Bộ Ngoại giao Mỹ công bố quan điểm về biển South China Sea (Biển Đông)

20 Tháng Giêng 20227:17 SA(Xem: 4286)

VĂN HÓA ONLINE –BIỂN ĐÔNG-HOA ĐÔNG - THỨ NĂM 20 JAN 2022

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Bộ Ngoại giao Mỹ công bố quan điểm về biển South China Sea (Biển Đông)


Bản Nghiên cứu công bố trên trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ bác bỏ yêu sách hàng hải của TQ ở Biển Đông

image001

VOA 13/01/2022


image004Bộ Ngoại giao Mỹ ở thủ đô Washington


Bộ Ngoại giao Mỹ công bố trên trang web của họ hôm 12/1/2022 bản nghiên cứu về các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông, với kết luận rằng Trung Quốc hiện nêu ra những yêu sách hàng hải bất hợp pháp đối với hầu hết Biển Đông, trong đó có một yêu sách phi pháp về quyền dựa vào lịch sử.


Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội cũng giới thiệu phần kết luận của bản nghiên cứu trên trang Facebook của cơ quan đại diện ngoại giao này, với một trích đoạn nói rằng những yêu sách của Trung Quốc làm suy yếu nghiêm trọng thượng tôn pháp luật trên biển và nhiều điều khoản của luật quốc tế được công nhận rộng rãi như được phản ánh trong Công ước về Luật Biển.


“Vì lý do này, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác đã bác bỏ những yêu sách này của Trung Quốc để ủng hộ trật tự hàng hải quốc tế dựa trên luật lệ ở Biển Đông và trên toàn thế giới”, theo phần kết luận, được Đại sứ quán Mỹ trích đăng.


Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết bản báo cáo về cuộc nghiên cứu dài 47 trang mới công bố là ấn phẩm thứ 150 trong xê-ri các báo cáo và nghiên cứu của bộ mang tên “Các giới hạn ở các vùng biển”.


Xê-ri này gồm các bài viết, các phân tích về các vấn đề pháp lý và nguyên tắc liên quan đến những yêu sách hàng hải và phân định ranh giới cấp quốc gia, cũng như đánh giá xem những điều đó có phù hợp với luật pháp quốc tế không.


Cuộc nghiên cứu mới nhất lấy nền tảng là một phân tích của Bộ Ngoại giao Mỹ hồi năm 2014 về yêu sách “đường 9 đoạn” mập mờ của Trung Quốc đối với Biển Đông. Yêu sách này thường được người Việt gọi là “đường lưỡi bò”.


Kể từ năm 2014, Trung Quốc tiếp tục đưa ra yêu sách đối với một vùng rộng lớn thuộc Biển Đông, họ cũng đòi có quyền về vùng mà họ gọi là “nội thủy” và “các quần đảo bên ngoài”, tất cả những điều này đều không phù hợp với luật quốc tế thể hiện trong Công ước LHQ về Luật Biển 1982, Bộ Ngoại giao Mỹ nói hôm 12/1/2022 trong lời giới thiệu về cuộc nghiên cứu.


Vào năm 2016, Philippines - nước tuyên bố chủ quyền về một phần thuộc Biển Đông - kiện Trung Quốc về “đường 9 đoạn”. Tòa trọng tài quốc tế ở La Haye, Hà Lan, đã tuyên yêu sách đó của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý xét theo Công ước LHQ về Luật Biển mà Bắc Kinh là một trong các bên ký kết.


Về lời tuyên bố của Trung Quốc là họ có quyền căn cứ vào các ý tố lịch sử đối với hơn 3,5 triệu kilomet vuông ở Biển Đông, cuộc nghiên cứu của Bộ Ngoại giao Mỹ nói tuyên bố đó “thiếu nội hàm thực chất” và “mơ hồ, không đủ cơ sở”.


“Trung Quốc tuyên bố các quyền lịch sử của họ được bảo vệ bởi luật pháp quốc tế nhưng họ vẫn chưa đưa ra được cơ sở pháp lý nào để minh chứng cho lời tuyên bố đó”, nghiên cứu của Bộ Ngoại giao Mỹ nói thêm.


Phân tích về hơn 100 thực thể bị ngập khi triều dâng mà Trung Quốc đòi có chủ quyền ở Biển Đông, cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng yêu sách này không phù hợp với luật quốc tế vì các thực thể như vậy không đủ điều kiện cho tuyên bố chủ quyền hoặc không có khả năng tạo ra một vùng lãnh hải.


Trên bình diện lớn hơn, cuộc nghiên cứu khẳng định 4 quần đảo mà Trung Quốc có yêu sách chủ quyền - gồm Đông Sa, Tây Sa (tức Hoàng Sa, theo cách gọi của Việt Nam), Trung Sa, và Nam Sa (tức Trường Sa) – đều không đáp ứng các tiêu chí địa lý theo Công ước về Luật Biển, nên không thể dùng làm căn cứ vẽ đường cơ sở và đòi hỏi về lãnh hải.


Cuộc nghiên cứu lưu ý rằng luật quốc tế không cho phép Trung Quốc đưa ra yêu sách về nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa bằng cách coi mỗi quần đảo mà họ đòi chủ quyền ở Biển Đông như thể là cả một đảo lớn.


Sau mỗi phần phân tích về sự thiếu cơ sở pháp lý của phía Trung Quốc, nội dung cuộc nghiên cứu của Mỹ đều khẳng định rằng Washington lâu nay vẫn phản đối các yêu sách bất hợp lý của Bắc Kinh, mặc dù Mỹ không phải là một trong những bên đòi chủ quyền ở vùng biển.


Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra quan điểm hôm 12/1/2022 rằng: “Bằng việc công bố bản nghiên cứu mới nhất này, Hoa Kỳ một lần nữa kêu gọi CHND Trung Hoa điều chỉnh các yêu sách hàng hải của họ cho phù hợp với luật quốc tế được thể hiện trong Công ước về Luật Biển, tuân thủ phán quyết mà tòa trọng tài quốc tế tuyên ngày 12/7/2016 trong vụ phân xử về Biển Đông, và Trung Quốc hãy ngừng các hành động phi pháp và cưỡng ép ở Biển Đông”.


Tại Việt Nam, một trong những bên chủ chốt có tranh chấp chủ quyền về Biển Đông, bài đăng của Đại sứ quán Mỹ về kết quả cuộc nghiên cứu nhận được hơn 2.200 phản ứng “yêu, thích”, hơn 130 lượt chia sẻ, và hàng trăm lời bình luận ủng hộ lập trường của Mỹ, trong khi chỉ trích Trung Quốc.


Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa đưa ra quan điểm chính thức về bản báo cáo nghiên cứu của Mỹ.


Trong khi đó, hôm 13/1, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin (Uông Văn Bân) lên tiếng bảo vệ “quyền lịch sử” của nước này đối với hầu hết Biển Đông, đồng thời, ông Wang chỉ trích nghiên cứu của phía Mỹ là "bóp méo luật quốc tế, gây hoang mang trong dư luận, gieo rắc mối bất hòa và làm rối ren tình hình trong khu vực”.


* Tựa lớn và nhỏ do VHO đặt


+++++++++++++++++++++++++++++++++

image006

Daniel J. Kritenbrink: Cam kết của Hoa Kỳ và luật pháp quốc tế tại Biển Đông

image008

Tuyên bố của Hoa Kỳ ngày 13/7/2020 về biển South China Sea (Biển Đông)


Ngày 13/7/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố Hoa Kỳ ủng hộ một vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở rộng, và rằng việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền những nguồn tài nguyên trên hầu hết Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp cũng như những chiến dịch hiếp đáp để kiểm soát vùng này là bất hợp pháp.

image010

Thông cáo báo chí của PCA / Thông cáo báo chí của Mỹ


image0115 Thầm phán phiên tòa thường trực La Haye ngày 12/7/2016 - từ trái: Thẩm phán Jean - Pierre Cot (Pháp);Thẩm phán StanislawPawlak (Ba Lan); Thầm phán; Thomas A. Mensah (Ghana); Thầm phán Rudiger Wolfrum (Đức); Thầm phán Alfred Soons (Hà Lan). Google.


Tuyên bố báo chí của Mỹ / Toàn văn phán quyết của PCA
26 Tháng Tư 2015(Xem: 14728)
Mỹ muốn: "4 căn cứ trên đảo Luzon, 2 căn cứ trên đảo Cebu ở miền Trung, và 2 căn cứ phía Tây đảo Palawan nhìn ra bãi Cỏ Mây (đang tranh chấp chủ quyền với VN - Tàu sắt rỉ sét TQLC Phi đang bám trụ ở đây), bãi Vành Khăn (TQ chiếm năm 1995), bãi Cỏ Rong, bãi Scarborough (TQ chiếm năm 2012) ở biển Tây Philippines cách vịnh Subic 123 hải lý (200km), cách Luzon 137 hải lý (220km).
21 Tháng Tư 2015(Xem: 18491)
XEM THÊM: Học giả Ấn Độ: Kissinger muốn ngầm giúp Trung Quốc bá chiếm Biển Đông?
19 Tháng Tư 2015(Xem: 17954)
Các hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao chụp được hôm 17/3 cho thấy đảo Phú Lâm – bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1956 (?) và gọi là đảo Vĩnh Hưng – đang được mở rộng quy mô với đường băng và các công trình phục vụ cho sân bay quân sự.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 14994)
Kỳ 1: "Nếu quí vị nhìn vào những nước khác đang chiếm cứ những hòn đảo ở Nam Hải, quí vị sẽ thấy Trung Quốc là nước duy nhất không có sân bay. Khi Philippines và Malaysia xây sân bay thì chẳng có ai nói gì. Thế mà giờ đây Trung Quốc đang tìm cách để bắt kịp thì các nước láng giềng lại tỏ ý chống đối.""Ngoài Philippines và Malaysia, Việt Nam và Đài Loan cũng có bãi đáp máy bay trên những hòn đảo ở Trường sa."
14 Tháng Tư 2015(Xem: 17009)
Địa đạo phòng thủ trên một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam đóng giữ. Ảnh LKT
09 Tháng Tư 2015(Xem: 15619)
Khoảng cách bãi đá Vành Khăn, bãi Cỏ Rong, bãi Cỏ Mây (thuộc biển Tây Philippines) cách bờ biển Phi khoảng hơn 100 miles. Vành Khăn nối liền Chữ Thập được bảo vệ tuyến giữa là hải điểm đảo Gạc Ma (TQ chiếm từ năm 1988), vừa là hậu cần, vừa là đầu mối hiệp đồng tác chiến với các hải điểm đảo khác, trực tiếp uy hiếp căn cứ Subic (tàu ngầm nguyên tử Mỹ thường tu bổ, tiếp tế ở đây),thủ đô Manila nằm trong tầm bắn của tên lửa tầm trung.
30 Tháng Ba 2015(Xem: 18054)
Mỗi lần ngồi lại viết về Biển Đông là một lần trầm lự trước Biển Đông, vì tôi vẫn mãi thao thức với câu hỏi: Tại sao sở hữu Biển Đông là giấc mộng của Hán Tộc, là thiên chức của các nhà lãnh đạo Trung Hoa bất kể Quân Chủ, Phong Kiến, Quốc Gia hay Cộng sản?
29 Tháng Ba 2015(Xem: 14778)
"Nhà lãnh đạo của Campuchia đã công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc cho rằng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không thể được giải quyết thông qua Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tại Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen hôm thứ Tư phát biểu rằng những nước có ảnh hưởng trực tiếp nên giải quyết vấn đề này với nhau".
24 Tháng Ba 2015(Xem: 14399)
"Lời đả kích trên đây được đưa ra sau khi Phó Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, đã kêu gọi các nước Đông Nam Á ASEAN, thành lập một lực lượng hải quân hỗn hợp để tiến hành những cuộc tuần tra chung trên Biển Đông đang bị Trung Quốc đòi gần như toàn bộ chủ quyền"."Giọng điệu gay gắt của Bắc Kinh cũng nhắm vào lời kêu gọi của 4 nghị sĩ rất có thế lực tại Thượng viện Mỹ, muốn chính quyền Obama đề ra một chiến lược toàn diện..." "Hồng Lỗi yêu cầu Hoa Kỳ “sẽ nghiêm túc tôn trọng cam kết không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ”.
19 Tháng Ba 2015(Xem: 14783)
Theo tác giả Harry J. Kazianis thì nhân vật có thể khiến cho biển Đông sôi sùng sục không ai khác ngoài Tổng thống Nga Vladimir Putin; Tình hình Ukraine rất có thể là chất xúc tác đẩy Trung Quốc lên vị thế thống trị ở vùng biển này nhờ vào vũ khí và công nghệ Nga, nếu như phương Tây trang bị vũ khí cho Ukraine... Được hầu hết các chuyên gia quân sự phương Tây gọi là A2/AD (Vùng không được tiếp cận - "Anti-Access, Area Denial"), Trung Quốc đang dần tạo ra những điều kiện khiến cho các lực lượng của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các đồng minh khác bị tổn thất nặng một khi xảy ra xung đột ở các chuỗi đảo... một quốc gia có khả năng làm tổn hại thực sự tới các nỗ lực "xoay trục" của Mỹ ở khu vực biển Đông... "
17 Tháng Ba 2015(Xem: 21644)
Chiến lược "3 bước lấn tới" của Trung Quốc là xông vào vùng chủ quyền lãnh hải của nước láng giềng, nước tiếp cận, gây tranh chấp, rồi đàm phán song phương "gác lại tranh chấp, cùng khai thác", cuối cùng là độc chiếm luôn.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 16368)
Từ chỗ tự vẽ ra “Đường lưỡi bò”, rồi liên tiếp gây ra tranh chấp các vùng biển có mỏ dầu của các nước láng giềng trên biển Đông, lấy cớ đó kêu gọi các nước “Gác tranh chấp cùng khai thác” trong chiến thuật “Ba bước lấn tới”, mới đây Trung Quốc tuyên bố thẳng thừng: “Biển Đông là sân nhà của Trung Quốc”.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 16548)
Trong một lời nhắn gởi trực tiếp đến Ấn Độ, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ xác định rằng Biển Đông là vùng biển quốc tế chứ không phải là lãnh hải của riêng nước nào : « Ấn Độ được quyền hoạt động tự do ở bất cứ nơi nào mà mình muốn. Nếu nơi đó là Biển Đông thì cứ việc đến hoạt động ở đó.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 19317)
Bãi Cỏ Rong, một vùng được cho là có tiềm năng dầu khí khả quan, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, ở phía tây đảo Palawan. Từ năm 2010, chính quyền Manila đã trao quyền thăm dò vùng Bãi Cỏ Rong cho Forum Energy PLC, một tập đoàn Anh-Philippines, và vào giữa năm ngoái đã gia hạn quyền này cho đến giữa tháng Tám 2016. Vấn đề được đặt ra trong thời gian gần đây, là chính Forum Energy đã mở thương thuyết với tập đoàn dầu khí Nhà nước Trung Quốc CNOOC về khả năng đồng khai thác khu vực.