Nguyễn Quang Duy: Vì sao Nữ Hoàng Anh không trao trả Độc Lập cho Úc?

21 Tháng Mười 20187:56 CH(Xem: 10499)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ HAI 22 OCT 2018


Vì sao Nữ Hoàng Anh Không Trao Trả Độc Lập Cho Úc?


image039


Nguyễn Quang Duy


Úc lại lâm vào khủng hoảng chính trị với một Quốc hội treo khi cử tri tại đơn vị bầu cử Wentworth bầu cho ứng cử viên độc lập Kerryn Phelps vào Hạ viện thay thế cựu Thủ Tướng Malcolm Turnbull.


Đảng cầm quyền nay muốn tiếp tục thông qua các đạo luật cần phải thu xếp dựa vào ít nhất một dân biểu độc lập hay dân biểu đảng Xanh.


Và nếu đảng đối lập thương lượng được với các dân biểu độc lập và đảng Xanh thành lập Liên Minh trong vài ngày nữa Úc sẽ có 1 Thủ tướng mới, vị Thủ tướng này cũng có thể sẽ chỉ tồn tại tới tháng 5/2018 trước khi bầu cử.


Chỉ trong vòng 11 năm nước Úc có đến 7 hay 8 lần thay đổi thủ tướng và chưa thủ tướng nào làm đủ nhiệm kỳ 3 năm.


Một hệ thống chính trị rối ren như thế là lý do chính vào năm 1999 trong cuộc trưng cầu dân ý nước Úc Cộng Hòa có đến 55% dân Úc từ chối mô hình cộng hòa đại nghị.


… đợi khi Nữ Hoàng qua đời


Để thúc đẩy nước Úc độc lập, tuần qua khi Hoàng tử Harry và Công tước Meghan đang thăm Úc đề tài nước Úc Cộng Hòa lại được mang ra thảo luận.


Phóng viên Robert Hardman tiết lộ khi làm phóng sự “Nữ hoàng của thế giới” (Queen of the World), Nữ Hoàng cho biết quan điểm của bà là nếu nước Úc muốn trở thành một nước cộng hòa thì nên tiếp tục tiến trình đừng đợi đến khi bà qua đời.


Trước đây Cựu Thủ tướng Julia Gillard, một người cộng hòa, chỉ trích các chính trị gia bảo hoàng bằng cách công khai đề nghị hãy chờ cho đến khi Nữ Hoàng “chết” rồi hãy tiếp tục tranh luận về một nước cộng hòa.


20 năm qua mặc dù về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa nước Úc đã thay đổi rất nhiều nhưng việc tranh luận gần như dậm chân tại chỗ. Nhiều chính trị gia Úc còn bảo hoàng hơn cả giới bảo hoàng nước Anh.


Ông Robert Hardman là phóng viên hoàng gia nên việc tiết lộ quan điểm của Nữ Hoàng cần được nhìn một cách tích cực Nữ Hoàng đang muốn thúc đẩy mở lại cuộc tranh luận về nước Úc cộng hòa.


Phóng viên Robert Hardman cho biết khi cuộc trưng cầu dân ý tại Úc thất bại "Cung điện Buckingham không tổ chức lễ mừng".


Ngay trong bài diễn văn hôm ấy Nữ Hoàng khuyến khích những người cộng hòa đừng chán nản bỏ cuộc hãy tiếp tục tiến trình để nước Úc trở thành 1 nước cộng hòa.


Cuộc Trưng cầu dân ý 1999


Bắt nguồn từ việc Tổng Toàn quyền John Kerr truất phế cựu Thủ Tướng Lao Động Gough Whitlam ngày 11/11/1975, sau nhiều tranh luận, năm 1998 Thủ Tướng John Howard thuộc phe bảo hoàng phải quyết định cho triệu tập Hội nghị Lập hiến.


Ông Howard đưa ra ba mô hình để thảo luận: (1) Tổng Thống trực tiếp do dân bầu; (2) Tổng Thống bầu với ít nhất 2 phần 3 số phiếu tại cả Thượng viện lẫn Hạ viện; và (3) Tổng Thống được bổ nhiệm bởi một hội đồng do Thủ Tướng đề cử.


Phái bảo hòang tin rằng vị Tổng Tòan Quyền là trọng tài cho đàm phán vì thế chính thể quân chủ lập hiến là cơ sở vững chắc cho nền dân chủ tại Úc.


Những người cổ vũ cộng hòa thì cho rằng đã đến lúc Úc phải hòan tòan độc lập với Nữ Hoàng và Anh Quốc, nên dễ dàng chọn mô hình đại nghị số 2.


Phái cộng hòa cấp tiến cho rằng Hiến Pháp không còn hợp thời phải sửa đổi toàn diện hệ thống Westminster và thực hiện một chính thể Cộng Hòa với Tổng Thống trực tiếp do dân bầu theo mô hình số 1.


Sau nhiều tranh luận cuối cùng Hội Nghị quyết định chọn mô hình 2 Cộng Hòa Đại Nghị, tổng thống được bầu với ít nhất 2 phần 3 số phiếu tại cả Thượng viện lẫn Hạ viện, để đưa ra trưng cầu dân ý.


Như vậy tổng thống chỉ giữ vai trò nghi lễ tương tự như vai trò tổng toàn quyền và hệ thống chính trị không có gì thay đổi quyền lực vẫn bị thao túng bởi các chính trị gia.


Phái cộng hòa cấp tiến đã bỏ phiếu trắng trong Hội Nghị và trong trưng cầu dân ý đã vận động chống lại mô hình này.


Chiến dịch vận động


Chiến dịch YES (ủng hộ chính thể cộng hòa đại nghị) tập trung vào việc cần thay đổi thể chế.


Để vận động NO (giữ nguyên thể chế quân chủ) các nhóm bảo hòang đề cao thành quả nước Úc đã gặt hái được. Đồng thời tạo nỗi lo về sự bất ổn khi phải thay đổi thể chế với khẩu hiệu "Nếu hệ thống hiện tại không vỡ, không cần phải sửa".


Người Úc vốn không thích thay đổi. Cho đến nay chỉ có 8 trong số 44 đề xuất đưa vào một cuộc trưng cầu đã được đồng thuận thông qua. Nên chiến dịch vận động NO thành công ở chỗ giữ được các cử tri thuộc phái “bảo thủ”.


Vận động tích cực nhất cho NO là những người cộng hòa cấp tiến với một số lập luận như sau:


Thứ nhất, cộng hòa chỉ đúng nghĩa khi mọi công dân phải được bình đẳng về chính trị, được bầu trực tiếp Tổng Thống;


Thứ hai, chỉ chính trị gia mới có quyền bầu vị Tổng Thống nên mô hình Đại Nghị là một mô hình phi dân chủ với một "nền cộng hòa của các chính trị gia";


Thứ ba, các cuộc khủng hoảng chính trị do các chính trị gia tranh giành quyền lực lại sẽ tiếp tục thường xuyên xảy ra;


Thứ tư, cần viết lại một Hiến Pháp hòan toàn mới cho nước Úc cộng hòa; và


Cuối cùng, chỉ có mô hình Cộng Hòa Tổng Thống chế mới lợi ích thực sự cho nước Úc độc lập vì thế cần từ chối mô hình lần này để sửa sọan trưng cầu dân ý vào lần tới.


Không tới 10% dân Úc ủng hộ phái cộng hòa cấp tiến nhưng cùng với cánh bảo hòang kết quả là 55% dân Úc đã từ chối mô hình cộng hòa đại nghị.


Người Việt tuyệt đối theo cộng hòa


Vào năm 1999 người Việt đã hội nhập và đã bắt đầu quan tâm đến chính trị nước Úc. Trên báo chí Việt ngữ khi đó cũng đã có một số tranh luận về cuộc trưng cầu dân ý.


Nhiều người Việt vẫn tự hào với bản sắc Việt Nam Cộng Hòa và hầu hết người Việt sống trong các khu vực thành trì của đảng Lao Động khi ấy ủng hộ bầu Yes. Là hai lý do có thể kết luận đa số tuyệt đối người Việt đã bầu Yes cho một thể chế cộng hòa.


Ngày nay nhiều bạn trẻ sinh ra và lớn lên tại Úc nhưng vẫn rất tự hào với bản sắc Việt Nam Cộng Hòa. Kiến thức về chính trị lại không khác gì giới trẻ Úc nên vẫn rất ủng hộ cộng hòa.


Thượng Nghị Sỹ tiểu bang Victoria Hương Trương là một điển hình cho người trẻ gốc Việt tham gia chính trị Úc.


Sinh ra và lớn lên tại Úc cô Hương Trương luôn công khai tự hào với bản sắc Việt Nam Cộng Hòa với biểu tượng cờ vàng thường xuyên trên ngực áo trong các cuộc họp Quốc Hội.


Nước Úc ngày nay


Sau Đệ Nhị Thế Chiến giới lãnh đạo Úc đều nhìn nhận quyền lợi nước Úc gắn liền với Mỹ về chính trị và quân sự thay vì với Anh.


Ngày 15/10/2018, Ngoại trưởng Marise Payne tuyên bố Úc cần sự hiện diện lâu dài của Mỹ tại khu vực vì các thế lực khác (Trung Quốc) đang nổi lên, sự thù địch có thể tăng thêm, các thách thức ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đang gia tăng, khiến liên minh Úc – Mỹ cần thiết hơn bao giờ hết.


Về thương mãi nước Úc không còn phụ thuộc vào thị trường Anh và Âu Châu mà chủ yếu mua bán với các quốc gia Á Châu trong vùng.


Xã hội Úc là một xã hội đa văn hóa. Các sắc dân như người Việt, người Hoa, người Ấn, … đều đã khá phát triển. Những di dân gốc Á châu thường không có gì gắn bó với nước Anh nên cũng đều ủng hộ cộng hòa.


Còn giữa Anh và Úc ngoài lịch sử, nghi thức, ngoại giao và các cuộc viếng thăm hầu như không còn mấy gắn bó.


Từ khi Anh gia nhập Liên Minh Âu Châu càng ngày quyền lợi nước Anh càng gắn liền với Âu châu.


Ngay sau khi nước Anh quyết định rời khỏi Liên Hiệp Âu châu, cựu Thủ tướng Malcolm Turnbull đã tuyên bố muốn ký Hiệp định thương mại với Anh, nhưng thực tế cho thấy việc xây dựng lại mối quan hệ đòi hỏi nhiều nỗ lực và càng đòi hỏi nước Úc phải hoàn toàn độc lập với nước Anh.


Dân Úc muốn cộng hòa


Tháng 7/2017, Thủ tướng Malcolm Turnball viếng thăm nước Anh đã viết trên tweet: “Mặc dù tôi là một người cộng hòa, tôi cũng là người của Nữ Hoàng Elizabeth”.


Ông Malcolm Turnball trước đây là Chủ Tịch Phong Trào Cộng Hòa và ủng hộ mô hình cộng hòa đại nghị. Ông nói thế để tránh phải rơi vào tranh cãi với thành phần bảo hoàng như cựu Thủ tướng Tony Abbot.


Nhưng ông Turnball cũng không thể tránh khỏi cuộc đảo chánh do chính ông Tony Abbot bày mưu vào tháng 8/2018 vừa qua.


Vào tháng 8/2017 báo chí đã thực hiện một cuộc thăm dò dư luận, kết quả lên đến 51 phần trăm dân Úc muốn một người Úc đứng đầu nước Úc, chỉ có 38 phần trăm ủng hộ chế độ quân chủ và 11 phần trăm chưa quyết định.


Trong trường hợp Hoàng tử Charles trở thành Vua lại có tới 55 phần trăm dân Úc cho biết họ muốn có một nước Úc cộng hòa.


Gần 70 phần trăm dân số Úc có tổ tiên là người Anh với trên 1 triệu công dân Úc đã sinh ra tại Anh nên vẫn còn 38 phần trăm ủng hộ chế độ quân chủ là điều dễ hiểu.


Cựu Thủ Tướng Julia Gillard là một người Anh sinh ra tại Barry, Wales, bà là một người ủng hộ cộng hòa nên đã công khai đề nghị hãy chờ cho đến khi Nữ Hoàng “chết”…. để chỉ trích Cựu Thủ Tướng Tony Abbot có cha mẹ gốc Úc nhưng sinh đẻ cũng tại Lambeth, London, Anh Quốc, một người cực kỳ bảo hoàng.


Nhìn chung các nhà lãnh đạo, các chính trị gia Úc đều có những gắn bó khá mật thiết với Anh Quốc.


Sau cuộc thăm dò dư luận năm 2017, báo chí phỏng vấn Lãnh đạo đối lập Bill Shorten ông hứa nếu thắng cử ông sẽ cho tổ chức một cuộc họp đảng kín (gồm cả các tiểu bang?) về việc liệu có nên trở thành một nước cộng hòa hay vẫn giữ thể chế độ quân chủ lập hiến.


Nếu câu trả lời là ''có'', ông sẽ xem xét hình thức của chính phủ cộng hòa để đưa ra trưng cầu dân ý.


Tình hình chính trị ở Úc cho thấy có thể vài ngày hoặc vài tháng nữa ông Bill Shorten sẽ trở thành Thủ tướng để khởi động lại việc tranh luận và trưng cầu dân ý về nước Úc cộng hòa.


Trả Độc Lập Cho Úc


Trong lần trưng cầu dân ý trước đây một số bạn bè, cả Úc chính gốc và Việt, cho rằng tôi bảo hoàng khi trước đó vài tháng tôi dám đánh cá là phe cộng hòa sẽ thất bại và thất bại nặng nề.


Quan điểm của tôi là người Úc không còn gắn bó với nước Anh và với Nữ Hoàng nhưng họ đã quá chán ngán hệ thống chính trị và các chính trị gia Úc.


Người Úc muốn được tự họ chọn 1 người đứng đầu nước Úc và một thể chế tam quyền phân lập hẳn hoi không phải một thể chế đại nghị như hiện nay.


Sau cuộc trưng cầu dân ý một người bạn hỏi tôi: “Sao Nữ Hoàng không đơn phương quyết định trao trả độc lập cho nước Úc?”


Tôi trả lời:”Nếu bà ấy làm thế chính trị gia Úc sẽ tranh nhau quyền lực và nước Úc sẽ loạn. Nữ Hoàng phải thúc đẩy nước Úc tiến tới cộng hòa một cách dân chủ và khi bà còn trị vì bà có thể giúp tiến trình được diễn ra một cách tốt đẹp hơn.”


Thử nghĩ với chưa đầy 11 năm nước Úc có đến 7 hay 8 lần thay đổi thủ tướng và chưa thủ tướng nào làm đủ nhiệm kỳ 3 năm có phải là một gánh nặng mà Nữ Hoàng đang mang trên vai mà chưa thể cởi bỏ.


Đơn vị Wentworth một đơn vị từ thời Úc mới thành lập chính quyền Liên Bang, 117 năm về trước, vẫn thuộc về đảng Tự Do và lần trước cựu Thủ Tướng Malcolm Turnball đã thắng cử với hơn 18% chênh lệch thật khó tin nay đã mất.


Trong chiến dịch tranh cử tân dân biểu độc lập Kerryn Phelps thường xuyên nhắc tới việc hệ thống chính trị hiện nay đã vỡ và cử tri Úc muốn một hệ thống chính trị hoàn toàn khác.


Nước Úc cộng hòa với một Hiến Pháp mới và một Tổng Thống do dân bầu có lẽ cũng là điều Nữ Hoàng mong muốn có được trong những tháng năm sắp tới.


Nguyễn Quang Duy


Melbourne, Úc Đại Lợi 21/10/2018

17 Tháng Ba 2015(Xem: 16986)
Vì sao chính phủ Hoa Kỳ quyết định lên tiếng công khai dù biết Việt Nam sẽ không hài lòng? Câu trả lời có lẽ là Hoa Kỳ ngày càng lo ngại về khả năng khôi phục hiện diện quân sự của Nga ở những vùng ảnh hưởng của Mỹ. "Vịnh Cam Ranh, nơi từng là căn cứ của Hoa Kỳ và trong quá khứ cũng từng bị hải quân Pháp và Nhật kiểm soát, nằm cách Sài Gòn 290 km về hướng Đông Bắc là một cảng nước sâu tự nhiên. Guam, lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương, nơi đặt căn cứ không quân Andersen, cách Việt Nam 4.000 cây số về hướng Đông".
15 Tháng Ba 2015(Xem: 16256)
Để đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, Ted Osius, tổ chức buổi nói chuyện trực tiếp với toàn thể giảng viên và sinh viên thuộc viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội hôm 6 tháng 3-2015. Trong dịp này, đại sứ Ted Osius nêu ra 3 chủ điểm của cột mốc lịch sử -20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, gồm có:
10 Tháng Ba 2015(Xem: 18740)
Phát biểu quan trọng của Đại sứ Mỹ Ted Osious tại Đại học Quốc gia Hà Nội "Điều đó cho thấy rằng có vẻ như là ông Ted Osius không chỉ nắm được lịch trình của đoàn Việt Nam, sắp tới ông Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, ông Quang và có thể cả những chính sách nữa đi Mỹ, mà còn có thể dự đoán được kết quả của chuyến đi đó thành công như thế nào và thành công ở mức độ nào".
05 Tháng Ba 2015(Xem: 17826)
Rà soát lại hồ sơ cá nhân của ông Kim cho thấy rằng năm 2010 ông Kim đã có một lần tấn công Đại sư Nhật tại Seoul cũng vì chung một chủ đề Thống Nhất Triều Tiên. Ông Kim Young Man, ngưòi phát ngôn của Hội Đồng Hòa Giải và Hợp Tác Thống Nhất Triều Tiên, cũng là đơn vị đã tổ chức mời ông Đại sứ Lippert đến thuyết trình, cũng đã lên tiếng xin lỗi về tình trạng mất an ninh tại sự kiện này.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 24318)
Ngày 28/10 năm 2014, trong chuyến công du Ấn Độ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã viếng thăm Bồ Đề Đạo Tràng. Hình ảnh người đứng đầu Chính phủ ngồi xếp bằng, tay đeo tràng hạt, cung kính chắp tay lạy Phật như một Phật tử thuần thành xuất hiện khắp trên các tờ báo lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, chưa thấy ai đặt vấn đề liệu hành vi trên của ông có mâu thuẫn với việc ông phủ nhận có theo bất kỳ tôn giáo nào trong các bản khai lý lịch của mình.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 21504)
Mở đầu bài viết “Tản Mạn Chuyện Đổi Mới Sáng Tạo” đăng tải trên báo Tia Sáng hôm 10-2-15, GS Hoàng Tụy viết: “Khi mô tả sự phát triển kém cỏi của đất nước, chúng ta hay dùng từ lạc hậu hay tụt hậu, nhưng tôi để phản ảnh đúng hơn thực chất phải nói ta đang trì trệ trong tụt hậu.
24 Tháng Hai 2015(Xem: 40444)
CDQL có thể là thuộc phe nhóm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vì nó rất có lợi cho ông. Đây là nhận định của rất nhiều người. CDQL phục vụ khá rõ cho ý đồ và tham vọng của ông Dũng nhằm chức Tổng Bí thư, thậm chí kiêm nhiệm thêm chức Chủ tịch nước (như tại Trung Quốc) tại Đại Hội XII tới.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 17770)
Với vô vàn cố gắng của hơn 3 năm 6 tháng, trang mạng CDQL hôm 25-1-15 qua bài viết ”MŨI THUYỀN XẺ SÓNG–MŨI CÀ MAU”, đã tung ra trận đánh lớn chống lại Đảng Cộng Sản ViệtNam-ĐCSVN- một cách khốc liệt không khoan nhượng với ý chí loại trừ tận gốc rễ ảnh hưởng của ĐCS trong xã hội Việt Nam.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 17272)
Sau khi Nhật đảo chánh Pháp, ngày 11-3-1945 Vua Bảo Đại đã Tuyên Bố Độc Lập cho Việt Nam, bãi bỏ mọi hiệp ước đã ký với Pháp:“Chiếu tình hình thế giới nói chung, và tình hình Á châu nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp được bãi bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia…” Đến ngày 17-4-1945, Thủ Tướng Trần Trọng Kim trình danh sách Nội các lên vua Bảo Đại phê chuẩn và Nội các Trần Trọng Kim ra mắt Quốc dân vào 2 ngày sau đó.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 16435)
Điếu Cày: Kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, cùng với thời gian, cả Washington lẫn Hà Nội đều theo đuổi một quan hệ gần gũi nhau hơn trên nhiều phương diện, và dần dần đã chuyển dịch từ thế đối địch sang đối tác.
26 Tháng Giêng 2015(Xem: 16976)
Ngày này, 27/1, cách đây 42 năm, Ngoại-trưởng William P. Rogers của Mỹ và ông Nguyễn Duy Trinh, Bộ-trưởng Ngoại-giao Hà-nội, đặt bút xuống ký “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.” Bên cạnh chữ ký của ông Rogers là chữ ký của Tổng-trưởng Ngoại-giao VNCH Trần Văn Lắm và bên cạnh chữ ký của Nguyễn Duy Trinh là chữ ký của bà Nguyễn Thị Bình, Bộ-trưởng Ngoại-giao của cái gọi là “Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam.”
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 17846)
TT Obama: Qua sự cố 9/11, nước Mỹ bị cuốn hút trong hai cuộc chiến Iraq, Afghanistan lôi theo những năm khủng hoảng suy trầm kinh tế và tư tưởng. Hôm nay bóng đen suy trầm và khủng hoảng ấy không còn nữa. Đêm nay lịch sử Mỹ đã sang trang
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 20052)
TBT Nguyễn Phú Trọng:“Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà Nước ta…” TT Nguyễn Tấn ũng: hiện nay hơn 30 triệu người Việt đang sử dụng các mạng xã hội, đó là nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấm…Các đồng chí ngồi đây đều tham gia mạng xã hội, có điện thoại để lên facebook xem thông tin…Chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí…”
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 19332)
"Phần lớn những người dân Đà Nẵng tôi biết là người nghèo, ... họ thương, cám ơn Bá Thanh lắm.". "Cán bộ nể trọng ông Thanh là người quyết đoán, nhưng những người không thích thì nói Bá Thanh bao sân."
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 19196)
Tại sao người Việt Nam chúng ta lại chống? Lý do chính là vì không người Việt nào tin Cộng Sản Trung Quốc. Chính tuần báo Anh quốc The Economist cũng nhận xét rằng Viện Khổng Tử là một “cơ quan nhà nước” cho nên nó sẽ đóng vai thi hành các chủ trương của Cộng Sản Trung Quốc.
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 18667)
Một trong những tạp chí hàng đầu ở Hoa Kỳ là tuần báo TIME có truyền thống phát hành một ấn bản đặc biệt vào cuối năm với hình bìa và cũng là chủ đề cho số này, nhấn mạnh đến một nhân vật đặc biệt nhất trong năm: Person Of The Year.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 21421)
Năm 1989, trước tình trạng Khối cộng sản Đông Âu và Liên Xô khủng hỏang tòan diện, đảng Cộng sản giao nhiệm vụ tìm hiểu về “Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì?” cho Ủy viên Bộ Chính trị Trần Xuân Bách. Qua nghiên cứu thực tế ông Bách đã kết luận Việt Nam cần phải tìm một hướng đi riêng và cần nhịp nhàng đổi mới cả kinh tế lẫn chính trị: “Hai lãnh vực này phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân.”
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20130)
Điều này chỉ cho thấy rằng: Phục hưng con đường tơ lụa có nghĩa là các nhà lãnh đạo kinh tế Bắc Kinh đang triển khai một phương án mới trong chính sách tiếp cận thị trường từ Á sang Âu và Phi, đẩy lùi hoặc tước đoạt ảnh hưởng cố cựu của các quốc gia tư bản cũ như Pháp, Anh, Bỉ, Ý, Nhật và Mỹ…
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19780)
Tại Little Havana ở Florida, nơi tập trung đông cư dân gốc Cuba kiên trì chống chế độ của Fidel Castro từ nửa thế kỉ qua, nhiều người lớn tuổi cho rằng Tổng thống Obama phản bội họ và bày tỏ sự bực tức cao độ. Còn người trẻ cho rằng đã đến lúc cần có quan hệ hai nước. Nhớ lại thời điểm tháng 7-1995, khi Hoa Kỳ quyết định nối lại bang giao với Việt Nam, Little Saigon ở California cũng ồn ào chống đối như thế.
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20768)
Báo Anh tuần qua viết về Cuba và ba nhân vật liên quan đến dòng Tên (Jesuits). Ông Fidel Castro và người bạn lớn của Cuba, nhà văn Colombia Gabriel Garcia Marquez đều từng học trong trường do các giáo sỹ Jesuits dạy...Thậm chí, không phải tình cờ mà cả hai ông Barack Obama và Raul Castro đều chọn ngày sinh nhật 78 của Giáo hoàng đầu tiên người Nam Mỹ để công bố tin thay đổi ngoại giao.