Bs Hồ Hải
Kinh vô tự và sự giác ngộ của thầy trò Đường Tăng với chính trị Việt Nam
Ai đã từng đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa
Ân - một tác giả đời nhà Minh của Trung Hoa viết về thời thịnh trị của Phật học
- cũng đều nắm được chi tiết ở đoạn kết, khi Đường Tăng Tam Tạng đến được Tây
Trúc để thỉnh kinh. Ở đây ông gặp được Phật Tổ Như Lai, và các đệ tử xin thỉnh
kinh đem về hành đạo. Được Phật Tổ đồng ý, và giao cho 2 đệ tử là Bồ Tát Anan
và Ca Diếp tặng kinh cho Tam Tạng.
Nhưng trước khi tặng kinh, Anan và Ca Diếp làm khó dễ, Đường Tăng bèn lấy cái
chuông bằng vàng ròng, mà Vua Đường tặng cho ông trước khi lên đường đi thỉnh
kinh hối lộ cho Anan và Ca Diếp. Sau đó Anan và Ca Diếp mới tặng bộ đại kinh vô
tự - bộ kinh lớn không có chữ - và dặn dò là khi nào về đến Trung Nguyên thì
hãy mở ra xem. Nhưng đi đến con suối thì thầy trò Tam Tạng phải lãnh thêm 1
kiếp nạn nữa để đủ số kiếp nạn mà trở thành Bồ Tát. Kiếp nạn ấy là trận lũ lụt
làm cho toàn bộ đại kinh vô tự rơi xuống suối, thầy trò Tam Tạng phải vớt lên
và đem phơi. Lúc ấy mới hay toàn bộ Đại kinh không có chữ!
Lúc ấy, thầy trò Tam Tạng mới chưng hửng và suy nghĩ: Tại sao kinh vô tự? Chỉ
có Tề Thiên Đại Thánh là thông minh hơn người hiểu ý của Anan và Ca Diếp rằng:
"Khi mi tu đắc đạo thì mi chỉ có hành, chứ không còn học. Khi mi đã hành
thì tự mi viết ra kinh - sách giáo lý có tính triết học của nhà Phật - để răn
đời. Còn nếu mi cần phải sao chép kinh của ta, tức là mi chưa đạt đạo". Vỡ
lẽ này thấy trò Tam Tạng trở về Trung Nguyên để hành đạo và đắc đạo trở thành
Bồ Tát, kể cả Trư Bác Giới đầy nhục dục.
Qua câu chuyện trên tác giả Ngô Thừa Ân còn muốn nhắn gửi đến các thầy tu theo
Phật giáo rằng: Còn xây chùa, tìm chốn hoang sơn cùng cốc để lánh bụi trần để
mà tu, thì chỉ mới học tu. Tu mà còn mở kinh ra đọc như con vẹt học nói cũng
chỉ là mới học tu. Người tu đạt đạo là người phải dấn thân vào chốn phàm trần
để hành sự giảng dạy triết lý uyên thâm của Phật học để đời giảm bớt điêu linh
khốn khổ. Nên với những ai vẫn sống trên đời mà, tâm cứ tịnh như không, giải
thoát cái sợ, lấy sức mình giúp đời tốt đẹp hơn thì cũng là đắc đạo vậy - và họ
còn hơn cả những ông thầy tu đang học đạo ở chùa.
Câu chuyện Đường Tăng thỉnh kinh ở trên hôm nay được ông Tổng bí thư đảng cộng
sản cầm quyền ở Việt Nam lấy câu chuyện Tây Du Ký này để giải thích cho những
đại biểu nhân dân quận Ba Đình Hà Nội rằng: "Đến Đường Tăng đi thỉnh kinh
mà cũng còn hối lộ, huống hồ chi người phàm là các đảng viên đảng cộng sản đang
được đảng cầm quyền ban cho quyền định đoạt số mệnh quốc gia, dân tộc làm sao
không có hối lộ?"
Cũng vậy, sáng nay ông phó chủ tịch ủy ban kinh tế Quốc hội Việt
Đây là một cách ông Tổng bí thư đảng cầm quyền ở Việt Nam ngắt bớt chi tiết
kinh vô tự, và sự giác ngộ của thầy trò Tam Tạng để che đậy một sự thật là, hầu
hết các đảng viên và lãnh đạo đảng cộng sản ở Việt Nam đề hiểu rằng chính cái
chủ nghĩa Marx Lenin mà các vị đang đi theo là kinh sách để tạo ra tha hóa và
tham nhũng. Các vị đã ngộ ra hết, nhưng các vị vẫn cứ đi theo, mặc cho tổ quốc
và dân tộc có điêu linh, khốn khổ. Vì kinh sách đó là lợi ích của các vị. Đó là
bi kịch của tổ quốc và giống nòi Lạc Hồng đã trót đeo mang. (Source:
Blog Bs HoHai)
Chú thích (thêm):
Truyện Tây du kể rằng: “A-nan, Ca-diếp dẫn Đường Tăng xem khắp tên các bộ kinh
một lượt, đoạn nói với Đường tăng: "Thánh tăng từ phương Đông tới đây,
chắc có chút lễ vật gì biếu chúng tôi chăng? Mau đưa ra đây chúng tôi mới trao
kinh cho". Tam Tạng nghe xong nói: "Đệ tử là Huyền Trang, vượt đường
sá xa xôi, chẳng chuẩn bị được quà cáp gì cả".
Hai vị tôn giả cười nói: "Hà! Hà!
Đọc tơ lơ mơ, lắm người bảo rằng A-nan và Ca-diếp đòi ăn hối lộ! Thực ra, làm
gì có chuyện vòi vĩnh của đút lót ở cửa Phật!
Trong mười đại đệ tử của Phật, ông Ca-diếp đứng hạng ba, A-nan đứng thứ mười,
đều đắc quả A la hán, dứt bỏ hết các lỗi lầm (nhứt thiết lậu tận), không lẽ lại
vướng lụy vì chút của cải vụn vặt của thế gian ư?
Theo lịch sử Thiền tông Ấn Độ, Phật Thích ca (Phật tổ) là Sơ tổ, Ca-diếp là Nhị
tổ, A-nan là Tam tổ. Bậc giác ngộ đã lìa thế gian, thoát vòng sanh tử, làm sao
có thể mở miệng vòi của lót tay?.
Khi Hành giả (Tề thiên) khiếu nại sự việc bị đòi lễ vật, Phật tổ cười nói: “Nhà
ngươi cứ bình tĩnh. Việc hai người [A-nan, Ca-diếp] vòi lễ các ngươi, ta đã
biết rồi. Có điều kinh không phải trao cho một cách dễ dàng, không thể lấy
không được.” [TDK X 1988: 172].
Rốt cuộc, khi đổi kinh vô tự để lấy kinh có chữ, Đường Tăng vẫn bị đòi dâng lễ
vật. “Tam Tạng chẳng có vật gì dâng, đành bảo Sa Tăng mang ra chiếc bát vàng
(…) A-nan nhận lấy chiếc bát, tủm tỉm cười.” [TDK X 1988: 173].
Tại sao Tam Tạng chẳng có vật gì dâng? Thực ra Tam Tạng còn có hai bảo vật của
Phật Quan Âm tặng: chiếc cà sa báu và cây thiền trượng. Thế thì tại sao lại chỉ
dâng cho A-nan chiếc bình bát?
Trong đời sống xuất gia, bình bát (patra) vốn là biểu tượng của nhà tu khất
thực (khất sĩ trì bát). Nhưng chiếc bình bát bằng vàng nguyên là của vua Đường
tặng cho ngự đệ (em vua) kết nghĩa. Vì thế, trong tình huống này, nó còn tượng
trưng cho "của cải và danh vọng ở thế gian". Ngoài ra, nói rằng Tam
Tạng chẳng có vật gì đem theo là ám chỉ kẻ xuất gia tu hành không còn tư hữu
(tăng vô nhất vật). Để lãnh kinh báu của Phật, dâng nạp bình bát là ngụ ý:
"Muốn thọ lãnh đạo giải thoát của Phật, con người phải xuất gia, lìa bỏ
danh vọng và của cải thế tục".
Hành động của Đường Tăng ở đây là ẩn dụ, có tính cách biểu tượng. Theo truyền
thống đạo học thì đạo pháp không thể truyền thụ dễ duôi (đạo pháp bất khinh
truyền), cho nên kẻ học đạo, muốn thọ pháp, phải đánh đổi. Đánh đổi có nhiều
hình thức:
Khi Thái tử Cồ Đàm tìm đạo giải thoát, Ngài đã phải đánh đổi cả ngai vàng, vợ
đẹp, con thơ, cả cuộc sống nhung lụa đế vương. Khi Thần Quang (tức Huệ Khả, Nhị
tổ Thiền tông Trung Hoa) cầu đạo với Sơ tổ Bồ đề Đạt ma, và bị từ chối, Ngài đã
tự mình chặt lìa cánh tay trái dâng lên thầy. Đó là ngụ ý sẵn sàng đánh đổi
sinh mạng phàm phu để thọ lãnh đạo giải thoát tối thượng của thiền môn...
HuynhNgocChenh: Một nhà báo ngứa mồm nhảy ra bình luận một cách rất chí
lý về cái dzụ mang Đường Tăng ra bao biện cho việc tham nhũng. He he, viết đưa
lên mạng rồi nhưng nhà báo nầy lại thấy "lạnh mình" bởi "nỗi sợ
trầm kha của người dân có truyền thống làm nô lệ" nên xin mọi người đừng
trích dẫn cũng như đưa lại trên các blog. Do vậy khi đưa bài viết nầy lên tôi
xin phép được giấu nguồn. Rất cám ơn nhà báo, anh viết rất dễ hiểu, ai đọc vào
cũng hiểu, tuy nhiên tôi vẫn e rằng "có kẻ cần hiểu vẫn không hiểu gì
hết". Thôi kệ, cứ đăng lên cho mọi người đọc chơi cho vui:
Nguyễn Tuấn: Sáng giờ về quê đám cưới, thấy loáng thoáng chuyện bác Tổng
so sánh nạn tham nhũng ở ta với chuyện : “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải
hối lộ, bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ nên chúng ta phải xem xét, tỉnh
táo, sáng suốt"… Muốn nhỏ nhẹ phân tích cho bác ấy rõ nói như thế là không
đúng với tinh thần Phật pháp nhưng giờ mới ngồi vào viết được. Chắc chuyện cũng
chưa nguôi. Mà chuyện này thì sao nguội được. Rõ ràng ai cũng thấy đây là một
ngụy biện, một phép ngụy biện so sánh hình thức còn nội dung thì khác hẳn.
(Quên là loại ngụy biện gì, ai nhớ nhắc giùm).
1/ Thứ nhất, đây là chuyện … xảy ra trong tiểu thuyết của Ngô Thừa Ân,
do Ngô Thừa Ân hư cấu sau chuyện Đường Tam Tạng sang Tây Trúc thỉnh kinh cả
ngàn năm; tức nó chỉ có trong đầu của Ngô Thừa Ân chứ không ai chắc nó có xảy
ra thật hay không . Nay bác nói như nó xảy ra thật đúng như vậy để bảo biện cho
chuyện tham nhũng là một quy luật khách quan tất yếu của mọi xã hội thì rõ ràng
là không ổn. Không thể một quốc nạn lớn như tham nhũng lại dựa vào "sự
thật" từ ông Ngô Thừa Ân nào đó để bảo nó là quốc nạn hay không phải quốc
nạn, phải không bác?
2/ Mà tỉ dụ như chuyện đó là có thật, Ngô Thừa Ân có phép đi vào đất Phật để
thấy chuyện đó xảy ra mười mươi, thì còn có nhiều cách hiểu nữa chứ không thô
thiển cách hiểu mô tả hiện thực như bác thấy. Con đường đi thỉnh kinh là con
đường gian nan, và theo nhân duyên đã định thì Đường Tăng phải chịu đủ 72 kiếp
nạn, chuyện phải trả một thứ gì đó mới được kinh cũng là một kiếp nạn mà Đường
Tăng phải chịu. Và thực ra thì Ngô Thừa Ân cũng đã nói rõ, thứ kinh mà lấy tiền
đổi được đó là kinh hạng xoàng, sau kiếp nạn đó thì Đường Tăng và các học trò
mới nhận được chân kinh. Và kinh này là không có tiền nào mua đổi được.
3/ Mà cứ cho rằng đất Phật cũng có tham nhũng, đất Mỹ đất Singapore, hay Hà
Lan, Phần Lan dẫn đầu về chính phủ trong sạch vẫn cứ có tham nhũng thì em nghĩ
cũng không vì thế mà bác nói rằng "bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ
nên chúng ta phải xem xét" như là một sự thật khách quan thì em thấy không
ổn. Có một sự thật là tham nhũng ở bất cứ đâu, ở đất Phật hay ở bất cứ quốc gia
nào, thì tham nhũng cũng bị lên án và bất ai có ý định tham nhũng cũng là đều
trong tư thế sẵn sàng đánh đổi sinh mạng mình, không chỉ là sinh mạng chính trị
mà đó có thể là án tử; tham nhũng bị lên án và người tham những phải luôn luôn
trong trạng thái sợ hãi, giấu diếm hành vi đến mức có thể. Nay bác nói thế, coi
như gián tiếp tham nhũng được công khai thừa nhận rồi, bọn tham nhũng không
thấy sợ gì nữa rồi, nó như một phần cuộc sống mà; Ôi, dân đen bọn em còn biết
cậy nhờ vào đâu được nữa đây!
Thích Nhật Từ, chủ biên thư viện điện tử Đạo Phật Ngày Nay:
"… Theo Tây Du Ký thì chính Phật Tổ Như Lai và Bồ-tát Quán Thế Âm đã bắt
giam Tôn dưới chân núi Ngũ Hành ngót 500 năm dài và cũng chính Phật Tổ Như Lai
và Bồ-tát Quán Thế Âm một lần nữa tạo ra 81 nạn cho 4 thầy trò Đường Tăng, để
rồi dẫn đến kết thúc của tác phẩm chẳng có nghĩa lý gì: ‘’Như Lai là người chủ
mưu cuộc hối lộ cái "bát vàng" trước khi giao chân kinh có chữ về
Đông Thổ’’.
Trong truyện Tây Du Ký, Phật Tổ Như Lai chủ mưu cuộc hối lộ bằng cách "ném
đá dấu tay," ra lệnh cho hai tôn giả Ca-diếp và A-nan-đà, những vị thánh
tăng hàng đầu trong hàng đệ tử Phật, đòi "quà thông cảm" với bốn thầy
trò Đường Tăng. Điều đó đã làm cho ba vị đồ đệ cương trực của Đường Tăng bất
bình. Nhưng vì thấy tôn giả Ca-diếp và A-nan-đà "xuống nước nhỏ"
(nhưng thật chất là đánh lừa), cả ba vị đã hỷ xả mà không làm lớn chuyện! Bốn
thầy trò tưởng mọi việc êm xuôi, hớn hở đem kinh về. Gần về đến Đại Đường thì
bổng đâu chim Đại Bàng của Phật Di-lặc cướp bay lên không, rồi sau đó bỏ xuống
đất. Lúc đó, thầy trò Đường Tăng mới vỡ lẽ ra là kinh mà họ khổ công mang về là
"kinh vô tự."
Cái gút "kinh vô tự và kinh hữu tự" mà tác giả dựng lên không mang
dụng ý thiền học như nhiều người đã cố tình lý giải. Thật ra, nó nhằm tạo ra ác
cảm của độc giả đối với đức Phật và Bồ-tát, thông qua đó, bôi bác, xuyên tạc
Phật giáo. Tôi cho rằng Ngô Thừa Ân đã xúc phạm một cách trịch thượng đến đức
Phật, các vị Bồ-tát và các vị Thánh tăng. Những điều gì mà đức Phật khuyên
người ta nên từ bỏ, xa lìa thì Ngô Thừa Ân lại đem những cái đó gán lên đức
Phật".
Thư giãn:
"Nghi án" Đường Tăng đưa hối lộ: Khởi tố An Nan và Ca Diếp (by
Alibaba Quách)
Hai nhân viên bảo vệ kho Kinh Tây Trúc là A-nan và Ca Diếp đã bị bắt giữ vì bị
cáo buộc có liên quan đến nghi án Đường Tăng hối lộ nhằm lấy được chân kinh.
Chiều ngày 31.2, thủ trưởng cơ quan điều tra Tây Trúc - đồng chí Phật Tổ, đã
thông tin tới phóng viên về diễn biến mới nhất về "nghi án" Đường
Tăng đưa hối lộ để nhận chân kinh. Theo đó, cơ quan điều tra Tây Trúc đã tống
đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 2 nghi phạm A Nan
và Ca Diếp để phục vụ công tác điều tra. Được biết, A-Nan và Ca Diếp là 2 nhân
viên coi kho kinh của thư viện Tây Trúc. Phản ứng trước thông tin trên, chính
quyền Trung Quốc bác bỏ những cáo buộc của cơ quan điều tra cho rằng Đường Tăng
đã đưa hối lộ nhằm nhận chân kinh.
Trong khi đó, anh Tôn Ngộ Không, một trong những nhân vật được cho có liên quan
đến "nghi án" nói trên phát biểu trên facebook cá nhân một câu ngắn
gọn: "Tôi tin thầy thôi".
Phóng viên chúng tôi đã cố gắng liên lạc với 2 đồ đệ khác của Đường Tăng là Trư
Bát Giới và Sa Tăng. Hai người này cho biết mình không liên quan gì về cáo buộc
nói trên. Trư Bát Giới cho rằng: "Lúc thầy tôi đưa hối lộ thì tôi đang ngủ
nên không biết gì cả". Trong khi đó Sa Tăng dù không phủ nhận thông tin
Đường Tăng hối lộ, nhưng cũng chỉ trả lời với phóng viên rằng: "Tôi đang
cho ngựa ăn, không nhìn thấy thầy hối lộ".
Trong một diễn biến mới nhất, Interpol đã vào cuộc, đề nghị mở rộng điều tra ra
khỏi lãnh thổ Tây Trúc. Tuy nhiên, theo một nguồn tin giấu tên của cơ quan này
cho biết, nếu bị buộc tội, Đường tăng có thể được giảm án do có quan hệ thân
cận với chủ tịch Trung Quốc (lúc đó) là Đường Thái Tông./