Ts Nguyễn Nhã: "bỏ Tết Ta: Sai lầm lớn"

19 Tháng Giêng 20175:37 CH(Xem: 13335)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  SÁU 20  JAN  2017


VIỆC BỎ TẾT TA PHẢI CHĂNG MUỐN DẸP BỎ LỊCH SỬ, VĂN HIẾN NGÀN NĂM CỦA VN?


Hãn Nguyên Nguyễn Nhã


Tiến sĩ Sử học


Sau ý đồ muốn dẹp môn lịch sử ở trường phổ thông, đến nay không rõ vì vô tình hay cố ý nổi lên ý kiến “bỏ Tết ta”( âm lịch) để nhập vào “ Tết tây( dương lịch), lấy cơ bắt chước Nhật và để giúp hiệu xuất làm việc của người Việt tăng vì ăn tết ta , nghỉ nhiều quá trong khi thế giới lại đang làm việc và nên tạo dịp người Việt ở nước ngòai được nghỉ Tết dương lịch về quê hương Việt Nam nhiều hơn…


Theo tôi thiển nghĩ việc bỏ tết ta sẽ gây ra nhiều tai hại cho Việt Nam:


 Một là thời điểm hiện nay khác với thời Minh Trị duy tân ở Nhật Bản chưa xảy ra tòan cầu hóa hay “Tây Phương hóa” hay “ Trung Quốc hóa” hoăc thế lực mạnh hiện đại quốc tế hóa nào đó, khiến Việt Nam nguy cơ mất bản sắc văn hóa Việt, yếu tố quan trọng giúp người Việt tự hào xây dựng đất nước thoát khỏi tụt hậu quá xa, không bị lệ thuộc hay mất nước một kiều mới.


Hai là Tết ta là thời điểm rất thiêng liêng, sum họp gia đình cả người sống và những người đã khuất, là mở đầu vận hội mới mà mọi người mong, đặc biệt “ mùng một tết cha, mùng ba  tết thầy”, thể hiện tính thần truyền thống tôn sư trọng đạo , rất cần trong lúc này phải quan tâm đến giáo dục mới khiến đất nước phát triển.


 Ba là từ Tết ta mở đầu lịch ta mà xưa kia lịch ta do Vua ta ban ra. Cũng từ lịch ta , ta mới biết ngày giỗ của bố mẹ , ông bà, tổ tiến. Cũng từ đó ta mới biết Ngày Giỗ Quốc tổ Hùng Vương , ngày 10 tháng 3 AL  mà từ thời Vua Lê Thánh Tông đã trở thành Quốc lễ. Khác với Nhật thờ đa thần không có ngày  giỗ Quốc tổ song người Nhật đã định ngày 31 tháng 12  ( DL), tất cả các thành viên trong gia đình phải đến bất cứ Đền thờ Thần đạo  để thể hiện sự đoàn kết, đại hòa của người Nhật.


 Rồi cũng từ những ngày giỗ các anh hùng dân tộc từ Hai Bà Trưng ( 6-2 AL), Giỗ Đức Trần Hưng Đạo ( 20 tháng 8 AL) đã ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông, đế quốc sừng sỏ nhất thế giới thế kỷ 13 mà Nhật chỉ nhờ Thần Phong (Kamikaze) khiến lật đổ các chiến thuyền Mông Cổ không thể đến xâm chiếm nước Nhật. Hoặc 21 Lê Lai, 22 Lê Lợi… Đặc biệt từ bao lâu này ngày Mùng 5 Tết là ngày Giỗ Đống Đa, cúng cả bên ta và bên địch , kỷ niệm chiến công hiển hách trong lịch sử Việt Nam…


 Liệu bỏ Tết ta , người Việt có còn nhớ đến những ngày lịch sử thiêng liêng trên nữa hay không. Sau này có như thế nào thì dừng trách  những người nghiên cứu lịch sử văn hóa như tôi đã không lên tiếng nhé…


Bốn là Việt Nam có văn hóa Tết ta rất đặc sắc từ ý nghĩa đến cách ăn tết với mâm cỗ tết ba miền rất phong phú đa dạng với giò nem ninh mọc, bánh chưng, bánh tét, dưa cải  muối, dưa món, dưa giá, bản sắc từng vùng miền có khác, song vẫn có nét chung.


  Người Việt quan tâm đến ăn tết, về quê ăn tết, ăn lấy hên, rất hiếu khách, lại còn biết “chơi tết” cũng rất phong phú từ cây nêu đến cây đu, võ vật…nhất là lễ hội mùa xuân sẽ thu hút khách du lịch nếu biết cách…


Năm là ông Kotler, người sáng lập marketing hiện đại đã phát biểu rằng  Việt Nam là bếp ăn của thế giới. Tôi cũng từng có tham luận xây dựng ẩm thực- phở Việt là thương hiệu quốc gia vì hiện nay Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là thực phẩm như gạo, cà phê, hạt điều, cá …và nổi tiếng nhở các món ăn như phở, gỏi cuốn, chả giò…


 Việt Nam lại có tiềm năng về du lịch có vịnh đẹp nhất thế giới, vịnh sâu nhất thế giới, hang động đẹp lớn nhất thế giới, thành phố cảng đẹp nhất thế giới, nhiều bãi biển cát đẹp, giàu anh nắng mặt trời, song chỉ phục vụ còn kém vào hàng nhất thế giới, lại có nền ẩm thực phong phú nhiều tiềm năng, có nhiều món như món phở được thế giới ưa chuộng, người Nhật lấy ngày 4 tháng 4 là ngày Phở tại Nhật, Đài CNN tôn vinh Phở là 1 trong 50  món ngon nhất thế giời, Tờ Times tôn vinh Phở là một trong mười món  lợi cho sức khỏe nhất thế giới, Phụ nữ Đại Hàn đang ăn phở để chống béo phì…


 Nếu Việt Nam biết cách phối hợp ẩm thực với du lịch , Việt Nam sẽ phát triển không ngờ.


 Hiện nay du lịch thế giới ngày càng phát triển, người ta đi đến nước nào thấy có sự khác biệt từ xem , ăn có gì khác không để họ khám phá và phải làm sao ai đã đến muốn đến nhiều lần nữa vì chưa có thời gian thưởng thức hết,


 Và như thế cách ứng xử , phục vụ quảng bá thế nào cho tốt. Và như thế giáo dục kể cả giao dục văn hóa là cái cốt lõi cần phải cải thiện để cải thiện hiệu suất cao. Còn văn hóa có khác biệt như văn hóa tết ta lại là điều hấp dẫn khách du lịch.


 Vả lại trong tương lai, thời đại kỹ thuật cao kể cả “robot thông minh” phát triển, đâu cần đến nhân công nhiều.


“ Biết mình, biết người” “ trăm trận trăm thắng”. văn hóa truyền thống trong đó có văn hóa tết ta rất nhiều cái hay, do thời cuộc làm thay đổi, đang có nhiều nguy cơ mất mát vì có nhiều suy nghĩ sai lầm, nhất là không biết những mặt mạnh của mình, lại vọng ngoại,thích bắt chước người không đúng.


Việc đòi bỏ Tết ta là sự sai lầm, không biết những mặt mạnh của mình, tạo sự tự hào về văn hóa , lịch sử, tạo động lực cho các thế hệ trẻ góp phần xây dựng đất nước hùng cường, đi ngược lại chủ trương phải biết trọng văn hóa của Đất nước mình!


Vì gíao dục quá quan trọng, tôi đã sáng tác tác phẩm tư thơ đến họa, hát dân ca “ Thương ca văn hóa” gồm 13 văn hóa: giao thông, đọc, chơi,lễ hội, ăn, mặc,ở, ứng xử, công đồng; chào hỏi,cám ơn xin lỗi; ươc mơ Việt nam thành cường quốc biển.. và Học hát dân ca, bé ơi việc nhỏ chuyện lớn: nhặt rác cho người mới quăng, xếp hàng, vệ sinh an toàn, văn minh đô thị…


 Cùng đĩa hát thơ “ Thầy trò phải làm gì xây dựng Đất nước hùng cường” . Rất mong được nhiều người chia sẻ và cùng nhau đi thôi!
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18329)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19252)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17621)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18839)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22218)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22738)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20835)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21974)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22171)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19659)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20389)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19539)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24353)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23508)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.