Bảo tàng Orsay trưng bày tranh chân dung của Họa sĩ Cézanne

04 Tháng Bảy 20177:21 CH(Xem: 7451)

VĂN HÓA ONLINE - VĂN HÓA LỊCH SỬ  - THỨ  TƯ  04 JULY  2017


Bảo tàng Orsay trưng bày tranh chân dung của Cézanne


Tuấn Thảo 04-07-2017


image056Bức chân dung tự vẽ của Cézanne tại bảo tàng Orsay.REUTERS /John Schults


Phong cảnh, chân dung, tĩnh vật. Lúc sinh tiền, danh họa Cézanne đã vẽ hầu hết các thể loại. Trong vòng 40 năm, từ năm 1866 đến 1906, ông đã vẽ trên dưới 200 bức chân dung, trong đó có 26 bức là chân dung tự họa. Hầu hết các tác phẩm quan trọng nhất nay được tập hợp về cùng một nơi.


Trong suốt mùa hè 2017, Viện bảo tàng Orsay hợp tác với National Portrait Gallery (Luân Đôn) và National Gallery of Art (Washington) để tổ chức tại Paris một cuộc triển lãm lớn về chủ đề tranh chân dung của Cézanne từ 13/06 đến 24/09/2017.


Nơi Cézanne (1839-1906), đối tượng bức tranh (theo quan điểm truyền thống) dường như không quan trọng lắm. Ông có thể vẽ đi vẽ lại hàng chục lần chân dung của người vợ (Hortense Fiquet) mà không có bức nào giống nhau. Theo nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật John Elderfield, Cézanne vẽ không phải là để tả chân tả cảnh, chân dung của người vợ không có mục đích đề cao vẻ đẹp hay tôn vinh nét duyên dáng của người đàn bà.


Theo ông, Cézanne vẽ đi vẽ lại cùng một đề tài để tìm cho mình một quy tắc toàn phần, một ‘‘ngữ pháp’’ riêng biệt : bố cục, màu sắc, chất liệu, cách thể hiện chi tiết theo xúc cảm chứ không theo như những gì con mắt nhìn thấy. Những yếu tố ấy hợp lại thành một tổng thể, cái hay cái thần toát lên từ nguyên cả bức tranh chứ không còn đơn thuần là đối tượng hay nhân vật được vẽ trong tranh.


Còn theo lời ông Xavier Rey, giám đốc các viện bảo tàng thành phố Marseille và cũng là một trong những người khởi xướng cuộc triển lãm tại Orsay lần này, ngay từ những bức tranh chân dung đầu tiên, trong khoảng thời gian 1866-1867, Cézanne đã lao mình vào thử nghiệm tìm tòi qua 10 bức chân dung. Ông không vẽ bằng cọ mà là vẽ bằng dao (loại giống như cái bay nhỏ của thợ nề).


Vào lúc mà các họa sĩ còn chăm chút màu sắc, trau chuốt nét vẽ, Cézanne lại tìm cách thoát khỏi quan niệm hàn lâm, "kinh viện" về nét thẩm mỹ trong hội họa. Trong những bức vẽ sau đó, Cézanne vẽ theo góc nhìn cá nhân : trái với khoa học, nghệ thuật không cần phải chính xác. Có lẽ cũng vì thế mà Cézanne vẽ thân hình con người mà không nhất thiết phải cân đối. Màu sắc da thịt hay chi tiết cơ thể không cần phải giống như ngoài đời.


Điều hiển nhiên nhất trên một khuôn mặt chính là lỗ mũi, trong một số bức tranh, Cézanne cố tình vẽ chân dung không có mặt mũi như bức Chân dung của một nông dân vẽ vào những năm tháng cuối đời (1905-1906). Phải chăng vì chán ghét cái quan điểm áp đặt về sự ‘‘hoàn chỉnh’’ trong tác phẩm, mà Cézanne cố tình vẽ không đầy đủ, chủ ý vẽ thiếu sót là một cách để phủ nhận quan điểm bảo thủ, cựu truyền…


Đằng sau một số bức vẽ của Cézanne còn có nhiều giai thoại lý thú. Theo nhà nghiên cứu John Elderfield, trưởng ban tổ chức triển lãm, Cézanne thường nói thời trẻ của ông là thời ‘‘gan lì’’, trong giai đoạn này ông luôn thể hiện sự đối đầu với gia đình ông, đặc biệt là với thân phụ. Bố của danh họa Paul Cézanne (ông Louis Auguste Cézanne) trở nên giàu có nhờ nghề làm nón, ông sau đó thành lập ngân hàng Cézanne & Cabassol ở thành phố Aix-en-Provence, ông bố hy vọng là con trai nối nghiệp ông sau này, nhưng ông không khỏi thất vọng trước thái độ kiên quyết của Paul.


Trước khi chọn nghề hoạ sĩ, Paul Cézanne bị gia đình buộc phải theo học trường luật khoa. Paul Cézanne bỏ học và lên Paris ‘‘lập nghiệp’’ với sự giúp đỡ của bạn học cũ là văn hào Émile Zola. Trong bức chân dung vẽ bố ông, Paul Cézanne đã cố tình vẽ một người đàn ông không giống như đại gia, không có bề ngoài giàu sang trưởng giả. Thậm chí, nhân vật trong bức vẽ còn cầm trên tay một tờ báo nổi tiếng là cấp tiến thời bấy giờ (tờ báo L’Évènement) chuyên đả kích tư tưởng thủ cựu.


Đối với người vợ, Cézanne cũng không tỏ ra trìu mến và âu yếm cho lắm. Tuy ông vẽ chân dung của bà hàng chục lần, nhưng ngoài đời hai người không sống chung với nhau dưới cùng một ‘‘mái ấm’’. Cézanne cũng chỉ thành hôn với bà Hortense Fiquet hơn 10 năm sau khi hai người đã có con. Hội họa không cần phản ánh thực tế và nơi Cézanne lại càng không phải là nơi để ông đề cao đời tư hay gia cảnh.


Tuy nhiên, trên phuơng diện hội họa, khi nhìn các bức chân dung theo trình tự thời gian, ta sẽ thấy sự biến chuyển thay đổi trong bút pháp của ông. Sau khi từ bỏ hẳn lối vẽ truyền thống theo phối cảnh, và ông vẽ chân dung như một nhà nhiếp ảnh chụp hình cận ảnh, trên mặt tranh tất cả được dàn trải trên tuyến đầu’’, như thể không còn cần phải phân biệt phía sau hay phía trước.


Càng về những năm cuối đời, Cézanne càng vẽ mà không cần kẻ rõ đường viền, bút pháp của ông khi ẩn khi hiện, có lúc mờ hẳn rồi biến mất. Các khối màu sắc khi được sắp đặt cạnh nhau tự phân định đường nét ranh giới. Cũng chính vì thế mà ngoài là dấu gạch nối giữa hai trường phái hậu ấn tượng và lập thể, Cézanne còn được xem như là người đã khai sinh dòng hội họa hiện đại./
01 Tháng Ba 2015(Xem: 10774)
Làng Mai là một mô hình thiền học phật giáo Việt Nam thành công ở nước Pháp, quốc tế, mặc dù chưa được hoàn toàn thừa nhận ở Việt Nam do các lý do khác nhau, theo một nhà nghiên cứu sử học đương đại và văn hóa tôn giáo tại Pháp.
12 Tháng Hai 2015(Xem: 11164)
Có những điều không thể ngờ, hay không thể tin mà có thể xảy ra. Ví dụ chúng tôi có tạp chí Vấn Đề số 52 – số bị tịch thu - ở xứ Mỹ này khi mà 43 năm về trước trên số 53 đăng lời cáo lỗi cùa Ban Chủ trương nguyệt san Vấn Đề như sau:
30 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11877)
Điều làm du khách không khỏi ngạc nhiên là nhiều hạng mục cổ của các di tích này bị phá đi và xây mới lại. Không gian đỉnh Yên Tử những ngày này trở nên ồn ào bởi hàng loạt công trình dở dang cùng tiếng máy xây dựng vang vọng khắp vùng núi.
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12447)
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11092)
Xuân Tân Mùi-791-Phùng Hưng (người Đường Lâm-Sơn Tây) dấy binh đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường, làm chủ đất nước, nhân dân tôn là bố cái đại vương Kỷ Mùi-889-Năm sinh Ngô Quyền , anh hùng dân tộc, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống nam Hán năm 938, lập nhà Ngô mở đầu giai đoạn quốc gia độc lập
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20211)
Hồ Trường là một thi phẩm nổi tiếng của nhà cách mạng Nguyễn Bá Trác vào đầu thập niên hai mươi. Tác giả người làng Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, từng theo Cụ Phan Bội Châu trong phong trào Đông Du và hưởng ứng phong trào Đông Kinh của Cụ Phan Chau Trinh. Từng làm quan dưới triều Nguyễn, Ông cũng là nhà biên khảo cho Phủ Toàn Quyền Đông Dương và là chủ bút ( phần Hán Văn) của tờ Nam Phong Tạp Chí do Phạm Quỳnh sáng lập.
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16134)
Hát Quan Họ là một lối Hát Thơ rất đặc thù nổi tiếng vùng Kinh Bắc ( gồm Bắc Ninh và Bắc Giang). hay còn gọi là Dân Ca Quan Họ. Hằng năm cứ dip Xuân về vào tháng Giêng Âm Lịch là Hội Làng mở các Lễ Hội đầy mầu sắc văn hóa dân gian, trong đó Lễ Hội Lim làng Tiên Du là lễ hội lớn và hoành tráng nhất.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 10491)
Chiều 27-9, ông Nguyễn Đức Kiếm - phó giám đốc bảo tàng tỉnh Nghệ An cho biết, bảo tàng đã tổ chức trao thưởng của UBND tỉnh cho ông Nguyễn Văn Bình (ngụ ở xóm 9, xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) - người đã có công phát hiện và giao nộp 2 khẩu súng thần công cho bảo tàng.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 10672)
(Dân trí) - Ngày 6/10, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH) cho biết chiếc xe kéo của vua Thành Thái đang làm một số thủ tục, chuẩn bị được đưa về cố hương.
01 Tháng Mười 2014(Xem: 11834)
Dân ca Ví, Giặm là “thổ sản” độc đáo trong kho tàng dân ca Nghệ Tĩnh, thể hiện đậm nét bản sắc riêng của con người xứ Nghệ. Hát Ví, hát Giặm đã tồn tại hàng trăm năm nay trong đời sống nhân dân xứ Nghệ, được lưu truyền qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 14777)
Doãn Quốc Sỹ là một nhà văn, nhà giáo nổi tiếng tại miền Nam Việt Nam từ trước 1975. Ông đã dậy học tại các trường Trung học như Nguyễn Khuyến (Nam Định) Chu Văn An (Hà Nội) Trần Lục (Sài Gòn). Làm Hiệu trưởng trường Trung học Hà Tiên, Giáo sư trường Trung học Hồ Ngọc Cẩn, Giáo sư trường Đại học Văn khoa Sài Gòn và Đại học Sư phạm Sài Gòn Giữa thập niên 60, ông du học tại Hoa Kỳ về ngành Giáo dục và trở về nước dậy học cho tới 1975.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 10746)
Một giá hầu bóng đang cử hành giá “Quan lớn Tuần Tranh” tại đền ngã Năm Sàigon. Khởi động cho giá hầu là ban nhạc Cung Văn gồm đàn nguyệt, đàn đáy, phách, trống chầu, trống con, sáo, ngâm hát những bài ca vinh danh vị tướng “Trấn thủ Lưu đồn” trong lịch sử Việt Nam.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 12562)
Trước mắt tôi là sưu tập Văn Nghệ số 40 ra 3-1953. Lúc này cơ quan Hội văn nghệ đang đóng ở rừng Việt Bắc. Nhân cái chết của Stalin, tạp chí của Hội ra một số đặc biệt, không chỉ Tố Hữu mà nhiều tác giả khác có bài liên quan tới sự kiện này.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 11287)
Nhân câu chuyện bầu chọn, đề cử và chỉ định cán bộ tại Việt Nam trước Đại hội Đảng Cộng sản dự kiến vào năm 2016 đang thu hút sự chú ý của dư luận, BBC Tiếng Việt xin giới thiệu một số trích dẫn lịch sử liên quan đến chế độ quan tước và thế tập thời phong kiến để bạn đọc tham khảo:
20 Tháng Ba 2014(Xem: 11872)
Kể từ ngày 20 tháng Ba cho đến 20 tháng Năm năm 2014, Viện Lưu trữ Quốc Gia (Archives Nationales) tổ chức cuộc triển lãm với tựa đề ‘‘Quan hệ Việt-Pháp qua bốn thế kỷ’’. Sau khi được trưng bày ở Hà Nội và Sài Gòn, nay cuộc triển lãm được đưa sang Paris, trong khuôn khổ chương trình Năm Việt Nam tại Pháp.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 12371)
Chùa Hương (Hà Nội), đến hẹn lại lên, sau Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, chỉ trong duy nhất cái ngày khai hội thôi, đất Phật đã đông đến kỷ lục: 6 vạn lượt khách/ngày! Bên cạnh tắc đường, trộm cắp, chèn ép khách..., nạn xả thịt thú rừng diễn ra ngang nhiên và kinh hoàng.