Hạm đội 3 liên hợp với Hạm đội 7 hoạt động từ biển Đông Nam Á tới biển Hoa Đông

25 Tháng Mười 20169:14 CH(Xem: 12045)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  26  OCT  2016


image012

Đô đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương. Thanh Niên.


Hạm đội 3 liên hợp với Hạm đội 7 hoạt động từ biển Đông Nam Á tới biển Hoa Đông


Lần đầu tiên Hạm Đội 3 của Mỹ tham gia tuần tra Biển Đông

image014

Chiến hạm Mỹ USS Decatur tuần tra Biển Đông. Ảnh ngày 13/10/2016.Reuters


Ngày 21/10/2016, Hải Quân Mỹ đã phái khu trục hạm USS Decatur đến vùng biển Hoàng Sa để thách thức Trung Quốc bằng một cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải. Theo tiết lộ của Hoa Kỳ với hãng tin Reuters ngày 25/10/2016, chiến hạm Decatur không thuộc Hạm Đội 7 mà thuộc Hạm Đội 3, vốn không hề can thiệp vào châu Á từ Đệ Nhị Thế Chiến đến nay.


Hai nguồn tin Mỹ khác nhau đã khẳng định với Reuters, chiến hạm đã đến vùng Hoàng Sa thách thức « yêu sách trên biển quá đáng » của Trung Quốc tại Biển Đông nằm dưới quyền chỉ huy của Đệ Tam Hạm Đội Hoa Kỳ, đặt bản doanh tại San Diego, California.


Như vậy, đây là lần đầu tiên mà Mỹ cho Hạm Đội 3 đến hoạt động tại Biển Đông, và cũng là lần đầu tiên một chiến dịch tuần tra vì quyền tự do hàng hải ở Biển Đông lại không do Hạm Đội 7 chuyên trách châu Á-Thái Bình Dương và đặt bản doanh tại Nhật Bản tiến hành.


Các nguồn tin trên xác định việc mở cửa cho Đệ Tam Hạm Đội tiến vào Biển Đông nằm trong mục tiêu tăng cường sức mạnh hải quân của Hoa Kỳ trong khu vực và thử nghiệm chiến lược mới, cho phép Hải quân Mỹ hoạt động trên hai mặt trận ở châu Á cùng một lúc.


Một nguồn tin xin ẩn danh nói rõ hơn : Cho tàu của Hạm Đội 3 đến hoạt động ở Châu Á có nghĩa là Hải Quân Mỹ có thể thực hiện tốt hơn cùng một lúc các hoạt vừa ở vùng bán đảo Triều Tiên, vừa ở khu vực Philippines.


Nguồn tin này khẳng định rằng sắp tới đây, các hoạt động của Hạm Đội 3 tại Châu Á sẽ thường xuyên hơn.


Việc Đệ Tam Hạm Đội Hoa Kỳ được biệt phái qua hoạt động tại châu Á sẽ góp phần tăng cường đáng kể sức mạnh quân sự của Mỹ trong khu vực. Lý do rất đơn giản là lực lượng chủ đạo lo việc bảo vệ lãnh thổ Hoa Kỳ, hạm đội này hùng hậu hơn Đệ Thất Hạm Đội rất nhiều. Hạm Đội 3 có hơn 100 chiếc tàu, trong đó bốn tàu sân bay, trong lúc Hạm Đội 7 chỉ có khoảng 80 tàu, trong đó một tàu sân bay, là chiếc USS Ronald Reagan.


Một phát ngôn viên của Đệ Tam Hạm Đội tại San Diego cho biết khu trục hạm được trang bị tên lửa dẫn đường Decatur là một trong ba chiếc thuộc Nhóm Hàng Động Trên Biển (Surface Action Group - SAG) đã được triển khai tới vùng Biển Đông từ cách nay sáu tháng.


Theo Reuters, năm 2015, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ - đô đốc Scott Swift - đã dự báo một vai trò quan trọng hơn cho Hạm Đội 3 tại châu Á, khi ông cho biết là đã bãi bỏ ranh giới hành chính phân định vùng hoạt động của hai Hạm Đội 3 Ba và Hạm Đội 7, theo đó khi tàu của Hạm đội 3 băng qua đường phân định trên biển để qua hoạt động trong vùng của Hạm Đội 7 thì phải được dặt dưới quyền chỉ huy của Hạm Đội 7.


Đầu năm 2016, một quan chức Mỹ tiết lộ với Reuters là tàu từ Đệ Tam Hạm Đội sẽ được gửi thêm đến khu vực Đông Á.


Việc tổ chức lại hoạt động giữa hai hạm đội Mỹ đã mang đến cho Hạm đội 3 một vai trò quan trọng hơn trên tuyến đầu, vào lúc mà chính sách xoay trục qua châu Á của Mỹ có dấu hiệu mất động lực trong khi đối thủ Trung Quốc càng lúc càng quyết đoán gây nên tình trạng căng thẳng ở Biển Đông./ (theoTrọng Nghĩa 25-10-2016)

26 Tháng Chín 2017(Xem: 10972)
- Tokyo yêu cầu đưa Senkaku vào thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Nhật.
24 Tháng Chín 2017(Xem: 12292)
17 Tháng Chín 2017(Xem: 10753)
Gác tranh chấp: Đã đến lúc Mỹ - Tầu cùng khai thác Biển Đông
27 Tháng Bảy 2017(Xem: 12303)
Hải đồ minh họa cuộc "Chiến tranh dầu khí". Vạch tím: Philippined đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông ngoại trừ đảo Trường Sa Lớn. Chấm đỏ: Bãi Cỏ Rong (Reed Bank). Chấm tròn: Các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc xây dựng giữa Biển Đông từ năm 2013 nay đã hoàn thành - khống chế an ninh toàn bộ khu vực biển đảo Trường Sa, uy hiếp Việt Nam và Philippines : 1. Su Bi 2. Vành Khăn 3. Chữ Thập 4. Châu Viên. Chấm Xanh: quân cảng quốc tế Cam Ranh, đảo Phú Quý, đảo Trường Sa Lớn. Vòng tròn lớn: khu vực bồn trũng nam Côn Sơn nơi được đánh giá có lượng mỏ dâu khí trữ lượng lớn hiện đang tranh chấp giữa VN và TQ ở Lô 136-03. VĂN HÓA MAP.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 11024)
Theo tác giả Ralph Jennings trên Forbes, một năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế La Haye, Trung Quốc lại càng thống trị Biển Đông hơn, bất chấp đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.
28 Tháng Sáu 2017(Xem: 11058)
- Mỏ khí Cá Voi Xanh có nằm trong vùng tranh chấp?