Nhìn lại Lịch sử

28 Tháng Tư 20219:32 SA(Xem: 4440)

VĂN HÓA ONLINE - VĂN HÓA LỊCH SỬ - THỨ TƯ 28 APRIL 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Nhìn lại Lịch sử

image086

Đào Như


Vào sáng ngày 1 tháng 5-1975, Trung tá bác sĩ Hoàng Như Tùng, nguyên chỉ huy trưởng Quân Y viện Phan Thanh  Giản - Cần Thơ, mặc đồ dân sự, trong tư thế quân phong, đưa tay lên chào vĩnh biêt Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lênh Quân Đoàn IV, Quân Khu IV, Vùng 4 Chiến Thuật, trước sự kinh ngạc của một nhóm sĩ quan  cấp cao của bộ đội cộng sản vì sự dũng cảm  của bác sĩ Trung Tá Hoàng Như Tùng. Một sĩ quan của bộ đội cộng sản mang quân hàm thiếu tá tiến đến và yêu cầu bác sĩ Hoàng Như Tùng nhận diện Tướng Nguyễn Khoa Nam.


Thiếu Tá bộ đội cộng sản, nghiêng mình cúi xuống, nghiêm chỉnh dỡ mảnh khăn trắng che mặt Tướng Nam. Gương mặt Tướng Nguyễn Khoa Nam hiện ra trông hiên ngang lạ thường, cầm dưới của ông ngẩng lên cao, Tướng Nam mặc nguyên bộ  đồ trận còn thẳng nếp, với cầu vai mang đủ phù hiêu cấp Tướng của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, trên ngực trái vẫn giữ nguyên Bảo Quốc Huân Chương, Anh Dũng Bội Tinh cùng nhiều huy chương Quân đội, Dân sự khác...Hai chân của Tướng Nam vẫn giữ nguyên đôi giầy trận.


Bác sĩ Hoàng Như Tùng bậm môi, vai run khi ông cúi xuống ký biên bản nhân diên Tướng Nam. Thiếu Tá bộ đội cộng sản, trong tư thế nghiêm trang, đưa hai tay đón nhận nhận biên bản nhận diện từ tay bác sỹ Hoàng Như Tùng.


Sau một hồi trao đổi với Thiếu Tá bộ đội cộng sản, bác sĩ Hoàng Như Tùng đưa ra lời yêu cầu: xin Chinh phủ Cách mang mai táng thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam trong quan tài theo đúng nghi cách. Thiếu Tá Bộ đội cộng sản đáp lại, “chúng tôi xin ghi nhận lời yêu cầu của bác sĩ và sẽ chuyển lên cấp trên.  Hy vọng lời yêu cầu của bác sĩ sẽ được chuẩn thuận”.


Vào khoảng mấy tháng sau, trong một buổi giao ban của khoa ngoại bịnh viện Đa Khoa Hậu Giang, bác sỹ cách mạng Nguyễn văn Ngôn, bác sỹ đầu ngành khoa ngoại của binh viện, lên tiếng ca ngợi sự tuẫn tiết của thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, người biết bảo vệ sinh mạng các chiến sĩ Viêt Nam và đông bào. Đáp lai sự tuẫn tiết của ông, bác sĩ Nguyễn Văn Ngôn cho biết Nhà nước Cách mang đã mai táng ông trong quan tài rất chu đáo.


Lạ thay sau lần phát biêu này, bác sĩ Nguyễn Văn Ngôn bị Đảng ủy của bịnh viện phê bình và kiểm điểm vì bác sĩ Ngôn  đã tiết lộ một điều cấm kỵ, mà Nhà nước Cách mạng không muốn cho dân chúng hay biết  việc Tướng Nguyễn Khoa Nam đươc mai táng  trong quan tài. 


Viêc Đảng ủy bệnh viên phê bình và kiểm điểm bác sỹ Nguyễn Văn Ngôn phản ảnh bộ măt thật của Chuyên Chính Vô Sản. Cộng sản luôn độc tài nắm giữ sự thật lich sử, để sau đó họ có thể bóp méo sự thật, xuyên tạc lịch sử, chỉ vì lợi ích của đảng cộng sản.


Trong buổi họp điều trị tâm thần tập thể-Mental health Group Therapy-tai Chicago năm 1996, Trung Tá Lâm Quang Bạch, Trưởng Phòng Chiến Tranh Chính Trị của Quân Khu IV, Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, đã miêu tả sự tuẫn tiết của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam qua một tư liệu của ông dành cho Tướng Nam, một vị chỉ huy trực tiếp của ông:


“ Tình hình chiến sự thuộc lãnh thổ Quân Khu IV vào những ngày cuối tháng Tư bảy lăm, nói chung và thành phố Cần Thơ, nơi đăt Bản Doanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV, Quân Khu IV, Vùng 4, nói riêng, tương đối yên tĩnh so với tình hình các tỉnh miền Đông thuôc Quân Khu III và Biêt khu Thủ Đô, nơi đặt Bản doanh của Chinh Phủ Trung Ương Sàigòn. Nhất là sau vụ Tướng Nguyễn Khoa Nam đich thân chỉ huy  các đơn vị thống thuộc, đánh bại và vô hiệu hóa  của Trung Đoàn Chủ Lực Miền” Hậu Giang” của công sản khi Trung Đoàn này  xâm nhập và tiến sát vào vòng đai phòng thủ của phi trường quân sự Trà Nóc-Cần Thơ.


Sáng ngày 29-4-75, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV triệu tập một buổi họp quan trọng để duyệt xét tinh hình  và ra phương án phản công mới, dưới sự chủ tọa của Thiêu tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Quân Đoàn IV, Quân Khu IV. Thành phần tham dự buổi họp gồm có: Tư Lệnh, Tư Lệnh Phó, các sỹ quan trưởng phòng trong Bộ Tham Mưu của Quân Đoàn IV, ngoại trừ hai sỹ quan cao cấp của Quân Đoàn, một cấp Chuẩn Tướng, Tham Mưu Trưởng và một cấp Đại Tá, Trưởng Phòng 2 Quân đội đã tẩu thoát ra nước ngoài, là không tham dự phiên họp này. Cuộc họp tuy ngắn, nhưng trang nghiêm và hết sức nghiêm trọng. Các đơn vị trong Quân Đoàn IV thề “kiên quyết và đoàn kết sau lưng vị Tư Lệnh và chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, tử thủ Vùng 4”...


Sáng ngày 30-4-75 vào lúc 10:25, Tổng Thống Dương Văn Minh lên đài phát thanh Sàigòn kêu gọi toàn thể quân đội  và các tướng lãnh chỉ huy các Quân đoàn, Sư Đoàn, trên toàn lãnh thổ miền Nam, phải buông vũ khí, ngưng chiến đấu và chờ bàn giao cho chánh quyền cách mạng. Thế là một Quân đoàn hùng mạnh như Quân Khu IV, tới giờ phút này vẫn nắm vững tay súng, chủ động trên mọi tư thế chiến đấu và phản công, đang giữ vững miền châu thổ sông Cửu Long, sắp phải tan rã.


Tướng Nguyễn Khoa Nam, một quân nhân chuyên nghiệp, ông phải tuân mệnh lệnh thượng cấp, nhất là vị thượng cấp náy là Tổng Thống Dương Văn Minh, Tổng Tư Lệnh Quân đội Việt Nam Công Hòa, vị chỉ huy trực tiếp của ông.


Một số sỹ quan phục vụ trong Bộ Tham Mưu của Quân Đoàn IV, kể cả tôi, quá chán nãn, tự rời bỏ đơn vị, về sum họp với gia đình và chờ ngày vào tù. Một số khác tìm đường tẩu thoát ra nước ngoài vì họ sợ cộng sản trả thù. Trong bối cảnh này chỉ còn lại một mình Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh và Thiếu Tướng Lê Văn Hưng Tư Lệnh Phó, và một số sĩ quan thân cận. ở lại doanh trại của Bộ Tư Lệnh của Quân Đoàn.


Tướng Nguyễn Khoa Nam, một tướng lanh ưu tú, sống độc thân, ăn trường chay, thanh bạch, một đời cống hiến cho binh nghiệp, tận tụy với quân đội.      


Chiều ngày 30 tháng Tư 75, cộng sản đưa người của họ là Tám Thạch, mang quân hàm Thiếu Tá, Trung đoàn trưởng, qua trung gian của Nguyễn Khoa Lai, em thúc bá của Tướng Nam, Thiếu tá bác sĩ Quân Đội Việt Nam Công Hòa và đại úy bác sĩ Đoàn Văn Tựu, y sỹ trưởng Tiểu đoàn 40, Chiến Tranh Chính Trị hiện trú đóng tại Bình Thủy, Cần Thơ, vào tiếp xúc với Tướng Nam tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV đồn trú trên đại lộ Hòa Bình, thành phố Cần Thơ. Nội dung cuộc tiếp xúc, cấp nhỏ như chúng tôi không ai đuọc biết ngoại trừ Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó, được Tướng Tư Lệnh bàn bạc và thông báo riêng. Thiếu Tướng Hưng trở về tư dinh và tự sát sau đó.


Sau khi cân nhắc mọi hậu quả có thể xảy đến cho đồng bào và chiến sĩ trong vùng lãnh thổ,Tướng Hưng và Tướng Nguyễn Khoa Nam tuần tự đi đến quyết định tuẫn tiết.


Sự tuẫn tiết của hai vị tướng lãnh, Tư Lệnh và Tư Lệnh Phó của chúng ta, Tướng Nguyễn Khoa Nam và Tướng Lê Văn Hưng là những quyết định kiên cường và dũng cảm mãi mãi được tuyên dương và ghi công, đời đời được lịch sử soi sáng..” (*)


Hôm nay ngày 1 tháng 5 năm 2020, đúng sau 45 năm Tướng Nguyễn Khoa Nam  tuẫn tiết tôi mạo muội ghi lại những điểm son của Quân Đội Việt Nam trong giai đoạn lich sử khốc liệt này. Hy vọng 100 năm, 200 năm sau... sẽ có sử gia nào đó có đủ can đảm nghiêng mình xuống tìm hiểu, viết lại trung thực nhưng hồi bi tráng của lich sử chiến tranh xảy ra giữa lòng dân tộc, anh em chúng ta.../.


Đào Như


Bác Sĩ Đào Trọng Thể


Chicago-


1-tháng 5-2020


(Gởi cho VHO – bổ túc 27/4/2021)


(*) Đó là nguyên văn của thư của Trung Tá Lâm Quang Bạch đưa cho tác giả ngay sau buổi họp điều trị tâm thần hôm ấy, để lâm tài liêu tra cứu sau này. 
01 Tháng Ba 2015(Xem: 10779)
Làng Mai là một mô hình thiền học phật giáo Việt Nam thành công ở nước Pháp, quốc tế, mặc dù chưa được hoàn toàn thừa nhận ở Việt Nam do các lý do khác nhau, theo một nhà nghiên cứu sử học đương đại và văn hóa tôn giáo tại Pháp.
12 Tháng Hai 2015(Xem: 11176)
Có những điều không thể ngờ, hay không thể tin mà có thể xảy ra. Ví dụ chúng tôi có tạp chí Vấn Đề số 52 – số bị tịch thu - ở xứ Mỹ này khi mà 43 năm về trước trên số 53 đăng lời cáo lỗi cùa Ban Chủ trương nguyệt san Vấn Đề như sau:
30 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11886)
Điều làm du khách không khỏi ngạc nhiên là nhiều hạng mục cổ của các di tích này bị phá đi và xây mới lại. Không gian đỉnh Yên Tử những ngày này trở nên ồn ào bởi hàng loạt công trình dở dang cùng tiếng máy xây dựng vang vọng khắp vùng núi.
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12453)
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11098)
Xuân Tân Mùi-791-Phùng Hưng (người Đường Lâm-Sơn Tây) dấy binh đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường, làm chủ đất nước, nhân dân tôn là bố cái đại vương Kỷ Mùi-889-Năm sinh Ngô Quyền , anh hùng dân tộc, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống nam Hán năm 938, lập nhà Ngô mở đầu giai đoạn quốc gia độc lập
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20218)
Hồ Trường là một thi phẩm nổi tiếng của nhà cách mạng Nguyễn Bá Trác vào đầu thập niên hai mươi. Tác giả người làng Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, từng theo Cụ Phan Bội Châu trong phong trào Đông Du và hưởng ứng phong trào Đông Kinh của Cụ Phan Chau Trinh. Từng làm quan dưới triều Nguyễn, Ông cũng là nhà biên khảo cho Phủ Toàn Quyền Đông Dương và là chủ bút ( phần Hán Văn) của tờ Nam Phong Tạp Chí do Phạm Quỳnh sáng lập.
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16139)
Hát Quan Họ là một lối Hát Thơ rất đặc thù nổi tiếng vùng Kinh Bắc ( gồm Bắc Ninh và Bắc Giang). hay còn gọi là Dân Ca Quan Họ. Hằng năm cứ dip Xuân về vào tháng Giêng Âm Lịch là Hội Làng mở các Lễ Hội đầy mầu sắc văn hóa dân gian, trong đó Lễ Hội Lim làng Tiên Du là lễ hội lớn và hoành tráng nhất.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 10508)
Chiều 27-9, ông Nguyễn Đức Kiếm - phó giám đốc bảo tàng tỉnh Nghệ An cho biết, bảo tàng đã tổ chức trao thưởng của UBND tỉnh cho ông Nguyễn Văn Bình (ngụ ở xóm 9, xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) - người đã có công phát hiện và giao nộp 2 khẩu súng thần công cho bảo tàng.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 10690)
(Dân trí) - Ngày 6/10, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH) cho biết chiếc xe kéo của vua Thành Thái đang làm một số thủ tục, chuẩn bị được đưa về cố hương.
01 Tháng Mười 2014(Xem: 11852)
Dân ca Ví, Giặm là “thổ sản” độc đáo trong kho tàng dân ca Nghệ Tĩnh, thể hiện đậm nét bản sắc riêng của con người xứ Nghệ. Hát Ví, hát Giặm đã tồn tại hàng trăm năm nay trong đời sống nhân dân xứ Nghệ, được lưu truyền qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 14791)
Doãn Quốc Sỹ là một nhà văn, nhà giáo nổi tiếng tại miền Nam Việt Nam từ trước 1975. Ông đã dậy học tại các trường Trung học như Nguyễn Khuyến (Nam Định) Chu Văn An (Hà Nội) Trần Lục (Sài Gòn). Làm Hiệu trưởng trường Trung học Hà Tiên, Giáo sư trường Trung học Hồ Ngọc Cẩn, Giáo sư trường Đại học Văn khoa Sài Gòn và Đại học Sư phạm Sài Gòn Giữa thập niên 60, ông du học tại Hoa Kỳ về ngành Giáo dục và trở về nước dậy học cho tới 1975.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 10752)
Một giá hầu bóng đang cử hành giá “Quan lớn Tuần Tranh” tại đền ngã Năm Sàigon. Khởi động cho giá hầu là ban nhạc Cung Văn gồm đàn nguyệt, đàn đáy, phách, trống chầu, trống con, sáo, ngâm hát những bài ca vinh danh vị tướng “Trấn thủ Lưu đồn” trong lịch sử Việt Nam.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 12566)
Trước mắt tôi là sưu tập Văn Nghệ số 40 ra 3-1953. Lúc này cơ quan Hội văn nghệ đang đóng ở rừng Việt Bắc. Nhân cái chết của Stalin, tạp chí của Hội ra một số đặc biệt, không chỉ Tố Hữu mà nhiều tác giả khác có bài liên quan tới sự kiện này.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 11293)
Nhân câu chuyện bầu chọn, đề cử và chỉ định cán bộ tại Việt Nam trước Đại hội Đảng Cộng sản dự kiến vào năm 2016 đang thu hút sự chú ý của dư luận, BBC Tiếng Việt xin giới thiệu một số trích dẫn lịch sử liên quan đến chế độ quan tước và thế tập thời phong kiến để bạn đọc tham khảo:
20 Tháng Ba 2014(Xem: 11885)
Kể từ ngày 20 tháng Ba cho đến 20 tháng Năm năm 2014, Viện Lưu trữ Quốc Gia (Archives Nationales) tổ chức cuộc triển lãm với tựa đề ‘‘Quan hệ Việt-Pháp qua bốn thế kỷ’’. Sau khi được trưng bày ở Hà Nội và Sài Gòn, nay cuộc triển lãm được đưa sang Paris, trong khuôn khổ chương trình Năm Việt Nam tại Pháp.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 12378)
Chùa Hương (Hà Nội), đến hẹn lại lên, sau Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, chỉ trong duy nhất cái ngày khai hội thôi, đất Phật đã đông đến kỷ lục: 6 vạn lượt khách/ngày! Bên cạnh tắc đường, trộm cắp, chèn ép khách..., nạn xả thịt thú rừng diễn ra ngang nhiên và kinh hoàng.