Repsol: Vật tế thần cho Việt Nam "thắng lợi về kinh tế và chính trị"

25 Tháng Sáu 20208:45 SA(Xem: 9541)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG BIỂN HOA ĐÔNG - THỨ NĂM 25 JUNE 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Repsol: Vật tế thần cho Việt Nam "thắng lợi về kinh tế và chính trị"


VĂN HÓA ONLINE

CALIFORNIA

25/6/2020


image003

Lô 136-03 do Repsol khai thác bên cạnh là lô 136 do Trung Quốc khai thác. Hai giếng dầu này nằm cận kề nhau, mạch dầu có thể thông nhau, tùy theo sức hút và mũi khoan của giàn khoan. Nếu lô 136 thực sự đang do Trung Quốc khai thác, khả năng lô 136-03 Việt Nam nghiêng về phía nhượng lại cho Trung Quốc khai thác để đổi lấy các "điều kiện chính trị".


Nếu dự đoán này xẩy ra, các công ty khai thác dầu khí quốc tế sẽ rất cẩn trọng trong việc hợp đồng kinh tế với Việt Nam dù các lô dầu khí nằm bên trong đường lưỡi bò 9 đoạn.Việc Việt Nam sẵn sàng bồi thường cho Repsol 200 triệu đô là số tiền nhỏ chứ không lớn để đối chác ván bài "chính trị" có lợi cho đảng CSVN là việc bình thường.


Yếu tố nguồn lợi kinh tế và mời quốc tế đầu tư khai thác các mỏ dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam hiện nay không thể không liên quan đến quyết định tương lai chính trị của Bộ chính trị Việt Nam; lịch sử có thể tái diễn lại như giai đoạn thập niên 1960-1970 thời Tổng bí thư Lê Duẩn đã đi hẳn với Nga. Các quyết định của Bộ chính trị hiện nay cũng có thể tác động vào sự ra đi hay ở lại của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Có tin rằng tổng thống Nga Putin sắp qua thăm Việt Nam sắp tới. Kinh tế và chính sách chính trị đối ngoại ở Việt Nam hiện nay không thể tách rời. 


Một ý kiến rất đáng chú ý, trao đổi với BBC hôm 25/6/2020, ông Nguyễn Lê Minh, thành viên Hội đồng Biên tập và Phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam nói rằng: "việc PetroVienam giành được quyền mua lại cổ phần và nhận quyền điều hành từ Repsol thậm chí còn là "một thắng lợi về mặt kinh tế - chính trị để chủ động triển khai các phương án thăm dò và phát triển mỏ tiếp theo."


image004

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Nga V. Putin bắt tay nhau tại Điện Cẩm Linh Moscow hôm 06/9/2018. Ảnh cổng TTCP.


Sự kiện Bắc Kinh công khai mang tàu khảo sát HD-8 tới hoạt động ở khu vực đoạn lưỡi bò số 8 và số 9 (xem bài viết của Văn Hóa Online - HD-8 vẽ lại đường chữ U) là áp lực rất lớn của Bắc Kinh đang cho Việt Nam biết họ đang muốn gì? Đoạn số 8 và số 9 là đoạn vùng biển Trung-Nam Việt Nam có trữ lượng nguồn tài nguyên dầu khí to lớn mang lại hàng tỷ đô la.


image005

Bắc KInh lại điểu tàu khảo sát Hải Dương 4 (HD-4) đến vùng biển Phan Thiết cách đảo Phú Quý 182 hải lý ngày 16/6/2020. Hải đồ minh họa của RFA.


image006

9 đoạn lưỡi bò cũ sát nách vùng biển EEZ các nước Taiwan, Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam. Gần như đoạn số 8 và số 9 đoạn đều rơi vào các vị trí chiến lược ở Biển Đông VN và là khu vực đáy biển có các mỏ dầu khí quan trọng, ví dụ như mỏ nam Côn Sơn..


image002

Vào giữa năm ngoái 2017, Việt Nam đã đề nghị tàu khoan thăm dò của hãng Repsol rời khỏi khu vực lô 136/03 ngoài khơi miền Nam Trung Bộ Việt Nam và đình chỉ việc thăm dò lô Cá Rồng Đỏ (Red Emperor)


image007

Tàu khoan thăm dò Deepsea Metro I của hãng Talisman-Việt Nam hôm 30/7/17 hoạt động ở mỏ Cá Rồng Đỏ nam Côn Sơn.



+++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Cá Rồng Đỏ ở nam Côn Sơn.

Bắc Kinh "ép" Cá Rồng Đỏ phải dừng lại.

Dầu khí và những toan tính chính trị-quân sự.

Sứ mạng tối mật của HD-8: "Vẽ lại đường chữ U mới".

07 Tháng Mười 2021(Xem: 7095)
Đường hành quân của HMS Queen Elizabeth
04 Tháng Tám 2021(Xem: 8758)