Donald Trump và tân Tam quốc diễn nghĩa Mỹ - Trung - Nga

22 Tháng Giêng 20176:40 CH(Xem: 12409)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI 23  JAN  2017


Donald Trump và tân Tam quốc diễn nghĩa Mỹ - Trung - Nga


Hồng Thủy


20/01/17


 (GDVN) - Biết đâu tân chủ nhân Nhà Trắng lại dùng kế của Khồng Minh dặn Quan Vũ khi giao lại Kinh Châu để vào Ba Thục: Đông hòa Tôn Quyền, Bắc cự Tào Tháo?


Financial Times ngày 20/1 có bài bình luận của tác giả Ngụy Thành nhận định, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy tân Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ biến kế "liên Trung kháng Xô" của (cố) Tổng thống Richard Nixon thành kế "liên Nga kháng Hoa".


Bắt đầu từ ngày 20/1/2017 giờ Washington DC, ông Donald Trump sẽ chính thức nhậm chức Tổng thống thứ 45 của Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ. Về hướng đi chính sách đối nội cũng như đối ngoại của tân chủ nhân tòa Bạch Ốc có rất nhiều nhận định, đánh giá khác nhau.


Tuy nhiên có một điểm rất rõ, Donald Trump sẽ thay đổi triệt để cục diện địa chính trị toàn cầu bằng chính sách địa chính trị hoàn toàn mới.


Nói như tác giả Simon Tisdall của tờ The Guardian, Anh quốc thì, Trump sẽ biến kế "liên Trung kháng Xô" của Nixon thành "liên Nga kháng Hoa".


image019

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Nikkei Asian Review.


Từ khi đắc cử ngày 8/11 năm ngoái đến khi nhậm chức 20/1 này, chỉ hơn 2 tháng nhưng ông Donald Trump đã không ngừng tìm cách lấy lòng Kremlin, đồng thời thách thức Trung Nam Hải.


Rất nhiều người phát hiện ra rằng, thỉnh thoảng Donald Trump lên Twitter phàn này cái này, chỉ trích cái kia và đối tượng để ông trút giận hầu như là Trung Quốc.


Tuy nhiên 2 tháng qua ông chưa hề phê phán Tổng thống Nga Vladimir Putin.


Mặc dù các cơ quan tình báo Hoa Kỳ loan tin rằng, nước Nga của Putin đã can thiệp vào bầu cử Mỹ và họ có chứng cứ, Donald Trump sau nhiều lần bác bỏ, đã công khai thừa nhận Moscow đứng sau những hoạt động rò rỉ e-mail của đảng Dân chủ trong quá trình tranh cử.


Nhưng đến lúc này ông vẫn không phê phán Putin, ngược lại Trump thường xuyên ca ngợi nhà lãnh đạo người Nga là "mạnh mẽ".


Đừng bao giờ để Trung - Nga kết hợp


Nếu bạn cho rằng, phản ứng của Donald Trump với Kremlin và Trung Nam Hải kẻ ấm người lạnh chỉ là tính khí bốc đồng, cảm tính nhất thời của tân chủ nhân Nhà Trắng, thì bạn đã sai, Ngụy Thành bình luận.


Mặc dù là một người mạnh miệng tưởng như "bỗ bã", nhưng trong các vấn đề địa chiến lược như Hoa Kỳ ứng xử thế nào với Trung Quốc và Nga, Donald Trump lại đang cho thấy ông là con người có tư duy chiến lược sâu sắc, chín muồi.


Ngay từ khi tuyên bố ra tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ thứ 45 mùa hè năm 2015, Donald Trump đã nói với phóng viên: "Bạn không thể để tất cả mọi người đều hận mình. Hiện tại cả thế giới đang hận chúng ta.


Tôi đã nghe rất nhiều câu nói, từ nhiều năm qua là: tuyệt đối không được đẩy Nga về phía Trung Quốc, để 2 nước này kết hợp với nhau. Vậy nhưng Obama lại làm "được" điều này".


Một năm sau ông nhắc lại bình luận trên trong một cuộc họp báo:


"Khi còn trẻ tôi học lịch sử vẫn thường thấy câu: bạn tuyệt đối không được làm bất kỳ việc gì để đẩy Trung Quốc và Nga hợp tác với nhau. Hãy xem, bây giờ 2 nước này đang liên kết lại rồi.


Họ xưa nay chưa bao giờ có quan hệ gần gũi như bây giờ. Người Nga đang tìm cách bán năng lượng cho Trung Quốc. Chính chúng ta đã đẩy họ đến bước đường cùng này".


Trên các diễn đàn trực tuyến tiếng Anh, nhiều cư dân mạng cũng bình luận về chủ đề tại sao Donald Trump lại "thân Nga xa Trung Quốc".


Một người dùng Internet với tên gọi Abc1986 nhận định, nguyên nhân có 2: Một là về kinh tế Nga không thể đe dọa Mỹ, nhưng Trung Quốc thì có thể vượt mặt Mỹ. Nếu hai nước này bắt tay nhau, Mỹ nguy mất.


Hai là Donald Trump thân Nga, chống Trung Quốc còn có yếu tố về dân tộc - văn hóa. Với người Mỹ da trắng, dù sao người Nga cũng gần gũi hơn về văn hóa, khác hoàn toàn Trung Quốc.


Biên tập viên tạp chí Cộng hòa mới Jeet Heer cũng có chung nhận xét: sở dĩ Donald Trump sốt sắng với Kremlin nhưng lại dửng dưng lạnh nhạt với Trung Nam Hải, ngoài yếu tố địa chính trị và kinh tế, đúng là có nhân tố dân tộc.


Jeet Heer đưa ra 2 ví dụ. Một là năm 2012 Donald Trump đã tuyên bố, toàn cầu hóa chỉ là vở kịch do người Trung Quốc đạo diễn, nhằm mục đích triệt tiêu năng lực cạnh tranh của ngành chế tạo Hoa Kỳ.


Hai là Trump luôn coi cộng đồng người Mỹ gốc Á là người "ngoại quốc". Năm 2015 một sinh viên Harvard gốc Á đứng lên phản đối bình luận của Trump rằng, Hàn Quốc chẳng trả đồng nào cho quân đội Mỹ trong việc đảm bảo an ninh cho xứ sở kim chi.


Trump lập tức ngắt lời sinh viên này bằng câu hỏi: "Cậu có phải người Hàn Quốc?" Sinh viên đó trả lời: "Không, tôi sinh ra ở Texas, lớn lên ở Colorado".


Còn theo Ngụy Thành, nguyên nhân quan trọng hơn cả nằm ở câu nói Trump vẫn nhắc đi nhắc lại lâu nay: tuyệt đối không được đẩy Nga vào chỗ phải bắt tay với Trung Quốc.


image020

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin, ảnh: WSJ.


Có lẽ chính bởi câu nói này, Donald Trump mới dám áp đảo các quan điểm chống Nga cả trong chính phủ lẫn xã hội Hoa Kỳ, không ngần ngại công khai tuyên bố cải thiện quan hệ Mỹ - Nga khi lên nắm quyền.


Cũng vì câu nói này nên suốt thời kỳ tranh cử và sau khi đắc cử, Trung Quốc trở thành đối tượng, mục tiêu những chỉ trích của Donald Trump, điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và bổ nhiệm những nhân vật cứng rắn với Trung Quốc vào nội các mới.


Tam quốc diễn nghĩa Mỹ - Trung - Nga


Bất luận nguyên nhân thực sự là gì đi nữa, nếu Donald Trump tiếp tục "liên Nga kháng Hoa" sau khi nhậm chức Tổng thống, thì kịch bản "Tam quốc diễn nghĩa" Mỹ - Trung - Nga lại lặp lại sau 100 năm.


100 năm trước Mỹ đã từng bắt tay với Liên Xô để đối phó Trung Quốc.


Câu đầu tiên của Tam quốc diễn nghĩa, một trong "tứ đại danh tác" Trung Hoa mà rất nhiều người Trung Quốc quen thuộc có thể "vận" vào tình thế hiện tại:


"Nghe nói xưa nay, thế lớn thiên hạ phân chia lâu rồi tất có ngày tụ hợp, tụ hợp lâu ắt sẽ phải phân ly".


Chữ "phân", chữ "hợp" trong câu này miêu tả các chiến lược hợp tác và đấu tranh trong khuôn khổ giữa các quốc gia, và nó có thể "vận" vào lịch sử thế giới 100 năm gần đây nhất.


Từ Cách mạng Tháng Mười Nga trở về đây, cục diện địa chính trị toàn cầu thiên biến vạn hóa, nhưng xét theo chiều dài 100 năm lịch sử ba cường quốc Mỹ, Trung, Xô (Nga), đại khái có mấy lần ly - hợp:


Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ I, nhiều quốc gia phương Tây chống Liên Xô vừa mới thành lập. Ở Trung Quốc, sau cái chết của Tôn Trung Sơn, ban đầu Tưởng Giới Thạch thân Liên Xô, năm 1927 quay ra chống cả Liên Xô lẫn đảng Cộng sản Trung Quốc.


Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, Mỹ - Xô - Trung bắt tay nhau kết đồng minh đánh phát xít Đức - Ý - Nhật.


Năm 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, Trung - Xô bắt tay chống Mỹ.


Thập niên 1960, Trung - Xô chia rẽ, cho dù lãnh đạo Liên Xô khi đó là Nikita Sergeyevich Khrushchyov đề ra phương châm chung sống hòa bình với Hoa Kỳ, nhưng mối nghi ngờ giữa Moscow và Washington không thể khắc phục, việc Mỹ - Xô bắt tay kiềm chế Trung Quốc không thể thực hiện.


Năm 1972 Richard Nixon thăm Trung Quốc xong, Mỹ - Trung bắt tay chống Liên Xô.


Năm 1991 Liên Xô giải thể, Mỹ - Nga có một thời kỳ quan hệ thân thiết, nhưng Boris Nikolayevich Yeltsin không bắt tay với Mỹ để chống Trung Quốc.


Sau vì vấn đề Kosovo, Chechnya, quan hệ Mỹ - Nga mới bắt đầu rạn nứt.


Năm 2000, Vladimir Putin trở thành Tổng thống Nga, vì NATO Đông tiến nên quan hệ Mỹ - Nga liên tục trục trặc. Sau vụ "sáp nhập" bán đảo Crimea vào lãnh thổ Nga, Mỹ lãnh đạo phương Tây trừng phạt Nga, quan hệ Trung - Nga lại trở nên mật thiết.


Putin có bước lên "chiến xa" của Donald Trump?


Năm nay tròn 100 năm ngày diễn ra Cách mạng Tháng Mười Nga, tân Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump dường như muốn đảo lại luật chơi, thử chiến lược mới hơn 100 năm qua người Mỹ chưa từng thử: liên Nga kháng Hoa.


Vấn đề đặt ra là, Donald Trump liệu có làm được như Richard Nixon thủa trước, thay đổi triệt để cục diện địa chính trị toàn cầu, nhưng bằng chính sách ngược lại Nixon hay không?


Bởi lẽ muốn liên minh, cả hai cùng phải có nhu cầu và tình nguyện. Putin cũng phải chống Trung Quốc như Donald Trump.


Năm xưa Nixon thành công với kế liên Trung kháng Xô là vì Mao Trạch Đông khi đó rất hận Liên Xô với cái cớ "chủ nghĩa xét lại", chẳng kém gì Mỹ hận Liên Xô.


Do đó theo Ngụy Thành, kế "liên Nga kháng Hoa" của Donald Trump có thành công hay không, quyết định ở mấy nhân tố.


Thứ nhất, Putin có tình nguyện phối hợp với Donald Trump đối phó với Trung Quốc hay không. Ủng hộ Trump thành Tổng thống Mỹ là một chuyện, nhưng bước lên chiến xa của Trump là chuyện khác.


Cho đến nay chưa có dấu hiệu nào cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin có động cơ đủ mạnh để làm việc này.


Thứ hai, Donald Trump có khả năng khống chế cơ chế quyền lực Hoa Kỳ và các lợi ích quốc gia cốt lõi của Mỹ đến đâu. 


Thực tế một vài chính phủ tiền nhiệm của ông chưa từng biết đến ý tưởng "chớ đẩy Nga lại gần Trung Quốc" của Trump.


Trong khi xung đột lợi ích Mỹ - Nga trong vấn đề Ukraine, Syria lại lớn hơn khả năng hợp tác, lớn hơn cả xung đột lợi ích chiến lược Mỹ - Trung.


Cuối cùng, nó phụ thuộc vào phản ứng của Trung Quốc, bao gồm sách lược của Trung Nam Hải trong các giai đoạn trước, trong và sau khi một liên minh "kháng Hoa" được thành lập.


Tác giả Ngụy Thành kết luận: những "fan hâm mộ" Donald Trump trong chính quyền cũng như ngoài xã hội Trung Quốc, dù âm thầm hay công khai cũng nên nhận thấy rằng, khả năng Donald Trump liên Nga kháng Hoa chỉ là giấc mộng ban ngày.


"Đông hòa Tôn Quyền, Bắc cự Tào Tháo"


Người viết cho rằng, bài bình luận của tác giả Ngụy Thành dường như muốn nhằm vào những người Trung Quốc thích Donald Trump hoặc ủng hộ ông hơn là bình luận chính sách đối ngoại của tân Tổng thống Hoa Kỳ.


Thế chân vạc chia ba thiên hạ, hay câu chuyện hợp - ly, ly - hợp tác giả mượn từ Tam quốc diễn nghĩa cũng chỉ nhằm ngụy trang cho mục đích chính này mà thôi. 


Bởi lẽ Trump bây giờ mới bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống, ông Tập Cận Bình thì sắp sang nhiệm kỳ thứ 2. Tổng thống Nga Vladimir Putin chưa chính thức công bố dự định của mình sau cuộc bầu cử năm 2018.


Cả 3 nhà lãnh đạo này đều có cá tính mạnh và dấu ấn cá nhân đậm nét trên chính trường, tác động không nhỏ đến đối nội lẫn đối ngoại.


Sự tại vị tiếp tục hay thoái lui của một, hai trong số họ sẽ ảnh hưởng đến chính sách đối nội, đối ngoại mỗi nước.


Người viết đồng tình với nhận định của tác giả Ngụy Thành, Trump không phải "gã khờ" về chính trị như nhiều quan điểm hiện nay.


Và chính vì không phải "gã khờ", thậm chí còn có thể là một "tay chơi có hạng" trên bàn cờ chính trị quốc tế, những cái Trump nói và những toan tính trong đầu Trump rất có thể không giống nhau.


Là một nhà đàm phán có hạng, chắc chắn Trump đã có những tính toán chiến lược trong mỗi nước cờ, chứ không có gì là "ngẫu hứng", nhất là những chuyện như điện đàm với bà Thái Anh Văn.


Kể cả phát biểu của ông Rex Tillerson được Trump đề cử chức Ngoại trưởng, trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, rằng Hoa Kỳ nên ngăn Trung Quốc truy cập đảo nhân tạo ở Biển Đông, tuy không phải nói là làm, nhưng cũng không phải ông nói để chơi.


Mục đích, tính toán thực sự của Trump hay Tillerson trong những phát biểu và động thái gây chú ý như thế này, có thể sẽ còn mất nhiều thời gian và giấy mực bàn cãi.


Nhưng tác động của nó đến tính toán chiến lược của các bên, nhất là Trung Quốc thì rất rõ ràng. Người Mỹ có thể sẽ thấy điều này trên bàn đàm phán, và nhiều khả năng cái thấy đó diễn ra theo ý đồ của họ.


Vì thế nói Trump "liên Nga kháng Hoa" theo kiểu Tam quốc diễn nghĩa, tuy đúng là chưa đủ cơ sở như lập luận của Ngụy Thành, nhưng biết đâu tân chủ nhân Nhà Trắng lại dùng kế của Khồng Minh dặn Quan Vũ khi giao lại Kinh Châu để vào Ba Thục: Đông hòa Tôn Quyền, Bắc cự Tào Tháo?


Hợp - ly, ly - hợp trong quan hệ giữa 3 siêu cường này, có thể như một vòng xoáy, nhưng nó không phải vòng tròn lặp lại, mà sẽ là vòng xoáy trôn ốc, với hình thức thể hiện khác nhau.


Tìm ra sự khác nhau ấy sẽ có ích cho các nước nhỏ đang là đối tượng mà 3 siêu cường này muốn tranh giành ảnh hưởng, cũng như những điểm nóng toàn cầu bởi hoạt động "phân chia lại địa bàn" của các tay "anh chị toàn cầu".


Tài liệu tham khảo:


http://www.ftchinese.com/story/001071069?full=y


Hồng Thủy
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18338)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19259)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17632)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18848)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22223)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22748)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18728)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20851)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21980)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22182)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19670)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20404)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19548)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24362)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23520)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.