Trung Quốc tuyên bố không hề "chiếm" bãi Scarborough của Philippines

17 Tháng Năm 201611:59 CH(Xem: 14215)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ  18  MAY  2016

Trung Quốc tuyên bố không hề "chiếm" bãi Scarborough của Philippines

image061image063

Ảnh vệ tinh ngày 12/03/2016 cho thấy tàu bè Trung Quốc hoạt động tấp nập tại bãi cạn Scarborough.REUTERS/Planet Labs

Trong chiến dịch tuyên truyền cho lập trường của mình về Biển Đông, đặc biệt là tại Mỹ, đại sứ quán Trung Quốc ở Washington vừa lên tiếng yêu cầu Hoa Kỳ không nên can thiệp vào tranh chấp Biển Đông. Bắc Kinh đồng thời khẳng định là bãi ngầm Scaborough - mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham - không phải là của Philippines.

Trong bản tin 17/05/2016, Tân Hoa xã phổ biến lá thư của sứ quán Trung Quốc ở Washington với nhan đề « Khiêu khích tại biển Hoa Nam », trong đó phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc phản bác bài xã luận « Những hòn đá nguy hiểm ở Nam Hải » trên nhật báo Mỹ  Washington Post ngày 09/05 đã nêu bật sự kiện Trung Quốc đánh chiếm đảo Scarborough của Philippines cách nay bốn năm.

Phát ngôn viên sứ quán Trung Quốc cho là « đảo Hoàng Nham » nằm ngoài giới hạn lãnh thổ của Philippines là kinh độ 118 , theo Công Ước Paris 1898, Công Ước 1900 giữa Washington và Luân Đôn cũng như theo quy định của Hiến Pháp Philippines.

Cũng theo lập luận này, « tất cả các đảo của Trung Quốc » đều nằm ở phía tây kinh độ 118, do vậy « Hoàng Nham » là của Trung Quốc.

Phát ngôn viên sứ quán Trung Quốc dành đòn thứ hai đánh vào Hoa Kỳ : Washington không nên làm « tảng đá nguy hiểm ở biển Hoa Nam ».

Cũng trong chiến dịch dọn đường chờ phán quyết của Toà án trọng tài La Haye, Bắc Kinh vận động Kabul qua chuyến công du của thủ tướng Lý Khắc Cường ngày hôm nay 17/05. Theo bộ ngoại giao Trung Quốc, chính phủ Afghanistan tuyên bố « ủng hộ » lập trường của Trung Quốc tại Biển Đông.

Tháng trước, Bắc Kinh cũng khẳng định được Cam Bốt ủng hộ nhưng ngay sau đó, Phnom Penh cải chính./

Tú Anh RFI 17-05-2016

 

++++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

‘Trung Quốc đã kiểm soát bãi cạn Scarborough’

image064

Theo một cựu Thứ trưởng Ngoại giao Philippines, vốn được sử dụng làm nơi trú ẩn cho ngư dân Philippines, hiện thời bãi cạn Scarborough đã bị Trung Quốc kiểm soát trên thực tế.

image065

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Lauro Baja Jr, (ở giữa) từng là Đại diện thường trực của Philippines tại Liên hợp quốc. Ảnh un.int

Ngày 4/10/12, cựu Thứ trưởng ngoại giao Philippines, Lauro Baja Jr, nói tại Đại học Philippines: “Hãy nhớ rằng Trung Quốc đã chăng dây ở khu vực (bãi cạn Scarborough mà phía Philippines gọi là Panatag Shoal) và không một ngư dân cũng như không một tàu nào của Philippines có thể đi vào”.

Nhà ngoại giao kỳ cựu Lauro Baja Jr cũng từng là cựu Đại diện thường trực Philippines tại Liên hợp quốc.

Tuy Chính phủ Philippines không chính thức thừa nhận mất quyền kiểm soát bãi cạn Panatag (được quốc tế biết đến với cái tên Scarborough Shoal), nhưng kể từ khi nước này đơn phương rút tàu thuyền khỏi Scarborough Shoal hồi tháng 6 vừa qua, tàu vũ trang Trung Quốc đã chặn lối đi vào khu vực này. Phía Trung Quốc gọi khu vực đầm phá này là đảo Hoàng Nham.

Các quan chức ngoại giao Philippines tố cáo rằng Trung Quốc đã vi phạm một thỏa thuận do Mỹ môi, trong đó kêu gọi hai bên rút hết tàu thuyền ra khỏi khu vực Panatag/Hoàng Nham. Về phần mình, Trung Quốc đã phủ nhận rằng không hề có bất kỳ thỏa thuận như vậy.

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Baja kêu gọi có hành động mạnh mẽ để khôi phục lại sự hiện diện của Philippines ở khu vực bãi cạn Scarborough, cách Vịnh Subic của Philippines chưa đầy 200 km. Ông đề nghị rằng Philippines nên có một bộ qui tắc ứng xử với Trung Quốc về vấn đề lãnh thổ ở bãi cạn Panatag (Scarborough) và điều này sẽ giảm bớt căng thẳng giữa hai nước đang tranh chấp chủ quyền khu vực. Tuy nhiên, ngoài các cuộc đàm phán song phương, cần có một thỏa thuận đa phương giữa các nước đòi hỏi chủ quyền ở Biển Tây Philippines (Biển Đông). Ông Baja cũng đề nghị rằng các quốc gia ven biển như Philippines và Trung Quốc cần hợp tác và khuyến khích việc chia sẻ tài nguyên thông qua thỏa thuận hợp tác phát triển.

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Lauro Baja Jr nói: “Tranh chấp ở Biển Tây Philippines (WPS – Biển Đông) là những thách thức khó khăn nhất về quan hệ đối ngoại, ngoại giao và chính sách đối ngoại. Chúng ta cần suy nghĩa thấu đáo và có một chính sách đối ngoại dài hạn ở Biển Tây Philippines”.

Một nhóm độc lập bao gồm các cựu quan chức chính phủ Philippines có kinh nghiệm lâu năm về các vấn đề hàng hải (trong đó có cựu Thứ trưởng Baja) đã cho ra một “Sách trắng” về chính sách quốc gia nhằm giải quyết các vụ tranh chấp biển đảo ở WPS. “Sách trắng” đã được trình lên Tổng thống Aquino hồi tháng trước này bao gồm những đề xuất sau đây:

  • Tăng cường các cơ quan xử lý các tranh chấp
  • Phát triển một chương trình toàn diện, lâu dài cho các hành động pháp lý quốc tế về vấn đề này
  • Cách tiếp cận song phương và đa phương trong lĩnh vực ngoại giao liên quan đến WPS và
  • Thực hiện các chương trình đó sẽ nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo của Philippines và công dân Philippines./ 09/10/2012
26 Tháng Chín 2017(Xem: 10965)
- Tokyo yêu cầu đưa Senkaku vào thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Nhật.
24 Tháng Chín 2017(Xem: 12284)
17 Tháng Chín 2017(Xem: 10748)
Gác tranh chấp: Đã đến lúc Mỹ - Tầu cùng khai thác Biển Đông
27 Tháng Bảy 2017(Xem: 12293)
Hải đồ minh họa cuộc "Chiến tranh dầu khí". Vạch tím: Philippined đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông ngoại trừ đảo Trường Sa Lớn. Chấm đỏ: Bãi Cỏ Rong (Reed Bank). Chấm tròn: Các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc xây dựng giữa Biển Đông từ năm 2013 nay đã hoàn thành - khống chế an ninh toàn bộ khu vực biển đảo Trường Sa, uy hiếp Việt Nam và Philippines : 1. Su Bi 2. Vành Khăn 3. Chữ Thập 4. Châu Viên. Chấm Xanh: quân cảng quốc tế Cam Ranh, đảo Phú Quý, đảo Trường Sa Lớn. Vòng tròn lớn: khu vực bồn trũng nam Côn Sơn nơi được đánh giá có lượng mỏ dâu khí trữ lượng lớn hiện đang tranh chấp giữa VN và TQ ở Lô 136-03. VĂN HÓA MAP.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 11012)
Theo tác giả Ralph Jennings trên Forbes, một năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế La Haye, Trung Quốc lại càng thống trị Biển Đông hơn, bất chấp đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.
28 Tháng Sáu 2017(Xem: 11049)
- Mỏ khí Cá Voi Xanh có nằm trong vùng tranh chấp?