Ai đang phá hoại môi trường thiên nhiên bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng?

21 Tháng Ba 20176:40 CH(Xem: 13316)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  22  MAR  2017


'Tâm thư' gửi Thủ tướng VN về dự án Sơn Trà


image012Bản quyền hình ảnh sontra.danang.vn Image caption Bán đảo Sơn Trà là khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng


Những ngày qua, truyền thông Việt Nam và mạng xã hội xôn xao tin có 40 biệt thự xây không phép trong khu tổ hợp khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng với quy mô hơn 100 phòng tại khu vực bán đảo Sơn Trà.


Dự án của Công ty Cổ phần biển Tiên Sa nằm trong khu vực rừng cấm Sơn Trà. Đây là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đã được kiểm đếm và Thủ tướng đã có quyết định quy hoạch tổng thể kế hoạch đến năm 2025 sẽ trở thành công viên quốc gia.


Hôm 21/3, ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng gửi 'tâm thư' đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị xem xét lại quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà đến năm 2025 "để tránh các hệ lụy về sau".


Thư viết: "Để xây một công trình khách sạn mất vài năm, nhưng để có một khu rừng như Sơn Trà phải mất hàng trăm năm."


"Xin kiến nghị giữ nguyên hiện trạng, không xây mới các cơ sở lưu trú ở Sơn Trà; Chỉ quy hoạch Sơn Trà thành nơi tham quan giải trí để bảo tồn cảnh quan tự nhiên với sự đòi hỏi nghiêm ngặt về quy chế ứng xử của du khách."


"Hạn chế triển khai các dự án ở thềm bờ biển tiếp giáp với núi Sơn Trà làm tăng nguy cơ phá hủy rặng san hô ven bờ...".


Trong thư, ông Vinh còn nhắc lại phát ngôn của ông Phúc rằng "không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, gây ảnh hưởng cuộc sống bình yên của người dân".


Hôm 21/3, bình luận với BBC từ Đà Nẵng, ông Nguyễn Trung Dân, cựu Phó tổng biên tập báo Du lịch, nói: "Vụ việc tại Sơn Trà giống như bát nước tràn, miếng đất cuối cùng chia nhau để giành khu vực đẹp nhất nhì của cả bán đảo này."


"Do ông Phúc từng làm giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng nên ông ấy hiểu được Sơn Trà phải được quy hoạch thế nào."


"Tôi tin là ông ấy sẽ dừng dự án đang khai thác tại Sơn Trà."


'Phép thử'

Cùng ngày, một nhà hoạt động môi trường, ông Nguyễn Anh Tuấn, nói với BBC: "Thư của ông Huỳnh Tấn Vinh là động thái rất tích cực của người làm du lịch Đà Nẵng."


"Những kiến nghị nêu trong thư có sức nặng ở chỗ nó đến từ chính người đang trực tiếp làm du lịch ở Đà Nẵng, phản ánh tầm nhìn trong việc giải bài toán giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường."


"Hiệp hội du lịch Đà Nẵng chọn đứng về xu hướng của thế giới là ưu tiên các loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học trong tinh thần phát triển bền vững."


"Thư cũng đã được gửi đến đúng địa chỉ là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vì chính ông có phần liên đới trách nhiệm đối với những gì đang xảy ra ở Sơn Trà hôm nay."


"Đây sẽ là phép thử đối với Thủ tướng Phúc và việc ông phản ứng với thư này sẽ cho công chúng thấy cách mà ông đối mặt với cam kết của chính mình trong quá khứ ra sao."/(theo BBC 21/3/ 2017)

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Sơn Trà mai này ra sao?


21/03/2017


TTO - “Mắt thần Đông Dương”, “lá phổi xanh” của Đà Nẵng rồi sẽ ra sao khi theo thống kê, hiện trên toàn bán đảo này đang có đến 17 dự án đầu tư đã và sẽ triển khai trong nay mai? Ai trả lời câu hỏi này?


image013

Một góc bán đảo Sơn Trà - Ảnh: Đ.NAM


Những ngày qua, dư luận Đà Nẵng một lần nữa “dậy sóng” khi những hình ảnh về một góc núi Sơn Trà bị đào xới nham nhở được tung lên Facebook. 


Ngay sau đó báo chí ồ ạt vào cuộc và rồi trước áp lực của dư luận, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã yêu cầu “đình chỉ ngay các khu vực xây dựng đến khi có các thủ tục, giấy phép”.


Hãy khoan nói chuyện đúng hay sai của dự án này, mà chúng ta hãy nói đến chuyện ai đã phát hiện vụ việc động trời “bạt núi, phá rừng” ồ ạt tại một nơi nằm ngay trong tầm mắt.


Xin thưa không ai cả, ngoài một người đi biển câu cá thấy cảnh đào xới mà xót xa đưa điện thoại lên ghi lại. Và rồi từ những bức ảnh đó mà hàng loạt sai phạm của nhà đầu tư đã bị các cơ quan chức năng sờ tới.


Vậy cả một hệ thống chính quyền từ cấp phường lên đến quận, thành phố ở đâu mà để chuyện tày đình đó xảy ra ngay giữa thanh thiên bạch nhật?


Câu hỏi đó đã được rất nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ đặt ra, nhưng xem ra khó có câu trả lời hoàn hảo.


Vì sao lạ vậy? Có lẽ đây không phải là lần đầu, mà chỉ mới 10 ngày trước đó báo chí cũng đã đồng loạt phản ánh việc cả một quần thể 6 căn nhà có kiến trúc na ná giống nhà hàng Tàu xây dựng trái phép tại phường Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ).


Gần đây nhất là tổ hợp căn hộ và khách sạn Central Coast tại phường Phước Mỹ (quận Sơn Trà) xây đến tầng thứ 10, nhưng khi kiểm tra thì chủ đầu tư không hề có một mảnh giấy phép lận lưng.


Liệt kê 3 trong nhiều vụ việc sai phạm trong xây dựng như thế để thấy rằng bộ máy chính quyền Đà Nẵng ở một góc độ nào đó đã bị “tê liệt” trong giám sát, quản lý địa bàn.


image014

Hiện trường công trình xây dựng biệt thự không phép trên bán đảo Sơn Trà - Ảnh: Hữu Khá


Trở lại câu chuyện Sơn Trà. Vì sao hễ đụng đến Sơn Trà là dư luận lại “dậy sóng”? Đơn giản là bởi nói như ông Huỳnh Đức Thơ: rừng Sơn Trà là một khu vực mà người Đà Nẵng ai cũng quan tâm vì vừa phục vụ cùng lúc nhiều mục đích.


“Nhưng mấy anh đã cầm đèn chạy trước ôtô, nên phải dừng ngay tức khắc đến khi xong đánh giá tác động môi trường”.


Nhưng dù có đánh giá tác động môi trường đi nữa thì những ai quan tâm đến Sơn Trà cũng có chí ít một nỗi lo như ông giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường: “Chủ đầu tư chưa tính toán được hết những ô nhiễm và tác động đến sinh cảnh trong quá trình thi công”!


Và như vậy, Sơn Trà - ngôi nhà của voọc chà vá chân nâu, loài linh trưởng nằm trong sách đỏ được bảo vệ vô điều kiện - có thể sẽ bị uy hiếp. Sâu xa hơn: lá phổi xanh của người Đà Nẵng đang dần bị phá bỏ, thay vào đó là bêtông cốt thép.


Trong chiến tranh, núi Sơn Trà được mệnh danh là “mắt thần Đông Dương”, còn trong thời bình Sơn Trà được mệnh danh là “lá phổi xanh” của Đà Nẵng. Vậy điều gì khiến Sơn Trà dần biến dạng?


Câu trả lời có lẽ không quá khó khi trên thực tế, chính quyền Đà Nẵng đang phải đứng trước sự lựa chọn: hoặc giữ nguyên trạng biến Sơn Trà thành khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia, hoặc biến nơi đây thành một điểm nghỉ dưỡng cao cấp hái ra tiền của một vài tổ chức, cá nhân.


Theo thống kê, hiện trên toàn bán đảo này đang có đến 17 dự án đầu tư đã và sẽ triển khai trong nay mai. Vì vậy, người Đà Nẵng đang thật sự lo ngại hàng nghìn hecta rừng chạy quanh bán đảo này sẽ trở nên nham nhở, như dự án biệt thự đang làm “dậy sóng” những ngày qua.


ĐIỀN QUÂN
28 Tháng Mười 2013(Xem: 18611)
Bản Ghi Nhớ này, từ các hồ sơ đã giảỉ mật, viết bởi Paul M. Kattenburg, Phó Giám Đốc Đông Nam Á Sự Vụ tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Cuộc nói chuyện này diễn ra 3 tuần sau khi LS Trần Văn Chương (cha của bà Nhu) từ chức Đại sứ VN tại Hoa Kỳ và bả Trần Văn Chương (mẹ của bà Nhu) từ chức Quan sát viên VNCH tại LHQ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 20029)
Hồ sơ này là cuộc phỏng vấn ngày 26-9-1963 tại Sài Gòn, do Giáo sư Bromley Smith trả lời Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara lúc đó đang thăm VN. Hồ sơ Bộ Ngoại Giao Mỹ ghi rằng GS Smith là ‘Executive Secretary of the National Security Council’ -- Thư ký điều hành Hội Đồng An Ninh Quốc Gia -- thực ra, là một nhà văn Hoa Kỳ đã ủng hộ ông Diệm nhiều năm, cho tới khi thất vọng vì các chính sách anh em ông Diệm-Nhu truy bức Phật Giáo và các thành phần dân chúng.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 21118)
Các hồ sơ giải mật gần đây cho thấy TT Kennedy đã thấy thua từ cuối 1961, nên thu xếp từ mùa xuân 1962 để giảm sự tham dự quân sự Hoa Kỳ trở về mức tương đương với đầu năm 1961. Và vào ngày 11 tháng 10-1963, TT Kennedy đã ra một lệnh bí mật để lập kế hoạch rút 1,000 cố vấn (trên tổng số gần 17,000) từ VN về Mỹ vào cuối năm 1963
14 Tháng Mười 2013(Xem: 19518)
Một số người trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã nêu lên lý luận rằng, vì Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy trong năm 1963 đã đòi đưa quân Mỹ vào Việt Nam, nhưng bị Tổng Thống Diệm phản đối, nên Hoa Kỳ mới thúc đẩy các cuộc biểu tình của Phật Giáo để lật đổ ông Diệm hầu dễ đưa chiến binh Mỹ vào miền Nam VN. Từ đó, để “giải tội” cho ông Diệm, họ cũng đã phóng to thành kịch bản “ông Diệm bảo vệ quyền tự quyết” nên bị Mỹ xúi giục các tướng lãnh đảo chánh !
07 Tháng Mười 2013(Xem: 18315)
Diễn đàn Xã hội Dân sự, sau đây gọi là Diễn Đàn, đã vừa tròn 10 ngày. Nhiều người ký, nhiều bạn đọc muốn biết nhiều hơn về Diễn Đàn, bài viết này muốn làm rõ một vài điểm về Diễn Đàn.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 22278)
Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 18611)
Westminster (Bình Sa)- - Lúc 10 giờ sáng Thứ Ba ngày 10 tháng 9 năm 2013 tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí (Nhà hàng ZEN) Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa tổ chức buổi họp báo để nói qua ý nghĩa sự ra đời của phong trào và công bố bản Tuyên Ngôn của Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời phổ biến thư mời tham dự ngày Nghị Hội 2013.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 20645)
Vào ngày Chủ Nhật 15/9/2013, một Nghị Hội do Phong Trào Đoàn Kết VNCH dưới sự lãnh đạo của Ls Ts Lê Trọng Quát Cựu Quốc Vụ Khanh Chính Phủ VNCH và Gs Ts Nguyễn Thanh Liêm Cựu Thứ Truởng Bộ Giáo Dục Chính Phủ VNCH tổ chức thu hút gần 400 người tham dự.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 19884)
Nhân dịp Ngày Quốc Tế Dân Chủ (International Day of Democracy) 15 tháng 9, hôm nay nhiều chục nhà lập pháp từ 18 quốc gia dân chủ trên thế giới tề tựu ở Quốc Hội Hoa Kỳ để chia sẻ kinh nghiệm và bàn luận kế hoạch đẩy rộng trào lưu dân chủ toàn thế giới.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 25196)
Ngày 12/09/2013, vào khoảng 7 giờ sáng, các nhân viên an ninh Việt Nam đến nhà Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang để tra hỏi về các bài viết của ông mới đưa lên mạng, đặc biệt trong đó có bài viết chỉ trích ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ký kết văn bản hợp tác với lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có thỏa thuận để « công an Trung Quốc vào lập trật tự trị an ở Việt Nam » và bài báo về nghi vấn Hồ Chí Minh là người Việt hay người Tàu của đại tá Phạm Quế Dương, đăng trên Tập san Tổ Quốc.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 20123)
Trên tinh thần tranh đấu cho một nước Việt Nam thật sự Tự do Dân chủ và Nhân quyền, Phong trào Đoàn kết VNCH trân trọng kính mời quý cơ quan Truyền thông Báo chí Việt ngữ đến tham dự buổi họp báo diễn ra tại: Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí
18 Tháng Chín 2013(Xem: 18490)
WESTMINSTER – Sáng Thứ Ba, ngày 10-9-2013 Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa do Giáo sư TS Nguyễn Thanh Liêm làm Chủ Tịch đã mở cuộc họp báo tại Câu Lạc Bộ Báo Chí (Quán Zen) để phổ biến Cương Lĩnh và Tuyên Ngôn của Phong Trào...
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17681)
Thực sự, 1989 đã không chỉ xảy ra trong năm 1989. Trong khi thế kỷ thứ hai mươi đã không bắt đầu cho đến 1914, và thế kỷ thứ hai mươi mốt đã không bắt đầu cho đến tháng Chín 2001, thì 1989 đã thực sự bắt đầu ít nhất một chục năm trước. Nhưng bị thôi miên bởi cảnh lễ hội (carnival) bắt mắt xảy ra trên đỉnh bức tường Berlin, hầu hết thế giới đã không nhận ra rằng cái đã có vẻ như sự sụp đổ đột ngột của chế độ cộng sản đã không là một phép màu cũng đã chẳng là thành tựu của các cường quốc nước ngoài. …
11 Tháng Chín 2013(Xem: 20352)
Các báo của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đăng nhiều bài chỉ trích quan điểm kêu gọi thành lập đảng đối lập của ông Lê Hiếu Đằng.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17680)
Thay mặt Đảng Việt Tân xin kính chào và cảm ơn quý vị đã dành thời giờ rất là quý báu đến tham dự buổi lễ tưởng niệm Cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân đã hy sinh trên con đường Đông Tiến cách nay 26 năm.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20281)
Sau khi bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi và bài viết Phá xiềng của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận đăng tải trên các trang mạng, một số bạn bè, đồng đội, nhân sĩ trí thức, nhà báo…, hoặc qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp tôi đặt một số vấn đề, khiến tôi thấy cần làm rõ thêm về những suy nghĩ của mình.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20293)
Thời gian vừa qua, có dịp vào Sài Gòn, được tin ông Lê Hiếu Đằng phải cấp cứu ở BV Bình dân, tôi và bạn bè đã đến thăm ông. Chúng tôi nhìn nhau khôn xiết bồi hồi. Sờ bàn chân ông thấy có hiện tượng phù nhẹ, nhưng trông khuôn mặt thì vẫn rất linh lợi, nhất là ánh mắt sáng láng, vẫn ngời lên cái khát vọng tha thiết về tương lai dân chủ hóa cho đất nước.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 20775)
Tổng thống Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 9 năm 2012. và gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 22089)
Nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang ở Mỹ trong mấy ngày cuối tháng 7 vừa qua, thử nghĩ về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 18749)
Hình thức phản kháng rõ ràng nhất, vang dội nhất chính là sự thể toàn dân Việt Nam một lòng nắm tay nhau tấn công Trung Cộng và Công Sản Việt Nam trên các trận địa chính trị, kinh tế, ngoại giao, truyền thông…