Gs. Nguyễn Thanh Trang: "Thao thức cùng Quê hương của Bùi Tín"

04 Tháng Mười Một 20185:50 CH(Xem: 10768)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ HAI 05 OCT 2018


Giới thiệu tác phẩm


"Thao thức cùng Quê hương của Bùi Tín"


image009

Nhà báo Bùi Tín và bìa sách "Thao thức cùng Quê hương". Ảnh LKT


image010

Một buổi họp báo của Mạng lưới Nhân quyền tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Truyền thông năm 2013. Từ trái: Ô... Đỗ Anh Tài , Nguyễn Bá Tùng, Nguyễn Thanh Trang, Lê Minh Nguyên. Ảnh VH.


image011


Nguyễn Thanh Trang


      Nhà báo Bùi Tín đã qua đời ngày 11/8/2018. Đó là một tin quan trọng đã được loan truyền nhanh chóng trong cộng đồng người Việt hải ngoại và trên bản tin nóng của các hảng thông tấn quốc tế. Nhưng các cơ quan ngôn luận tại Việt Nam đều đợi đến vài hôm sau mới loan tin nầy một cách sơ sài và nặng lời lên án, như báo Đảng đã có tiêu đề “Bùi Tín – Kẻ phản bội nhân dân Việt Nam đã qua đời nơi xứ người”. Đối với số đông người Việt hải ngoại, Bùi Tín là một chiến sĩ dân chủ, một cựu đảng viên CS cao cấp đã tỉnh ngộ và dứt khoát từ bỏ hàng ngũ Cộng Sản và Đảng CSVN một cách mạnh mẽ trong gần 30 năm qua.  


      Hôm nay nhân dịp ra mắt tuyển tập Thao Thức Cùng Quê Hương của ông dày ngót 300 trang, với gần 200 bài báo ông đã viết từ giữa năm 2015 đến giữa năm 2018, chúng ta thử lược qua những phát biểu quan trọng nhất của ông để góp phần soi sáng quan điểm và lập trường của chứng nhân lịch sử nầy.


      Thân phụ của ông là Bùi Bằng Đoàn, một cựu Thượng Thư trong nội các Trần Trọng Kim. Sau khi Việt Minh cướp chính quyền, cha ông theo Hồ Chí Minh rồi trở thành Phó Chủ Tịch quốc hội CSVN. Riêng Bùi Tín, lúc đó mới 18 tuổi đã hăng hái gia nhập bộ đội Việt Minh và có thời gian ông là cận vệ của Hồ Chí Minh. Năm 1954, ông đã bị thương khi tham gia trận Điện Biên Phủ, nên sau đó đã chuyển qua hoạt động trong ngành báo chí và đến năm 1975 ông là phó tổng biên tập báo Quân Đội Nhân Dân với cấp bậc Thượng Tá.


      Sau khi CS thôn tính miền Nam, với tư cách nhà báo, ông đã có nhiều dịp đi khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Ông đã tiếp xúc với mọi giới và đã chứng kiến nhiều tệ nạn thảm thương của đồng bào và đất nước chỉ vì chủ trương độc tài, gian dối và phi nhân của chế độ. Nhất là sau khi khối công sản tại Đông Âu và Liên Bang Xô Viết nối đuôi nhau sụp đổ, ông đã trở thành một trong những giới chức CS cao cấp sớm tỉnh ngộ nhất.


      Và đến cuối năm 1990 thì ông đã quá chán ngán với chế độ, vì vậy, nhân dịp tờ báo L’Humanite của Đảng CS Pháp mời ông sang Paris tham dự lễ kỷ niệm hàng năm, Bùi Tín đã ở lại Pháp để tị nạn chính trị. Ông đã nêu rõ các lý do tại sao ông phải dứt khoát chống lại đảng CSVN qua một chương trình phỏng vấn, do ông đề xướng để đài BCC-Luân Đôn thực hiện và phát thanh về Việt Nam liên tục trong nhiều ngày.


      Tin Bùi Tín đã thoát ly đảng CSVN và ở lại Pháp tỵ nạn chính trị đã gây một tiếng vang rất lớn cho đồng bào trong nước và hải ngoai. Và đối với Đảng CSVN, nó chẳng khác nào một quả bom đã nổ tung tại Ba Đình khiến nhà cầm quyền Hà Nội vô cùng kinh ngạc và lúng túng.


      Trong hơn 10 năm, từ 1990 đến năm 2002, chúng tôi đã theo dõi những phát biểu và các hoạt động của ông, đặc biệt chúng tôi đã có vài lần gặp mặt và liên lạc qua điện thoại cũng như đã đọc hai tác phẩm Hoa Xuyên Tuyết (1991) và Mặt Thật (1993) của ông. Chúng tôi cũng có dịp tham khảo ý kiến của các nhà đấu tranh tại quốc nội và đặc biệt của ông Nguyễn Minh Cần, một cựu đảng viên cao cấp CSVN phản tỉnh, tị nạn tại Nga. Nhờ đó, chúng tôi đã vững tin nhà báo Bùi Tín đích thực là một người Cộng sản phản tỉnh và ông là một đồng minh của chúng ta. Cộng đồng người Việt hải ngoại nên hỗ trợ và khuyến khích những người tỉnh ngộ như ông tiếp tục vạch trần tất cả các tội ác của Hồ Chí Minh và Đảng CSVN đối với dân tộc và đất nước. Theo thiển ý của chúng tôi, đó cũng là một trong những sách lược lý tưởng góp phần phá sập thành trì CSVN bằng cách hô hào các đảng viên khác noi gương Bùi Tín trả lại thẻ Đảng, thực hiện một cuộc “Cách mạng cung đình” để sớm giải thể chế độ Cộng Sản.


      Chính vì những lý do đó, chúng tôi đã mời nhà báo Bùi Tín làm diễn giả danh dự (keynote speaker) trong buổi lễ khai mạc Đại Hội V của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam tổ chức tại Westminster, Nam California vào mùa Thu năm 2003. Trong dịp đó, nhà báo Bùi Tín đã được cử tọa nhiệt liệt hoan nghênh khi ông khẳng định lập trường chống Cộng và cực lực lên án Hồ Chí Minh và Đảng CSVN phản dân hại nước.


      Hôm nay chúng tôi sẽ đơn cử một số bài viết tiêu biểu trong tuyển tập nầy của Bùi Tín để chúng ta cùng chia xẽ những dằn vặt và tâm huyết của tác giả, một tác nhân và cũng là một chứng nhân và đồng thời là một nạn nhân đáng thương của thời cuộc.


      Nhân dịp 30/4/2015, ông đã viết bài: “Những món nợ không sao trả nổi”. Ông ghi nhận tình trạng bi thảm của đất nước về mọi mặt: giáo dục trì trệ, y tế bệ rạc, khoa học, kỹ thuật lạc hậu, xã hội đầy bất công, đảng cầm quyền đầy sai lầm. Trong khi đó viên chức Cộng sản mọi cấp ngang nhiên ăn cắp tài sản quốc gia và trở thành tầng lớp địa chủ, tư sản mại bản vượt xa các đại điền chủ tư bản thời Pháp thuộc. Sau đó, ông liệt kê ba món nợ quan trọng nhất:


  1. Hàng triệu thanh niên đã nhập ngũ vào Nam và mấy trăm ngàn người đã hy sinh tánh mạng hoặc bị thương vì nghe lời kêu gọi của CSVN tòng quân chiến đấu cho tổ quốc được độc lập và đồng bào được ấm no hạnh phúc. Nhưng trên thực tế, kết quả hoàn toàn trái ngược;
  2. Với nhân dân miền Nam, trong hiệp định Geneve tháng 7/1954 và hiệp định Paris tháng 1/1973, CSVN cam kết tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam và sẽ không dùng vũ lực để chống lại Miền Nam, nhưng CSVN đã chủ trương vi phạm ngay trước khi họ đặt bút ký kết và năm 1975 họ đã trắng trợn xâm lăng Miền Nam bằng vũ lực.
  3. Đảng CSVN đã quá gian dối, phản bội dân tộc và đồng bào hai Miền Nam, Bắc. Họ đứng trên luật pháp, chà đạp nhân quyền và tự do dân chủ của người dân. Họ độc tài, tham nhũng từ dưới lên trên, thi nhau cướp đứng tài sản của dân và đất nước để làm giàu một cách bất lương. Không những thế, các lãnh tụ CS, chỉ vì quyền lợi cá nhân và của Đảng đã cam tâm làm tay sai cho kẻ thù truyền kiếp từ phương Bắc để ngoại bang thực hiện âm mưu xâm lược và Hán hóa Việt Nam.

      Đến cuối năm đó, trong khi Đảng CSVN ráo riết chuẩn bị Đại Hội 12, ngày 30-12-2015 từ Paris nhà báo Bùi Tín đã kêu gọi đồng bào quốc nội, đặc biệt là Ban Chấp Hành Trung Ương và Bộ Chính Trị phải ý thức trọng trách của mình qua bài báo có tựa đề: Hiểm họa của dân tộc hiện nằm ở đâu?”. Theo nhà báo Bùi Tín, có 5 hiểm họa do Đảng CSVN dựng “lên, đó là:


  1. Kiên định Chủ Nghĩa Xã Hội không tưởng, phản lại đà tiến hóa của nhân loại;
  2. Kiên định chế độ Cộng Sản độc tài, độc đảng phản dân, hại nước;
  3. Kiên định chủ nghĩa CS phi nhân, chà đạp nhân quyền và tự do, dân chủ;
  4. Kiên định lấy quốc doanh làm chủ đạo, giết chết mọi sáng kiến kinh doanh;
  5. Kiên định không chấp nhận tự do kinh doanh, gây nên tình trạng kinh tế, tài chánh ngày càng bị bế tắt khiến đất nước ngày càng chậm tiến và tụt hậu.

     Một tuần lễ sau, nhà báo Bùi Tín đã viết một bức Tâm Thư ngày 4/1/2016 gởi đến 3 triệu đảng viên CSVN để báo động tình trạng nguy ngập của đất nước do Đảng CSVN gây nên. Ông kêu gọi những người CSVN yêu nước phải sáng suốt từ bỏ Đảng và can đảm đứng lên cứu nguy dân tộc. Trong bức thư nầy, ông đã nêu lên ba nhận xét quan trọng:


  1. Lãnh đạo đảng CSVN đã quá mù quán, cương quyết không chịu đổi mới toàn diện như đề nghị tâm huyết của 127 nhân sĩ trí thức và đảng viên yêu nước đã kỳ vọng Đại Hội 12 sẽ có cuộc đổi mới toàn diện, một cuộc “xoay trục” mạnh mẽ thoát Trung, thoát khỏi chiếc cùm Thành Đô đã kéo dài 25 năm để kết thân và liên minh với các quốc gia dân chủ trên thế giới;
  2. Lãnh đạo đảng CSVN đã tỏ ra thoái hóa trầm trọng trên cả hai phương diện viễn kiến chính trị và khả năng lãnh đạo. Họ đã phạm phải trọng tội phản bội dân tộc và bán đứng tổ quốc cho kẻ thù truyền kiếp từ phương Bắc;
  3. Tình hình đất nước ngày càng đen tối và khẩn trương, vì vậy trong nhiều năm qua đã có một số đảng viên CSVN cao cấp, kỳ cựu tuyên bố ly khai, trả lại thẻ đảng. Trong số đó gồm có những tên tuổi lớn như Tướng Trần Đô, Viện trưởng Hoàng Minh Chính, Chánh văn phòng bộ Công An Lê Hồng Hà, Đại tá Công An Nguyễn Đăng Quang, Trung tá Trần Anh Kim, nhà văn nổi tiếng Vi Đức Hồi, v.v.

      Năm 2017, nhân kỷ niệm 72 năm công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập do ông Hồ Chí Minh đọc tại Hà Nội ngày 2/9/1945. Văn kiện lịch sử đó đã khai sinh chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vì lý tưởng Độc Lập, Tự Do và Hạnh Phúc của dân tộc. Nhưng theo nhà báo Bùi Tín, sự thật không đúng như vậy. Theo ông, “rõ ràng nước ta chưa độc lập, không có độc lập” và ông đã nêu lên câu hỏi: “ Độc lập sao cứ phải lùi bước trước mưu đồ bành trướng Trung Cộng xâm lấn lãnh thổ biển đảo, cứ phải coi Trung Cộng là người anh em đồng chí, bạn vàng thân thiết nhất …”  Vì vậy, ông đã ca tụng linh mục Nguyễn Văn Lý là “người tù chính trị kiên cường đáng kính từng ghi trên đầu mỗi lá đơn gởi chính quyền 2 hàng chữ:


     “ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa


        Không Độc Lập – Thiếu Tự Do – Chưa Hạnh Phúc”


      Và Bùi Tín đã kết thúc bài báo đó với lời kêu gọi các nhà sử học dân tộc và toàn dân lên tiếng đánh giá công và tội của Đảng CSVN sau 72 năm cầm quyền. Theo ông: “đến nay các danh từ Cách Mạng, Dân Chủ, Độc Lập, Bình Đẵng, Phát Triển … trở nên mỉa mai, cay đắng, vì không có nội dung thật. Một chuỗi dài lừa dối, khoa trương, lộng ngôn, đại bịp … phải bị bóc trần dưới sự quan sát, phân tích khoa học, khách quan, tôn trọng sự thật và chỉ có sự thật”.


      Đến năm 2018,  nhân dịp kỷ niệm Tháng Tư Đen, Bùi Tín lại viết một bài báo có tựa đề: “43 năm sau 30/4/1975, đất nước ta hiện ra sao?”. Hỏi xong, ông đã tự trả lời: Điều cay đắng nhất là nền độc lập dành được từ phát xít Nhật và thực dân Pháp, với sự hy sinh của hàng triệu người Việt cả hai phe quốc, cộng đã bị CSVN biến nước ta thành một chế độ “Bắc Thuộc mới” qua cuộc Mật Đàm tháng 9/1990 tại Thành Đô. Do đó Việt Nam ngày càng bị Trung Cộng lấn chiếm, từ đất liền đến biển đảo trước sự dung túng và bất lực của nhà cầm quyền Hà Nội.


      Theo nhà báo Bùi Tín thống kê LHQ đã phê phán hiện nay Việt Nam bị lạc hậu về nhiều mặt: Tự do ngôn luân và tự do báo chí bị xếp hạng 175 trên 186 nước. Thu nhập bình quân, Việt Nam phải chờ 8 năm nữa mới bằng Thái Lan và 12 năm nữa mới như Indonesia hiện nay!  


      Tóm lại, đây là tác phẩm quan trọng vào cuối đời của nhà báo Bùi Tín. Chúng tôi thiển nghĩ mỗi một chúng ta nên có trong tay một tuyển tập giá trị nầy để có thể đọc kỹ và thấy rõ những lời tâm huyết cũng như lập trường và sự đóng góp lớn lao của ông cho công cuộc đấu tranh cứu nguy tổ quốc thoát khỏi đại nạn Cộng Sản độc tài và nô lệ Trung Hoa.


Nguyễn Thanh Trang


(Tháng 10 năm 2018)     


Đảng CSVN mời nhà báo Bùi Tín về nước với điều kiện ...

image012

Cuộc phỏng vấn cuối cùng của nhà báo Lý Kiến Trúc với nhà báo Bùi Tín tại Little Saigon ngày 19/6/2017.  Ảnh VH/Vũ Bội Tú

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18334)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19255)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17630)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18843)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22222)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22743)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18728)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20838)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21976)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22176)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19665)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20395)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19546)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24358)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23515)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.