Nước Việt ta, dân đang ngồi...đỉnh tháp

06 Tháng Mười Một 20186:56 CH(Xem: 10117)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ TƯ 07 NOV 2018


Nước Việt ta, dân đang ngồi...đỉnh tháp


TS. Dương Xuân Thành         


02/05/14


 (GDVN) - Một bộ phận không nhỏ người Việt hình như không thích thế giới phẳng, họ có vẻ thích “Thế giới Ngược” hơn.


Nhiều học giả cho rằng sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhất là mạng Internet đã khiến cho thế giới dần trở nên “phẳng”, chữ “phẳng” ở đây hiểu theo nghĩa chính trị, văn hóa,.. chứ không phải về địa chất, địa hình. Khi cuốn sách “Thế giới phẳng”  (The world is flat) của Thomas L. Freedmantac ra đời cũng có thể xem là thời điểm mà loài người cảm nhận cái “phẳng” của thế giới một cách rõ nét nhất. 


Một bộ phận không nhỏ người Việt hình như không thích thế giới phẳng, họ có vẻ thích “Thế giới Ngược” hơn. 


Ngày xưa có câu: “đầu đường, xó chợ” để chỉ những người cùng khó, ngày nay thì ngược lại, muốn có được một chỗ ở “đầu đường, xó chợ” chắc chắn phải tiêu tốn nhiều tỷ đồng. Ngày xưa người nhà quê bị gọi là dân “cua đồng” vì cuộc sống quanh năm chỉ là canh cua đồng với cà muối. Ngày nay, sau những chầu rượu ngoại và sơn hào hải vị, người ta lại cần bát canh cua và mấy quả cà. Ngày xưa, người ta hay nói “xướng ca vô loài”, ngày nay đó là mơ ước của nhiều người trẻ muốn đổi đời trong chớp mắt.


image005

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)


Có thể đưa ra vô khối dẫn chứng về “sở thích ngược” của người Việt thời nay, khối lượng các sự “ngược” ấy nhiều đến mức đã đủ yếu tố cấu thành nên một thế giới mà người viết muốn đặt cho một cái tên là “Thế giới Ngược”. Cái sự “ngược” ấy không không xuất  hiện ầm ĩ sau lũy tre làng mà chủ yếu ở nơi đô hội, ở những nơi cao, thậm chí là rất cao. 


Chẳng hạn gần đây, khi khoản 34 nghìn tỷ ngành Giáo dục dự kiến trình Quốc hội bị cộng đồng săm soi thì bộ trưởng Phạm Vũ Luận giải thích: “Cá nhân tôi và lãnh đạo Bộ GD&ĐT chưa xem xét, thảo luận về các chi phí thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông. Trong Tờ trình của Chính phủ và các tài liệu liên quan gửi lên UBTVQH không có con số này cũng như bất kỳ con số nào về kinh phí”. [1]


Quả đúng như Bộ trưởng Luận trình bày, nếu trong thế giới phẳng chúng ta đọc được trên văn bản (số 83/TTr-CP ngày 7/4/2014) con số 34 nghìn tỷ thì trong thế giới ngược con số 34 chỉ là mấy ký tự loằng ngoằng, không phải là con số nên Bộ GD&ĐT không đề cập con số nào về kinh phí là hoàn toàn đúng.


Trong thế giới phẳng, phải có lệnh của Bộ trưởng thì Thứ trưởng mới dám công khai trình bày quan điểm của Bộ trước Quốc hội và truyền thông. Thế nhưng trong khi Bộ trưởng bảo “Cá nhân tôi và lãnh đạo Bộ GD&ĐT chưa xem xét, thảo luận về các chi phí thực hiện…” thì báo chí cho thấy thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã nêu con số 34.275 tỷ đồng tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào chiều ngày 14/4. 


Chuyện Thứ trưởng “to” hơn Bộ trưởng chỉ có thể tồn tại trong “Thế giới ngược”, ở đó Thứ trưởng cứ việc làm theo ý mình không cần quan tâm tới Bộ trưởng đồng ý hay không, còn Bộ trưởng thì phải cải chính, thậm chí phải nhận rằng đó là sơ xuất đáng tiếc. 


Cao hơn chút nữa, Bộ trưởng Văn hóa-Thể thao-Du lịch cứ việc đăng cai tổ chức Á vận hội và Thủ tướng phải quyết định sửa sai bằng cách xin rút. Cũng may người dân chưa phải góp tiền nộp phạt thay Bộ trưởng vì Hội đồng Olympic châu Á (OCA) đã chấp thuận lời đề nghị rút đăng cai Asiad 2019 từ phía Việt Nam, và cũng không đưa ra mức phạt khi Việt Nam xin rút không tổ chức sự kiện này. 


Tuy nhiên ngân quỹ không phải là không tốn tiền khi phải cử một phái đoàn hùng hậu gồm lãnh đạo Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch, đại diện Bộ Ngoại giao, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Tổng cục Thể dục thể thao và Ủy ban Olympic Việt Nam sang tận Kuwait để “gãi đầu, gãi tai” với người ta. Nói là không tốn ngân quỹ cho nó thuận tai tất cả người nghe chứ thực ra cũng là tiền thuế mà dân đóng góp cả, chẳng có cái gì tự nhiên chui vào ngân quỹ.


Trong thế giới phẳng, con người là yếu tố quyết định mọi thành bại của “trận đánh lớn” còn trong “thế giới ngược” tiền mới là yếu tố quyết định, chẳng thế mà chỉ mới khúc dạo đầu của “đổi mới toàn diện” đã là 34 nghìn tỷ, nếu thuận buồm xuôi gió, nếu không làm cho người dân ngã bổ chửng thì biết đâu lại còn tiếp ba bảy hai mươi mốt cái 34 nghìn tỷ nữa!


Mạnh Tử vừa là tên một triết gia thời cổ đại Trung Hoa vừa là tên quyển sách thứ tư trong Tứ thư (Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh tử). Quan điểm trị quốc của Mạnh Tử là: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” hiểu nôm na thì Dân là quan trọng nhất, đất nước đứng thứ nhì, vua quan là thứ yếu. Không có Dân thì không tồn tại đất nước mà cũng chắng có vua quan, điều này không phải chỉ người phương Đông mà cả phương Tây đều đã công nhận. 


Tuy nhiên, trong “thế giới ngược” quan điểm của Mạnh Tử phải đổi là “Quân vi quý, xã tắc thứ chi, dân vi khinh”. Theo đó quan chức phải ở vị trí hàng đầu, đất nước chỉ là phụ và dân đen không cần đếm xỉa. Cứ xem mấy vụ án chết người xét xử vừa qua là đủ thấy vị thế của quan chức và người dân khác nhau như thế nào. Cứ xem thành phố Hà Nội phải đền tiền vì chậm tiến độ cầu Nhật Tân, đường sắt trên cao… và vụ đường Trường Chinh “cong mềm mại” là thấy vị thế của đất nước và người dân so với quan chức bên nào trọng, bên nào khinh. Cứ xem quan chức đem tiền thuế của dân đi buôn đồng nát từ xứ người về để “hiện đại hóa” đất nước thì đủ biết xã tắc đối với họ chẳng bằng “cái đinh gỉ”. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì trong “thế giới Ngược” xã tắc chỉ là hàng thứ hai sau quan chức.


Các cấu trúc muốn bền vững thì chân đế phải rộng, kim tự tháp Ai Cập là một minh chứng sống động cho luận thuyêt này. Về mặt xã hội thì “dĩ dân vi bản” (lấy dân làm gốc) là phép trị quốc. Dân bao giờ cũng nhiều hơn quan, dân phải là gốc, là cái chân đế, quan chỉ là cái ngọn đó chính là cái thế bền vững muôn đời. Nếu lấy thiểu số quan chức làm gốc, còn đa số dân làm ngọn thì cũng như  kim tự tháp lộn ngược, tuy có thể giữ được cân bằng nhưng theo nguyên lý Cơ học đó chỉ là trạng thái cân bằng phiếm định, một cơn gió thoảng qua cũng có thể làm tòa tháp bị lật. 


Người dân luôn nhìn nhận công bằng mọi sự kiện, chính vì thế với chiếc quạt mo họ chỉ đổi lấy nắm xôi chứ không phải là ba bò, chín trâu. Chỉ trong “Thế giới Ngược” những người “chưa đủ tuổi” mới tự cho rằng mình xứng đáng là “phụ mẫu” của dân. Trong thế giới ấy nếu dân không bê nhà chạy đi khi thủy điện xả lũ thì đó là lỗi của dân, Bộ Tài nguyên – Môi trường hoàn toàn không có lỗi.


Người Việt có câu: “yêu trẻ, trẻ đến nhà; yêu già, già để phúc” để khuyên con cháu cách xử thế với mọi người. Người làm quan nếu không biết yêu dân thì đương nhiên dân sẽ “không đến nhà”, đương nhiên dân sẽ “không để phúc” cho mà hưởng, cái họa ấy trong “Thế giới Ngược” không thấy nhưng nên nhớ đa số người Việt ngày nay vẫn đang sống trong thế giới phẳng.

[1]http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Bo-truong-giao-duc-so-suat-ve-con-so-34-nghin-ty-post143329.gd


TS. Dương Xuân Thành
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19246)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17618)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18834)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22216)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22734)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18719)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20833)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21971)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22166)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19657)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20385)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19536)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24348)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23503)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.