mer de Chine  hay Biển Nam Trung hoa và South China Sea?  Trong Nam Hải làm gì có hai chữ Trung Hoa?  Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam mà thôi, làm gì có hai chữ Trung Hoa?  Sở dĩ tôi đặt câu hỏi này ở đây là vì trong thời gian tôi đi dạy, tôi luôn luôn phải trả lời câu hỏi này của các học trò của tôi.   Họ còn thắc mắc thêm là tại sao với một tinh thần độc lập cao mà các nhà Nho Việt Nam vốn  tinh thông chữ Hán lại dùng hai  chữ Nam Hải như vậy?  Không lẽ các cụ lại tối dạ đến như vậy sao?  Cũng xin được nhắc thêm là ngoài Nam Hải trong tiếng Hán Việt còn có thêm danh xưng Nam Dương và từ đó Nam Dương Quần Đảo tên cũ của nước Nam Dương tức Indomesia hiện tại.  Nam Dương cũng chỉ có nghĩa là Biển Nam mà thôi, không hề hàm chứa Trung Hoa ở trong đó? 

Truy cứu nguồn gốc của sự thêm hai chữ Trung Hoa vào Nam Hải hay Nam Dương để từ đó có Mer de Chine và South China Sea và Biển Nam Trung Hoa có thể là một đề tài riêng cho các nhà địa lý chính trị.   Ở đây tôi phải nói ngay là thủ phạm nhiều phần không phải là người Á Châu và chắc chắn không phải là người Việt Nam mà là người Âu Châu khi họ mới tới vùng này.  Đối với họ Nam phải là Nam của cái gì, từ đó họ thêm tiếng China hay Chine và nước Tầu vẫn là nước chính, các nước khác không quan trọng.  Điều này cũng là chuyên đơn giản và hợp lý mà thôi, còn hiểu Nam chỉ là Nam thuần túy hay Nam là Nam của một xứ nằm ở giữa lại là một chuyện khác.   Gọi Nam Hải là Biển Trung Hoa hay Biển Nam Trung Hoa như thế đối với người Hán, một dân tộc luôn luôn tự cao tự đại là một điều có lợi cho họ nhất là ở thời điểm có tranh chấp ở Biển Đông hiện tại.   Nhưng đối với người Việt Nam thì đây là một sự hiểu lầm vô cùng tai hại, tại hại cho chủ quyền quốc gia và tai hại đối với quan niệm về tương quan giữa nước Tầu và nước ta của tiền nhân của chúng ta.   Vậy chúng ta phải hiểu Nam Hải như thế nào theo ý các cụ ngày xưa?

Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam để phân biệt với Biển Bắc và rộng ra là Miền Nam với Miền Bắc, Nam Quốc với Bắc Quốc mà thôi

Điều này quá rõ ràng ai cũng nhận thấy .  Rõ ràng không phải là theo nghĩa từng chữ mà còn theo lối nói chung của người Việt.  Nam là một phương trong đông , tây, nam, bắc trong không gian sống của con người lấy chính mình làm mốc.  Có Biển Nam là phải có Biển Bắc hay các biển khác.  Những câu ca dao sau đây cho ta thấy điều đó:

Tìm em như thể tìm chim,
Chim ăn Biển Bắc đi tìm Biển Đông 
Tìm Biển Đông, tây đông chim nhạn.
Anh tìm biển cạn, thấy đàn chim bay.
Tìm em bảy tám hôm nay,
Hôm qua là chín, hôm nay là mười.                                     

 

Rồi chuyện Trạng Quỳnh và Đoàn Thị Điểm đón sứ nước Tầu, một chuyện dân gian truyền khẩu mà trước đây ai cũng biết.  Ở đây người ta lại thấy có thêm Nam Bang, Nam Thổ, Bắc Quốc.  Anh chàng sứ Tàu ở đây không hiểu hoặc cố tình làm nhục hay thách thức người dân Nam có mặt lúc đó, hoặc hôm trước ăn uống linh đình đã vô tình hay hữu ý “đánh bủm”. Tiếng kêu vang động đến tai mọi người.  Để chữa thẹn hay nhục mạ, anh đọc một vế đối rất kiêu căng và rất đểu:

“Sấm (hay Lôi) động Nam Bang” có nghĩa là tiếng sẩm làm chuyển động nước Nam.

Ngay lập tức Trạng Quỳnh ra đứng trước mũi thuyền, đứng “tè” và đọc câu đối lại:

“Vũ qua Bắc Hải” có nghĩa là mưa qua Biển Bắc.

 

Đến lượt Đoàn Thị Điểm, có thể vì lịch sự, tránh cử chỉ thô lỗ, sứ Tầu chỉ đọc:        
       

“An Nam nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh” hiểu theo đúng chữ nghĩa của các nhà Nho là một tấc đất An Nam không biết có bao nhiêu người cầy còn hiểu chệch đi theo lối của không ít người bình dân là  không có lấy một người cầy tri kỷ, tùy theo người kể lựa chọn, nhưng ẩn ý của viên sứ Tầu vẫn là chê người đàn bà Việt Nam nhẹ nhất là lẳng lơ, thiếu trung thành. Có điều vì đây là một truyện truyền khẩu, bịa đặt, nghe qua rồi bỏ, không có văn bản, nguồn gốc rõ ràng như văn chương viết nên khó mà nói chuyện đúng, sai.  Nói cách khác, người ta không thể áp dụng phương pháp nghiên cứu văn chương bác học hay văn chưong viết vào việc nghiên cứu văn chương bình dân hay văn chương truyền khẩu được.  Dân gian ai hiểu sao, kể sao cũng được.  Giải nghĩa theo chữ của nhà Nho thì đúng chữ nghĩa nhưng vô tình người ta đã xúc phạm nặng nề đến nhân phẩm và tiết hạnh của người phụ nữ Việt Nam, và cũng vô tình, do chính miệng mình nói ra, tay mình viết nên những chuyện thô tục, bẩn thỉu, đểu giả… từ đó miệt thị chính mình.  Còn nói theo người nông dân ít học – nhưng không phải là không sâu sắc – dịch chệch đi là “không có người cầy tri kỷ” nhẹ nhàng hơn, lãng mạn hơn, quen thuộc hơn…để không mắc mưu vô cùng thâm độc của sứ Tầu, nhục mạ chính mình và những người phu nữ mình kính yêu nhất đời, là tự vận vào mình mà thôi, không có anh sứ Tầu nào ở đây hết.  Tưởng ta cũng nên để ý là trong việc giáo dục con em của các cụ ngày xưa, nói tục hay chửi thề là một điều tối cấm kỵ.  Nói chệch đi khi bất đắc dĩ phải nói là cách hay nhất.  Chưa nói tới chuyện ở đây người kể còn phải giải thích nghĩa bóng của ngôn từ: “một tấc đất ám chỉ cái gì?”, “ cầy ám chỉ hành động gì?” nhất là khi người nghe là trẻ em và phụ nữ.  Việc làm không phải là dễ dàng gì.

 

Trở lại với Đoàn Thị Điểm, Đoàn Thị Điểm đọc lại ngay: “Bắc Quốc đại trượng phu, giai do thử đồ xuất” có nghĩa là các bậc đại trượng phu Bắc Quốc đều do đường ấy mà ra.   Ở đây người ta thấy An Nam chan chát đối với Bắc Quốc, An Nam đối đầu với Bắc Quốc.  Người viết nhắc lại truyện này ở đây là vì mấy chữ Bắc Quốc, Nam Quốc đó.  Chữ nghĩa trong trường hợp này không quan trọng mà chỉ là phương tiện.  Ý chính của câu chuyện và cũng là ý chính của bài viết này nằm ở mấy chữ đó:  Nam Quốc đối nghịch với Bắc Quốc.

 

Nhân đây người viết lại muốn giải thích tại sao các cụ ta trước đây lại phần nào chấp nhận dùng danh xưng An Nam là danh xưng do người Tầu đặt ra thời họ còn đô hộ nước ta.   Lý do rất đơn giản, là vì An Nam chỉ có nghĩa là miền Nam yên bình, không loạn lạc, trái với miền Bắc luôn luôn có loạn nên trong lịch sử không ít người Tầu đã di cư sang tị nạn và lập nghiệp ở nước ta và đã hoàn toàn trở thành người Nam hay con cháu họ trở thành người Nam, trung thành với Nước Nam. 

 

Nói cách khác An Nam là “đất hứa” đối với họ, đã dung túng họ và con cháu họ, và tên An Nam là một cái tên chẳng có gì là xấu xa, là miệt thị cả.

  Nếu lên án các cụ thì cũng tội.

Trong các địa hạt sinh hoạt bình thường khác, chẳng hạn như trong địa hạt y khoa, các cụ đã phân biệt thuốc Bắc với thuốc Nam.  Thuốc Bắc là thuốc dùng những dược liệu nhập cảng từ nước Tầu, được người Tầu sao, tẩm, chế biến;  còn thuốc Nam thì dùng các dược liệu, các cây cỏ có sẵn ở trong nước.  Chưa hết, trong việc dùng phân bón, các cụ cũng phân biệt phân bắc và phân xanh.  Phân bắc là phân người.  Người ta trộn lẫn phân người với tro bếp để khử mùi hôi thay vì dùng phân sống tức phân nguyên chất.  Ở thôn quê miền Bắc, nhà nào cũng có một nhà xí hay cầu tiêu đào sâu xuống đất để chứa tro và phân để bón ruộng như vậy.  Còn ở thành phố thì người ta dùng thùng để dưới nhà xí và có người chuyên đi thu góp gọi là “đổ thùng”.  Phân Bắc quý hơn phân xanh tức phân thảo mộc hay thú vật.  Ở Miền Bắc có nhiều làng chuyên nghề thu nhặt phân người rải rác khắp các đồng ruộng hay ven bờ đê.  Người đọc không hiểu  nguồn gốc của chữ “bắc” ở đây do đâu mà ra, có phải do người Tầu dùng trước hay không nhưng đây là một sự kiện liên hệ tới chữ bắc trong tiếng Việt và văn hóa Việt.

Bắc Quốc, Nam Quốc, không có Trung Quốc

 

Trên đây tôi đã đưa ra cái nhìn của quảng đại quần chúng người Việt, theo đó Nam là đối nghịch với Bắc, không có Trung ở chỗ nào cả.   Vượt lên trên, ở tầm mức quốc gia thì ngay ở thời Lý Thường Kiệt ý thức về sự hiện diện của một Nam Quốc, một Nước Nam, đã tồn tại:  “Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư”  để đến thời Nhà Trần với Trần Bình Trọng: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc.”  Sau này với Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo ”Sơn hà cương vực đã chia, phong tục bắc nam cũng khác”.   Có điều khi nói tới nước Tầu, Nguyễn Trãi  đã dùng tên các triều đại khi ông viết: “Từ Đinh, Lê Lý Trần gây nền độc lập, cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, hùng cứ một phương.”  Tại sao vậy?   Đó là vì trong lịch sử, nước Tầu đã không có quốc hiệu cho mãi đến Cách Mạng Tân Hợi 1911 mới có tên chính thức là Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc rồi sau này dưới chế độ Cộng Sản là Trung Quốc, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc hay chính thức hơn Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc.  Trước đó người ta dùng tên của triều đại,  Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, thêm chữ Đại đằng trước.   Trong khi đó ngay từ thời nhà Đinh, Đinh Tiên Hoàng đã đặt quốc hiệu cho nưóc ta là Đaị Cồ Việt, rồi tới thời Lý Nam Đế là Vạn Xuân… đến thời Nhà Nguyễn là Việt Nam hay Đại Việt Nam và Đại Nam.   Trở về với quá khứ xa hơn nữa, từ thời Đế Minh, Kinh Dương Vương và Họ Hồng Bàng, sự tồn tại của quan niệm hai nước Nam và Bắc cũng đã có. 

 

Câu truyện được các sách về lịch sử buổi đầu của dân tộc Việt Nam ghi lại đại khái như sau:

“Cháu ba đời Vua Thần Nông là Đế Minh đi tuần thú phương nam đến núi Ngũ Lĩnh gặp Bà Vụ Tiên lấy nhau sinh ra Lộc Tục.  Lộc Tục là người có thánh đức nên được Đế Minh yêu quí lắm, muốn nhường ngôi cho nhưng Lộc Tục hết sức chối từ,  xin nhường ngôi này cho anh mình là Đế Nghi.   Đế Minh đành phải phong cho Đế Nghi làm vua phương Bắc và phong Lộc Tục làm  Kinh Dương Vương cai trị phương Nam.

“Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm.   Sùng Lãm lên ngôi lấy hiệu là Lạc Long Quân.   Lạc Long Quân lấy Bà Âu Cơ con của Đế Lai, cháu của Đế Nghi, sinh ra một bọc trăm trứng, trứng nở thành một trăm người con trai …”

 

Nói tóm lại, ý thức coi mình ngang hàng với người Tầu của người Việt đã có từ rất sớm, ít ra là từ thời Lý Thường Kiệt và được khẳng định bởi Trần Bình Trọng.   Người Việt tự coi mình là Người Nam, nước mình là Nước Nam là Nam Quốc còn người Tầu là Người Bắc, nước Tầu là nước Bắc, là Bắc Quốc, không hề coi họ là người Trung Quốc và nước Tầu là Trung Quốc là nước nằm ở giữa và vẫn thích dùng các danh xưng người Tầu, nước Tầu, một danh xưng bình thường, không có gì là xấu, hơn là Trung Hoa hay Trung Quốc kể cả từ sau năm 1911 khi danh xưng Trung Hoa được chính thức sử dụng.  Danh xưng Nam Hải cũng vậy không hề có nghĩa biển nam của một nước Trung Hoa nằm ở giữa, từ đó là biển của Trung Hoa là Mer de Chine hay Mer de Chine Méridionale.  Cũng nên biết thêm là danh xưng Nam Hải này còn được hiểu là Nước Nam luôn.  Người sử dụng Nam Hải để chỉ Nước Nam là Phan Kế Bình, Cử Nhân Hán Học, qua tác phẩm Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện của ông.

 

Tóm lại đối với nguời Việt Nam, điển hình là Phan Kế Bính, Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam, hay Biển của Nước Nam mà thôi.  Tuy nhiên đây không phải là ý chính của người viết.  Ý chính của người viết trong bài này là quan niệm về hai nước đã song hành tồn tại từ đầu ở Đông Á là Bắc Quốc và Nam Quốc chứ không phải là một nước An Nam đối kháng với một một nước Trung Quốc văn minh và hùng mạnh hơn nằm ở giữa.  Chính với quan niệm này mà tổ tiên chúng ta đã dựng nước và giữ nước từ nhiều ngàn năm trước và chúng ta vẫn tiếp nối công trình này.  Cũng chính vì quan niệm này mà người Tầu không thể chấp nhận người Việt và luôn tìm cách đồng hoá và tiêu diệt.  Vấn đề được đặt ra là sang thiên niên kỷ thứ ba này liệu chúng ta còn có thể tiếp tục giữ vững được quan niệm này nữa hay không?

Phạm Cao Dương

Những ngày đầu Thu, 2014

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18329)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19252)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17621)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18839)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22218)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22738)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20835)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21974)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22171)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19659)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20389)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19539)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24353)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23508)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.