Nhìn Lại Năm 2013
Từ trái: Nguyễn Kim cựu Chủ tịch đảng Việt Tân, Lý Thái Hùng Tổng bí thư, Đỗ Hoàng Điềm tân Chủ tịch, Bs Nguyễn Trọng Việt Ủy viên Trung ương và Ls Đoàn Thanh Liêm đến thăm tòa soạn báo Văn Hóa Magazine năm 2008. Ảnh VH
Lý Thái Hùng
Năm 2013 đã khép lại với nhiều diễn biến. Sống trong thời đại lớn mạnh của mạng xã hội, nhân loại đã đón nhận quá nhiều biến cố xảy ra, chưa kịp thẩm thấu thì nhiều sự kiện khác lại dồn dập ập đến. Do đó làm công việc điểm lại tình hình đã xảy ra trong năm 2013 không phải là công việc đơn giản trước hàng ngàn sự kiện đã đi vào ký ức của nhân loại.
THẾ GIỚI 2013:
Trước hết, điểm qua tình hình thế giới, có mấy biến cố sau đây được coi là nổi bật vì thu hút khá nhiều sự chú ý của truyền thông quốc tế.
Thứ nhất là Siêu bão Haiyan đổ bộ Phi Luật Tân: Cơn bão chết người ập vào Phi ngày 8 tháng 11 có quy mô mạnh nhất kể từ siêu bão Tehlma năm 1991. Bão Haiyan đổ bộ vào quần đảo với sức gió lên tới 272km/h (nhanh hơn 32km/h so với sức gió tâm bão Katrina) khiến sóng biển cao tới 6 thước ập vào bờ, cướp đi hơn 5 ngàn sinh mệnh và làm cho 2 triệu người sống cảnh màn trời chiếu đất. Trong nỗ lực cứu giúp các nạn nhân của trận bão Haiyan tại Phi Luật Tân, Cộng đồng người Việt tại Hải ngoại và một số Bloggers Việt Nam đã đóng góp một số hiện kim đáng kể qua các buổi văn nghệ, dạ tiệc gây quỹ. Đây là một nghĩa cử nhằm cảm tạ ơn cứu giúp của chính quyền và nhân dân Phi trong cuộc chiến tự vệ tại Miền Nam trước năm 1975 và cứu giúp thuyền nhân Việt Nam sau năm 1975.
Thứ hai là cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela qua đời: Ông Nelson Mandela qua đời ở tuổi 95 vào ngày 5/12 tại nhà riêng ở Houghton, Johannesburg, Nam Phi, sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh viêm phổi. Ông được Tổng thống Obama đánh giá là người “nắm giữ lịch sử trong tay và hướng nhân loại đến sự công bằng”. Có hơn 100 nguyên thủ quốc gia và các nhân vật quan trọng trên thế giới đã đến tham dự tang lễ của ông.
Thứ ba là chính quyền Morsi của Ai Cập bị giải thể: Sau những bất lực hòa giải với phe đối lập, ngày 3 tháng 7, Tướng, Abdul Fatah el-Sisi, đại diện quân đội Ai Cập đã tuyên bố rằng quân đội đã phế truất Tổng thống Mohamed Morsi, người được bầu lên sau 1 năm cầm quyền kể từ khi chính quyền độc tài Mubarak bị sụp đổ. Ông Morsi thuộc nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo đã quá vội vã uốn nắn Ai Cập đi theo con đường Hồi Giáo khiến cho phe đối lập chống đối và bị quân đội truất phế sau những cuộc biểu tình lan rộng trên toàn quốc.
Thứ tư là chính biến tại Thái Lan: Sau khoảng ba năm tương đối ổn định, tình hình Thái Lan đã trở nên sôi động khi chính quyền Thủ tướng Yingluck Shinawatra của đảng Pheu Thai cho thông qua một đạo luật ân xá tất cả các đảng phái cũng như các cá nhân liên quan đến các vụ bạo động đường phố và bị bắt giữ kể từ năm 2004. Phe đối lập cho rằng đạo luật ân xá này nhằm giúp cho cựu Thủ tướng Thaksin đang lưu vong, là anh trai của Thủ tướng Yingluck, có cơ hội quay trở lại chính truờng Thái Lan. Đại diện phe đối lập là Phó Thủ tướng Suthep Thaugsuban của đảng Dân Chủ đã chỉ huy các cuộc biểu tình với mục tiêu rõ rệt là lật đổ chính quyền của nữ Thủ tướng Yingluck. Trước tình thế này, Thủ tướng Yingluck đã tuyên bố giải tán quốc hội và tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 2 tháng 2 năm 2014 nhưng phe đối lập tẩy chay không tham gia cuộc bầu cử.
Thứ năm
là Iran đối thoại với Hoa Kỳ: Nhân dịp đến Nữu Uớc tham dự Hội nghị thường niên
của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 9, Tổng thống Hassna Rouhani được bầu
lên tại Iran hồi tháng 6 đã có cuộc điện đàm lịch sử với Tổng thống Obama, chấm
dứt 3 thập niên đối nghịch. Cuộc điện
đàm dài khoảng 15 phút do Tổng thống Rouhani đề xướng diễn ra trước khi phái
đoàn
Thứ sáu là vụ Edward Snowden tiết lô bí mật tình báo Hoa Kỳ: Edward Snowden, cựu nhân viên cơ quan an ninh Hoa Kỳ (NSA) đã trở thành tâm điểm của dư luận thế giới trong nhiều tháng q ua khi tiết lộ về chương trình thu lén của tình báo Hoa Kỳ đối với các quốc gia đã tạo một sự căng thẳng giữa Hoa Kỳ với nhiều quốc gia đồng minh. Theo tiết lộ của Snowden, toàn bộ hệ thống máy chủ của các tập đoàn truyền thông lớn như Verizon, Microsoft, Google, Facebook, Apple, Yahoo, PalTalk, Skype, YouTube… đã bị cơ quan an ninh quốc gia (NSA) trực tiếp xâm nhập nhằm kiểm tra các đoạn phim, ảnh, tư liệu của người sử dụng, kể cả công dân Mỹ và công dân các nước khác trên thế giới. Chương trình này được NSA gọi tên là “PRISM” bắt đầu tiến hành từ năm 2007. Quan hệ Mỹ - Nga đã trở nên xấu đi kể từ khi Mạc Tư Khoa chấp nhận cho Snowden tỵ nạn chính trị tại Nga.
Thứ bảy là Trung Quốc tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông: Đúng 1 năm sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền tại Trung Quốc vào mùa Thu năm 2012, Bắc Kinh đã đơn phương tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không trên vùng biển Hoa Đông, bao trùm lên không phận quần đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật Bản khiến cho tình hình Đông Á trở nên căng thẳng. Nhật Bản, Hoa Kỳ và Nam Hàn đều lên tiếng phản đối và cáo buộc hành động này của Trung Quốc là “leo thang thành chiến tranh khu vực”. Tuy nhiên, theo đánh giá chung của dư luận thế giới thì tuyên bố của Trung Quốc mang tính hù dọa nhiều hơn là thực chất vì khả năng kiểm soát của không lực Trung Quốc còn rất yếu kém so với Nhật Bản, Hoa Kỳ.
Thứ tám là biến động bất ngờ bùng nổ tại Campuchia: Những cuộc biểu tình rầm rộ có lúc lên đến hàng chục ngàn người diễn ra liên tục trên đường phố Campuchia vào đầu tháng 12 đã thu hút sự quan tâm của thế giới về khả năng vươn lên của phe đối lập sau 3 thập niên bị kiểm soát độc quyền của đảng Nhân dân do Thủ tướng Hun Sen lãnh đạo. Cuộc biến động khởi đi từ khi đảng Cứu Nguy Dân Tộc do ông Sam Ramsy lãnh đạo chống lại kết quả bầu cử Quốc hội Campuchia vào tháng 7 và đòi mở một cuộc điều tra độc lập về cuộc bầu cử. Thủ tướng Hun Sen đã bác bỏ yêu cầu này khiến cho 55 dân biểu tân cử của đảng Cứu nguy dân tộc đã không chịu nhận ghế trong Quốc hội 123 đại biểu. Họ muốn ông Hun Sen phải từ chức và tổ chức một cuộc bầu cử thứ hai vào năm tới. Ông Hun Sen cũng đã bác bỏ cả hai yêu cầu này.
Đảng Cứu nguy dân tộc đã tổ chức các cuộc tụ tập và tuần hành hàng ngày ở thủ đô Phnom Penh, thu hút đủ thành phần trong xã hội từ công nhân viên chức chán ngán với mức lương thấp, cho đến người dân bình thường ê chề vì tham nhũng, những nhà sư Phật giáo lên tiếng chống lại các cấp cao hơn trong giáo hội dễ dãi với đảng cầm quyền, và các công nhân dệt may phẫn nộ trước thông báo của chính phủ nâng mức lương tối thiểu từ 80 lên 95 Mỹ Kim một tháng. Rốt cuộc là ngày 30 tháng 12 vừa qua, ông Hun Sen chấp nhận cuộc đối thoại với ông Sam Ramsy để giải quyết cuộc khủng hoảng vào ngày 2 tháng 1 năm 2014.
Nhìn qua những sự kiện tiêu biểu nói trên, nếu loại bỏ đi những biến cố do thiên tai xảy ra như trận bão Haiyan đổ bộ lên Phi Luật Tân hay những biến động mang tính chất khu vực như tại Ai Cập, Thái Lan, Campuchia và sự ra đi của cựu Tổng thống Neson Mandela, chúng ta thấy rằng có ba biến cố thế giới đáng quan tâm vì có tầm ảnh hưởng kéo dài vào những năm trước mặt.
1/ Việc Edward Snowden tiết lộ những thông tin mật của tình báo Hoa Kỳ phải nói là nó làm sứt mẻ không những uy tín mà còn là sự tin tưởng của các nước đối với sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trong thời gian tới về mặt an ninh và chống khủng bố. Nếu Hoa Kỳ lãnh đạo thế giới suốt trong gần 7 thập niên qua nhờ vào sức mạnh kinh tế và quân sự thì những tiết lộ của Snowden có tính cách hủy diệt niềm tin và làm cho Hoa Kỳ ngày bị suy yếu về thế lãnh đạo của mình.
2/ Việc Iran có những dấu hiệu hòa hoãn với Hoa Kỳ khi ký hiệp định sơ bộ về kiểm soát vũ khí hạt nhân là một tiến bộ đáng ca ngợi vì qua hiệp định này, sẽ mở ra những cuộc đối thoại giữa Iran và Hoa Kỳ cũng như các quốc gia Tây phương để tìm kiếm những giải pháp hòa bình cho vùng Trung Đông nói chung, và nhất là giải quyết những xung đột trong khối Hồi giáo. Nếu giải quyết được bài toán Iran, Tổng thống Obama có thể rảnh tay hơn ở Trung Đông để đẩy mạnh chiến lược xoay trục về Á Châu Thái Bình Dương mạnh mẽ hơn trong những năm tới.
3/ Việc Trung Quốc đưa ra tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên vùng biển Hoa Đông là một nhu cầu của ông Tập Cận Bình nhằm chứng tỏ sức mạnh của Bắc Kinh đối với Tokyo trong vụ tranh chấp quần đảo Senkaku. Nhưng quyết định của Trung Quốc đã mở đường cho Hoa Kỳ tiến vào vùng Đông Á cũng như tái phối trí lực lượng quân sự trên vùng biển Thái Bình Dưong mà không bị bất cứ chống đối nào. Nhất là vào lúc mà những động thái xảy ra tại Bắc Triều Tiên qua việc thanh trừng thượng tầng lãnh đạo nằm ngoài khả năng hiểu biết của Trung Quốc.
VIỆT NAM 2013:
Điểm qua tình hình Việt Nam, so với nhiều năm trước đây nhờ vào sự phát triển của mạng truyền thông “lề trái” đã giúp cho nhiều biến cố xảy ra được loan tải nhanh chóng, khiến cho Hà Nội không kịp ém nhẹm. Năm 2013 đã có một số sự kiện xảy ra trên các mặt của xã hội từ vụ làm giả hài cốt liệt sĩ, vụ phát giác án oan 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn, vụ cháy nổ cây xăng tại Hà Nội, vụ chính quyền đổ 30 ngàn tỷ đồng cứu bất động sản, vụ bác sĩ thẩm mỹ viện Cát Tường ném xác nạn nhân xuống sông để phi tang cho đến những vụ mang tính chính trị như vụ sửa đổi hiến pháp 1992, vụ bắt giữ hai Blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào, vụ xét xử 14 thanh niên Công Giáo và Luật sư Lê Quốc Quân, vụ ông Trương Tấn Sang đi thăm Trung Quốc và Hoa Kỳ. Nhưng đáng chú ý nhất có thể tạm nêu ra một số sự kiện như sau:
Thứ nhất là vụ CSVN sửa đổi và thông qua bản hiến pháp 1992: Sau gần 1 năm vận động sự góp ý của dư luận về bản sửa đổi hiến pháp 1992 vào đầu năm 2013, Ban soạn thảo hiến pháp nói rằng họ đã tu sửa đến 4 lần và đã trình cho Quốc hội CSVN thông qua vào ngày 28 tháng 11, trong đó có 2 đại biểu không bỏ phiếu. Hiến pháp lần này tuy vẫn giữ nguyên chế độ chính trị độc đảng nhưng được bổ xung một số điểm mới nhằm củng cố bộ máy cai trị của chế độ, đó là: (a) dành hẳn một Chương đề cập về Quyền Con Người để xoa dịu dư luận trong nước và quốc tế trước những lên án về vi phạm nhân quyền; và (b) nâng vai trò Chủ tịch nước nhiều quyền hạn hơn để cân bằng quyền lực của Thủ tướng trong lúc vai trò Tổng bí thư đảng càng lúc càng lu mờ đối với hệ thống nhà nước.
Tuy nhiên điểm đáng nói của việc sửa đổi hiến pháp năm 2013 chính là tạo ra những chấn thương trong nội bộ đảng CSVN với 3 hệ quả đáng chú ý: 1/ Sự yếu kém của lãnh đạo CSVN qua những phát biểu bất nhất về vấn đề góp ý sửa đổi khiến cho dư luận lên án gay gắt và coi thường tư cách lãnh đạo của các ủy viên bộ chính trị; 2/ Nội bộ đảng phân hóa với hai khuynh hướng giữ và bỏ điều 4 hiến pháp và từ đó nảy sinh hiện tượng kêu gọi bỏ đảng để lập đảng đối lập với đảng Cộng sản Việt Nam qua sự kêu gọi của ông Lê Hiếu Đẳng; 3/ Sự góp ý về nội dung bản hiến pháp, nhất là về điều 4 hiến pháp, đã tạo ra một làn sóng phê phán đảng CSVN trong hàng ngũ trí thức, cựu cán bộ, góp phần rất lớn cho việc liên kết hàng ngũ những người yêu chuộng tự do dân chủ làm nền tảng cho sự xuất hiện xã hội dân sự tại Việt Nam.
Thứ hai là sự xuất hiện nhiều đoàn thể xã hội dân sự trong năm 2013: Nếu năm 2006 đánh dấu sự liên kết các nỗ lực cá nhân để hình thành khối 8406 thì hơn 7 năm sau, sự xuất hiện hàng loạt các đoàn thể tự phát như Hội anh em dân chủ, nhóm Blogger Việt Nam, Hội phụ nữ nhân quyền, nhóm chức sắc tôn giáo, Hội bầu bí tương thân, Diễn đàn xã hội dân sự …là những tập hợp tuy mang những hình thức khác nhau nhưng có chung một chủ đích là xây dựng những nhóm quần chúng nằm ngoài sự chi phối của chính quyền. Đây là một nhu cầu và cũng là diễn tiến phải đến khi xã hội Việt Nam chuyển mình để có những thay đổi rốt ráo hơn trong lúc chính quyền bất lực trước những vấn nạn của đất nước, cùng lúc lại cố kiềm hãm để duy trì sự độc tôn cai trị.
Sự ra đời của xã hội dân sự đã đưa đến hai hiện tượng đáng chú trọng trong năm 2013: 1/ Tinh thần đấu tranh và bảo vệ cho nhau đã thể hiện rõ nét khi có một số Blogger bị bắt thì những người còn lại nỗ lực báo động và tranh đấu cho đến khi những Blogger bị bắt được tự do, kéo nhau đi thăm tù, hoặc hàng trăm người tham gia biểu tình bên ngoài đường phố phản đối phiên tòa phi lý đang xét xử sinh viên Phương Uyên hay Luật sư Lê Quốc Quân đang diễn ra; 2/ Mở rộng sự nối kết giữa những người trong và ngoài đảng CSVN, bày tỏ những quan tâm chung về dân chủ, về đa nguyên chính trị, về chấm dứt độc tài và phê phán các sai lầm của lãnh đạo một cách công khai, rầm rộ, bất chấp những trấn dáp, trù dập của chế độ.
Thứ ba là vụ Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời: Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra đi ở tuổi 103 vào lúc 18 giờ 09 phút ngày 4 tháng 10 tại bệnh viện quân đội 108 ở Hà Nội sau nhiều năm phải sống nhờ vào sự chăm sóc đặc biệt của bệnh viện. Sự ra đi của ông Giáp đã để lại sự thương mến của nhiều người dân ở Miền Bắc vốn sống trong bối cảnh bưng bít về giai cấp lãnh đạo kéo dài trong nhiều năm. Trong ngày tiễn đưa ông, hàng chục ngàn người đã sắp hàng trên đường phố để tiễn đưa ông. Các nhà hoạt động trong nước coi hiện tượng đông đảo người dân đến viếng linh cữu và tiễn đưa ông Giáp đã nói lên sự bực tức của họ đối với chế độ hiện hành. Mặc dù Tướng Giáp có công dựng đảng cùng thời với ông Hồ Chí Minh; nhưng Tướng Giáp đã không được trọng dụng hay nói khác hơn là không được kính trọng bằng các ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng. Một phần có thể do những kèn cựa phe nhóm trong nội bộ cấp lãnh đạo; nhưng về bản chất thì ông Võ Nguyên Giáp không phải là con người năng động nên dù ông sống lâu, nhưng không đóng góp gì nhiều cho đất nước Việt Nam ở vào giai đoạn cuối cuộc đời.
Thứ tư là vụ Sinh Viên Nguyễn Phương
Uyên được trả tự do: CSVN qua phiên
tòa sơ thẩm tòa án Long An vào ngày 16 tháng 5, đã xử sinh viên Phương Uyên 6
năm tù giam và Đinh Nguyên Kha 8 năm tù giam về tội tuyên truyền chống chế độ
mà thực chất chỉ là tham gia biểu tình chống Trung Quốc. Kết quả vụ án đã tạo
ra sự bất mãn tột độ trong dư luận Việt
Thứ năm là vụ ông Lê Hiếu Đằng tuyên bố ra khỏi đảng CSVN: Ông Lê Hiếu Đằng là luật gia, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc, nguyên là Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tại Sài Gòn. Tính đến năm 2013, ông Đằng đã tham gia đảng CSVN đúng 45 năm. Ông Lê Hiếu Đằng là một trong những người đi đầu trong phong trào biểu tình chống Trung Quốc và là người đầu tiên ký tên vào kiến nghị 72 trong đợt sửa đổi Hiến Pháp 2013. Tháng 8 năm 2013, trong bài viết "Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh", ông Lê Hiếu Đằng đã công khai nói lên những suy nghĩ của mình. Ông Lê Hiếu Đằng cho rằng đảng CSVN hiện nay đã phản bội lý tưởng cách mạng, phản bội nhân dân, phản bội những người góp phần xây dựng nên chế độ, trong đó có ông, cũng như việc cần thiết phải dân chủ hóa, xây dựng thể chế đa đảng để cứu đất nước thoát khỏi tình thế nguy cấp hiện tại. Ông kêu gọi đảng viên CSVN từ bỏ đảng và thành lập chính đảng mang tên đảng Dân chủ xã hội chẳng hạn.
Bài viết của ông Lê Hiếu Đằng đã tạo một số những phản ứng
khác nhau trong dư luận Việt
Thứ sáu là vụ CSVN xét xử hàng loạt vụ án liên quan đến điều 79: Trong năm 2013, CSVN đã đưa ra xét xử hàng loạt các vụ án tập thể dưới cái gọi là “âm mưu lật đổ chế độ” theo điều 79 Luật hình sự. Đầu tiên là hai ngày 8 và 9 tháng 1, CSVN đưa ra xét xử 14 thanh niên Công giáo và Tin lành tại Thành Phố Vinh với tổng số mức án lên đến 84 năm tù giam và quản chế sau khi mãn tù. Hai tuần lễ sau từ ngày 28 tháng 1 đến ngày 1 tháng 2, CSVN đã đưa ra xét xử 22 người trong một tổ chức tôn giáo có tên là Công án Bia Sơn tại Phú Yên cũng với tội danh lật đổ chính quyền theo điều 79 Luật hình sự. CSVN đã kết án ông Phan Văn Thu, người đại diện Công án Bia sơn tù chung thân, còn 21 người còn lại bị kết án từ 13 đến 20 năm. Cũng tại Phú Yên, ngày 11 tháng 9, Tòa án Phú Yên đã đưa ông Ngô Hào ra xử với cáo buộc là âm mưu lật đổ chế độ với bản án 15 năm tù giam.
Đặc biệt là qua sự vận động của Giáo sư Luật Weiner thuộc Viện Đại học Stanford, Hoa Kỳ đã đưa vụ án xét xử phi lý đối với 14 Thanh niên Công giáo lên Ủy Ban Điều Tra về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc, do Cao Ủy Nhân Quyền LHQ thành lập để có yêu cầu điều tra và phán quyết. Kết quả là đầu tháng 12/2013, Ủy ban nói trên đã đưa ra phán quyết rằng việc bắt giữ và kết án 14 thanh niên công giáo là tùy tiện. Ủy Ban kêu gọi trả tự do cho 14 thanh niên ngay lập tức, hoặc bản án phải được xem xét lại bởi một tòa án độc lập.
Thứ bảy là Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn tại Diễn Đàn Đối thoại Sangri La: Ngày 31 tháng 5, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN, có bài diễn văn đọc tại Diễn Đàn Đối Thoại Sangri La Tân Gia Ba đưa ra một số quan điểm mà theo nhiều nhà bình luận cho rằng Hà Nội đã có một số thay đổi quan điểm về Hoa Kỳ. Trong bài phát biểu, ông Dũng ám chỉ Trung Quốc “đã có những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền." Trong khi đó, ông Dũng đã chính thức đề cao Hoa Kỳ bên cạnh Trung Quốc là hai cường quốc có vai trò và trách nhiệm lớn nhất trong khu vực Á Châu và Thế Giới. Cũng trong bài phát biểu, ông Dũng nói rằng Hà Nội muốn tạo dựng quan hệ đối tác chiến lược với 5 cường quốc trong Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc là Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga. Trong 5 cường quốc này, CSVN chỉ chưa xúc tiến quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ mà thôi.
Các nhà bình luận cho rằng, bài phát biểu của ông Dũng cho thấy là trong tình huống hiện nay, bộ chính trị CSVN muốn mở rộng quan hệ với Hoa Kỳ để tránh bớt sức ép từ phía Bắc Kinh. Tuy nhiên đa số lãnh đạo Hà Nội vẫn còn coi Hoa Kỳ là thế lực thù địch đang tìm cách lật đổ thể chế cộng sản bằng “diễn biến hòa bình” nên các trao đổi vẫn còn nằm trong khuôn khổ thăm dò, chưa thực sự tiến hành như hai phía đã cam kết hợp tác toàn diện qua các bản Thông cáo chung, đặc biệt là Tuyên bố chung 9 điểm giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hồi cuối tháng 7.
Qua một số biến cố xảy ra tại Việt Nam, chúng ta thấy rằng ba biến cố liên quan đến: 1/ Sửa đổi hiến pháp 1992; 2/ Xuất hiện một số đoàn thể xã hội dân sự; 3/ Tuyên bố bỏ đảng CSVN của các ông Lê Hiếu Đằng, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Đắc Diên sẽ tiếp tục có những tác động lên tình hình năm 2014 và 2015, nhất là vào những chuẩn bị đại hội đảng CSVN kỳ XII vào tháng 1 năm 2016. Một số những diễn biến bao gồm:
1/ Hiến pháp mới sẽ áp dụng từ đầu năm 2014, qua đó vai trò Chủ tịch nước của ông Trương Tấn Sang sẽ thay đổi với nhiều quyền lực hơn để cân bằng quyền hạn bên phía chính phủ do ông Nguyễn Tấn Dũng lãnh đạo, làm mưa làm gió từ năm 2006 đến nay. Cả hai ông Sang và ông Dũng đều là những nhân vật sáng giá để nắm giữ ghế Tổng bí thư đảng sau khi ông Nguyễn Phú Trọng về hưu vào đầu năm 2016, nên cả hai sẽ tranh giành thế chủ đạo về nhân sự và quyền lực của mình để tiếp tục nắm quyền trong 5 năm tới. Trong cuộc chạy đua này, một trong hai người sẽ phải bị loại và vì thế mà xung đột thượng tầng sẽ xảy ra gay gắt giữa phe ông Sang và phe ông Dũng trong 2 năm tới.
2/ Sự xuất hiện các đoàn thể xã hội dân sự trong năm 2013 sẽ ngày một phát triển và mở rộng địa bàn hoạt động vì CSVN khó có thể ngăn chận, ngoại trừ Bộ công an dàn dựng ra một số sự kiện ngụy tạo để kết án nhóm này, hội kia là có âm mưu lật đổ chế độ, dựa theo điều 79 Luật hình sự để kết án. Nhưng trong bối cảnh có nhiều Tổ chức phi chính phủ thế giới chú ý theo dõi những ứng xử của Hà Nội trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc và vụ đàm phán gia nhập TPP, khiến cho CSVN phải thận trọng trong việc tung ra những trấn áp các sinh hoạt của xã hội dân sự.
3/ Tuyên bố ra khỏi đảng của ông Lê Hiếu Đằng, Phạm Chí Dũng và Nguyễn Đắc Diên đã buộc các đảng viên đảng CSVN khác phải suy nghĩ về thân phận của chính họ. Nói cách khác là kể từ ngày 4 tháng 12 vừa qua, hơn 70% khối đảng viên thầm lặng, mang ít nhiều sự bất mãn về tình hình suy thoái của đảng và đất nước hiện nay, sẽ phải suy nghĩ về tương lai của chính họ để có những chọn lựa phù hợp. Nếu số đông không rời bỏ đảng hàng loạt như ông Lê Hiếu Đằng kêu gọi thì số đông này cũng sẽ âm thầm rút lui, không tham gia sinh hoạt đảng và chờ đợi ngày quật khởi từ số đông quần chúng bất mãn.
Tóm lại, trong số những biến cố thế giới xảy ra trong năm 2013, vụ án cựu nhân viên tình báo Edward Snowden tiết lộ những thông tin mật của NSA đã làm đối với các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ sẽ có tác động tiêu cực lâu dài, làm sứt mẻ không những uy tín mà còn niềm tin vào Hiệp Chủng Quốc rất lớn. Hoa Kỳ sẽ phải vất vả đối phó và lấy lại niềm tin từ các nước ít nhất là trong 5 năm tới.
Trong khi đó, vụ sửa đổi hiến pháp
vừa qua tại Việt
Tuy nhiên, mọi thủ thuật sửa đổi hiến pháp để tạo dáng vẻ dân chủ đã bị phản tác dụng nặng nề, tạo thêm những phẫn nộ trong đảng và quần chúng, đồng thời đưa tới một hệ quả quan trọng, đó là tạo đà, thêm trớn cho khuynh hướng đòi dân chủ vươn cao. Phong trào dân chủ tại Việt Nam sẽ có những bước đột phá trong năm 2014 mà đích nhắm chính là sự phát triển rộng khắp của các đoàn thể xã hội dân sự dưới nhiều hình thức, và hiện tượng thoái đảng, bỏ đảng CSVN sẽ nở rộ trong nhu cầu thành hình một bối cảnh đa nguyên của đất nước.
Lý Thái Hùng
Ngày 1/1/2014