Bãi cạn Scarborough sắp biến dạng

21 Tháng Ba 20162:19 SA(Xem: 13422)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 21  MAR  2016

 

image030image032image034

Biển Đông: Mỹ tiết lộ hành vi khả nghi của Trung Quốc ở bãi Scarborough

image036

Người Philippines biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc ở Washington DC hôm 11/05/2012 phản đối Bắc Kinh chiếm bãi cạn Scarborough.AFP PHOTO/Nicholas KAMM

Theo hãng tin Anh Reuters, vào hôm qua 17/03/2016, tư lệnh Hải Quân Mỹ, đô đốc John Richardson, đã cho biết rằng Hoa Kỳ vừa phát hiện những hoạt động đáng ngờ của Trung Quốc quanh bãi cạn Scarborough đã chiếm từ tay Philippines vào năm 2012. Theo đô đốc Richardson, các động thái đó có thể là tiền đề cho việc bồi đắp nơi này thành đảo nhân tạo.

Trả lời hãng tin Anh, tư lệnh Hải Quân Mỹ nói rõ là « đã nhận thấy tàu Trung Quốc đang có một số hoạt động đại loại như hoạt động khảo sát » tại một khu vực có thể sắp trở thành nơi được bồi đắp. Khu vực được ông Richardson nói đến là bãi cạn Scarborough ở phía bắc quần đảo Trường Sa, cách vịnh Subic của Philippines khoảng 200km về phía Tây.

Theo đô đốc Richardson, hiện chưa rõ là các hoạt động quanh bãi Scaborough đã bị Trung Quốc chiếm đoạt vào năm 2012 có liên quan gì đến sự kiện một tòa án quốc tế sắp ra phán quyết về đơn Philippines kiện các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông hay không.

Thế nhưng, tư lệnh Hải Quân Mỹ đã tỏ ý quan ngại trước khả năng Trung Quốc sẽ tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, ngay sau khi toà án ra phán quyết. Chính quyền Mỹ, theo ông, đang cân nhắc phản ứng thích đáng trong trường hợp đó.

Về phần Philippines, bộ Ngoại giao nước này vào hôm nay cho biết là chưa nhận được thông tin nào về các hoạt động của Trung Quốc quanh bãi Scaborough.

Một quan chức trong quân đội Philippines xin giấu tên tuy nhiên đã xác nhận rằng từ năm 2012 đến nay, Trung Quốc đã chiếm cứ bãi Scaborough trong thực tế, và luôn luôn cho hai, ba chiếc tàu tuần duyên túc trực tại đấy. Còn về hoạt động bồi đắp thì phía Manila chưa ghi nhận dấu hiệu nào.

Trong phần trả lời hãng tin Reuters, đô đốc Richardson cho rằng việc Trung Quốc bành trướng tại Biển Đông và bồi đắp đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa có thể đe dọa quyền tự do hàng hải vốn đã được duy trì nhiều thế kỷ nay trong khu vực. Bên cạnh đó, Bắc Kinh có thể áp đặt « những luật lệ mới », buộc các nước khác phải được Trung Quốc chấp thuận thì mới được đi qua khu vực.

Hoa Kỳ, theo ông Richardson, sẽ tiếp tục các chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, bên trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo có tranh chấp, để nhấn mạnh quyết tâm bảo vệ quyền tự do lưu thông trong vùng.

Tư lệnh Hải Quân Mỹ hoan nghênh các nước khác cùng tham gia các cuộc tuần tra chung của Hoa Kỳ ở Biển Đông, nhưng chính các nước có liên can phải tự đưa ra quyết định. Theo ông, các nước như Việt Nam, Philippines và Ấn Độ đã nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc bảo đảm các quyền tự do trên biển.

Nước Mỹ, theo ông, đang thăm dò cơ hội tăng cường việc sử dụng các hải cảng ở các nước như Philippines hay Việt Nam, trong đó có cả căn cứ Hải Quân Mỹ trước đây tại Cam Ranh./

Trọng Nghĩa RFI 18-03-2016

26 Tháng Chín 2017(Xem: 10977)
- Tokyo yêu cầu đưa Senkaku vào thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Nhật.
24 Tháng Chín 2017(Xem: 12295)
17 Tháng Chín 2017(Xem: 10767)
Gác tranh chấp: Đã đến lúc Mỹ - Tầu cùng khai thác Biển Đông
27 Tháng Bảy 2017(Xem: 12305)
Hải đồ minh họa cuộc "Chiến tranh dầu khí". Vạch tím: Philippined đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông ngoại trừ đảo Trường Sa Lớn. Chấm đỏ: Bãi Cỏ Rong (Reed Bank). Chấm tròn: Các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc xây dựng giữa Biển Đông từ năm 2013 nay đã hoàn thành - khống chế an ninh toàn bộ khu vực biển đảo Trường Sa, uy hiếp Việt Nam và Philippines : 1. Su Bi 2. Vành Khăn 3. Chữ Thập 4. Châu Viên. Chấm Xanh: quân cảng quốc tế Cam Ranh, đảo Phú Quý, đảo Trường Sa Lớn. Vòng tròn lớn: khu vực bồn trũng nam Côn Sơn nơi được đánh giá có lượng mỏ dâu khí trữ lượng lớn hiện đang tranh chấp giữa VN và TQ ở Lô 136-03. VĂN HÓA MAP.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 11027)
Theo tác giả Ralph Jennings trên Forbes, một năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế La Haye, Trung Quốc lại càng thống trị Biển Đông hơn, bất chấp đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.
28 Tháng Sáu 2017(Xem: 11059)
- Mỏ khí Cá Voi Xanh có nằm trong vùng tranh chấp?