Mục tiêu và ý nghĩa thực sự của COC với Biển Đông

11 Tháng Mười 201811:30 CH(Xem: 10208)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ SÁU 12 OCT 2018


Mục tiêu và ý nghĩa thực sự của COC với Biển Đông


TIẾN SỸ TRẦN CÔNG TRỤC


image008

Vương  Nghị và Phạm Bình Minh.


09/08/18


(GDVN) - Mục tiêu ưu tiên khi xây dựng COC, trước mắt là tạo ra môi trường hòa bình, ổn định để các bên tranh chấp có điều kiện thuận lợi cùng nhau giải quyết...


4. Về nội dung “Tự kiềm chế/Thúc đẩy lòng tin và sự tín nhiệm”


Có 2 sự lựa chọn: Lựa chọn đầu tiên được liệt kê bởi Indonesia gồm bốn biện pháp: đối thoại giữa các quan chức quốc phòng và quân đội, đối xử nhân đạo với người gặp nạn, tự nguyện thông báo về các cuộc tập trận chung hay kết hợp sắp diễn ra, và thường xuyên trao đổi thông tin liên quan.


Lựa chọn thứ hai: có 5 điểm do Trung Quốc đề xuất, một đề xuất do Philippines và điểm cuối cùng được đề xuất chung bởi Trung Quốc và Philippines.


Điểm đầu tiên Trung Quốc đề xuất: “các hoạt động quân sự trong khu vực là để dẫn tới tăng cường lòng tin lẫn nhau”.


Đề xuất thứ hai Trung Quốc kêu gọi: giao lưu giữa các lực lượng quốc phòng và quân đội bao gồm “tàu quân sự ghé thăm cảng của nhau và tuần tra chung một cách thường xuyên”.


Đề xuất thứ 3 kêu gọi: “thường xuyên tập trận chung giữa Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN”.


Điểm thứ tư Trung Quốc đề xuất: “các bên sẽ thiết lập một cơ chế thông báo các hoạt động quân sự, và thông báo cho nhau các hoạt động quân sự chính nếu thấy cần thiết.


Các bên không được tập trận chung với các nước ngoài khu vực, trừ khi các bên liên quan đã được thông báo trước và không phản đối”


Điểm đề xuất thứ năm của Trung Quốc lưu ý rằng: các tàu và máy bay quân sự được hưởng quyền miễn trừ quốc gia và được “miễn trừ tài phán bởi bất cứ quốc gia nào khác ngoài quốc gia mà tàu đăng ký”.


Hơn nữa, tàu và máy bay quân sự được hưởng quyền tự vệ, “nhưng phải có sự lưu tâm thích đáng đến các tàu và máy bay quân sự của bên còn lại…”.


Việt Nam đã đưa ra một bảng đề xuất riêng của mình thay thế toàn bộ những điểm nêu tại nội dung này.


Việt Nam đề nghị rằng, các quốc gia ký kết tôn trọng “các vùng biển được quy định và thiết lập phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.


Việt Nam cũng đề xuất rằng, "các quốc gia ký kết cần cung cấp thông báo trước 60 ngày về cuộc tập trận chung/kết hợp sắp diễn ra” ở Biển Đông.


Việt Nam cũng đề xuất một hướng dẫn cụ thể về những gì quốc gia ký kết không nên làm, bao gồm xây dựng trên bất kỳ đảo nhân tạo nào, quân sự hóa các thực thể, phong tỏa tàu chở lương thực hay luân chuyển nhân sự, tuyên bố Khu vực Nhận diện Phòng không và tiến hành các các cuộc mô phỏng tấn công tàu và máy bay của các quốc gia khác.


5. Về vai trò của bên thứ ba


Các bên thứ ba là những quốc gia không tham gia ký COC. Không có quy định nào trong văn bản về việc các bên thứ ba có trách nhiệm hay các quyền được tham gia, với tư cách là chủ thể hay đối tượng áp dụng của COC, nếu có hoạt động nhằm thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong Biển Đông.


Vì vậy, Brunei đề xuất rằng, “sau khi COC có hiệu lực, các bên có thể đề xuất lên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ra Nghị quyết hai năm một lần để đảm bảo tất cả các quốc gia khác tôn trọng những nguyên tắc có trong COC…”.


Trong khi đó, đề xuất của Trung Quốc chủ yếu nhằm ràng buộc các quốc gia thành viên ASEAN ký kết COC phải hạn chế, nếu như không phải là loại trừ hoàn toàn sự tham gia của các bên thứ ba.


Có thể nói, đây là chủ trương xuyên suốt “phi quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông mà Trung Quốc đã và đang theo đuổi.


6. Về tính chất của COC


Văn bản chưa có quy định nào cho thấy COC là một Hiệp ước theo luật quốc tế. Vì vậy, Việt Nam đề xuất rằng các quốc gia thành viên “đồng ý ràng buộc bởi Bộ Quy tắc Ứng xử hiện hành…”.


COC “phải được phê chuẩn theo thủ tục nội bộ tương ứng của các quốc gia ký kết” và Việt Nam và Brunei đều đề nghị rằng khi ký kết COC các quốc gia thành viên không có quyền bảo lưu bất kỳ một quy định nào.


Văn bản phê chuẩn sẽ được gửi cho Tổng thư ký ASEAN – người “sẽ đăng ký” COC theo đúng điều 102 Hiến chương Liên Hợp quốc…


Mặc dù, còn có những vấn đề chưa thật chi tiết, rõ ràng về tính chất pháp lý của COC, văn bản này vẫn đang là một “tài liệu sống”, nghĩa là các bên vẫn có quyền thêm hoặc bớt trong văn bản dự thảo, sao cho COC khi được ký kết sẽ là một văn bản có tính ràng buộc về mặt pháp lý.


Tuy nhiên, với những nội dung cụ thể đã được thể hiện trong Văn bản duy nhất để đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử COC, kể cả những ý kiến đề xuất của các bên tham gia, có thể thấy rằng đã có những chuyển biến tích cực bước đầu theo chiều hướng COC là một văn bản có tính ràng buộc về pháp lý đối với các bên tham gia ký kết, chứ không còn chỉ là một văn kiện chính trị theo quan điểm của Trung Quốc khi thông qua “Khung COC”.


Trong nội dung này, chúng tôi cũng xin lưu ý rằng, văn bản này đã lặp lại những từ ngữ trong “Khung COC”: đây “không phải là một văn kiện để giải quyết tranh chấp lãnh thổ hoặc phân định biển” khiến nhiều người hoài nghi về hiệu lực của COC.


Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng cụm từ này được nêu lại trong văn bản là có ý nghĩa thực tế, phù hợp với bối cảnh Biển Đông đang tồn tại những loại tranh chấp khác nhau, rất phức tạp và chồng chéo.


Không thể giải quyết chỉ trong một sớm một chiều và chỉ bằng một bộ “Quy tắc Ứng xử”(Code of Conduct) mà các bên tham gia mong muốn xây dựng để tạo ra hành lang pháp lý để xử lý các quan hệ rất phức tạp trong Biển Đông, có nguy cơ khiến cho tình hình Biển Đông có khả năng rơi vào tình trạng chiến tranh, xung đột, bất ổn…


Hơn nữa, mục tiêu ưu tiên khi xây dựng COC, trước mắt là tạo ra môi trường hòa bình, ổn định để các bên tranh chấp có điều kiện thuận lợi cùng nhau giải quyết các loại tranh chấp một cách cơ bản, lâu dài thông qua các biện pháp hòa bình. 


Phải chăng, chính vì thế mà ở phần 2, những nguyên tắc chung, Malaysia đã nhấn mạnh thêm:


“Các bên tiếp tục công nhận rằng COC không giải quyết hoặc không ảnh hưởng đến lập trường của các bên về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về ranh giới biển hoặc các quyền lợi biển mà các bên được hưởng theo luật quốc tế về biển và được ghi nhận/phản ánh trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982?”.


Để có được một COC đáp ứng mong muốn, kỳ vọng của cộng đồng khu vực và quốc tế, các quốc gia tham gia đàm phán sẽ còn vượt qua nhiều khó khăn, trắc trở.


Bởi vì, đây là một công trình vẫn còn đang trong tiến trình mà dự kiến sẽ trải qua ít nhất ba lần thảo luận trước khi tiến tới một Bộ Quy tắc cuối cùng về Ứng xử ở Biển Đông. Tuy vậy, với việc thông qua văn bản này cũng là một thắng lợi đáng ghi nhận.


Chúng tôi tin tưởng các quan chức được các quốc gia thành viên đề cử tham gia đàm phán sẽ hoàn thành trọng trách của mình, với tư cách không chỉ là những chính khách, mà phải còn là những chuyên gia pháp lý, khoa học, kỹ thuật có tâm và có trình độ chuyên môn cao./


TIẾN SỸ TRẦN CÔNG TRỤC
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19247)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17618)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18835)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22216)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22735)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20833)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21972)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22166)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19658)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20385)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19537)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24348)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23504)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.