“Làng Em Làng Anh-Tình Yêu Đất Nước”: Ai là tác giả ca khúc bất hủ này?

22 Tháng Năm 20214:40 SA(Xem: 4551)

VĂN HÓA ONLINE - VĂN HÓA LỊCH SỬ - CHỦ NHẬT 23 MAY 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


“Làng Em Làng Anh-Tình Yêu Đất Nước”: Ai là tác giả ca khúc bất hủ này?

image001

Lý Kiến Trúc

Văn Hóa Online

23/5/2021


image003Nhạc sĩ Văn Lương


1.


Cho đến nay người ta vẫn chưa biết rõ nhạc phẩm “Làng Em Làng Anh” hay “Tình Yêu Đất Nước” sáng tác của Nhạc sĩ Văn Lương hay của Văn An.


Một bản copy trên trích từ Youtube ghi tác giả ca khúc “Tình Yêu Đất Nước” là Văn An. Văn An có phải là nhạc sĩ Văn Lương?

image005

Văn Lương là ai, rất ít người biết về người nhạc sĩ Nam Bộ. Bậc sinh thành Tía Má vốn là điền chủ nông dân (chớ không phải là địa chủ cường hào ác bá). Một nhà nông chánh gốc Nam Bộ trở thành một nhạc sĩ là chuyện bình thường, như tiếng a li hò lờ đưa đẩy mái chèo trên sông từ trong huyết quản.


Trưởng thành từ khói súng kháng chiến chống bọn thực dân xâm lược, những ca khúc của Văn Lương không nhuốm mùi ngợi ca chế độ lên tận mây xanh, không nhuốm mùi gào thét phản đối chiến tranh, không nhuốm mùi gào thét đòi hòa bình, không nhuốm mùi âm thanh ái tình mục rữa rẻ tiền, không nhuốm mùi phong trào thời cuộc cộng đồng lạc lõng, v.v…


Xã hội miền Nam thập niên 1955-1965 chập chững bước vào nền dân chủ nhân bản mở theo khuynh hướng phương tây, gần như sáng tạo của giới văn nghệ sĩ được tự do xuất bản, sự thưởng ngoạn của quần chúng là tuyệt đối; tất nhiên, quần chúng tự do lượng giá và tiếp nhận. Nhưng hình như cổ nhân có câu “cứ nghe và nhìn trình độ thẩm mỹ âm nhạc của nước nào thì có thể biết sự thịnh suy của nước ấy”.


Văn Lương bước ra ngoài mọi trào lưu âm nhạc thời cuộc. Sự thịnh suy của miền Nam đầy dẫy những biến động, rối ren, mâu thuẫn. Ngoài kia là biên giới khói lửa mịt mù, trong này là nước hoa hương phấn rượu bia sóng sánh Sàigon hoa lệ. Miền Nam không làm chủ được miền Nam; không có gì ngạc nhiên khi tên tuổi và tác phẩm người nhạc sĩ nông dân Văn Lương hiếm hoi trên các làn sóng âm nhạc Sàigon trước năm 1975. Văn Lương có vẻ an nhiên tự tại, vẫn một lòng trung trinh với tác phẩm của mình.


Trên trang điện tử của ca sĩ Thanh Thúy (sinh năm 1943? - nữ ca sĩ có chiều dài đời sống âm nhạc ở miền Nam trước 1975) viết đôi dòng về Văn Lương dưới đây, nhưng tuyệt không ghi chép về xuất xứ ca khúc “Làng Em Làng Anh” hay “Tình Yêu Đất Nước”:


Văn Lương:


Văn Lương là một nhạc sĩ nhưng còn là một ký giả. Nhạc sĩ Văn Lương sáng tác cũng không nhiều, ngoài bài «Tía em, má em» rất phổ thông, rất thịnh hành trong thập niên 60, người ta không biết Văn Lương có còn bài nào nữa không?


Bài «Tía em, má em» có lời ca thật đơn giản, âm giai La thứ, nhờ vậy rất dễ học, dễ nhớ vì bài ca rất dễ đi vào lòng người nông dân bình dị, nhất là các trẻ em:


Tía em hừng đông đi cày bừa
Má em hừng đông đi cày bừa
Tía em là người nông dân
Má em là người nông dân
Cùng sống trên đồng bao la…


https://thanhthuy.me/2019/06/23/ton-niem-am-dieu-mot-so-ca-khuc-cua-nhung-nhac-si-tu-lau-im-tieng-le-dinh/


Chúng ta cũng tìm thấy trên Youtube, một trang báo điện tử viết về tiểu sử Văn Lương như sau:


Văn Lương (Nam Bộ)

image007

Tên thật

Đặng Tấn Hiền

Năm sinh

1931

Quê quán

Bến Lức, Long An

Chỗ ở hiện tại

Nơi công tác

Điện thoại

Email


“Văn Lương tên thật là Đặng Tấn Hiền, sinh năm 1931 tại xã Tân Bửu (Bến Lức, Long An). Ông là con nhà địa chủ, ông đã từ bỏ tất cả để tham gia kháng chiến khi mới 15 tuổi.


Đến năm 1953, từ miền Đông, ông và một số văn nghệ sĩ được điều về miền Tây Nam bộ. Trở về với chính cái gốc nông dân Nam bộ, được sống gần gũi với bà con nông dân, Văn Lương luôn trăn trở làm sao cho đời sống người nông dân bớt cơ cực, mơ ước một ngày non nước hòa bình để con em nông dân được chơi đùa hồn nhiên, được đến trường, học hành thành tài...


Và rồi Văn Lương viết Tía em, Má em.


Sau hiệp định Genève (1954), ông được tổ chức phân công hoạt động nội thành và trở thành một nhà báo với bút danh Đặng Tấn.


Sau 1975, Văn Lương đã cùng nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết thành lập Đoàn ca múa - ảo thuật - xiếc “Hương Miền Nam.”


Tiểu sử Nhạc sĩ Văn Lương tức nhà báo Đặng Tấn đơn giản chỉ có bấy nhiêu.


2.


Tuy nhiên, điều mà chúng tôi muốn gợi ý trong bài viết này không hướng về thân thế hoạt động của Văn Lương trong xã hội miền Nam VN trước năm 1975, mà đào sâu cái tâm hồn nồng nàn yêu người yêu nước của con người miền tây Nam Bộ quyện bó với nhau.


Nếu như nhà báo Đặng Tấn còn sống, xin hỏi: Ai là tác giả chánh thức của ca khúc “Làng Em Làng Anh” hay “Tình Yêu Đất Nước”? Sáng tác này của Văn Lương hay của Văn An? Hoặc Văn Lương - Văn An cũng chỉ là một?


Ngẫm nghĩ từng chữ, từng lời từng câu trong ca khúc, ca từ lồng vào từng nốt giai điệu cực kỳ tha thiết, người nghe không còn cảm giác như đang rơi vào trạng thái lứa đôi tầm thường, mà, lồng lộng nhịp đập yêu thương của hai con tim - người Nam kẻ Bắc - đang ngóng trông nhau ở hai bờ con sông Bến Hải, ở nhịp cầu Hiền Lương đã bị chia hai.


Bên trời lang Tây, trong phút chốc trên bàn hội nghị, bọn thực dân đế quốc đông tây áp đặt con sông lành trong xanh nước Việt, biến thành lằn ranh oan nghiệt của cái gọi là “giải pháp quốc tế vỹ tuyến 17” vào năm 1954.


Mọi thứ có thể chia hai, chia tam chia tứ, chia ra từng mảnh, nhưng khổ đau vì chia cắt núi sông Việt Nam chỉ là một.


Phải chăng trái tim nồng cháy của Văn Lương không ngừng thổn thức để viết lên “Làng Em Làng Anh”? Trong phút xuất thần, người nhạc sĩ nông dân Nam Bộ đã để lại đời một nhạc phẩm bất hủ.


Làng em có bờ ruộng xanh bên khóm tre lành
Dưới hàng dừa xinh ngả bóng trên sông
Làng anh cách xa làng em một con sông lành
Một con sông lành nước chảy trong xanh.


Làng anh bên đồi non xa muôn mái tranh già
Dưới ngàn thông reo tiếng suối hoà theo
Làng em muốn sang làng anh chỉ cách nhịp cầu
Chỉ cách nhịp cầu mong đợi từ lâu.

Chiều chiều ra đứng bờ sông

Chiều chiều ra đứng bờ sông
Chiều chiều mỏi mắt hằng trông

Chiều chiều mỏi mắt hằng trông
Trông theo nước lớn nước ròng

Trông theo nước mắt tuôn giòng
Mà bao năm vẫn cách giòng sông sâu

Mà bao năm vẫn cách giòng sông sâu. 


Giòng sông sâu vì đâu cách chia đôi tình

Giòng sâu sâu vì đâu cách chia đôi ngả

Mong bắc lại nhịp cầu cho đời thêm tươi

Mong bắc lại nhịp cầu cho tình ta không dở dang

Chiều chiều nghe tiếng hò khoan

Chiều chiều nghe tiếng hò vang

Hò rằng sông núi Việt Nam

Hò rằng xương máu tiền nhân

Không ai chia xẻ sơn hà

Ai đi tô thắm nước nhà

Tình ta như nước chan hòa Cửu Long

Tình Trung Nam Bắc một nhà muôn năm.


3.


Nếu “Làng Em Làng Anh” do Văn Lương, một cựu kháng chiến quân Nam Bộ, một văn nghệ sĩ nằm vùng sáng tác, hoặc “Tình Yêu Đất Nước” của Văn An viết vào khoảng cuối thập niên 1954; nghĩ rằng trong quãng thời gian đó, bài ca xuất phát từ mối tình làng xóm ẩn dụ tư tưởng chính trị, không thoát khỏi lưỡi kéo kiểm duyệt của hai chánh quyền Nam - Bắc.


Miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa gần như cấm tuyệt đối ca khúc này. Cấm hát. Cấm phổ biến. Lập trường tư sản phản động.


Miền Nam từ năm 1955 đến 30 tháng Tư 1975, mảnh đất tự do hơn miền Bắc rất nhiều, ca khúc vẫn ít thấy phổ biến, sau năm 1975 thì tắt ngỏm.


Dù bị giới hạn, nhưng cho đến khi người ta nghe được tiếng hát của Ca sĩ Duy Khánh và Hoàng Oanh song ca, Thanh Tuyền đơn ca, khán thính giả mới nhận ra một bản tình ca kín đáo cất lên tiếng than van của lịch sử đau thương kéo dài 20 năm. Lịch sử của những anh hùng không thể thắng từ 1955-1975. Đau lòng thay, sau năm 1975, dòng chảy lịch sử đau thương đó lại tiếp tục lê lết tràn ra hải ngoại.


4.


Tâm ý chính trị của nhạc sĩ khôn khéo mượn ca từ tình yêu đôi lứa ẩn dụ thái độ chính trị của tác giả:


Giòng sông sâu vì đâu cách chia đôi tình

Giòng sâu sâu vì đâu cách chia đôi ngả,


Giòng sông sâu này là giòng sông nào? Giòng sông ý thức hệ? Giòng sông giai cấp vô sản cách mạng? Giòng sông tầng lớp tư sản mại bản? Giòng sông ủy nhiệm chiến tranh hắc ám? Giòng sông nội chiến tràn lan máu đỏ da vàng? Ôi! những giòng sông Việt thăm thẳm.


Từ một con rạch, con kênh nhỏ xíu ở Nam kỳ Lục tỉnh rợp bóng dừa xanh, bắc ngang cái cầu tre lắc lẻo, tác giả viết:


Làng em muốn sang làng anh chỉ cách nhịp cầu

Chỉ cách nhịp cầu mong đợi từ lâu.


Nhịp cầu mong đợi của tác giả là nhịp cầu tình thương, nhưng muốn mà chưa được đề em sang thăm anh. Cho đến bao giờ nhịp cầu mới nối lại trọn tình trọn nghĩa, phải chăng tác giả đã mượn nhịp cầu tình yêu mà tiên đoán ra nhịp cầu dân tộc sẽ đến trong tay - một lần nữa lại rơi.


Hò rằng sông núi Việt Nam

Hò rằng xương máu tiền nhân

Không ai chia xẻ sơn hà



Ai đã nhẫn tâm xẻ thịt sơn hà chia xương đồng loại?


Dường như tác giả không chịu dừng lại. Tác giả như muốn dẫn dắt tình cảm lai láng từ con kênh nhỏ xíu bên hàng dừa xinh, bên khóm tre lành, đến bờ Bắc bờ Nam con sông Bến Hải vỹ tuyến 17, và nay, nghiệt ngã thay cho tác giả, đã 46 năm ăn nhờ ở đậu bên bến lưu vong, người nghe ca khúc cũ viết trước đây ít ra đã 60 năm chợt giật mình, chợt nhìn lại mình, thấy mình đang đứng ở bờ tây ngóng về bờ đông Thái Bình mịt mù xa lắc.


5.


Chưa thấy ca sĩ nào hay dàn nhạc nào trình diễn tới đỉnh ca-nhạc khúc bất hủ “Làng Em Làng Anh- Tình Yêu Đất Nước” của Văn Lương-Văn An.


May thay, chất giọng đặc sệt miền Nam của ca sĩ Thanh Tuyền đã đạt tới những gì mà (tôi nghĩ) người nhạc sĩ nông dân Nam Bộ mong muốn. Làn hơi đặc biệt của của người ca sĩ Thanh Tuyền trước năm 1975 rung lên nhịp đập của con tim Nam Bộ dễ dàng chinh phục khán thính giả khó tính nhất. Tiếng hát ray rứt nghẹn ngào khiến người nghe không khỏi rơi lệ.


Thanh Tuyền cất lên ca khúc này vào lúc nào, năm nào, ở đâu? Có lẽ xin được hỏi Thanh Tuyền nếu “nàng” đọc được bài viết này.


Mối tình lớn của Văn Lương-Văn An đã viết lên một nhạc phẩm bất hủ với thời gian, bất hủ với không gian, dù là “không gian là giới hạn” như lời ông Đại sứ Daniel Kritenbrink nói bóng nói bẩy.


6.


Trông theo nước lớn nước ròng

Trông theo nước mắt tuôn giòng


mà chạnh lòng nhớ lại quãng thời chiến chinh đau khổ, chia ly, tan nát,


mà chiều chiều mỏi mắt hận trông …


Bà con Nam kỳ Lục tỉnh ơi, sao không thể có một con đường mang tên người nhạc sĩ nông dân Văn Lương ở Tây đô sánh với Thăng long đặt để con đường mang tên họ Trịnh?


Lý Kiến Trúc

Viết cho tháng Tư đen California

23/5/2021 (bổ túc)


*


Mời quý bạn lắng nghe “Làng Em Làng Anh”


https://youtube.com/watch?v=TUmwC_guSMM&feature=share

image009

Nhạc sĩ Văn Lương - với tía em, má em

Gửi bởi: cobedanau

https://hopamviet.vn/info/related/232/nhac-si-van-luong-voi-tia-em-ma-em.html


Tía em, Má em

Biểu diễn: Việt Hà & Tốp ca múa NVH Thiếu nhi quận Ninh Kiều TP Cần Thơ

https://www.youtube.com/watch?v=Nh_67tdA6Ug


Ca sĩ Thái Thanh: “Tình không biên giới”

https://www.youtube.com/watch?v=ONMQ79W0ESQ

20 Tháng Giêng 2023(Xem: 1515)
10 Tháng Giêng 2023(Xem: 1439)