Mục tiêu và ý nghĩa thực sự của COC với Biển Đông

11 Tháng Mười 201811:30 CH(Xem: 10258)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ SÁU 12 OCT 2018


Mục tiêu và ý nghĩa thực sự của COC với Biển Đông


TIẾN SỸ TRẦN CÔNG TRỤC


image008

Vương  Nghị và Phạm Bình Minh.


09/08/18


(GDVN) - Mục tiêu ưu tiên khi xây dựng COC, trước mắt là tạo ra môi trường hòa bình, ổn định để các bên tranh chấp có điều kiện thuận lợi cùng nhau giải quyết...


4. Về nội dung “Tự kiềm chế/Thúc đẩy lòng tin và sự tín nhiệm”


Có 2 sự lựa chọn: Lựa chọn đầu tiên được liệt kê bởi Indonesia gồm bốn biện pháp: đối thoại giữa các quan chức quốc phòng và quân đội, đối xử nhân đạo với người gặp nạn, tự nguyện thông báo về các cuộc tập trận chung hay kết hợp sắp diễn ra, và thường xuyên trao đổi thông tin liên quan.


Lựa chọn thứ hai: có 5 điểm do Trung Quốc đề xuất, một đề xuất do Philippines và điểm cuối cùng được đề xuất chung bởi Trung Quốc và Philippines.


Điểm đầu tiên Trung Quốc đề xuất: “các hoạt động quân sự trong khu vực là để dẫn tới tăng cường lòng tin lẫn nhau”.


Đề xuất thứ hai Trung Quốc kêu gọi: giao lưu giữa các lực lượng quốc phòng và quân đội bao gồm “tàu quân sự ghé thăm cảng của nhau và tuần tra chung một cách thường xuyên”.


Đề xuất thứ 3 kêu gọi: “thường xuyên tập trận chung giữa Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN”.


Điểm thứ tư Trung Quốc đề xuất: “các bên sẽ thiết lập một cơ chế thông báo các hoạt động quân sự, và thông báo cho nhau các hoạt động quân sự chính nếu thấy cần thiết.


Các bên không được tập trận chung với các nước ngoài khu vực, trừ khi các bên liên quan đã được thông báo trước và không phản đối”


Điểm đề xuất thứ năm của Trung Quốc lưu ý rằng: các tàu và máy bay quân sự được hưởng quyền miễn trừ quốc gia và được “miễn trừ tài phán bởi bất cứ quốc gia nào khác ngoài quốc gia mà tàu đăng ký”.


Hơn nữa, tàu và máy bay quân sự được hưởng quyền tự vệ, “nhưng phải có sự lưu tâm thích đáng đến các tàu và máy bay quân sự của bên còn lại…”.


Việt Nam đã đưa ra một bảng đề xuất riêng của mình thay thế toàn bộ những điểm nêu tại nội dung này.


Việt Nam đề nghị rằng, các quốc gia ký kết tôn trọng “các vùng biển được quy định và thiết lập phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.


Việt Nam cũng đề xuất rằng, "các quốc gia ký kết cần cung cấp thông báo trước 60 ngày về cuộc tập trận chung/kết hợp sắp diễn ra” ở Biển Đông.


Việt Nam cũng đề xuất một hướng dẫn cụ thể về những gì quốc gia ký kết không nên làm, bao gồm xây dựng trên bất kỳ đảo nhân tạo nào, quân sự hóa các thực thể, phong tỏa tàu chở lương thực hay luân chuyển nhân sự, tuyên bố Khu vực Nhận diện Phòng không và tiến hành các các cuộc mô phỏng tấn công tàu và máy bay của các quốc gia khác.


5. Về vai trò của bên thứ ba


Các bên thứ ba là những quốc gia không tham gia ký COC. Không có quy định nào trong văn bản về việc các bên thứ ba có trách nhiệm hay các quyền được tham gia, với tư cách là chủ thể hay đối tượng áp dụng của COC, nếu có hoạt động nhằm thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong Biển Đông.


Vì vậy, Brunei đề xuất rằng, “sau khi COC có hiệu lực, các bên có thể đề xuất lên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ra Nghị quyết hai năm một lần để đảm bảo tất cả các quốc gia khác tôn trọng những nguyên tắc có trong COC…”.


Trong khi đó, đề xuất của Trung Quốc chủ yếu nhằm ràng buộc các quốc gia thành viên ASEAN ký kết COC phải hạn chế, nếu như không phải là loại trừ hoàn toàn sự tham gia của các bên thứ ba.


Có thể nói, đây là chủ trương xuyên suốt “phi quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông mà Trung Quốc đã và đang theo đuổi.


6. Về tính chất của COC


Văn bản chưa có quy định nào cho thấy COC là một Hiệp ước theo luật quốc tế. Vì vậy, Việt Nam đề xuất rằng các quốc gia thành viên “đồng ý ràng buộc bởi Bộ Quy tắc Ứng xử hiện hành…”.


COC “phải được phê chuẩn theo thủ tục nội bộ tương ứng của các quốc gia ký kết” và Việt Nam và Brunei đều đề nghị rằng khi ký kết COC các quốc gia thành viên không có quyền bảo lưu bất kỳ một quy định nào.


Văn bản phê chuẩn sẽ được gửi cho Tổng thư ký ASEAN – người “sẽ đăng ký” COC theo đúng điều 102 Hiến chương Liên Hợp quốc…


Mặc dù, còn có những vấn đề chưa thật chi tiết, rõ ràng về tính chất pháp lý của COC, văn bản này vẫn đang là một “tài liệu sống”, nghĩa là các bên vẫn có quyền thêm hoặc bớt trong văn bản dự thảo, sao cho COC khi được ký kết sẽ là một văn bản có tính ràng buộc về mặt pháp lý.


Tuy nhiên, với những nội dung cụ thể đã được thể hiện trong Văn bản duy nhất để đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử COC, kể cả những ý kiến đề xuất của các bên tham gia, có thể thấy rằng đã có những chuyển biến tích cực bước đầu theo chiều hướng COC là một văn bản có tính ràng buộc về pháp lý đối với các bên tham gia ký kết, chứ không còn chỉ là một văn kiện chính trị theo quan điểm của Trung Quốc khi thông qua “Khung COC”.


Trong nội dung này, chúng tôi cũng xin lưu ý rằng, văn bản này đã lặp lại những từ ngữ trong “Khung COC”: đây “không phải là một văn kiện để giải quyết tranh chấp lãnh thổ hoặc phân định biển” khiến nhiều người hoài nghi về hiệu lực của COC.


Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng cụm từ này được nêu lại trong văn bản là có ý nghĩa thực tế, phù hợp với bối cảnh Biển Đông đang tồn tại những loại tranh chấp khác nhau, rất phức tạp và chồng chéo.


Không thể giải quyết chỉ trong một sớm một chiều và chỉ bằng một bộ “Quy tắc Ứng xử”(Code of Conduct) mà các bên tham gia mong muốn xây dựng để tạo ra hành lang pháp lý để xử lý các quan hệ rất phức tạp trong Biển Đông, có nguy cơ khiến cho tình hình Biển Đông có khả năng rơi vào tình trạng chiến tranh, xung đột, bất ổn…


Hơn nữa, mục tiêu ưu tiên khi xây dựng COC, trước mắt là tạo ra môi trường hòa bình, ổn định để các bên tranh chấp có điều kiện thuận lợi cùng nhau giải quyết các loại tranh chấp một cách cơ bản, lâu dài thông qua các biện pháp hòa bình. 


Phải chăng, chính vì thế mà ở phần 2, những nguyên tắc chung, Malaysia đã nhấn mạnh thêm:


“Các bên tiếp tục công nhận rằng COC không giải quyết hoặc không ảnh hưởng đến lập trường của các bên về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về ranh giới biển hoặc các quyền lợi biển mà các bên được hưởng theo luật quốc tế về biển và được ghi nhận/phản ánh trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982?”.


Để có được một COC đáp ứng mong muốn, kỳ vọng của cộng đồng khu vực và quốc tế, các quốc gia tham gia đàm phán sẽ còn vượt qua nhiều khó khăn, trắc trở.


Bởi vì, đây là một công trình vẫn còn đang trong tiến trình mà dự kiến sẽ trải qua ít nhất ba lần thảo luận trước khi tiến tới một Bộ Quy tắc cuối cùng về Ứng xử ở Biển Đông. Tuy vậy, với việc thông qua văn bản này cũng là một thắng lợi đáng ghi nhận.


Chúng tôi tin tưởng các quan chức được các quốc gia thành viên đề cử tham gia đàm phán sẽ hoàn thành trọng trách của mình, với tư cách không chỉ là những chính khách, mà phải còn là những chuyên gia pháp lý, khoa học, kỹ thuật có tâm và có trình độ chuyên môn cao./


TIẾN SỸ TRẦN CÔNG TRỤC
28 Tháng Mười 2013(Xem: 18611)
Bản Ghi Nhớ này, từ các hồ sơ đã giảỉ mật, viết bởi Paul M. Kattenburg, Phó Giám Đốc Đông Nam Á Sự Vụ tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Cuộc nói chuyện này diễn ra 3 tuần sau khi LS Trần Văn Chương (cha của bà Nhu) từ chức Đại sứ VN tại Hoa Kỳ và bả Trần Văn Chương (mẹ của bà Nhu) từ chức Quan sát viên VNCH tại LHQ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 20035)
Hồ sơ này là cuộc phỏng vấn ngày 26-9-1963 tại Sài Gòn, do Giáo sư Bromley Smith trả lời Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara lúc đó đang thăm VN. Hồ sơ Bộ Ngoại Giao Mỹ ghi rằng GS Smith là ‘Executive Secretary of the National Security Council’ -- Thư ký điều hành Hội Đồng An Ninh Quốc Gia -- thực ra, là một nhà văn Hoa Kỳ đã ủng hộ ông Diệm nhiều năm, cho tới khi thất vọng vì các chính sách anh em ông Diệm-Nhu truy bức Phật Giáo và các thành phần dân chúng.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 21123)
Các hồ sơ giải mật gần đây cho thấy TT Kennedy đã thấy thua từ cuối 1961, nên thu xếp từ mùa xuân 1962 để giảm sự tham dự quân sự Hoa Kỳ trở về mức tương đương với đầu năm 1961. Và vào ngày 11 tháng 10-1963, TT Kennedy đã ra một lệnh bí mật để lập kế hoạch rút 1,000 cố vấn (trên tổng số gần 17,000) từ VN về Mỹ vào cuối năm 1963
14 Tháng Mười 2013(Xem: 19519)
Một số người trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã nêu lên lý luận rằng, vì Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy trong năm 1963 đã đòi đưa quân Mỹ vào Việt Nam, nhưng bị Tổng Thống Diệm phản đối, nên Hoa Kỳ mới thúc đẩy các cuộc biểu tình của Phật Giáo để lật đổ ông Diệm hầu dễ đưa chiến binh Mỹ vào miền Nam VN. Từ đó, để “giải tội” cho ông Diệm, họ cũng đã phóng to thành kịch bản “ông Diệm bảo vệ quyền tự quyết” nên bị Mỹ xúi giục các tướng lãnh đảo chánh !
07 Tháng Mười 2013(Xem: 18315)
Diễn đàn Xã hội Dân sự, sau đây gọi là Diễn Đàn, đã vừa tròn 10 ngày. Nhiều người ký, nhiều bạn đọc muốn biết nhiều hơn về Diễn Đàn, bài viết này muốn làm rõ một vài điểm về Diễn Đàn.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 22278)
Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 18611)
Westminster (Bình Sa)- - Lúc 10 giờ sáng Thứ Ba ngày 10 tháng 9 năm 2013 tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí (Nhà hàng ZEN) Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa tổ chức buổi họp báo để nói qua ý nghĩa sự ra đời của phong trào và công bố bản Tuyên Ngôn của Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời phổ biến thư mời tham dự ngày Nghị Hội 2013.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 20646)
Vào ngày Chủ Nhật 15/9/2013, một Nghị Hội do Phong Trào Đoàn Kết VNCH dưới sự lãnh đạo của Ls Ts Lê Trọng Quát Cựu Quốc Vụ Khanh Chính Phủ VNCH và Gs Ts Nguyễn Thanh Liêm Cựu Thứ Truởng Bộ Giáo Dục Chính Phủ VNCH tổ chức thu hút gần 400 người tham dự.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 19887)
Nhân dịp Ngày Quốc Tế Dân Chủ (International Day of Democracy) 15 tháng 9, hôm nay nhiều chục nhà lập pháp từ 18 quốc gia dân chủ trên thế giới tề tựu ở Quốc Hội Hoa Kỳ để chia sẻ kinh nghiệm và bàn luận kế hoạch đẩy rộng trào lưu dân chủ toàn thế giới.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 25196)
Ngày 12/09/2013, vào khoảng 7 giờ sáng, các nhân viên an ninh Việt Nam đến nhà Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang để tra hỏi về các bài viết của ông mới đưa lên mạng, đặc biệt trong đó có bài viết chỉ trích ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ký kết văn bản hợp tác với lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có thỏa thuận để « công an Trung Quốc vào lập trật tự trị an ở Việt Nam » và bài báo về nghi vấn Hồ Chí Minh là người Việt hay người Tàu của đại tá Phạm Quế Dương, đăng trên Tập san Tổ Quốc.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 20124)
Trên tinh thần tranh đấu cho một nước Việt Nam thật sự Tự do Dân chủ và Nhân quyền, Phong trào Đoàn kết VNCH trân trọng kính mời quý cơ quan Truyền thông Báo chí Việt ngữ đến tham dự buổi họp báo diễn ra tại: Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí
18 Tháng Chín 2013(Xem: 18490)
WESTMINSTER – Sáng Thứ Ba, ngày 10-9-2013 Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa do Giáo sư TS Nguyễn Thanh Liêm làm Chủ Tịch đã mở cuộc họp báo tại Câu Lạc Bộ Báo Chí (Quán Zen) để phổ biến Cương Lĩnh và Tuyên Ngôn của Phong Trào...
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17688)
Thực sự, 1989 đã không chỉ xảy ra trong năm 1989. Trong khi thế kỷ thứ hai mươi đã không bắt đầu cho đến 1914, và thế kỷ thứ hai mươi mốt đã không bắt đầu cho đến tháng Chín 2001, thì 1989 đã thực sự bắt đầu ít nhất một chục năm trước. Nhưng bị thôi miên bởi cảnh lễ hội (carnival) bắt mắt xảy ra trên đỉnh bức tường Berlin, hầu hết thế giới đã không nhận ra rằng cái đã có vẻ như sự sụp đổ đột ngột của chế độ cộng sản đã không là một phép màu cũng đã chẳng là thành tựu của các cường quốc nước ngoài. …
11 Tháng Chín 2013(Xem: 20353)
Các báo của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đăng nhiều bài chỉ trích quan điểm kêu gọi thành lập đảng đối lập của ông Lê Hiếu Đằng.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17687)
Thay mặt Đảng Việt Tân xin kính chào và cảm ơn quý vị đã dành thời giờ rất là quý báu đến tham dự buổi lễ tưởng niệm Cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân đã hy sinh trên con đường Đông Tiến cách nay 26 năm.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20281)
Sau khi bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi và bài viết Phá xiềng của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận đăng tải trên các trang mạng, một số bạn bè, đồng đội, nhân sĩ trí thức, nhà báo…, hoặc qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp tôi đặt một số vấn đề, khiến tôi thấy cần làm rõ thêm về những suy nghĩ của mình.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20293)
Thời gian vừa qua, có dịp vào Sài Gòn, được tin ông Lê Hiếu Đằng phải cấp cứu ở BV Bình dân, tôi và bạn bè đã đến thăm ông. Chúng tôi nhìn nhau khôn xiết bồi hồi. Sờ bàn chân ông thấy có hiện tượng phù nhẹ, nhưng trông khuôn mặt thì vẫn rất linh lợi, nhất là ánh mắt sáng láng, vẫn ngời lên cái khát vọng tha thiết về tương lai dân chủ hóa cho đất nước.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 20776)
Tổng thống Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 9 năm 2012. và gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 22089)
Nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang ở Mỹ trong mấy ngày cuối tháng 7 vừa qua, thử nghĩ về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 18749)
Hình thức phản kháng rõ ràng nhất, vang dội nhất chính là sự thể toàn dân Việt Nam một lòng nắm tay nhau tấn công Trung Cộng và Công Sản Việt Nam trên các trận địa chính trị, kinh tế, ngoại giao, truyền thông…