Thấy gì từ tập đầu phim Vietnam War?

19 Tháng Chín 20176:43 CH(Xem: 11263)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ  TƯ  20  SEP  2017


Thấy gì từ tập đầu phim Vietnam War?


Peter Zinoman Giáo sư Lịch sử và Đông Nam Á Học, Đại học California ở Berkeley


BBC 19/9/2017


image021Bản quyền hình ảnh OTHER Image caption Phim 'The Vietnam War' (Cuộc chiến Việt Nam) - hình do đoàn làm phim cung cấp


Vietnam War (Chiến tranh Việt Nam) khác tất cả các phim tài liệu mà Ken Burns/Lynn Novicks đã làm xưa nay. Các bộ phim đó đều kể về một câu chuyện đặc trưng và rõ ràng với quan điểm "nước Mỹ trên hết." Ngoài người Mỹ ra thì còn ai có thể là diễn viên chính trong các bộ phim trước đây của Burns/Novick, chẳng hạn như The Brooklyn Bridge (Cây cầu Brooklyn), The Statue of Liberty (Tượng thần Tự do), The Civil War (Nội chiến), Baseball (Bóng chày), The West (Miền Tây), Thomas Jefferson, Lewis and Clark (Lewis và Clark), Jazz (nhạc Jazz), Mark Twain, Prohibition (Luật cấm đồ cồn) and The Dust Bowl (Một vùng cát bụi).


Nhưng với cuộc chiến ở Việt Nam, chúng ta có thể biện luận rằng người Việt xứng đáng đóng vai chính trong câu chuyện. Xét cho cùng, từ 1 đến 3 triệu người Việt đã bỏ mạng trong chiến tranh, lớn hơn rất nhiều (gấp từ 20 đến 60 lần) con số khoảng 58.000 người Mỹ chết trong cuộc xung đột.


image020Một cựu binh Mỹ lau rửa bức tường Tưởng niệm Cuộc chiến Việt Nam ở Venice Beach, California hồi 2016


Những thiệt hại kinh khủng cả về vật chất và môi trường do bom đạn, chất khai quang, chiến tranh ở các vùng đô thị, chiến tranh du kích và chống du kích ở vùng nông thôn đã ảnh hưởng trầm trọng đến riêng vùng lãnh thổ Đông Nam Á, cũng như vấn nạn khổng lồ của tình trạng người dân trong nước buộc phải tản cư, di cư.


Hệ quả của cuộc chiến đối với người Việt lớn hơn so với người Mỹ cũng được thể hiện rõ qua khoảng thời gian trung bình mà mỗi bên phải trải nghiệm. Trong khi phần lớn người Mỹ tham chiến ở Việt Nam khoảng trên dưới 1 năm trong giai đoạn giữa 1965 và 1973, thì người Việt sinh ra sau Thế chiến thứ Hai phải sống trong thời chiến suốt ba mươi năm ròng rã từ 1945 đến 1975. Xét sự nổi trội cả về con số người Việt lẫn tầm mức thiệt hại không thể sánh được mà họ là nạn nhân, việc đặt người Việt vào vai trò trung tâm trong thời đoạn lịch sử đen tối này, ít ra, cũng phải là một mệnh lệnh đạo đức khiêm tốn.


image022

Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM Image caption Hàng triệu người Việt Nam đã bỏ mạng trong chiến tranh


'Dĩ Mỹ vi trung'


Thế nhưng, ý đồ lấy Mỹ làm trọng tâm không hề giấu giếm trong Vietnam War được thể hiện rõ ngay trong 3 cảnh mở màn giới thiệu phần 1 của bộ phim tài liệu 10 tập này. Cảnh đầu tiên tả những người lính Mỹ tham chiến, cảnh thứ hai cho thấy một cuộc diễu binh của quân đội Mỹ, và cảnh thứ ba là lời bình luận của cựu chiến binh Mỹ Karl Marlantes. Bài hát Hard Rain của Bob Dylan làm nền nhạc kết thúc phần một càng báo hiệu rõ hơn nữa xu hướng "dĩ Mỹ vi trung" làm điểm tham chiếu. Mặc dù trong tập đầu, số lượng nhân vật người Việt và người Mỹ phát biểu tương đương nhau, nhưng trọng tâm tự sự vẫn nghiêng về những câu chuyện thứ yếu của người Mỹ với tầm quan trọng lịch sử đáng ngờ.


Chẳng hạn, việc Hồ Chí Minh được cho là ngưỡng mộ Hoa Kỳ, thể hiện qua bằng chứng ông hợp tác với nhân viên tình báo Mỹ trong Cục Tình báo Chiến lược (OSS) và việc ông dẫn Thomas Jefferson trong Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam. Trong lịch sử chính thống về cuộc chiến, những tình tiết quá quen thuộc này được sử dụng để nhấn mạnh số phận éo le đầy kịch tính khiến Mỹ và Hồ Chí Minh "bỏ lỡ cơ hội" kết bạn với nhau. Nhưng các nghiên cứu học thuật từ lâu nay đã cho thấy tinh thần chống Mỹ mạnh mẽ trong các bài báo của Hồ Chí Minh ngay từ thập niên 1920, bao gồm cả những bài viết đầy phẫn nộ về việc hành quyết người da màu và về đảng 3K (Ku Klux Klan).


image023

Bản quyền hình ảnh AFP/Getty Images Image caption Hình chụp Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội Đảng lao động Việt Nam năm 1953


Gần đây hơn, nhà nghiên cứu khoa học chính trị Vũ Hữu Tường dẫn lại một loạt các bài báo chống Mỹ tương tự do Hồ Chí Minh viết trong khoảng từ năm 1951-1956. Là một thành viên của quốc tế cộng sản Đệ tam, đồng thời là một sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp trung thành với Stalin và kịch liệt chống Mỹ, ít có khả năng là Hồ Chí Minh thực lòng mong muốn nhận được sự trợ giúp của Mỹ như tập đầu của bộ phim gợi ý. Thay vào đó, những đợt tương tác của Hồ Chí Minh với người Mỹ (bao gồm cả thư gửi cho các tổng thống và các buổi trà đàm với nhân viên tình báo Mỹ) nhiều khả năng là do sự nhận biết mang tính thực dụng của ông về tiềm năng sức mạnh Hoa Kỳ và về nhu cầu trung lập hóa sức mạnh ấy qua liên lạc trực tiếp.


Quan điểm "dĩ Mỹ vi trung" trong tập đầu tiên của bộ Chiến tranh Việt Nam cũng được thể hiện rõ qua cách tái hiện câu chuyện từ phía Việt Nam quá giản đơn. Tập đầu vẽ lại lịch sử hiện đại Việt Nam như một bức biếm họa, trong đó ách áp bức của thực dân Pháp chỉ bị thách thức bởi sự xuất hiện của Hồ Chí Minh, nhân vật có tinh thần quốc gia duy nhất trong thời thuộc địa được đề cập đến trong tự sự.


Thiếu vắng trong tường thuật này là vô số các lực lượng đối lập với Hồ Chí Minh trong phong trào chống thực dân rộng lớn hơn, bao gồm các phe quốc gia, phe lập hiến, phe Trotskyists, phe cộng hòa, phe bảo hoàng, phe phát xít và phe tân truyền thống. Đối với nhiều học giả, cuộc xung đột đẫm máu giữa phe cộng sản do Hồ Chí Minh lãnh đạo và các lực lượng chống cộng khác trong cả cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ Nhất (1946-1954) và lần thứ Hai (1954-1975) chỉ có thể hiểu được trong bối cảnh tiếp nối của xung đột chính trị từ cuối thời thuộc địa. Thiếu vắng khía cạnh này của câu chuyện, sự hình thành chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền nam, lực lượng chống đối Hồ Chí Minh quan trọng nhất thời hậu thuộc địa, có vẻ chỉ là sản phẩm độc quyền của Mỹ trong cuộc kiếm tìm đồng minh thời Chiến tranh Lạnh, chứ không phải là một tinh thần chủ nghĩa quốc gia chống cộng bản địa với gốc rễ lịch sử có từ thời thuộc địa.


image024

Bản quyền hình ảnh AFP/Getty Images Image caption Hình chụp vua Bảo Đại (không rõ ngày) tại Hà Nội. Ông thoái vị tháng 8/1945 và sang sống ở Pháp từ năm 1955.


Một bức tranh bị bóp méo tương tự cũng xuất hiện trong tập đầu là việc không đề cập đến vua Bảo Đại. Sự lãnh đạo của ông với Quốc gia Việt Nam do Pháp hậu thuẫn năm 1950 đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người Việt chống cộng, những người tiếp tục chống lại sự bá quyền của cộng sản sau năm 1954.


Hướng tiếp cận "dĩ Mỹ vi trung" trong Chiến tranh Việt Nam cũng được thể hiện qua cách phim mô tả Ngô Đình Diệm. So với Hồ Chí Minh, người được mô tả trong tập đầu, ít nhất là một phần nào đó, qua cách nhìn của người Việt, Ngô Đình Diệm chỉ được giới thiệu qua lời của giới chức Mỹ (ông "kiêu căng" và "ngạo mạn," một "đấng cứu thế không có thông điệp"). Mặc dù ông cầm quyền suốt gần 10 năm trong những hoàn cảnh vô cùng bấp bênh, tập phim đầu thể hiện rất ít sự quan tâm tới việc người dân Việt ở miền nam Việt Nam nghĩ gì về ông.


image025

Bản quyền hình ảnh AFP/Getty Images Image caption Ông Ngô Đình Diệm phát biểu trong ngày thành lập Việt Nam Cộng hòa ngày 10/10/1955.


Quan điểm "dĩ Mỹ vi trung" trong Chiến tranh Việt Nam và lý giải hời hợt về lịch sử Việt Nam đã bị nhiều cây bút có tầm ảnh hưởng lớn trên facebook tiếng Việt, diễn đàn công không bị kiểm soát quan trọng nhất ở Việt Nam, phê bình. Blogger nổi tiếng Nguyễn Quang Lập hiện sống ở Thành phố Hồ Chí Minh viết, "Còn nội dung thì phim này chỉ thuần tuý thông sử, không có gì mới. Phần về phía Mỹ cảm động, sâu, đa diện- 8/10. Phần về phía Việt Nam quá hời hợt và phiến diện, may ra được 4/10. Đạo diễn phim tài liệu số 1 nước Mỹ làm phim này trong 10 năm mà chỉ có thế thì chưa đạt yêu cầu."


*Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách viết của tác giả, Giáo sư Lịch sử và Đông Nam Á học, Đại học California, gửi cho BBC Tiếng Việt từ California, Mỹ.
17 Tháng Ba 2015(Xem: 16985)
Vì sao chính phủ Hoa Kỳ quyết định lên tiếng công khai dù biết Việt Nam sẽ không hài lòng? Câu trả lời có lẽ là Hoa Kỳ ngày càng lo ngại về khả năng khôi phục hiện diện quân sự của Nga ở những vùng ảnh hưởng của Mỹ. "Vịnh Cam Ranh, nơi từng là căn cứ của Hoa Kỳ và trong quá khứ cũng từng bị hải quân Pháp và Nhật kiểm soát, nằm cách Sài Gòn 290 km về hướng Đông Bắc là một cảng nước sâu tự nhiên. Guam, lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương, nơi đặt căn cứ không quân Andersen, cách Việt Nam 4.000 cây số về hướng Đông".
15 Tháng Ba 2015(Xem: 16246)
Để đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, Ted Osius, tổ chức buổi nói chuyện trực tiếp với toàn thể giảng viên và sinh viên thuộc viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội hôm 6 tháng 3-2015. Trong dịp này, đại sứ Ted Osius nêu ra 3 chủ điểm của cột mốc lịch sử -20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, gồm có:
10 Tháng Ba 2015(Xem: 18737)
Phát biểu quan trọng của Đại sứ Mỹ Ted Osious tại Đại học Quốc gia Hà Nội "Điều đó cho thấy rằng có vẻ như là ông Ted Osius không chỉ nắm được lịch trình của đoàn Việt Nam, sắp tới ông Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, ông Quang và có thể cả những chính sách nữa đi Mỹ, mà còn có thể dự đoán được kết quả của chuyến đi đó thành công như thế nào và thành công ở mức độ nào".
05 Tháng Ba 2015(Xem: 17823)
Rà soát lại hồ sơ cá nhân của ông Kim cho thấy rằng năm 2010 ông Kim đã có một lần tấn công Đại sư Nhật tại Seoul cũng vì chung một chủ đề Thống Nhất Triều Tiên. Ông Kim Young Man, ngưòi phát ngôn của Hội Đồng Hòa Giải và Hợp Tác Thống Nhất Triều Tiên, cũng là đơn vị đã tổ chức mời ông Đại sứ Lippert đến thuyết trình, cũng đã lên tiếng xin lỗi về tình trạng mất an ninh tại sự kiện này.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 24316)
Ngày 28/10 năm 2014, trong chuyến công du Ấn Độ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã viếng thăm Bồ Đề Đạo Tràng. Hình ảnh người đứng đầu Chính phủ ngồi xếp bằng, tay đeo tràng hạt, cung kính chắp tay lạy Phật như một Phật tử thuần thành xuất hiện khắp trên các tờ báo lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, chưa thấy ai đặt vấn đề liệu hành vi trên của ông có mâu thuẫn với việc ông phủ nhận có theo bất kỳ tôn giáo nào trong các bản khai lý lịch của mình.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 21501)
Mở đầu bài viết “Tản Mạn Chuyện Đổi Mới Sáng Tạo” đăng tải trên báo Tia Sáng hôm 10-2-15, GS Hoàng Tụy viết: “Khi mô tả sự phát triển kém cỏi của đất nước, chúng ta hay dùng từ lạc hậu hay tụt hậu, nhưng tôi để phản ảnh đúng hơn thực chất phải nói ta đang trì trệ trong tụt hậu.
24 Tháng Hai 2015(Xem: 40435)
CDQL có thể là thuộc phe nhóm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vì nó rất có lợi cho ông. Đây là nhận định của rất nhiều người. CDQL phục vụ khá rõ cho ý đồ và tham vọng của ông Dũng nhằm chức Tổng Bí thư, thậm chí kiêm nhiệm thêm chức Chủ tịch nước (như tại Trung Quốc) tại Đại Hội XII tới.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 17765)
Với vô vàn cố gắng của hơn 3 năm 6 tháng, trang mạng CDQL hôm 25-1-15 qua bài viết ”MŨI THUYỀN XẺ SÓNG–MŨI CÀ MAU”, đã tung ra trận đánh lớn chống lại Đảng Cộng Sản ViệtNam-ĐCSVN- một cách khốc liệt không khoan nhượng với ý chí loại trừ tận gốc rễ ảnh hưởng của ĐCS trong xã hội Việt Nam.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 17272)
Sau khi Nhật đảo chánh Pháp, ngày 11-3-1945 Vua Bảo Đại đã Tuyên Bố Độc Lập cho Việt Nam, bãi bỏ mọi hiệp ước đã ký với Pháp:“Chiếu tình hình thế giới nói chung, và tình hình Á châu nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp được bãi bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia…” Đến ngày 17-4-1945, Thủ Tướng Trần Trọng Kim trình danh sách Nội các lên vua Bảo Đại phê chuẩn và Nội các Trần Trọng Kim ra mắt Quốc dân vào 2 ngày sau đó.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 16435)
Điếu Cày: Kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, cùng với thời gian, cả Washington lẫn Hà Nội đều theo đuổi một quan hệ gần gũi nhau hơn trên nhiều phương diện, và dần dần đã chuyển dịch từ thế đối địch sang đối tác.
26 Tháng Giêng 2015(Xem: 16970)
Ngày này, 27/1, cách đây 42 năm, Ngoại-trưởng William P. Rogers của Mỹ và ông Nguyễn Duy Trinh, Bộ-trưởng Ngoại-giao Hà-nội, đặt bút xuống ký “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.” Bên cạnh chữ ký của ông Rogers là chữ ký của Tổng-trưởng Ngoại-giao VNCH Trần Văn Lắm và bên cạnh chữ ký của Nguyễn Duy Trinh là chữ ký của bà Nguyễn Thị Bình, Bộ-trưởng Ngoại-giao của cái gọi là “Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam.”
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 17842)
TT Obama: Qua sự cố 9/11, nước Mỹ bị cuốn hút trong hai cuộc chiến Iraq, Afghanistan lôi theo những năm khủng hoảng suy trầm kinh tế và tư tưởng. Hôm nay bóng đen suy trầm và khủng hoảng ấy không còn nữa. Đêm nay lịch sử Mỹ đã sang trang
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 20050)
TBT Nguyễn Phú Trọng:“Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà Nước ta…” TT Nguyễn Tấn ũng: hiện nay hơn 30 triệu người Việt đang sử dụng các mạng xã hội, đó là nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấm…Các đồng chí ngồi đây đều tham gia mạng xã hội, có điện thoại để lên facebook xem thông tin…Chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí…”
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 19330)
"Phần lớn những người dân Đà Nẵng tôi biết là người nghèo, ... họ thương, cám ơn Bá Thanh lắm.". "Cán bộ nể trọng ông Thanh là người quyết đoán, nhưng những người không thích thì nói Bá Thanh bao sân."
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 19194)
Tại sao người Việt Nam chúng ta lại chống? Lý do chính là vì không người Việt nào tin Cộng Sản Trung Quốc. Chính tuần báo Anh quốc The Economist cũng nhận xét rằng Viện Khổng Tử là một “cơ quan nhà nước” cho nên nó sẽ đóng vai thi hành các chủ trương của Cộng Sản Trung Quốc.
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 18666)
Một trong những tạp chí hàng đầu ở Hoa Kỳ là tuần báo TIME có truyền thống phát hành một ấn bản đặc biệt vào cuối năm với hình bìa và cũng là chủ đề cho số này, nhấn mạnh đến một nhân vật đặc biệt nhất trong năm: Person Of The Year.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 21420)
Năm 1989, trước tình trạng Khối cộng sản Đông Âu và Liên Xô khủng hỏang tòan diện, đảng Cộng sản giao nhiệm vụ tìm hiểu về “Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì?” cho Ủy viên Bộ Chính trị Trần Xuân Bách. Qua nghiên cứu thực tế ông Bách đã kết luận Việt Nam cần phải tìm một hướng đi riêng và cần nhịp nhàng đổi mới cả kinh tế lẫn chính trị: “Hai lãnh vực này phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân.”
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20130)
Điều này chỉ cho thấy rằng: Phục hưng con đường tơ lụa có nghĩa là các nhà lãnh đạo kinh tế Bắc Kinh đang triển khai một phương án mới trong chính sách tiếp cận thị trường từ Á sang Âu và Phi, đẩy lùi hoặc tước đoạt ảnh hưởng cố cựu của các quốc gia tư bản cũ như Pháp, Anh, Bỉ, Ý, Nhật và Mỹ…
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19777)
Tại Little Havana ở Florida, nơi tập trung đông cư dân gốc Cuba kiên trì chống chế độ của Fidel Castro từ nửa thế kỉ qua, nhiều người lớn tuổi cho rằng Tổng thống Obama phản bội họ và bày tỏ sự bực tức cao độ. Còn người trẻ cho rằng đã đến lúc cần có quan hệ hai nước. Nhớ lại thời điểm tháng 7-1995, khi Hoa Kỳ quyết định nối lại bang giao với Việt Nam, Little Saigon ở California cũng ồn ào chống đối như thế.
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20765)
Báo Anh tuần qua viết về Cuba và ba nhân vật liên quan đến dòng Tên (Jesuits). Ông Fidel Castro và người bạn lớn của Cuba, nhà văn Colombia Gabriel Garcia Marquez đều từng học trong trường do các giáo sỹ Jesuits dạy...Thậm chí, không phải tình cờ mà cả hai ông Barack Obama và Raul Castro đều chọn ngày sinh nhật 78 của Giáo hoàng đầu tiên người Nam Mỹ để công bố tin thay đổi ngoại giao.